Oliver Sacks: Những điều ảo giác tiết lộ về trí não
-
0:00 - 0:03Chúng ta nhìn bằng mắt.
-
0:03 - 0:06Nhưng chúng ta cũng nhìn bằng não.
-
0:06 - 0:10Và nhìn bằng não thường được gọi là tưởng tượng.
-
0:10 - 0:15Và chúng ta đã quen thuộc với thế giới tưởng tượng của chính mình,
-
0:15 - 0:19những thế giới bên trong của mỗi người. Chúng ta sống với chúng cả cuộc đời.
-
0:19 - 0:23Nhưng còn có ảo giác.
-
0:23 - 0:26Và ảo giác thì hoàn toàn khác biệt.
-
0:26 - 0:28Chúng dường như không phải do ta tạo ra.
-
0:28 - 0:30Chúng dường như nằm ngoài tầm kiểm soát của ta.
-
0:30 - 0:32Chúng dường như đến từ bên ngoài,
-
0:32 - 0:35và giống như nhận thức thực.
-
0:35 - 0:39Tôi sẽ trình bày về ảo giác.
-
0:39 - 0:43Và một loại ảo giác thị giác đặc biệt
-
0:43 - 0:48mà tôi nhận thấy ở những bệnh nhân của mình.
-
0:48 - 0:52Vài tháng trước tôi có một cuộc gọi
-
0:52 - 0:54từ một viện dưỡng lão nơi tôi làm việc.
-
0:54 - 0:59Họ nói rằng có một bà lão hơn 90 tuổi
-
0:59 - 1:01nhìn thấy những thứ kỳ lạ.
-
1:01 - 1:04Và họ không biết bà ấy có bị thần kinh hay không.
-
1:04 - 1:06Hoặc, vì đã già
-
1:06 - 1:09nên bà ấy có thể bị tai biến, hoặc Alzheimer.
-
1:09 - 1:14Vậy nên họ hỏi xem tôi có thể qua và khám cho Rosalie,
-
1:14 - 1:16bà lão đó.
-
1:16 - 1:18Tôi đến khám cho bà ấy.
-
1:18 - 1:20Rõ ràng
-
1:20 - 1:23là bà ta hoàn toàn minh mẫn
-
1:23 - 1:26và vẫn rất thông minh.
-
1:26 - 1:30Nhưng bà ta hay giật mình và hoang mang
-
1:30 - 1:33vì đã thấy nhiều thứ kỳ dị.
-
1:33 - 1:36Và bà ấy nói với tôi rằng --
-
1:36 - 1:38những y tá đã không đề cập gì tới điều này --
-
1:38 - 1:40rằng bà ấy bị mù,
-
1:40 - 1:45rằng bà ấy đã mất thị lực hoàn toàn do thoái hóa điểm vàng được 5 năm.
-
1:45 - 1:48Nhưng những ngày vừa rồi, bà ấy đã nhìn thấy một số thứ.
-
1:48 - 1:51Vậy nên tôi hỏi "Những thứ như thế nào?"
-
1:51 - 1:54Và bà ấy trả lời "Người mặc đồ phương Đông,
-
1:54 - 1:58quần áo xếp nếp, đi lên đi xuống cầu thang.
-
1:58 - 2:01Một người đàn ông quay về phía tôi và mỉm cười.
-
2:01 - 2:05Nhưng hắn có một bên răng rất to.
-
2:05 - 2:07Cả những con vật nữa.
-
2:07 - 2:10Tôi thấy một tòa nhà trắng. Trời đang có tuyết, tuyết khá mỏng.
-
2:10 - 2:15Tôi thấy một con ngựa đeo yên cương, kéo tuyết đi.
-
2:15 - 2:19Sau đó, một đêm, cảnh quan thay đổi.
-
2:19 - 2:21Tôi thấy chó mèo đi về phía mình.
-
2:21 - 2:24Chúng đi tới một điểm nhất định rồi dừng lại.
-
2:24 - 2:26Sau đó lại thay đổi.
-
2:26 - 2:29Tôi thấy rất nhiều trẻ con. Chúng đi lên đi xuống cầu thang.
