Return to Video

Nguyên tử nhỏ chừng nào? Bật mí: Siêu nhỏ.

  • 0:00 - 0:04
    "Nguyên tử" siêu nhỏ đến đáng kinh ngạc
  • 0:04 - 0:07
    Một sợi tóc của chúng ta có kích thước khoảng
  • 0:07 - 0:10
    500.000 nguyên tử carbon chồng lên nhau
  • 0:10 - 0:15
    Nhìn vào nắm tay của bạn, nó bao gồm hàng nghìn tỷ nguyên tử
  • 0:16 - 0:20
    Nếu một nguyên tử bằng 1 viên bi, thế thì nắm tay của bạn sẽ lớn đến thế nào?
  • 0:20 - 0:25
    Well...khoảng kích thước của Trái Đất. Hm...Vẫn khó tưởng tượng ra?
  • 0:25 - 0:26
    Hãy thử cái khác
  • 0:33 - 0:34
    Nhìn vào ngón tay nhỏ bé của bạn
  • 0:34 - 0:38
    Tưởng tượng đầu ngón tay lớn bằng cái phòng bạn đang ngồi.
  • 0:38 - 0:40
    Bây giờ đổ đầy gạo vào phòng
  • 0:41 - 0:44
    Một hạt gạo tượng trưng cho 1 tế bào đầu ngón tay
  • 0:44 - 0:46
    Bây giờ hãy zoom vào hạt gạo
  • 0:46 - 0:50
    Và bây giờ, một tế bào lại lớn bằng cái phòng bạn đang ngồi.
  • 0:51 - 0:55
    Hãy đổ đầy nó bằng gạo. Đây là kích thước của 1 protein.
  • 0:55 - 0:59
    Bây giờ, chúng ta lại lấp đầy khoảng trống giữa các hạt gạo
  • 0:59 - 1:01
    bằng các hạt cát rất mịn.
  • 1:01 - 1:04
    Một nguyên tử nhỏ từng này đấy.
  • 1:05 - 1:07
    Thế nguyên tử cấu thành như thế nào?
  • 1:07 - 1:10
    Hãy giả vờ vài phút là nguyên tử nhìn như thế này
  • 1:10 - 1:12
    để cho dễ hiểu hơn ấy mà
  • 1:12 - 1:15
    Một nguyên tử gồm 3 loại hạt cơ bản
  • 1:15 - 1:18
    neutrons, protons và electrons
  • 1:19 - 1:23
    Protons và neutrons liên kết và tạo nên lõi nguyên tử
  • 1:23 - 1:25
    chúng được giữ lại với nhau bởi Lực tương tác mạnh
  • 1:25 - 1:28
    ...một trong bốn loại lực cơ bản của vũ trụ
  • 1:28 - 1:32
    Chúng được tạo thành bởi các hạt quarks và giữ lại với nhau bởi hạt gluons
  • 1:32 - 1:35
    Chẳng ai biết hạt quarks nhỏ đển mức nào
  • 1:35 - 1:38
    Chúng ta có thể nghĩ nó kiểu như "điểm", trong hình học
  • 1:38 - 1:42
    Tưởng tượng chúng trong không gian 0-chiều
  • 1:42 - 1:44
    Chúng ta hoài nghi rằng hạt quarks và electrons
  • 1:44 - 1:47
    là những thành tố nền tảng nhất của vạn vật trong vũ trụ.
  • 1:47 - 1:54
    Electrons xoay quanh lõi nguyên tử. Chúng du hành với vận tốc 2.200 km/h
  • 1:54 - 1:57
    đủ nhanh để quay quanh Trái Đất chỉ trong 18s
  • 1:57 - 2:01
    Như các hạt quarks, chúng ta xem electrons là hạt cơ bản.
  • 2:02 - 2:08
    99.999999999999%
  • 2:08 - 2:13
    của kích thước nguyên tử là không gian rỗng. Ngoại trừ, nó thật sự không phải vậy
  • 2:13 - 2:19
    Cái mà chúng ta xem là khoảng trống thật ra là khoảng không gian được lấp đầy bởi các "trường biến động lượng tử"
  • 2:19 - 2:24
    trường mà có năng lượng tiềm năng, tự xuất hiện và tự tan biến
  • 2:24 - 2:28
    Những biến động này có sự ảnh hưởng căn bản đến cách những hạt mang điện tương tác
  • 2:28 - 2:30
    Nhưng đấy là chủ đề cho 1 video khác :D
