< Return to Video

Ngài Ken Robinson: Hãy mang lại cuộc cách mạng giáo dục!

  • 0:01 - 0:03
    4 năm trước tôi cũng đứng nói ở đây
  • 0:03 - 0:05
    tôi nhớ thời đó,
  • 0:05 - 0:08
    người ta không đăng mấy bài nói lên mạng
  • 0:08 - 0:12
    mà bỏ vô hộp rồi tặng cho TEDsters
  • 0:12 - 0:14
    một bộ mấy đĩa DVD,
  • 0:14 - 0:17
    để họ mang về, chưng lên kệ cho bụi đóng 4 năm trời
  • 0:17 - 0:19
    (Cười)
  • 0:19 - 0:21
    Và Chris đã gọi cho tôi
  • 0:21 - 0:23
    một tuần sau buổi nói chuyện đó
  • 0:23 - 0:25
    nói rằng, "Tụi tôi sẽ đăng mấy bài nói lên mạng.
  • 0:25 - 0:28
    Tôi đăng bài của anh được chứ?" Và tôi đáp rằng "Được thôi"
  • 0:28 - 0:30
    Và 4 năm sau
  • 0:30 - 0:32
    đã có 4.000 người xem..
  • 0:32 - 0:35
    À, thực ra thì đã có 4.000 lượt tải
  • 0:35 - 0:38
    Nên tôi nghĩ có thể đem số đó nhân lên cho 20 lần hay đại loại vậy
  • 0:38 - 0:40
    để ước lượng số người đã xem bài nói đó.
  • 0:40 - 0:44
    Và theo lời Chris, thì dân tình đang khao khát
  • 0:44 - 0:46
    được xem những clip về tôi
  • 0:46 - 0:49
    (Cười)
  • 0:49 - 0:52
    (Vỗ tay)
  • 0:54 - 0:55
    ...quý vị có thấy vậy không?
  • 0:55 - 0:58
    (Cười)
  • 1:00 - 1:03
    Vậy nên sự kiện này đã được chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng
  • 1:03 - 1:07
    để tôi quay thêm một clip nữa cho thoả lòng quý vị.
  • 1:07 - 1:08
    (Cười)
  • 1:10 - 1:12
    Al Gore cũng đã thuyết trình
  • 1:12 - 1:15
    tại hội nghị của TED 4 năm về trước
  • 1:15 - 1:17
    về khủng hoảng khí hậu
  • 1:17 - 1:19
    Tôi đã nhắc đến chuyện đó
  • 1:19 - 1:21
    ở cuối buổi nói chuyện lần trước.
  • 1:21 - 1:23
    Tôi sẽ tiếp tục từ phần đó
  • 1:23 - 1:26
    vì tôi chỉ có 18 phút
  • 1:26 - 1:28
    Vậy nên, như tôi vừa nói...
  • 1:28 - 1:33
    (Cười)
  • 1:36 - 1:38
    Ông ấy nói đúng
  • 1:38 - 1:41
    Rõ ràng là có một cuộc khủng hoảng khí hậu
  • 1:41 - 1:44
    Nếu ai đó không tin, thì họ nên ra ngoài nhiều hơn
  • 1:44 - 1:47
    (Cười)
  • 1:47 - 1:50
    Nhưng tôi tin còn có một cuộc khủng hoảng nữa
  • 1:51 - 1:53
    cũng khắc nghiệt như vậy
  • 1:53 - 1:56
    và có cùng nguồn gốc,
  • 1:56 - 1:59
    và cả hai đều cấp thiết như nhau.
  • 1:59 - 2:01
    Và ý tôi là
  • 2:01 - 2:03
    bạn có thể nói "Ê, đủ rồi.
  • 2:03 - 2:05
    1 cuộc khủng hoảng chưa đủ sao;
  • 2:05 - 2:08
    ai lại cần thêm cái thứ hai nữa chớ."
  • 2:08 - 2:10
    Nhưng đây không phải là về tài nguyên thiên nhiên
  • 2:10 - 2:13
    mặc dù tôi tin là vậy
  • 2:13 - 2:15
    mà là về nguồn nhân lực
  • 2:15 - 2:17
    Tôi tin rằng, về cơ bản
  • 2:17 - 2:19
    cũng giống như mọi người đề cập vài ngày qua
  • 2:19 - 2:22
    rằng chúng ta đã sử dụng rất tệ
  • 2:22 - 2:25
    khả năng của mình.