-
2:29 - 2:32Chúng mặc đồ rực rỡ, đỏ thắm và xanh dương,
-
2:32 - 2:35như trang phục người phương Đông."
-
2:35 - 2:38Thỉnh thoảng, bà ấy nói, trước khi nhìn thấy người
-
2:38 - 2:42bà ấy có thể gặp ảo giác về những hình vuông hồng và xanh trên sàn,
-
2:42 - 2:45và sàn thì dường như nối với trần nhà.
-
2:45 - 2:49Tôi hỏi "Giống như một giấc mơ à?"
-
2:49 - 2:52Và bà ấy nói "Không, không giống như mơ. Nó giống như một bộ phim."
-
2:52 - 2:55Bà ấy nói "Có màu sắc. Có chuyển động.
-
2:55 - 2:59Nhưng hoàn toàn im lặng, như phim câm vậy."
-
2:59 - 3:01Và bà ấy nói đó là một bộ phim khá nhàm chán
-
3:01 - 3:04"Những người mặc đồ phương Đông này,
-
3:04 - 3:09đi lên đi xuống, lặp đi lặp lại, rất hạn chế."
-
3:09 - 3:11(Tiếng cười)
-
3:11 - 3:13Bà ấy có khiếu hài hước.
-
3:13 - 3:15Bà ấy biết rằng đó là ảo giác.
-
3:15 - 3:17Nhưng nó làm bà ta cảm thấy sợ hãi. Bà lão đã sống 95 năm
-
3:17 - 3:20và chưa bao giờ có ảo giác trước đó.
-
3:20 - 3:23Bà ấy nói rằng những ảo giác đó không có liên quan
-
3:23 - 3:27đến bất cứ điều gì bà ấy đang nghĩ hay cảm thấy hay đang làm.
-
3:27 - 3:31Rằng chúng dường như tự đến, tự đi.
-
3:31 - 3:33Bà ấy không thể kiểm soát được chúng.
-
3:33 - 3:35Bà ấy nói bà không nhận ra
-
3:35 - 3:37bất cứ ai hay nơi nào
-
3:37 - 3:39trong những ảo giác đó.
-
3:39 - 3:41Và không một ai hay con vật nào,
-
3:41 - 3:45chúng đều không để ý tới bà ta.
-
3:45 - 3:47Và bà không biết chuyện gì đang xảy ra.
-
3:47 - 3:49Bà cụ tự hỏi mình có bị điên
-
3:49 - 3:51hay mất trí không.
-
3:51 - 3:53Tôi đã kiểm tra bà lão cẩn thận.
-
3:53 - 3:55Đó là một bà lão còn nhanh nhẹn.
-
3:55 - 3:59Hoàn toàn minh mẫn. Bà ta không có vấn đề gì về sức khỏe.
-
3:59 - 4:03Không dùng thuốc nào có thể tạo ra ảo giác.
-
4:03 - 4:05Nhưng bà bị mù.
-
4:05 - 4:07Lúc đó tôi nói
-
4:07 - 4:09"Tôi nghĩ tôi biết bà bị làm sao."
-
4:09 - 4:13Tôi nói "Có một dạng đặc biệt của ảo giác thị giác
-
4:13 - 4:17liên quan đến sự suy giảm thị lực, hoặc mù lòa."
-
4:17 - 4:20"Hiện tượng này ban đầu được miêu tả
-
4:20 - 4:22vào thế kỷ 18,
-
4:22 - 4:25bởi một người tên là Charles Bonnet.
-
4:25 - 4:28Và bà có hội chứng Charles Bonnet.
-
4:28 - 4:30Não bộ không bị làm sao. Trí óc không bị làm sao cả.
-
4:30 - 4:33Bà có hội chứng Charles Bonnet."
-
4:33 - 4:36Và bà ta cảm thấy rất nhẹ nhõm bởi điều này,
-
4:36 - 4:40rằng không có gì nghiêm trọng cả,
-
4:40 - 4:43và có phần tò mò.
-
4:43 - 4:45Bà ấy hỏi "Charles Bonnet là ai?"
