Return to Video

Cách nói chuyện với bố: biến tranh cãi thành trò chuyện | Madeline Poultridge | TEDxOlympia

  • 0:15 - 0:20
    Tôi đã vướng vào khá nhiều cuộc cãi vã.
  • 0:20 - 0:21
    Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều thế.
  • 0:22 - 0:24
    Tôi biết không thể tránh khỏi mâu thuẫn
  • 0:24 - 0:29
    nhưng tôi luôn cảm giác có cách nào đó
    để điều này mang tính xây dựng hơn.
  • 0:29 - 0:32
    Và tôi bắt đầu nghĩ nghiêm túc về điều này
    trong lớp học vẽ,
  • 0:32 - 0:35
    vào năm lớp 9.
  • 0:35 - 0:39
    Hồi đó tôi chẳng quen ai trong lớp cả
    nên trong khi làm bài tập,
  • 0:39 - 0:42
    tôi đã nghe lỏm
    một vài cô gái ngồi bàn bên cạnh
  • 0:42 - 0:46
    và họ nói về chuyện cãi nhau với ai đó
  • 0:46 - 0:50
    nhưng có một phần trong cuộc nói chuyện
    làm tôi để ý.
  • 0:51 - 0:55
    "Ôi trời ạ, cô ta còn chẳng thèm cãi lại.
  • 0:55 - 0:58
    Cô ta cứ thoái lui thôi, thật không thể
    tin được".
  • 0:59 - 1:02
    Và khi nghe điều đó, tôi nhớ là
    mình đã nghĩ
  • 1:02 - 1:06
    "Ồ, ước gì mình cũng làm được như thế.
  • 1:06 - 1:09
    Tôi ước rằng thỉnh thoảng
    mình cũng biết cách bỏ cuộc
  • 1:09 - 1:14
    và rút lui khỏi những cuộc tranh cãi
    đến hồi nãy lửa hơn."
  • 1:14 - 1:17
    Vậy nên, tôi cứ nhớ mãi
    cuộc nói chuyện này,
  • 1:17 - 1:22
    và cuối cùng thì, chính nó khiến tôi
    bắt đầu học để trở thành người hòa giải.
  • 1:22 - 1:25
    Và vai trò của người hòa giải, nếu các bạn
    chưa biết,
  • 1:25 - 1:30
    là bên thứ ba trung lập giúp những người
    có mâu thuẫn tìm cách giải quyết.
  • 1:30 - 1:33
    Và họ đặc biệt ở chỗ họ sẽ không nói
    các bạn phải làm gì
  • 1:33 - 1:35
    như những thẩm phán hay làm.
  • 1:35 - 1:39
    Điều họ làm là hướng cuộc nói chuyện của
    những người đang tranh chấp
  • 1:39 - 1:42
    đến chỗ họ có thể tự tìm đến sự đồng lòng.
  • 1:42 - 1:44
    Khi tôi tham gia một trong những
    khóa đào tạo đầu tiên của mình
  • 1:44 - 1:48
    học cách giao tiếp khi có mâu thuẫn.
  • 1:48 - 1:51
    Tôi cứ nghĩ mãi về cuộc trò chuyện của
    những cô gái đó
  • 1:51 - 1:54
    và những trận cãi vã của tôi với bạn bè
    hoặc gia đình
  • 1:54 - 1:56
    trong cuộc sống hàng ngày.
  • 1:56 - 1:58
    Có một điều trở nên rõ ràng rằng
  • 1:58 - 2:02
    bạn không thể dàn xếp một buổi hòa giải
    cho mỗi cuộc tranh cãi của mình.
  • 2:02 - 2:04
    Thực sự là có quá nhiều.
  • 2:04 - 2:10
    Nhưng có những kỹ năng hòa giải có thể
    sử dụng được trong nhiều tình huống
  • 2:10 - 2:14
    và tôi quyết định áp dụng chúng hàng ngày.
  • 2:14 - 2:18
    Một kỹ năng mà tôi dùng rất nhiều đó là
    "những câu hỏi vàng".
  • 2:18 - 2:23
    Đó là 3 câu hỏi vàng mà người hòa giải
    sẽ hỏi:
  • 2:23 - 2:26
    "Bạn quan tâm về điều gì nhất?",
  • 2:26 - 2:28
    "Bạn mong muốn điều gì xảy ra nhất?",
  • 2:28 - 2:32
    "Bạn muốn người kia hiểu điều gì nhất?".