  • 2:25 - 2:27
    Có rất nhiều người trải qua cuộc đời mình
  • 2:27 - 2:30
    mà không thực sự nhận ra được mình có tài cán gì,
  • 2:30 - 2:32
    hay thậm chí chẳng biết đến nó nữa
  • 2:32 - 2:34
    Tôi đã gặp rất nhiều những người
  • 2:34 - 2:37
    nghĩ rằng mình chẳng có tài năng gì.
  • 2:38 - 2:41
    Thật ra, giờ đây tôi chia thế giới thành 2 loại người
  • 2:41 - 2:44
    Jeremy Bentham, một triết gia theo thuyết vị lợi,
  • 2:44 - 2:46
    nói rằng:
  • 2:46 - 2:48
    "Trên thế giới này có hai loại người,
  • 2:48 - 2:50
    những người chia thế giới ra làm hai loại
  • 2:50 - 2:52
    và những kẻ không làm điều đó."
  • 2:52 - 2:55
    (Cười)
  • 2:57 - 2:59
    Tôi thì có.
  • 2:59 - 3:01
    (Cười)
  • 3:04 - 3:06
    Tôi đã gặp rất nhiều những người
  • 3:06 - 3:09
    không thích những việc mình làm
  • 3:09 - 3:11
    Họ chỉ sống
  • 3:11 - 3:13
    cho qua ngày đoạn tháng
  • 3:13 - 3:15
    Họ chẳng thích thú gì với những việc mình làm
  • 3:15 - 3:18
    Họ chịu đựng, thay vì tận hưởng nó
  • 3:18 - 3:21
    và chờ đến kì nghỉ cuối tuần.
  • 3:21 - 3:23
    Nhưng tôi cũng đã gặp những người
  • 3:23 - 3:25
    say mê với công việc mình làm
  • 3:25 - 3:27
    và không thể tưởng tượng liệu họ có thể làm việc gì khác.
  • 3:27 - 3:30
    Nếu bạn bảo: "Cậu thôi việc này đi," thì hẳn họ sẽ bối rối lắm.
  • 3:30 - 3:33
    vì đó không đơn thuần là công việc thôi, mà là chính bản thân họ.
  • 3:33 - 3:35
    "Nhưng nó là là bản thân tớ, cậu biết mà.
  • 3:35 - 3:37
    sẽ điên lắm nếu tớ bỏ việc này, vì
  • 3:37 - 3:39
    nó nói lên mọi thứ trong tớ."
  • 3:39 - 3:42
    Nhưng những người như vậy hơi ít.
  • 3:42 - 3:44
    Tôi nghĩ
  • 3:44 - 3:46
    họ thực sự là thiểu số
  • 3:46 - 3:48
    Và tôi nghĩ có nhiều
  • 3:48 - 3:50
    khả năng để giải thích cho việc này
  • 3:50 - 3:52
    Nổi bật trong số đó
  • 3:52 - 3:54
    là giáo dục,
  • 3:54 - 3:56
    vì giáo dục, theo một cách nào đó,
  • 3:56 - 3:58
    đã đẩy rất nhiều người
  • 3:58 - 4:00
    ra xa tài năng thật sự của họ.
  • 4:00 - 4:03
    Và tài nguyên con người cũng giống như tài nguyên thiên nhiên;
  • 4:03 - 4:05
    chúng được vùi sâu bên trong
  • 4:05 - 4:07
    Bạn phải cất công tìm kiếm.
  • 4:07 - 4:09
    chứ chúng không nằm trên bề mặt.
  • 4:09 - 4:12
    Bạn phải tạo ra tình huống để chúng có thể bộc lộ.
  • 4:12 - 4:14
    Và có thể bạn đang nghĩ rằng
  • 4:14 - 4:16
    giáo dục sẽ tạo ra những tình huống đó
  • 4:16 - 4:18
    Nhưng thường thì không.
  • 4:18 - 4:20
    Hầu hết mọi nền giáo dục trên thế giới
  • 4:20 - 4:22
    đang được cải cách.
  • 4:22 - 4:24
    Nhưng vậy vẫn chưa đủ.
  • 4:24 - 4:26
    Cải cách chẳng còn tác dụng gì nữa,
  • 4:26 - 4:29
    vì thực ra nó chỉ chắp vá thêm cho một món đồ đã vỡ
  • 4:29 - 4:31
    Cái chúng ta cần --
  • 4:31 - 4:33
    và khái niệm được nhắc tới trong suốt mấy buổi hội thảo gần đây --
  • 4:33 - 4:35
    không phải là Cách tân
  • 4:35 - 4:38
    mà là một cuộc Cách mạng trong giáo dục.