-
4:45 - 4:48"Bản thân ông ấy có gặp hội chứng này không?"
-
4:48 - 4:51Và bà ấy bảo "Nói với tất cả các y tá
-
4:51 - 4:54rằng tôi có hội chứng Charles Bonnet."
-
4:54 - 4:56(Tiếng cười)
-
4:56 - 5:00"Tôi không bị điên. Tôi không thần kinh. Tôi mắc hội chứng Charles Bonnet."
-
5:00 - 5:02Thế nên tôi có nói với các y tá.
-
5:02 - 5:05Chuyện này, đối với tôi, là một tình huống thường gặp.
-
5:05 - 5:07Tôi hầu hết thời gian làm tại các việc dưỡng lão.
-
5:07 - 5:09Tôi gặp rất nhiều người già
-
5:09 - 5:13có thị giác hoặc thính giác yếu.
-
5:13 - 5:15Khoảng 10% những người có thính giác suy giảm
-
5:15 - 5:18gặp ảo giác về âm thanh.
-
5:18 - 5:21Khoảng 10% những người thị giác suy giảm
-
5:21 - 5:23gặp ảo giác về hình ảnh.
-
5:23 - 5:25Bạn không cần phải hoàn toàn mù lòa,
-
5:25 - 5:27chỉ cần thị giác suy giảm tới một mức độ nào đó
-
5:27 - 5:31Với những miêu tả ban đầu tiên vào thế kỷ 18,
-
5:31 - 5:33Charles Bonnet không mắc hội chúng này.
-
5:33 - 5:36Ông của Bonnet đã gặp những ảo giác này.
-
5:36 - 5:39Ông của ngài là một thẩm phán, một người cao tuổi.
-
5:39 - 5:42Ông ấy đã qua phẫu thuật đục thủy tinh thể.
-
5:42 - 5:44Khả năng nhìn là rất kém.
-
5:44 - 5:49Năm 1759 ông ấy miêu tả cho cháu mình
-
5:49 - 5:51nhiều thứ ông ấy đã nhìn thấy.
-
5:51 - 5:53Đầu tiên ông ấy thấy
-
5:53 - 5:55là một cái khăn tay ở giữa không khí.
-
5:55 - 5:57Đó là một cái khăn tay rộng màu xanh dương
-
5:57 - 5:59với bốn hình tròn màu cam.
-
5:59 - 6:02Và ông ấy biết đấy là ảo giác.
-
6:02 - 6:04Không có khăn tay lơ lửng giữa không khí.
-
6:04 - 6:08Sau đó ông ấy nhìn thấy một cái bánh xe lớn giữa không trung.
-
6:08 - 6:13Thỉnh thoảng ông ấy không rõ mình có đang gặp ảo giác hay không.
-
6:13 - 6:15Bởi những ảo giác hợp với
-
6:15 - 6:17hoàn cảnh bấy giờ.
-
6:17 - 6:20Một lần, khi các cháu gái đến thăm,
-
6:20 - 6:25ông ấy hỏi "Còn những chàng đẹp trai đi cùng cháu là ai?"
-
6:25 - 6:29Chúng nói "Ông à, không có anh chàng đẹp trai nào đâu."
-
6:29 - 6:33Và những chàng trai biết mất.
-
6:33 - 6:36Những ảo giác này
-
6:36 - 6:39thường xuất hiện và biến đi chớp nhoáng.
-
6:39 - 6:41Chúng thường không lờ mờ xuất hiện và biến mất dần.
-
6:41 - 6:44Chúng khá bất ngờ. Và thay đổi bất ngờ.
-
6:44 - 6:47Charles Lullin, người ông,
-
6:47 - 6:50nhìn thấy hàng trăm hình ảnh khác nhau,
-
6:50 - 6:52những cảnh quan khác nhau.
-
6:52 - 6:56Một lần ông ấy thấy một người đàn ông mặc áo choàng tắm đang hút thuốc,
-
6:56 - 6:59và nhận ra đó chính là bản thân mình.
-
6:59 - 7:02Đó là hình ảnh duy nhất mà ông nhận ra.
