Khoa học về nỗi sợ sân khấu (và làm thế nào để vượt qua nó) - Mikael Cho
-
0:08 - 0:09Toát mồ hôi tay,
-
0:09 - 0:10tim đập thình thịch
-
0:10 - 0:11bụng dạ thắt lại
-
0:12 - 0:13Bạn không thể khóc để kêu cứu.
-
0:13 - 0:15Không chỉ là cổ họng nghẹn lại nên không thở được
-
0:15 - 0:17mà vì nó cũng thật là xấu hổ nữa.
-
0:17 - 0:19Không, bạn không phải đang bị một quái vật theo đuôi,
-
0:21 - 0:22mà là bạn đang nói trước công chúng,
-
0:22 - 0:25việc mà một số người cho là tồi tệ còn hơn cả cái chết.
-
0:25 - 0:27Xem nào, khi chết rồi, bạn sẽ không cảm thấy gì nữa;
-
0:27 - 0:29trên bục phát biểu, bạn cảm thấy bị khớp.
-
0:32 - 0:34Nhưng tại một vài thời điểm, chúng ta phải giao tiếp
-
0:34 - 0:35trước mặt mọi người,
-
0:35 - 0:37Vì vậy, bạn phải cố gắng và vượt qua nó.
-
0:37 - 0:41Để bắt đầu, hãy tìm hiểu nỗi sợ
khi nói trước đám đông là gì. -
0:41 - 0:43Con người, chúng ta là những động vật xã hội
-
0:43 - 0:45được trang bị để lo lắng về danh tiếng của mình.
-
0:45 - 0:47Nói trước công chúng có thể đe dọa nó.
-
0:47 - 0:49Trước một bài phát biểu, bạn băn khoăn,
-
0:49 - 0:52"Lỡ như mọi người nghĩ rằng
tôi khủng khiếp và ngốc nghếch thì sao?" -
0:52 - 0:54Nỗi sợ hãi bị coi là một tên ngốc và tệ lậu đó
-
0:54 - 0:55là một phản ứng trước mối đe dọa
-
0:55 - 0:56từ một phần nguyên thủy của bộ não bạn
-
0:56 - 0:58rất khó để điều khiển nó.
-
0:58 - 1:00Đó là phản ứng chiến-đấu-hay-chuồn-lẹ,
-
1:00 - 1:02quá trình tự bảo vệ có trong một loạt các loài động vật,
-
1:02 - 1:05nhưng hầu hết chúng đều không phải lên bục phát biểu.
-
1:05 - 1:06Chúng ta lại có một đối tác khôn ngoan
-
1:06 - 1:08trong nghiên cứu của chứng sợ hãi này.
-
1:08 - 1:10Charles Darwin thử nghiệm chiến-đấu-hay-chuồn-lẹ
-
1:10 - 1:12tại triển lãm rắn của Vườn bách thú London.
-
1:12 - 1:14Ông đã viết trong Nhật ký của mình,
-
1:14 - 1:15"Tinh thần và lí trí của tôi đã bất lực
-
1:15 - 1:17trước sự tưởng tượng về một mối nguy hiểm
-
1:17 - 1:19mình chưa từng được trải nghiệm."
-
1:19 - 1:20Ông kết luận rằng phản ứng của mình
-
1:20 - 1:22là một phản ứng cổ xưa không bị ảnh hưởng
-
1:22 - 1:24bởi các sắc thái của nền văn minh hiện đại.
-
1:24 - 1:26Vì vậy, đối với tâm thức hiện đại của bạn,
-
1:26 - 1:27đó là một bài phát biểu.
-
1:27 - 1:28Đối với phần còn lại của bộ não,
-
1:28 - 1:30được dựng nên để đối phó với luật của núi rừng,
-
1:30 - 1:32khi bạn nhận thức được những hậu quả có thể xảy ra
-
1:32 - 1:33khi đọc lên một bài phát biểu,
-
1:33 - 1:34đó là lúc để bỏ của chạy lấy người
-
1:34 - 1:36hay chiến đấu đến chết.