  • 4:38 - 4:40
    Giáo dục phải được nhào nặn
  • 4:40 - 4:42
    thành một thứ gì khác.
  • 4:42 - 4:47
    (Vỗ tay)
  • 4:48 - 4:50
    Một trong những thách thức
  • 4:50 - 4:52
    là làm sao để đổi mới một cách cơ bản
  • 4:52 - 4:54
    nền giáo dục.
  • 4:54 - 4:56
    Đổi mới là rất khó
  • 4:56 - 4:58
    vì nó có nghĩa là làm một việc gì đó
  • 4:58 - 5:00
    mà mọi công đoạn của nó đều không thể được thực hiện theo một cách dễ dàng
  • 5:00 - 5:03
    Nó có nghĩa là chúng ta phải thách thức những gì được cho là hiển nhiên
  • 5:03 - 5:06
    những thứ chúng ta nghĩ là rõ ràng.
  • 5:06 - 5:08
    Vấn đề lớn nhất của việc cải cách
  • 5:08 - 5:10
    hay biến đổi
  • 5:10 - 5:12
    là phá bỏ những lề thói thông thường
  • 5:12 - 5:14
    những thứ mà người ta nghĩ rằng..
  • 5:14 - 5:16
    "Nó là vậy đó, làm sao làm khác đi được"
  • 5:16 - 5:19
    Gần đây tôi tình cờ chộp được một câu nói của Abraham Lincoln,
  • 5:19 - 5:22
    người mà tôi nghĩ là các bạn sẽ rất thích thú được diện kiến vào lúc này
  • 5:22 - 5:24
    (Cười)
  • 5:24 - 5:27
    Ông ta nói câu này vào tháng 12 năm 1862
  • 5:27 - 5:30
    vào kì họp thường niên thứ hai của Quốc hội.
  • 5:31 - 5:34
    Phải nói trước là tôi chẳng biết chuyện gì xảy ra vào lúc đó.
  • 5:36 - 5:38
    Ở Anh, chúng ta không dạy lịch sử Mĩ.
  • 5:38 - 5:40
    (Cười)
  • 5:40 - 5:43
    Chúng ta đàn áp nó. Đó là chính sách.
  • 5:43 - 5:45
    (Cười)
  • 5:46 - 5:48
    Vậy nên có lẽ có gì đó hay ho đã xảy ra vào tháng 12 năm 1862,
  • 5:48 - 5:50
    chắc vị nào người Mĩ ngồi đây
  • 5:50 - 5:52
    sẽ biết.
  • 5:53 - 5:55
    Ông ấy nói thế này:
  • 5:55 - 5:57
    Những lề thói
  • 5:57 - 5:59
    của quá khứ bình lặng
  • 5:59 - 6:02
    không còn phù hợp với hiện tại đầy sóng gió.
  • 6:02 - 6:04
    Thời cơ
  • 6:04 - 6:06
    đang chồng chất cùng với khó khăn
  • 6:06 - 6:09
    và chúng ta phải vươn lên cùng với thời cơ."
  • 6:09 - 6:11
    Tôi thích chỗ này.
  • 6:11 - 6:14
    Không phải "vươn tới" mà là "vươn lên cùng"
  • 6:15 - 6:17
    Trong tình hình mới,
  • 6:17 - 6:20
    chúng ta phải nghĩ theo cách mới
  • 6:20 - 6:23
    và làm theo cách mới.
  • 6:23 - 6:26
    Chúng ta phải giải phóng bản thân mình
  • 6:26 - 6:29
    và nhờ đó chúng ta sẽ cứu được tổ quốc."
  • 6:29 - 6:31
    Tôi thích từ đó, "giải phóng."
  • 6:31 - 6:33
    Quí vị có biết nó nghĩa là gì không?
  • 6:33 - 6:36
    Chúng ta bị trói buộc bởi những ý tưởng
  • 6:36 - 6:38
    được coi là hiển nhiên,
  • 6:38 - 6:40
    là trật tự tự nhiên, là cách mà sự việc sẽ xảy ra.
  • 6:40 - 6:42
    Và nhiều trong số những ý nghĩ đó
  • 6:42 - 6:45
    đã được hình thành, không phải cho thời đại này,
  • 6:45 - 6:48
    mà cho những hoàn cảnh của những thế kỉ trước.
  • 6:48 - 6:50
    Nhưng bộ óc chúng ta vẫn bị chúng thôi miên.
  • 6:50 - 6:53
    và chúng ta phải giải phóng mình khỏi những ý nghĩ đó.