-
7:02 - 7:06Lần khác khi đang đi trên đường phố Paris,
-
7:06 - 7:09ông ấy thấy -- cái này là thật -- một giàn giáo.
-
7:09 - 7:12Nhưng khi về nhà ông ta thấy một mô hình nhỏ của giàn giáo đó
-
7:12 - 7:16cao 6 inch, trên bàn làm việc của mình.
-
7:16 - 7:19Sự lặp lại của nhận thức
-
7:19 - 7:21đôi khi được gọi là palinopsia (thấy lại).
-
7:21 - 7:26Với ông ấy, và với Rosalie,
-
7:26 - 7:28điều dường như đang diễn ra --
-
7:28 - 7:30và Rosalie nói "Chuyện gì đang diễn ra?" --
-
7:30 - 7:33và tôi nói rằng khi bà mất dần thị lực,
-
7:33 - 7:36khi các phần thị giác trong não không còn nhận thông tin nữa,
-
7:36 - 7:39chúng trở nên dễ bị kích động.
-
7:39 - 7:41Và chúng bắt đầu hoạt động tự phát.
-
7:41 - 7:44Bạn bắt đầu nhìn thấy nhiều thứ.
-
7:44 - 7:47Những điều bạn thấy có thể rất phức tạp.
-
7:47 - 7:51Với một bệnh nhân khác của tôi,
-
7:51 - 7:53người mà, như Charles Lullin, vẫn còn chưa mù hẳn,
-
7:53 - 7:57những hình ảnh bà nhìn thấy đôi khi gây hoang mang.
-
7:57 - 8:00Một lần bà ấy nói rằng mình nhìn thấy
-
8:00 - 8:03một người đàn ông áo kẻ trong một nhà hàng.
-
8:03 - 8:05Và người ấy quay lại. Và sau đó
-
8:05 - 8:08phân chia thành 6 người áo kẻ giống hệt nhau,
-
8:08 - 8:11những người đó bắt đầu đi về hướng bà ta.
-
8:11 - 8:14Và sáu hình ảnh đó nhập lại với nhau, như một cái đàn accordion ép lại.
-
8:14 - 8:16Một lần, khi đang lái xe,
-
8:16 - 8:18đúng hơn là, lúc đó chồng của bà ấy đang lái xe,
-
8:18 - 8:20con đường chia làm bốn.
-
8:20 - 8:24Và bà ấy thấy mình đồng thời đi lên cả bốn con đường.
-
8:24 - 8:29Bà ta cũng có những ảo giác rất linh động.
-
8:29 - 8:32Rất nhiều số đó liên quan đến xe cộ.
-
8:32 - 8:34Đôi lúc bà ta thấy một cậu thiếu niên
-
8:34 - 8:37ngồi trên nóc xe.
-
8:37 - 8:39Anh ta bám rất chắc và di chuyển khéo léo
-
8:39 - 8:41mỗi khi xe rẽ.
-
8:41 - 8:44Và khi họ dừng lại,
-
8:44 - 8:47cậu ta sẽ bay vọt thẳng lên, 30m trên cao
-
8:47 - 8:50và rồi biến mất.
-
8:50 - 8:55Một bệnh nhân khác của tôi mắc một chứng ảo giác khác.
-
8:55 - 8:58Đây là một người phụ nữ không mắc tật về mắt,
-
8:58 - 9:00nhưng về phần thị giác trong não.
-
9:00 - 9:03Một khối u nhỏ trong vỏ não hậu chẩm.
-
9:03 - 9:08Và cô ấy nhìn thấy các hình ảnh hoạt hình.
-
9:08 - 9:13Những hoạt hình trong suốt
-
9:13 - 9:16và che mất một nửa khung cảnh, như một màn chắn vậy.
-
9:16 - 9:22Đặc biệt cô ấy thấy hình chú ếch Kermit.
-
9:22 - 9:23(Tiếng cười)
-
9:23 - 9:26Tôi không xem Phố Sesame.
-
9:26 - 9:29Nhưng cô ấy có lý khi hỏi rằng
-
9:29 - 9:33"Sao lại là Kermit?" Cô ấy nói "Ếch Kermit không có ý nghĩa gì với tôi.