  • 2:33 - 2:36
    Thường thì, người hòa giải sẽ hỏi
    những người đang tranh luận những câu này
  • 2:36 - 2:38
    trong phiên dàn xếp,
  • 2:38 - 2:41
    nhưng sau khi tham gia các khóa huấn luyện
  • 2:41 - 2:45
    tôi nhận ra tôi hay tự hỏi mình
    những câu hỏi trên khi đang cãi vã.
  • 2:45 - 2:49
    Và những câu trả lời thường đem đến
    một cách thức dễ dàng và trực tiếp
  • 2:49 - 2:53
    giúp tôi nói ra những mối quan tâm
    và cảm xúc của bản thân,
  • 2:53 - 2:55
    để rồi có thể bắt đầu cuộc trò chuyện.
  • 2:55 - 2:58
    Đó là ưu điểm của những câu hỏi vàng:
  • 2:58 - 3:01
    không cần phải có người hòa giải
  • 3:01 - 3:04
    và bạn không cần phải trở thành
    người hòa giải.
  • 3:04 - 3:06
    Đó là một công cụ bạn có thể mang theo
  • 3:06 - 3:10
    và đem ra sử dụng bất kỳ lúc nào bạn cần,
    giống như chiếc điện thoại di động vậy.
  • 3:10 - 3:11
    (Tiếng cười)
  • 3:11 - 3:12
    Khi gia đình tôi mua những chiếc di động
    đầu tiên,
  • 3:14 - 3:16
    bố mẹ tôi đã nói rõ rằng
  • 3:16 - 3:19
    điện thoại là để giao tiếp
  • 3:19 - 3:21
    và tôi phải nhấc máy khi họ gọi.
  • 3:21 - 3:23
    Nghe có vẻ hợp lý.
  • 3:23 - 3:27
    Trong khi tôi cố gắng để giữ đúng lời hứa,
  • 3:27 - 3:30
    thì bố mẹ lại chẳng bao giờ nhấc máy
    mỗi khi tôi gọi.
  • 3:30 - 3:32
    (Tiếng cười)
  • 3:32 - 3:36
    Lúc đó họ cũng mới sử dụng điện thoại,
    nhưng điều đó thực sự làm tôi khó chịu.
  • 3:36 - 3:40
    Vậy nên, tôi tự hỏi
  • 3:40 - 3:42
    "Điều tôi muốn xảy ra nhất là gì?"
  • 3:43 - 3:47
    Chính là sự công bằng.
  • 3:47 - 3:51
    Thế rồi tôi tìm bố mẹ và nói về chuyện này
  • 3:51 - 3:54
    rằng điện thoại là phương tiện giao tiếp
    hai chiều.
  • 3:54 - 3:55
    (Tiếng cười)
  • 3:55 - 3:59
    Nếu họ mong tôi nghe máy thì họ
    cũng phải làm điều tương tự.
  • 3:59 - 4:02
    Phải như thế thì thỏa thuận này mới có
    hiệu lực.
  • 4:02 - 4:04
    Và giờ, nhiều năm sau lần đó,
  • 4:04 - 4:07
    chúng tôi đều biết rõ cách sử dụng
    điện thoại hơn một chút,
  • 4:07 - 4:10
    và có sự công bằng
  • 4:10 - 4:13
    vì giờ chúng tôi chẳng thèm nghe máy nữa
    mà toàn nhắn tin thôi.
  • 4:13 - 4:14
    (Tiếng cười)
  • 4:14 - 4:19
    Nhiều khi, bạn chẳng có thời gian để
    ngồi xuống
  • 4:19 - 4:21
    và tranh luận với người khác như vậy.
  • 4:21 - 4:24
    Nhiều khi, tình huống phức tạp hơn
    một chút,
  • 4:24 - 4:28
    đặc biệt là khi việc không quan trọng lắm
    đối với bạn
  • 4:28 - 4:32
    lại có ý nghĩa lớn với người khác.
  • 4:32 - 4:35
    Hôm nọ, tôi giúp mẹ sửa lại tay nắm cửa
    ở nhà.
  • 4:35 - 4:39
    Tôi xuống tầng hầm để lấy cho mẹ
    vài thanh gỗ và cái tua vít.
  • 4:39 - 4:43
    Mẹ sửa cái tay nắm cửa rồi bảo rằng bà sẽ
    mang đồ nghề để lại tầng hầm.
  • 4:43 - 4:45
    Tôi không cần phải làm.
  • 4:45 - 4:49
    Đương nhiên là tôi thích như thế, nhưng