-
1:50 - 1:53Vùng dưới đồi não, phổ biến ở
tất cả động vật có xương sống, -
1:53 - 1:55kích hoạt tuyến yên để bí mật tiết ra
-
1:55 - 1:57các nội tiết tố ACTH,
-
1:57 - 1:58làm cho tuyến thượng thận
-
1:58 - 2:00bơm adrenaline vào máu.
-
2:00 - 2:02Cổ và lưng của bạn trở nên căng cứng,
-
2:02 - 2:02bạn rụng rời
-
2:02 - 2:03Chân và tay run lên
-
2:03 - 2:05khi cơ bắp của bạn chuẩn bị cho cuộc tấn công.
-
2:05 - 2:06Bạn đổ mồ hôi.
-
2:06 - 2:07Huyết áp của bạn tăng lên.
-
2:07 - 2:08Tiêu hóa của bạn giảm đi
-
2:08 - 2:10để tối đa hóa việc cung cấp các chất dinh dưỡng
-
2:10 - 2:12và oxy đến cơ bắp và các cơ quan quan trọng,
-
2:12 - 2:15Vì vậy, bạn cảm thấy khô miệng, bồn chồn.
-
2:15 - 2:16Đồng tử giãn ra,
-
2:16 - 2:18Thật khó để đọc bất cứ cái gì ở gần,
-
2:18 - 2:19giống như ghi chú,
-
2:19 - 2:21nhưng tầm xa thì lại đọc dễ dàng.
-
2:21 - 2:23Nỗi sợ sân khấu là thế đấy.
-
2:23 - 2:24Làm thế nào chúng ta có thể chống lại nó?
-
2:24 - 2:26Đầu tiên, cách nhìn nhận.
-
2:26 - 2:27Không phải tất cả đều ở trong đầu của bạn.
-
2:27 - 2:30Nó là một phản ứng tự nhiên, nội tiết,
xảy ra trên toàn cơ thể -
2:30 - 2:32bởi một hệ thống thần kinh tự trị ở chế độ tự điều chỉnh
-
2:32 - 2:35và di truyền đóng một vai trò lớn
trong lo âu về khía cạnh xã hội. -
2:35 - 2:38John Lennon đã chơi nhạc sống hàng nghìn lần.
-
2:38 - 2:40Mỗi lần ông lại bị nôn trước khi ra biểu diễn
-
2:40 - 2:41Một số người được trang bị
-
2:41 - 2:43để cảm thấy sợ hãi nhiều hơn nữa
trước khi trình diễn trước công chúng. -
2:43 - 2:46Vì lo âu khi đứng trước đám đông
là tự nhiên và không thể tránh khỏi, -
2:46 - 2:47hãy tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát.
-
2:47 - 2:49Thực hành
-
2:49 - 2:49nhiều vào
-
2:49 - 2:50bắt đầu từ lâu trước khi
-
2:50 - 2:53bước vào một môi trường tương tự
như buổi trình bày thực sự. -
2:53 - 2:56Thực hành bất cứ việc gì làm tăng sự quen thuộc
-
2:56 - 2:57và làm giảm lo âu,
-
2:57 - 2:59để khi phải nói trước công chúng,
-
2:59 - 3:00bạn sẽ tự tin vào chính mình
-
3:00 - 3:01và những việc phải làm.
-
3:01 - 3:03Steve Jobs luyện tập bài phát biểu đỉnh cao của mình
-
3:03 - 3:04hàng trăm giờ,
-
3:04 - 3:05bắt đầu hàng tuần từ trước đó.
-
3:05 - 3:07Nếu bạn biết những gì mình đang nói,
-
3:07 - 3:08bạn sẽ kềm hãm được năng lượng của đám đông
-
3:08 - 3:09thay vì để cho vùng dưới đồi não của mình
-
3:09 - 3:11thuyết phục cơ thể bạn rằng
bạn có thể trở thành bữa trưa -
3:11 - 3:13cho một bầy thú săn mồi nào đó.