-
9:33 - 9:36Ông biết đấy, tôi đang nghĩ về những yếu tố quyết định của Freud.
-
9:36 - 9:38Sao lại là Kermit?
-
9:38 - 9:40Ếch Kermit không là gì đối với tôi."
-
9:40 - 9:42Cô ấy không chú ý tới những hình ảnh hoạt họa đến thế.
-
9:42 - 9:46Nhưng điều làm cô ấy khó chịu đó là cô ấy gặp phải
-
9:46 - 9:49hình ảnh hoặc ảo giác lặp đi lặp lại về những khuôn mặt
-
9:49 - 9:52và giống như với Rosalie, những khuôn mặt thường bị biến dạng,
-
9:52 - 9:56răng rất to hoặc mắt rất to.
-
9:56 - 9:59Và chúng làm cô ấy sợ.
-
9:59 - 10:03Vậy thì chuyện gì đang xảy ra với những người này?
-
10:03 - 10:06Là một bác sĩ, tôi phải cố gắng tìm ra điều gì đang diễn ra,
-
10:06 - 10:08và khiến họ yên tâm.
-
10:08 - 10:12Đặc biệt khiến họ yên tâm rằng mình không bị điên.
-
10:12 - 10:15Như tôi đã nói, khoảng 10%
-
10:15 - 10:18những người bị suy giảm thị giác gặp chúng.
-
10:18 - 10:22Nhưng không nhiều hơn 1% những người này thừa nhận.
-
10:22 - 10:25Bởi họ sợ rằng mình sẽ bị coi như người điên.
-
10:25 - 10:27Và nếu họ đề cập tới việc đó với bác sĩ
-
10:27 - 10:30họ có thể bị chẩn đoán nhầm.
-
10:30 - 10:32Cụ thể, có quan niệm rằng nếu bạn nhìn thấy
-
10:32 - 10:35hoặc nghe thấy những thứ kỳ dị, bạn bị thần kinh.
-
10:35 - 10:38Nhưng ảo giác rối loạn thần kinh khác thế này.
-
10:38 - 10:41Ảo giác rối loạn thần kinh, dù là hình ảnh hay âm thanh,
-
10:41 - 10:43chúng hướng tới bạn. Chúng buộc tội bạn.
-
10:43 - 10:45Chúng quyến rũ bạn. Chúng lăng mạ bạn.
-
10:45 - 10:48Chúng chế nhạo bạn.
-
10:48 - 10:50Bạn giao tiếp với chúng.
-
10:50 - 10:53Những điều vừa rồi hoàn toàn không xuất hiện
-
10:53 - 10:56trong ảo giác Charles Bonnet.
-
10:56 - 11:00Chỉ như một thước phim. Bạn xem một bộ phim không liên quan đến mình.
-
11:00 - 11:03Hay đó là cách mọi người nghĩ về nó.
-
11:03 - 11:07Có một chứng hiếm gặp gọi là động kinh ở thùy thái dương.
-
11:07 - 11:10Và đôi khi, nếu mắc chứng này,
-
11:10 - 11:12người bệnh có thể cảm thấy mình quay lại
-
11:12 - 11:15một thời điểm và địa điểm trong quá khứ.
-
11:15 - 11:17Bạn đang ở một giao lộ cụ thể nào đó.
-
11:17 - 11:19Bạn ngửi thấy hạt dẻ rang.
-
11:19 - 11:22Bạn nghe thấy xe cộ. Mọi giác quan đều cảm nhận.
-
11:22 - 11:24Và bạn đang đợi cô gái của mình.
-
11:24 - 11:28Và đây là tối thứ Ba đó năm 1982.
-
11:28 - 11:30Những ảo giác thùy thái dương
-
11:30 - 11:32đều là những ảo giác đa giác quan,
-
11:32 - 11:35đầy cảm nhận, đầy sự quen thuộc,
-
11:35 - 11:37đặt trong thời gian và không gian nhất định,
-
11:37 - 11:39mạch lạc, ấn tượng.
-
11:39 - 11:42Những ảo giác Charles Bonnet thì khác.