  • 6:53 - 6:56
    Nói thì dễ rồi.
  • 6:56 - 6:59
    Nhưng rất khó để biết được chúng ta đã cho những gì là hiển nhiên.
  • 6:59 - 7:02
    Bởi vì bạn đã coi nó là điều hiển nhiên.
  • 7:02 - 7:05
    Vậy để tôi kiểm tra thử một vài chuyện ta cho là hiển nhiên.
  • 7:05 - 7:08
    Quí vị nào ngồi đây đã qua 25 tuổi?
  • 7:08 - 7:10
    Tôi không nghĩ quí vị chấp nhận đó là điều hiển nhiên.
  • 7:10 - 7:12
    Đừng tự ép mình vậy chứ.
  • 7:12 - 7:15
    Vậy những ai ngồi đây chưa đến 25 tuổi?
  • 7:15 - 7:18
    Tốt. Vậy, những vị trên 25 tuổi,
  • 7:18 - 7:21
    vui lòng giơ tay nên nếu bạn có đeo đồng hồ.
  • 7:21 - 7:24
    Hơi bị nhiều nhỉ?
  • 7:24 - 7:27
    Hãy thử hỏi tương tự với một căn phòng toàn thanh niên xem.
  • 7:27 - 7:29
    Lũ trẻ không đeo đồng hồ.
  • 7:29 - 7:31
    Không phải vì chúng không thể hay không được phép,
  • 7:31 - 7:33
    và là vì chúng không thích.
  • 7:33 - 7:35
    Nguyên nhân là do, chúng ta, những ai trên 25 tuổi
  • 7:35 - 7:38
    đã lớn lên trong một thời đại tiền-số-hoá.
  • 7:38 - 7:40
    Vậy nên nếu ai đó muốn biết thời gian,
  • 7:40 - 7:42
    anh ta phải đeo một thứ gì đó hiển thị thời gian.
  • 7:42 - 7:45
    Lũ trẻ ngày nay sống trong một xã hội số hoá,
  • 7:45 - 7:47
    và với chúng, thời gian có ở mọi nơi.
  • 7:47 - 7:49
    Chẳng có lí do gì để đeo đồng hồ cả.
  • 7:49 - 7:51
    Và nhân tiện, quý vị cũng cũng đâu phải đeo đồng hồ nữa;
  • 7:51 - 7:54
    nhưng chẳng qua nó đã là một thói quen, và chúng ta vẫn cứ tiếp tục đeo nó.
  • 7:54 - 7:57
    Đứa con gái 20 tuổi của tôi, Kate, chẳng bao giờ đeo đồng hồ.
  • 7:57 - 7:59
    Nó không tìm ra lí do nào để làm vậy.
  • 7:59 - 8:02
    Kate nói, "Nó chỉ có 1 chức năng thôi à."
  • 8:02 - 8:07
    (Cười)
  • 8:07 - 8:10
    "..chẳng đâu vào đâu cả"
  • 8:10 - 8:12
    tôi nói, "Đâu có, nó còn coi được ngày tháng mà."
  • 8:12 - 8:16
    (Cười)
  • 8:17 - 8:20
    "Nó cũng có nhiều chức năng chớ bộ."
  • 8:20 - 8:23
    Trong giáo dục, có những thứ trói buộc suy nghĩ chúng ta.
  • 8:23 - 8:25
    Để tôi cho một ví dụ.
  • 8:25 - 8:28
    Tư tưởng về sự tuyến tính,
  • 8:28 - 8:31
    bạn bắt đầu ở đây, đi theo một con đường,
  • 8:31 - 8:33
    và nếu mọi chuyện suôn sẽ, bạn sẽ kết thúc,
  • 8:33 - 8:35
    cứ thế cho đến hết cuộc đời.
  • 8:37 - 8:39
    Mọi người ở TED đều đã ẩn dụ,
  • 8:39 - 8:42
    hay đôi khi nói toạc ra, một chân lí,
  • 8:42 - 8:45
    rằng cuộc sống không mang tính tuyến tính, mà có tính hữu cơ.
  • 8:45 - 8:47
    Chúng ta tạo ra cuộc sống này một cách cộng sinh
  • 8:47 - 8:49
    khi ta khám phá những khả năng của mình
  • 8:49 - 8:52
    và ngược lại chúng cũng giúp ta tạo ra những điều kiện.
  • 8:52 - 8:54
    Nhưng chúng ta đã quá lệ thuộc vào
  • 8:54 - 8:56
    kiểu suy nghĩ tuyến tính này.