    bố tôi lại không hài lòng.
  • 4:49 - 4:51
    Bố tôi thực sự không thích, và bảo:
  • 4:51 - 4:54
    "Nếu Madeline đã lấy dụng cụ từ dưới
    tầng hầm,
  • 4:54 - 4:58
    thì nó cũng phải đem trả về chỗ cũ.
    Phải là nó làm chứ."
  • 4:58 - 5:00
    Mẹ và tôi thấy hơi khó hiểu
  • 5:00 - 5:02
    vì bà là người muốn đem đồ đi cất mà.
  • 5:02 - 5:04
    Chúng tôi không thấy có vấn đề gì cả.
  • 5:04 - 5:09
    Nhưng bố tôi vẫn cứ cương quyết là vậy,
    còn chúng tôi thì thấy bối rối.
  • 5:09 - 5:13
    Trong giây phút yên lặng đó,
  • 5:13 - 5:16
    bố tôi đã tự vấn bằng một câu hỏi vàng,
  • 5:16 - 5:19
    mà ông nói cho chúng tôi biết điều ông
    quan tâm nhất:
  • 5:20 - 5:23
    "Vì Madeline đã lấy dụng cụ
    từ dưới hầm lên
  • 5:23 - 5:25
    con bé sẽ cất đúng chỗ.
  • 5:25 - 5:29
    Nếu người khác đem cất thì có thể sẽ đặt
    sai vị trí
  • 5:29 - 5:32
    khiến người dùng sau khó tìm."
  • 5:33 - 5:36
    Và lúc đó, mẹ và tôi hoàn toàn hiểu điều
    bố nói
  • 5:36 - 5:40
    Nếu bạn biết bố tôi, bạn sẽ biết rằng ông
    thích câu nói "mise en place"
  • 5:40 - 5:44
    và theo thuật ngữ nấu nướng thì câu đó
    mang nghĩa "mọi thứ ở đúng chỗ của nó"
  • 5:44 - 5:48
    và ông luôn cố gắng để duy trì điều đó
    trong cuộc sống hàng ngày.
  • 5:48 - 5:52
    Dù ông có cố tình tự hỏi bản thân câu đó
    hay không
  • 5:52 - 5:58
    nó cũng trở thành cầu nối khoảng cách
    giữa tôi, mẹ và bố.
  • 5:59 - 6:03
    Tôi muốn nói thêm một chút về bố mình
  • 6:03 - 6:07
    Tính cách của bố và tôi khá giống nhau.
  • 6:07 - 6:10
    Chúng tôi đều muốn mọi thứ diễn ra
    một cách trôi chảy và hiệu quả.
  • 6:10 - 6:15
    Có thể nói chúng tôi là những kẻ cầu toàn.
  • 6:15 - 6:17
    Nhưng dù tính cách giống nhau, chúng tôi
    vẫn có những điểm khác biệt
  • 6:17 - 6:20
    và điều đó khiến giữa chúng tôi hay xảy ra
    mâu thuẫn.
  • 6:20 - 6:22
    Nếu có gì sai thuộc trách nhiệm của bố
  • 6:22 - 6:26
    ông sẽ tập trung cải thiện chuyện đó
    cho đến khi ổn thì thôi.
  • 6:26 - 6:29
    Nếu tôi làm gì sai,
  • 6:29 - 6:31
    tôi chẳng thèm để tâm kiểm soát
    chuyện đó nữa
  • 6:31 - 6:34
    thế nên tôi quên nó đi và tiếp tục làm tốt
    những việc tiếp theo.
  • 6:34 - 6:37
    (Tiếng cười)
  • 6:37 - 6:39
    Tôi là kẻ cầu toàn kiểu lười biếng.
  • 6:39 - 6:41
    (Tiếng cười)
  • 6:41 - 6:44
    Tôi quyết định tự hỏi những câu hỏi vàng
    vào những thời điểm
  • 6:44 - 6:47
    mà phương thức hoạt động của chúng tôi
    khác nhau.
  • 6:47 - 6:51
    Có một lần, như thường lệ,
    tôi quên rửa bát.
  • 6:52 - 6:55
    Bố tôi thì không quên chuyện bát đĩa
    chưa rửa
  • 6:55 - 6:59
    và nhắc tôi ngay về chuyện đó.
  • 6:59 - 7:02
    "Madeline, con phải rửa bát đi chứ.
    Tại sao vẫn chưa rửa hả?
  • 7:02 - 7:06
    Dùng xong thì phải rửa ngay đi chứ"
  • 7:06 - 7:09
    Tất cả điều ông nói đều hợp lý.
  • 7:09 - 7:14