-
11:42 - 11:46Trong những ảo giác Charles Bonnet,
-
11:46 - 11:48bạn có nhiều mức độ,
-
11:48 - 11:50từ ảo giác hình học,
-
11:50 - 11:53những hình vuông hồng và xanh,
-
11:53 - 11:57tới những ảo khác khá phức tạp
-
11:57 - 12:00với người và đặc biệt là những khuôn mặt.
-
12:00 - 12:03Những khuôn mặt, đôi khi bị biến dạng,
-
12:03 - 12:06là điểm chung thường gặp nhất
-
12:06 - 12:08ở những ảo giác này.
-
12:08 - 12:11Điều thường gặp thứ hai là hoạt hình.
-
12:11 - 12:14Vậy thì, điều gì đang diễn ra?
-
12:14 - 12:16Đáng chú ý thay, trong những năm gần đây,
-
12:16 - 12:20chúng ta đã có thể quét chức năng não,
-
12:20 - 12:24thực hiện chụp cộng hưởng từ chức năng khi họ đang gặp ảo giác.
-
12:24 - 12:28Và trong thực tế, đã có thể nhận ra những phần khác nhau
-
12:28 - 12:31của bộ não thị giác được kích hoạt
-
12:31 - 12:33khi họ đang gặp ảo giác.
-
12:33 - 12:36Khi họ gặp những ảo giác hình học đơn giản,
-
12:36 - 12:40phần vỏ não thị giác chính được kích hoạt.
-
12:40 - 12:43Đây là phần não bộ nhận biết góc cạnh và hình dạng.
-
12:43 - 12:47Bạn không tạo hình ảnh với vỏ não thị giác chính.
-
12:47 - 12:50Khi hình ảnh được hình thành,
-
12:50 - 12:52một phần cao hơn trong vỏ não thị giác
-
12:52 - 12:54sẽ tham gia với thùy thái dương.
-
12:54 - 12:59Cụ thể, một vùng thùy thái dương
-
12:59 - 13:01gọi là cuộn fusiform.
-
13:01 - 13:05Và người ta biết rằng nếu cuộn fusigorm bị tổn thương,
-
13:05 - 13:09ta có thể mất khả năng nhận diện mặt.
-
13:09 - 13:13Nhưng nếu có một hoạt động bất thường trong cuộn fusiform,
-
13:13 - 13:15ta có thể gặp ảo giác những khuôn mặt.
-
13:15 - 13:18Và đây chính là điều bạn thấy ở một số những người này.
-
13:18 - 13:22Có một vùng trong phần trước cuộn não này
-
13:22 - 13:27nơi mà răng và mắt được tiếp nhận.
-
13:27 - 13:30Và vùng đó trong cuộn não được kích hoạt
-
13:30 - 13:34khi người ta gặp các ảo giác biến dạng.
-
13:34 - 13:36Có một phần khác trong não bộ
-
13:36 - 13:38được đặc biệt kích hoạt
-
13:38 - 13:40khi ta xem hoạt hình.
-
13:40 - 13:43Nó hoạt động khi ta nhận diện hoạt hình,
-
13:43 - 13:47khi ta vẽ hoạt hình, và khi ta ảo giác thấy chúng.
-
13:47 - 13:50Thật thú vị bởi điều này rất cụ thể.
-
13:50 - 13:53Có những phần khác trong não chuyên tham gia
-
13:53 - 13:55vào việc nhận diện và gây ảo giác
-
13:55 - 13:58về nhà cửa và phong cảnh.
-
13:58 - 14:01Vào khoảng năm 1970 người ta tìm ra rằng không chỉ có những phần nhất định của não bộ tham gia vào việc này
-
14:01 - 14:03mà còn cả những tế bào nhất định.
-
14:03 - 14:08"Tế bào nhận diện mặt" được phát hiện vào khoảng năm 1970.
-
14:08 - 14:10Và giờ chúng ta đã biết có hàng trăm
-
14:10 - 14:12loại tế bào khác,
-
14:12 - 14:14chúng có thể hoạt động vô cùng cụ thể.