  • 8:56 - 8:58
    Có lẽ mục tiêu cao nhất của giáo dục
  • 8:58 - 9:00
    là làm sao để vào được đại học.
  • 9:00 - 9:03
    Hình như chúng ta yêu thích việc đẩy lũ trẻ vào đại học,
  • 9:03 - 9:05
    một vài trường nổi tiếng,
  • 9:05 - 9:07
    Tôi không nói là không nên học đại học, nhưng không phải ai cũng cần vào đó
  • 9:07 - 9:09
    và không phải ai cũng cần vào đó ngay bây giờ
  • 9:09 - 9:11
    Có thể là sau này, chứ không phải ngay bây giờ.
  • 9:11 - 9:13
    Có một lần tôi đến San Francisco
  • 9:13 - 9:15
    để kí tặng sách.
  • 9:15 - 9:17
    Có một anh chàng đến mua sách, khoảng 30 tuổi.
  • 9:17 - 9:19
    Tôi hỏi, "Anh làm nghề gì?"
  • 9:19 - 9:22
    Anh ta trả lời, "Tôi là lính cứu hoả."
  • 9:22 - 9:24
    Tôi lại hỏi, "Anh làm được bao lâu rồi?"
  • 9:24 - 9:26
    Anh ta đáp, "Mọi lúc, tôi lúc nào cũng là lính cứu hoả."
  • 9:26 - 9:28
    Tôi hỏi, "Vậy anh quyết định từ khi nào?"
  • 9:28 - 9:31
    "Từ bé cơ, thực ra nó cũng hơi rắc rối lúc tôi còn đi học,
  • 9:31 - 9:34
    vì ở trường, ai cũng muốn làm lính cứu hoả cả."
  • 9:34 - 9:37
    Anh ta nói, "Nhưng tôi thực sự muốn làm một lính cứu hoả."
  • 9:37 - 9:40
    Anh ta nói tiếp, "Khi tôi học 12,
  • 9:40 - 9:43
    mấy giáo viên không coi trọng nghề đó.
  • 9:43 - 9:45
    Trong đó có một ông thầy.
  • 9:45 - 9:47
    Ông ta nói tôi đang phí phạm cuộc đời mình
  • 9:47 - 9:49
    nếu tôi làm vậy,
  • 9:49 - 9:52
    rằng tôi phải vào đại học, và trở thành một người chuyên nghiệp,
  • 9:52 - 9:54
    rằng tôi có nhiều tiềm năng,
  • 9:54 - 9:56
    rằng tôi đang phí phạm tài năng của mình."
  • 9:56 - 9:58
    Anh ta nói, "Thật xấu hổ
  • 9:58 - 10:00
    khi ông ấy nói vậy trước cả lớp, và tôi đã rất bực mình.
  • 10:00 - 10:02
    Nhưng đó là việc tôi muốn làm, và ngay khi tốt nghiệp,
  • 10:02 - 10:05
    tôi nộp đơn vào sở cứu hoả và được nhận.
  • 10:05 - 10:07
    Anh ấy nói, "Tôi cũng vừa nghĩ đến ông ta,
  • 10:07 - 10:10
    ngay vài phút trước, khi nghe ông thuyết trình,"
  • 10:10 - 10:12
    "vì 6 tháng trước,
  • 10:12 - 10:14
    tôi đã cứu mạng lão,"
  • 10:14 - 10:16
    (Cười)
  • 10:16 - 10:18
    "trong một tai nạn xe hơi,
  • 10:18 - 10:21
    tôi kéo ông ấy ra, hô hấp nhân tạo,
  • 10:21 - 10:24
    tiện thể, tôi cũng cứu luôn vợ ông ta."
  • 10:24 - 10:26
    "Có lẽ bây giờ ông ấy sẽ nghĩ khác về tôi."
  • 10:26 - 10:28
    (Cười)
  • 10:28 - 10:33
    (Vỗ tay)
  • 10:34 - 10:36
    Theo tôi,
  • 10:36 - 10:38
    xã hội loài người phụ thuộc vào
  • 10:38 - 10:40
    rất nhiều tài năng khác nhau
  • 10:40 - 10:43
    chứ không phải khái niệm về một khả năng đơn thuần nào đó.
  • 10:43 - 10:45
    Và tâm điểm của thử thách này
  • 10:45 - 10:47
    (Vỗ tay)
  • 10:47 - 10:49
    Tâm điểm của thử thách này
  • 10:49 - 10:51
    chính là xây dựng lại cách nhìn của chúng ta về khả năng
  • 10:51 - 10:53
    và sự hiểu biết.