  • 2:30 - 2:34
    Thế lõi nguyên tử và eletrons chiếm bao nhiêu không gian?
  • 2:34 - 2:38
    Nếu bạn trừ tất các không gian giữa các lõi nguyên tử
  • 2:38 - 2:41
    ra khỏi Empire State Building, nó sẽ lớn bằng 1 hạt gạo
  • 2:41 - 2:45
    Và tất cả nguyên tử của loài người sẽ chỉ chứa trong 1 cái muỗng trà mà thôi.
  • 2:45 - 2:49
    Có những vật thể đặc biệt khi những trạng thái như thế này tồn tại
  • 2:49 - 2:53
    Trong 1 ngôi sao neutron, lõi nguyên tử được nén rất chặt
  • 2:53 - 2:57
    đến nỗi khối lượng của ba Mặt Trời cộng lại có thể chứa vừa trong 1 vật thể có chiều rộng chỉ vài kilometers
  • 2:57 - 3:01
    Nhân tiên, nguyên tử trông như thế nào
  • 3:01 - 3:03
    Well, kiểu như này...
  • 3:04 - 3:08
    Electrons có tính chất như sóng, hay còn gọi là lưỡng tính sóng-hạt.
  • 3:08 - 3:11
    Chúng ta có thể tính toán vị trí của một electron vào 1 thời điểm nào đó
  • 3:11 - 3:14
    Những vị trí này gọi là orbitals
  • 3:14 - 3:18
    là nơi mà electrons có thể xuất hiện với xác suất 95%
  • 3:18 - 3:21
    Khả năng thấy 1 electron càng tiến tới 0%
  • 3:21 - 3:23
    thì chúng ta càng đi xa lõi nguyên tử
  • 3:23 - 3:27
    nhưng thật sự nó chẳng bao giờ đạt đến số 0. Nghĩa là, trong lý thuyết,
  • 3:27 - 3:31
    một electron của nguyên tử có thể ở tận bên kia vũ trụ
  • 3:31 - 3:33
    Okay, chờ một tý
  • 3:33 - 3:36
    Những thứ kỳ lạ này tạo nên vạn vật trong vũ trụ
  • 3:36 - 3:38
    Có hàng tá nguyên tố được biết đến
  • 3:38 - 3:42
    bạn chả cần nhiều hạt cơ bản, chỉ cần 3 thôi
  • 3:43 - 3:46
    Lấy 1 proton và 1 electron, và bạn có Hydrogen
  • 3:47 - 3:50
    Thêm 1 proton và 1 neutron, bạn có Helium
  • 3:50 - 3:53
    Thêm vài hạt, bạn được Carbon, thêm tý nữa, Fluorine
  • 3:53 - 3:56
    và nhiều hơn, Vàng, cứ thế.
  • 3:56 - 3:59
    Mọi nguyên tử của nguyên tố đều giống nhau
  • 4:00 - 4:03
    ví dụ mọi nguyên tử Hydrogen, đều chẳng khác gì
  • 4:03 - 4:08
    Hydrogen trong cơ thể bạn giống y chang Hydrogen trong Mặt Trời
  • 4:08 - 4:11
    Thấy rối chưa? Chúng tôi cũng vậy!
  • 4:11 - 4:15
    Không có gì trong phạm vi này của vũ trụ này lại có lý trong thế giới của chúng ta,
  • 4:15 - 4:19
    đấy là còn chưa bắt đầu nói đến cơ học lượng tử hay là particle zoo
  • 4:19 - 4:20
    những thứ còn kỳ lạ hơn nhiều!
  • 4:20 - 4:25
    Mô hình nguyên tử đã thay đổi được vài lần từ lần đầu chúng ta nhận ra nó
  • 4:25 - 4:27
    và mô hình hiện tại chắc chắn không phải là cái cuối cùng
  • 4:27 - 4:30
    Vậy hãy ủng hộ các nhà khoa học và nghiên cứu
  • 4:30 - 4:33
    chờ đợi những điều dị thường khác
  • 4:33 - 4:38
    về thế giới kỳ lạ này, nền tảng cơ bản cho sự tồn tại của chúng ta.
  • 4:38 - 4:57
    Vietsub by: @andrangea
Title:
Nguyên tử nhỏ chừng nào? Bật mí: Siêu nhỏ.
Description:

more » « less
Video Language:
English, British
Duration:
04:58

Vietnamese subtitles

Revisions