-
14:14 - 14:16Vậy nên bạn có thể không chỉ có
-
14:16 - 14:18những tế bào nhận diện "ô tô",
-
14:18 - 14:21và còn có thể có tế bào "Aston Martin".
-
14:21 - 14:23(Tiếng cười)
-
14:23 - 14:25Tôi nhìn thấy một chiếc Aston Martin sáng nay.
-
14:25 - 14:27Tôi phải đưa nó vào.
-
14:27 - 14:30Và giờ nó đang ở đâu đó trong này.
-
14:30 - 14:33(Tiếng cười)
-
14:33 - 14:37Tại cấp độ này, gọi là vỏ não thái dương dưới,
-
14:37 - 14:40chỉ có hình ảnh trực quan,
-
14:40 - 14:43hoặc những mảnh vụn.
-
14:43 - 14:46Chỉ tại những cấp cao hơn
-
14:46 - 14:48các giác quan khác mới tham gia vào
-
14:48 - 14:50và xuất hiện các liên kết với trí nhớ và cảm xúc.
-
14:50 - 14:53Trong hôi chúng Charles Bonnet
-
14:53 - 14:55bạn không lên tới những cấp cao đó.
-
14:55 - 14:58Bạn đang ở trong những cấp thuộc vùng vỏ não thị giác trong
-
14:58 - 15:00nơi mà bạn có hàng nghìn và hàng chục nghìn
-
15:00 - 15:03và hàng triệu hình ảnh,
-
15:03 - 15:05hay những mảnh ghép vụn vặt,
-
15:05 - 15:07tất cả đều được thần kinh mã hóa
-
15:07 - 15:11trong những tế bào hoặc cụm tế bào nhỏ nhất định.
-
15:11 - 15:14Thường thì chúng là một phần
-
15:14 - 15:18trong dòng nhận thức hoặc tưởng tượng tổng hợp.
-
15:18 - 15:21Một người không ý thức được chúng.
-
15:21 - 15:25Chỉ khi một người bị suy giảm thị lực, hay mù lòa,
-
15:25 - 15:27quá trình đó mới bị ngắt quãng.
-
15:27 - 15:30Và thay vì nhận thức bình thường,
-
15:30 - 15:32bạn gặp phải những kích thích
-
15:32 - 15:35rối loạn, hoặc giải phóng
-
15:35 - 15:37tất cả những tế bào thị giác này
-
15:37 - 15:39vào vùng vỏ não thái dương dưới.
-
15:39 - 15:42Đột nhiên bạn thấy một gương mặt. Đột nhiên bạn thấy một chiếc xe.
-
15:42 - 15:45Đột nhiên điều này, và đột nhiên điều khác.
-
15:45 - 15:47Trí óc cố gắng hết sức để giữ trật tự,
-
15:47 - 15:50và tạo ra sự mạch lạc.
-
15:50 - 15:52Nhưng không thành công.
-
15:52 - 15:54Khi những điều này mới được báo cáo
-
15:54 - 15:58người ta cho rằng chúng có thể đươc giải thích như những giấc mơ.
-
15:58 - 16:00Trong thực tế mọi người nói,
-
16:00 - 16:03"Tôi không biết những người đó. Tôi không có mối liên quan nào với họ."
-
16:03 - 16:06"Kermit không có ý nghĩa gì đối với tôi."
-
16:06 - 16:11Bạn sẽ không đi đến đâu nếu cứ nghĩ về chúng như những giấc mơ.
-
16:11 - 16:16Tôi đã nói gần đủ những điều mình muốn nói.
-
16:16 - 16:19Tôi nghĩ mình nên tổng kết lại
-
16:19 - 16:21và kết luận rằng điều này là phổ biến.
-
16:21 - 16:23Hãy nghĩ về số người mù lòa.
-
16:23 - 16:25Phải có hàng trăm nghìn người mù
-
16:25 - 16:27gặp những ảo giác này,
-
16:27 - 16:29nhưng quá e ngại đề cập đến chúng.
-
16:29 - 16:32Những điều như thế này cần được
-
16:32 - 16:38thông báo, cho các bệnh nhân, bác sĩ, cho đại chúng.