  • 10:53 - 10:55
    Vấn đề chính là lối suy nghĩ tuyến tính.
  • 10:55 - 10:57
    Khi tôi đến Los Angeles
  • 10:57 - 10:59
    9 năm trước
  • 10:59 - 11:02
    tôi đọc được một câu..
  • 11:02 - 11:04
    có vẻ rất hay,
  • 11:04 - 11:07
    "Đại học bắt đầu từ mẫu giáo."
  • 11:09 - 11:11
    Làm gì có!
  • 11:11 - 11:14
    (Cười)
  • 11:14 - 11:16
    Giỡn hả?
  • 11:16 - 11:19
    Nếu có thời gian, tôi sẽ nói chuyện này, nhưng tiếc là không.
  • 11:19 - 11:21
    (Cười)
  • 11:21 - 11:23
    Mẫu giáo bắt đầu từ mẫu giáo.
  • 11:23 - 11:25
    (Cười)
  • 11:25 - 11:27
    Một người bạn của tôi từng nói,
  • 11:27 - 11:30
    "Một đứa trẻ 3 tuổi không phải là một nửa của một đứa trẻ 6 tuổi."
  • 11:30 - 11:32
    (Cười)
  • 11:32 - 11:37
    (Vỗ tay)
  • 11:37 - 11:39
    Chúng mới có 3 tuổi
  • 11:39 - 11:41
    Nhưng như ta đã nghe nói ở phiên họp trước,
  • 11:41 - 11:44
    bây giờ chúng phải cạnh tranh để vào được mẫu giáo,
  • 11:44 - 11:46
    để vào được một trường ngon lành,
  • 11:46 - 11:49
    rằng người ta phải phỏng vấn để được đi học, khi mới có 3 tuổi.
  • 11:51 - 11:53
    Lũ trẻ ngồi trước hội đồng giám khảo,
  • 11:53 - 11:55
    cầm đơn trên tay,
  • 11:55 - 11:58
    (Cười)
  • 11:58 - 12:00
    người ta lật lật vài trang rồi hỏi, "Có vậy thôi hả?"
  • 12:00 - 12:02
    (Cười)
  • 12:02 - 12:05
    (Vỗ tay)
  • 12:05 - 12:08
    "Mày sống được 36 tháng rồi, mà chưa làm được gì hả?"
  • 12:08 - 12:15
    (Cười)
  • 12:15 - 12:18
    "Đồ vô tích sự."
  • 12:18 - 12:21
    "36 tháng trời chỉ biết bú mẹ!"
  • 12:21 - 12:24
    (Cười)
  • 12:26 - 12:29
    Đúng là quá đáng, nhưng nó vẫn có sự thu hút.
  • 12:29 - 12:31
    Một vấn đề lớn nữa là sự phù hợp
  • 12:31 - 12:33
    Chúng ta xây dựng nền giáo dục của mình
  • 12:33 - 12:35
    dựa trên mô hình thức ăn nhanh.
  • 12:35 - 12:38
    Vấn đề này Jamie Oliver đã nói mấy hôm trước.
  • 12:38 - 12:40
    Có 2 mô hình đảm bảo chất lượng trong cung cấp thức ăn cho các hội nghị.
  • 12:40 - 12:42
    Một loại là "Thức ăn nhanh",
  • 12:42 - 12:44
    mọi thứ đều được chuẩn hoá.
  • 12:44 - 12:46
    Còn loại kia giống như chuỗi nhà hàng Zagat và Michelin,
  • 12:46 - 12:48
    mọi thứ không được chuẩn hoá,
  • 12:48 - 12:50
    mà được tuỳ biến theo những yếu tố bản địa.
  • 12:50 - 12:53
    Chúng ta đã bán rẻ mình cho mô hình "Giáo dục nhanh" này
  • 12:53 - 12:56
    Và đang vắt kiệt tinh thần và năng lượng của chính mình
  • 12:56 - 12:59
    cũng giống như thức ăn nhanh phá hoại cơ thể chúng ta.
  • 12:59 - 13:04
    (Vỗ tay)
  • 13:05 - 13:07
    Tôi nghĩ chúng ta phải nhận ra một số điều ở đây.
  • 13:07 - 13:10
    Một là, tài năng của con người cực kì đa dạng.
  • 13:10 - 13:12
    Con người có những năng khiếu hoàn toàn khác nhau.
  • 13:12 - 13:14
    Gần đây tôi nhớ ra là
  • 13:14 - 13:16
    hồi nhỏ tôi được cho một cây guitar
  • 13:16 - 13:19
    cũng cùng thời khi Eric Clapton có cây đàn đầu tiên.