    Nhưng, đương nhiên, bản tính cầu toàn
    lười biếng của tôi không thích bị nhắc nhở
  • 7:14 - 7:16
    khi tôi làm chuyện gì sai
  • 7:16 - 7:19
    tôi cảm thấy như cuộc trò chuyện này
    sẽ chẳng đi tới đâu cả
  • 7:19 - 7:21
    vì tôi không buồn đáp trả.
  • 7:21 - 7:24
    Nên tôi tự hỏi bản thân mình
  • 7:24 - 7:27
    "Tôi muốn bố hiểu được điều gì nhất?"
  • 7:28 - 7:34
    "Bố, con muốn bố hiểu rằng bây giờ mình
    đang ở trong xe
  • 7:34 - 7:35
    ở tận phía bên kia của thành phố."
  • 7:35 - 7:37
    (Tiếng cười)
  • 7:38 - 7:42
    "Bây giờ, con chẳng thể làm gì với
    cái đĩa này được,
  • 7:42 - 7:45
    Con không biết nên làm sao."
  • 7:45 - 7:47
    (Tiếng cười)
  • 7:47 - 7:50
    "Thay vì nhắc nhở con rằng con đã làm
    điều gì sai
  • 7:50 - 7:53
    sao chúng ta không nói về chuyện con cần
    làm thế nào
  • 7:53 - 7:58
    bây giờ và trong tương lai, khi mà con
    lại quên rửa bát."
  • 7:58 - 8:00
    Lúc đó, những câu hỏi vàng đã giúp tôi
  • 8:00 - 8:05
    bắt đầu cuộc nói chuyện về một thứ,
    dù chỉ nhỏ nhặt thôi
  • 8:05 - 8:08
    nhưng cũng làm tôi thấy khó khăn
    để nói ra.
  • 8:08 - 8:11
    Điều tôi muốn nói là
  • 8:11 - 8:14
    tất cả mọi người đều có một "ông bố"
    như vậy
  • 8:14 - 8:20
    dù là anh chị em, hàng xóm, đồng nghiệp
    hay là mẹ
  • 8:20 - 8:22
    Tất cả mọi người đều có một ai đó
  • 8:22 - 8:26
    mà họ cảm thấy khó khăn khi
    nói chuyện cùng
  • 8:26 - 8:30
    và những mâu thuẫn với "ông bố"
    của mỗi người đều khác nhau,
  • 8:30 - 8:37
    nhưng trong mọi trường hợp, bạn đều có thể
    sử dụng những câu hỏi vàng.
  • 8:37 - 8:39
    Bởi vì dù bạn không thể sắp xếp được
    một buổi dàn xếp
  • 8:39 - 8:42
    cho mỗi cuộc tranh cãi mà bạn vướng phải
  • 8:42 - 8:46
    bạn đều có thể sử dụng kỹ năng tư duy
    phân tích
  • 8:46 - 8:51
    bạn có thể lùi một bước, tự hỏi bản thân
  • 8:51 - 8:54
    "Mối quan tâm lớn nhất của bạn là gì?"
  • 8:54 - 8:57
    "Bạn muốn điều gì xảy ra nhất?"
  • 8:57 - 9:01
    "Bạn muốn người kia hiểu rõ điều gì nhất?"
  • 9:01 - 9:06
    Đó chính là lúc để biến cuộc tranh cãi
    thành một cuộc nói chuyện.
  • 9:06 - 9:07
    Xin cảm ơn.
  • 9:07 - 9:10
    (Tiếng vỗ tay, cổ vũ)
Title:
Cách nói chuyện với bố: biến tranh cãi thành trò chuyện | Madeline Poultridge | TEDxOlympia
Description:

Cuộc nói chuyện này diễn ra tại sự kiện TEDx địa phương, được tổ chức riêng rẽ với các Hội thảo TED.

Madeline Poultridge nói về việc sử dụng các kỹ năng hòa giải trong những cuộc tranh luận và tương tác hàng ngày.

Madeline đang học năm cuối tại trường Trung học Avanti ở thành phố Olympia, bang Washington. Cô bắt đầu công việc giải quyết mâu thuẫn từ năm 15 tuổi với Trung tâm Giải quyết Tranh chấp của Hạt Thurston. Cô ấy rất vui được chia sẻ những ý tưởng và câu chuyện của mình với cộng đồng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
09:17

Vietnamese subtitles

Revisions