-
16:38 - 16:40Cuối cùng, tôi cho rằng chúng
-
16:40 - 16:43vô cùng đáng quan tâm và trân trọng,
-
16:43 - 16:47bởi đã cho ta cái nhìn sâu sắc hơn về cách bộ não vận hành.
-
16:47 - 16:50Charles Bonnet nói rằng, 250 năm trước --
-
16:50 - 16:54ông ấy tự hỏi, về những ảo giác này,
-
16:54 - 16:57như ông ấy đã viết, làm cách nào vở kịch của trí óc
-
16:57 - 17:00có thể được tạo ra nhờ cơ cấu bộ não.
-
17:00 - 17:03Giờ thì, 250 năm sau,
-
17:03 - 17:06tôi nghĩ chúng ta đang bắt đầu hé mở cách thức mà nó được thực hiện.
-
17:06 - 17:08Cảm ơn rất nhiều.
-
17:08 - 17:11(Vỗ tay)
-
17:11 - 17:14Chris Anderson: Thật tuyệt vời. Cảm ơn ông rất nhiều.
-
17:14 - 17:16Ông vừa nói chuyện với một cái nhìn thật sâu sắc
-
17:16 - 17:19sự đồng cảm với bệnh nhân.
-
17:19 - 17:24Bản thân ông đã từng gặp những hội chứng mà ông viết trong sách chưa?
-
17:24 - 17:26Oliver Sacks: Tôi đã sợ là anh sẽ hỏi thế.
-
17:26 - 17:27(Tiếng cười)
-
17:27 - 17:30Vâng, khá nhiều.
-
17:30 - 17:33Thực ra thị lực của tôi cũng có phần suy yếu.
-
17:33 - 17:36Tôi mù một mắt, và mắt còn lại không tốt lắm.
-
17:36 - 17:40Tôi có thấy ảo giác hình học.
-
17:40 - 17:42Nhưng chỉ đến thế thôi.
-
17:42 - 17:44C.A: Và chúng không khiến ông khó chịu?
-
17:44 - 17:46Bởi vì ông hiểu cái gì tạo ra chúng. Nó không làm ông lo lắng đúng không?
-
17:46 - 17:50O.S: Chúng khiến tôi khó chịu như là chứng ù tai của tôi,
-
17:50 - 17:53một thứ mà tôi không để tâm.
-
17:53 - 17:55Đôi khi chúng khiến tôi chú ý.
-
17:55 - 17:58Và tôi có rất nhiều hình ảnh của chúng trong sổ tay.
-
17:58 - 18:01Bản thân tôi đã đi chụp cộng hưởng từ
-
18:01 - 18:04để xem vùng vỏ não thị giác của mình đang điều khiển như thế nào.
-
18:04 - 18:08và khi tôi thấy những hình lục giác,
-
18:08 - 18:10và tôi cũng thấy những hình phức tạp,
-
18:10 - 18:12khi tôi bị rối loạn thị giác nửa đầu,
-
18:12 - 18:14tôi tự hỏi liệu mọi người có thấy những điều như thế không,
-
18:14 - 18:17và liệu những thứ như tranh trong hang động, hay họa tiết trang trí
-
18:17 - 18:20có thể đã dựa trên chúng một chút.
-
18:20 - 18:22C.A: Đố là một bài nói chuyện vô cùng hấp dẫn.
-
18:22 - 18:24Cảm ơn ông rất nhiều vì đã chia sẻ.
-
18:24 - 18:26O.S: Cảm ơn anh. Cảm ơn.
-
18:26 - 18:28(Tiếng vỗ tay)
- Title:
- Oliver Sacks: Những điều ảo giác tiết lộ về trí não
- Speaker:
- Oliver Sacks
- Description:
-
Nhà thần kinh học - tác giả Oliver Sacks hướng sự chú ý của chúng ta tới hội chứng Charles Bonnett -- khi người có thị lực kém trải nghiệm những ảo giác rõ ràng. Ông miêu tả trải nghiệm của bệnh nhân với những chi tiết cảm động và chỉ dẫn cho chúng ta hiện tượng sinh học còn ít được nhắc đến này.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 18:32