  • 13:20 - 13:23
    Hình như mọi chuyện khá suông sẻ với Eric
  • 13:23 - 13:25
    (Cười)
  • 13:25 - 13:27
    tôi chả có khiếu đàn hát.
  • 13:27 - 13:30
    Tôi không tài nào làm thứ đó hoạt động được
  • 13:30 - 13:32
    bất kể là tôi cố gắng thế nào.
  • 13:32 - 13:34
    Nó cứ trơ ra.
  • 13:37 - 13:39
    Nhưng vấn đề không chỉ có vậy.
  • 13:39 - 13:41
    Vấn đề là ở đam mê.
  • 13:41 - 13:43
    Người ta thường giỏi về những thứ họ không thực sự chú tâm đến.
  • 13:43 - 13:45
    Chính đam mê,
  • 13:45 - 13:48
    là thứ kích thích tinh thần và năng lượng của chúng ta.
  • 13:48 - 13:51
    Nếu bạn làm việc mình thích, việc bạn thành thạo,
  • 13:51 - 13:54
    thì thời gian sẽ đi theo một hướng hoàn toàn khác.
  • 13:54 - 13:57
    Vợ tôi vừa viết xong một cuốn tiểu thuyết,
  • 13:57 - 13:59
    tôi nghĩ nó khá hay,
  • 13:59 - 14:02
    nhưng bà ấy biến đi hàng giờ liền
  • 14:02 - 14:04
    Nếu bạn làm việc mình yêu thích
  • 14:04 - 14:07
    một giờ trôi nhanh như 5 phút vậy
  • 14:07 - 14:09
    Nếu bạn làm những việc không đồng nhịp với tâm hồn mình,
  • 14:09 - 14:11
    5 phút trôi qua cứ như một giờ vậy.
  • 14:11 - 14:14
    Và lí do nhiều người đang chán bỏ giáo dục
  • 14:14 - 14:16
    là vì nó không nuôi dưỡng tâm hồn họ,
  • 14:16 - 14:19
    nó không nuôi dưỡng sức sống hay đam mê trong họ.
  • 14:19 - 14:22
    Tôi nghĩ chúng ta phải thay đổi hình tượng này.
  • 14:22 - 14:25
    Chúng ta phải đi từ mô hình giáo dục công nghiệp,
  • 14:25 - 14:27
    một dây chuyền sản xuất sản xuất con người,
  • 14:27 - 14:29
    dựa trên sự tuyến tính,
  • 14:29 - 14:32
    và cứng nhắc.
  • 14:32 - 14:34
    Chúng ta phải tiến tới một mô hình
  • 14:34 - 14:37
    đặt nền tảng thiên về những tính chất của nông nghiệp.
  • 14:37 - 14:40
    Ta phải nhận ra rằng vun trồng con người
  • 14:40 - 14:42
    không phải là một quá trình cơ khí,
  • 14:42 - 14:44
    mà là một quá trình sinh học.
  • 14:44 - 14:47
    không thể đoán trước được sản phẩm của nó;
  • 14:47 - 14:49
    tất cả những gì bạn có thể làm, giống như một nông dân,
  • 14:49 - 14:51
    là tạo ra điều kiện
  • 14:51 - 14:53
    để con người phát triển
  • 14:53 - 14:56
    Vậy nên khi xem xét việc cải cách và biến đổi nền giáo dục,
  • 14:56 - 14:59
    nó không giống nhân rộng một mô hình.
  • 14:59 - 15:01
    Có những mô hình tốt, chẳng hạn như KIPPs.
  • 15:01 - 15:03
    Có rất nhiều.
  • 15:03 - 15:06
    Vấn đề nằm ở việc xào nấu nó theo điều kiện của mình,
  • 15:06 - 15:08
    và cá nhân hoá giáo dục
  • 15:08 - 15:10
    cho những người bạn đang thực sự dạy dỗ.
  • 15:10 - 15:12
    Và tôi nghĩ
  • 15:12 - 15:14
    đó chính là câu trả lời cho tương lai
  • 15:14 - 15:17
    vì vấn đề không phải là nhân rộng MỘT giải pháp mới;
  • 15:17 - 15:19
    mà là tạo ra một cuộc cách mạng mới trong giáo dục,
  • 15:19 - 15:22
    trong đó, con người sẽ tìm ra lối đi của riêng mình
  • 15:22 - 15:25
    nhưng với sự giúp đỡ của một chương trình giảng dạy được cá nhân hoá.