-
3:13 - 3:14Nhưng, vùng dưới đồi não ở động vật có xương sống
-
3:14 - 3:17đã có hàng triệu năm thực tập nhiều hơn bạn.
-
3:17 - 3:19Ngay trước khi đi lên sân khấu,
-
3:19 - 3:20là thời điểm để chơi bẩn
-
3:20 - 3:21và đánh lừa bộ não của bạn.
-
3:21 - 3:24đưa cánh tay lên cao và hít thở sâu.
-
3:24 - 3:25Điều này làm cho vùng dưới đồi não sản sinh ra
-
3:25 - 3:27một phản ứng thư giãn.
-
3:27 - 3:28Nỗi sợ sân khấu thường đánh mạnh nhất vào
-
3:28 - 3:30ngay trước bài trình bày,
-
3:30 - 3:32Vì vậy, hãy dành phút cuối cùng vươn người và hít thở.
-
3:32 - 3:34Bạn tiến gần đến micro, giọng nói rõ ràng,
-
3:34 - 3:35cơ thể thoải mái.
-
3:35 - 3:38Bài phát biểu được chuẩn bị kĩ
sẽ thuyết phục đám đông hoang dại kia -
3:38 - 3:40bạn là một thiên tài ăn nói.
-
3:40 - 3:41Làm thế nào?
-
3:41 - 3:42Bạn đã không vượt qua nỗi sợ này,
-
3:42 - 3:44mà bạn thích nghi với nó.
-
3:44 - 3:45Và một thực tế là cho dù
-
3:45 - 3:47bạn trông có vẻ văn minh, hiện đại đến thế nào đi nữa
-
3:47 - 3:48trong một phần bộ não của bạn,
-
3:48 - 3:49bạn vẫn là một động vật hoang dã,
-
3:49 - 3:53một động vật hoang dã sâu sắc và biết cách ăn nói.
- Title:
- Khoa học về nỗi sợ sân khấu (và làm thế nào để vượt qua nó) - Mikael Cho
- Speaker:
- Mikael Cho
- Description:
-
Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/the-science-of-stage-fright-and-how-to-overcome-it-mikael-cho
Tim đập thình thịch, đổ mồ hôi tay hay nhịp thở gấp gáp? Không, bạn không hề bị lên cơn đau tim - đó là nỗi sợ sân khấu! Nếu như nói trước công chúng làm cho bạn cảm thấy như đang chiến đấu cho sự sống của chính mình, bạn không hề đơn độc. Nhưng tốt hơn hết, bạn hiểu được phản ứng của cơ thể, và nhiều khả năng là bạn sẽ vượt qua nó. Mikael Cho cho chúng ta lời khuyên về làm thế nào để đánh lừa bộ não và làm chủ sân khấu.
Bài học: Mikael Cho, đồ họa: KAWPA STUDIOWORKS.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TED-Ed
- Duration:
- 04:08
![]() |
Michelle Mehrtens edited Vietnamese subtitles for The science of stage fright (and how to overcome it) | |
![]() |
TED Translators admin edited Vietnamese subtitles for The science of stage fright (and how to overcome it) | |
![]() |
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for The science of stage fright (and how to overcome it) | |
![]() |
An Nguyen Hoang accepted Vietnamese subtitles for The science of stage fright (and how to overcome it) | |
![]() |
An Nguyen Hoang edited Vietnamese subtitles for The science of stage fright (and how to overcome it) | |
![]() |
An Nguyen Hoang edited Vietnamese subtitles for The science of stage fright (and how to overcome it) | |
![]() |
An Nguyen Hoang edited Vietnamese subtitles for The science of stage fright (and how to overcome it) | |
![]() |
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The science of stage fright (and how to overcome it) |