  • 15:25 - 15:27
    Tại căn phòng này,
  • 15:27 - 15:29
    có rất nhiều người đại diện
  • 15:29 - 15:31
    cho những nguồn lực khổng lồ về kinh doanh,
  • 15:31 - 15:33
    truyền thông, internet.
  • 15:33 - 15:35
    Những công nghệ này,
  • 15:35 - 15:38
    kết hợp với tài năng tuyệt vời của người giáo viên,
  • 15:38 - 15:41
    sẽ tạo ra thời cơ để cách mạng hoá nền giáo dục.
  • 15:41 - 15:43
    Và tôi phải hối thúc các vị làm ngay,
  • 15:43 - 15:45
    vì nó mang tính sống còn, không chỉ với chúng ta,
  • 15:45 - 15:47
    mà còn với tương lai của con em chúng ta,
  • 15:47 - 15:49
    chúng ta phải chuyển từ mô hình công nghiệp
  • 15:49 - 15:51
    sang nông nghiệp,
  • 15:51 - 15:54
    làm sao để mỗi ngôi trường đều có thể bắt đầu ngay trong nay mai.
  • 15:54 - 15:56
    Đó chính là nơi lũ trẻ trải nghiệm cuộc sống.
  • 15:56 - 15:58
    Hoặc có thể là ở nhà, nơi chúng chọn để được giáo dục
  • 15:58 - 16:00
    cùng với gia đình và bạn bè.
  • 16:00 - 16:02
    Đã có nhiều người nói về những giấc mơ
  • 16:02 - 16:05
    vài ngày gần đây.
  • 16:05 - 16:07
    Và xin ít phút nữa thôi --
  • 16:07 - 16:10
    Tôi đã rất ấn tượng khi nghe một bài hát của Natalie Merchant tối qua,
  • 16:10 - 16:12
    phổ nhạc từ một bài thơ,
  • 16:12 - 16:14
    Tôi sẽ đọc một bài thơ rất ngắn
  • 16:14 - 16:17
    của W.B.Yeats, chắc sẽ có một vài người biết.
  • 16:17 - 16:19
    Ông viết bài này cho người tình của mình,
  • 16:19 - 16:21
    Maud Gonne,
  • 16:21 - 16:24
    và ông ấy rất buồn vì
  • 16:24 - 16:27
    không thể cho nàng thứ ông nghĩ là nàng muốn
  • 16:27 - 16:30
    Ông đã nói, "Anh có thứ khác, nhưng có lẽ không dành cho em."
  • 16:30 - 16:32
    Ông nói rằng.
  • 16:32 - 16:35
    Nếu anh có vải thêu tự thiên đường
  • 16:35 - 16:37
    dát sợi vàng
  • 16:37 - 16:39
    cùng ánh bạc,
  • 16:39 - 16:41
    Màu da trời xanh và mập mờ
  • 16:41 - 16:43
    và vải tối
  • 16:43 - 16:46
    của bóng đêm và ánh sáng chập chờn
  • 16:46 - 16:49
    anh sẽ trải nó dưới chân em
  • 16:49 - 16:52
    Nhưng anh, nghèo,
  • 16:52 - 16:55
    chỉ có giấc mơ này;
  • 16:55 - 16:58
    Anh trải giấc mơ mình dưới chân em;
  • 16:58 - 17:00
    Hãy bước nhẹ thôi
  • 17:00 - 17:03
    bởi em đang bước trên giấc mơ anh."
  • 17:03 - 17:06
    Và mỗi ngày, ở bất cứ nơi đâu,
  • 17:06 - 17:09
    lũ trẻ đang trải giấc mơ của chúng dưới chân ta
  • 17:09 - 17:12
    Hãy bước thật nhẹ thôi.
  • 17:12 - 17:14
    Cám ơn.
  • 17:14 - 17:31
    (Vỗ tay)
  • 17:31 - 17:33
    Cám ơn rất nhiều.
Title:
Ngài Ken Robinson: Hãy mang lại cuộc cách mạng giáo dục!
Speaker:
Sir Ken Robinson
Description:

Trong bài diễn thuyết sâu sắc, hài hước, tiếp theo bài diễn thuyết năm 2006 của mình, ngài Ken Robinson đã nhấn mạnh cuộc cách mạng chuyển từ nền "giáo dục công nghiệp" sang một nền giáo dục được cá nhân hoá - tạo một môi trường để trẻ em phát triển tài năng tự nhiên của mình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:37
Nam Hai added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions