< Return to Video

Madonna sai lạc trong mỹ thuật thời Trung cổ - James Earle

  • 0:15 - 0:17
    Đã bao giờ bạn xem
    một bức tranh Chúa hài đồng
  • 0:17 - 0:19
    ngồi hay đứng trong lòng Đức mẹ
  • 0:19 - 0:21
    và tự hỏi, tại sao ngài lại lớn tới vậy?
  • 0:21 - 0:23
    Những bức như Đức mẹ với thiên thần
    của Cimabue
  • 0:23 - 0:24
    hay bức Maesta của Duccio
  • 0:24 - 0:26
    đều bất cân đối.
  • 0:26 - 0:28
    Nếu Mary đứng lên, dường như,
  • 0:28 - 0:31
    những thiên thần
    chỉ cao tới ống chân người,
  • 0:31 - 0:33
    và phần thân trên lại vô cùng nhỏ
  • 0:33 - 0:34
    so với phần chân.
  • 0:34 - 0:36
    Có lẽ bạn cho là,
    họa sĩ không đủ kĩ năng
  • 0:36 - 0:37
    để vẽ phong cách tả thực
  • 0:37 - 0:39
    hoặc thiếu khả năng vẽ phối cảnh.
  • 0:39 - 0:41
    Nhưng đó không phải toàn cảnh.
  • 0:41 - 0:43
    Để hiểu rõ tại sao, chúng ta cần quay về
  • 0:43 - 0:44
    cuối thế kỉ thứ năm
  • 0:44 - 0:46
    khi thành La Mã bị người Goth tấn công.
  • 0:46 - 0:49
    Rome được xây bằng đá hoa
    để trường tồn cùng thời gian.
  • 0:49 - 0:52
    Trong nhiều năm trời,
    đó là tượng đài đỉnh cao của nhân loại
  • 0:52 - 0:55
    vì vậy sự tàn phá
    đã để lại một lỗ hổng lớn.
  • 0:56 - 0:59
    Nhà thần học, truyền đạo
    về thế giới ngoài quy luật tự nhiên,
  • 0:59 - 1:01
    bắt đầu lôi cuốn thính giả
    khi Rome sụp đổ,
  • 1:01 - 1:05
    và Thiên chúa dần lấp đầy
    khoảng trống của đế chế.
  • 1:05 - 1:07
    Để thay thế cho vẻ đẹp hình thể
    của đế quốc La Mã,
  • 1:07 - 1:10
    Công giáo đưa ra một vẻ đẹp siêu hình
  • 1:10 - 1:11
    và một thiên đàng bất diệt
  • 1:11 - 1:13
    không thể bị phá hủy, không như Rome.
  • 1:13 - 1:15
    Sau sự sụp đổ của Rome,
    đầu trung đại,
  • 1:15 - 1:18
    những nhà thuyết giáo
    quay lưng với vẻ đẹp bên ngoài,
  • 1:18 - 1:20
    để tôn lên vẻ đẹp nội tâm.
  • 1:20 - 1:23
    Họ cho rằng vẻ đẹp thực thể là nhất thời,
  • 1:23 - 1:25
    đức hạnh và tôn giáo mới là vĩnh cửu.
  • 1:25 - 1:28
    Đối tượng đẹp có thể dẫn đến
    sự tôn thờ sai lầm vật thể
  • 1:28 - 1:30
    chứ không phải là suy tôn lòng tốt.
  • 1:30 - 1:31
    Tương truyền đầu thế kỉ VI
  • 1:31 - 1:33
    nhà truyền đạo,
    Thánh Benedict,
  • 1:33 - 1:34

    khi nghĩ đến một người đàn bà đẹp,
  • 1:34 - 1:36
    đã ném bản thân vào bụi gai,
  • 1:36 - 1:37
    và trải qua đau đớn đó,
  • 1:37 - 1:39
    ông tập trung lại được vào vẻ đẹp nội tâm.
  • 1:39 - 1:41
    Ông sợ lòng ham muốn phụ nữ đẹp
  • 1:41 - 1:44
    sẽ mờ mắt ông trước Chúa.
  • 1:44 - 1:47
    Bởi nền văn minh châu Âu chuyển từ đế chế
  • 1:47 - 1:48
    sang chế độ tôn giáo,
  • 1:48 - 1:51
    tu viện trở thành nơi cất giữ tri thức,
  • 1:51 - 1:52
    đồng nghĩa các sách cổ
  • 1:52 - 1:54
    ngợi ca lạc khoái tự nhiên
  • 1:54 - 1:56
    không được sao chép hay bảo vệ.
  • 1:56 - 1:59
    Không được bảo vệ,
    chúng sẽ dần bị thiên nhiên hủy hoại,
  • 1:59 - 2:00
    lửa,
  • 2:00 - 2:01
    ngập úng,
  • 2:01 - 2:02
    hay sâu bệnh.
  • 2:02 - 2:04
    Và không có sự trợ giúp
    sao chép của các nhà sư
  • 2:04 - 2:07
    Những văn bản và các triết lý trong đó
  • 2:07 - 2:08
    bị biến mất ở Tây Âu
  • 2:08 - 2:11
    và chúng bị thay thế bởi tác phẩm
    của người như Thánh Benedict
  • 2:11 - 2:14
    đó là điều dẫn ta về những bức họa trên
    về Chúa Jesus và Mary.
  • 2:14 - 2:18
    Bởi Công giáo vô cùng nồng nhiệt phủ nhận
    vẻ đẹp cơ thể
  • 2:18 - 2:20
    những họa sĩ trung cổ cố tình tránh đi
  • 2:20 - 2:22
    những tỉ lệ phù hợp thẩm mỹ.
  • 2:22 - 2:24
    Ban đầu, những họa tiết trang trí
    nhà thờ và cung điện
  • 2:24 - 2:27
    bị giới hạn bằng những hoa văn hình học,
  • 2:27 - 2:28
    có thể làm hài lòng
  • 2:28 - 2:31
    mà không mang ý nghĩa đen tối nào
    về khoái cảm thể chất
  • 2:31 - 2:33
    Với kỳ trung cổ phát triển
  • 2:33 - 2:34
    hình ảnh của Chúa và Mary
    được tiếp nhận,
  • 2:34 - 2:37
    nhưng những họa sĩ vẫn cố gắng
    che Mary lại
  • 2:37 - 2:39
    và cho Đức mẹ một đôi chân lớn phi tỉ lệ,
  • 2:39 - 2:42
    với cẳng nhân vô cùng vĩ đại.
  • 2:42 - 2:44
    Nỗi sợ hãi còn đó,
    hình ảnh về Mary xinh đẹp
  • 2:44 - 2:46
    có thể khiến người xem
    yêu thích bức họa
  • 2:46 - 2:48
    hay hình hài của Mary,
  • 2:48 - 2:50
    hơn là biểu tượng Đức mẹ mang trên mình.
  • 2:50 - 2:52
    Vậy dù ta có thể tự hào rằng ta vẽ
  • 2:52 - 2:55
    còn thực hơn Cimabuey hay Duccio,
  • 2:55 - 2:57
    ta cần nhớ rằng
    họ có mục tiêu khác nhau
  • 2:57 - 2:58
    khi đặt nét bút xuống.
Title:
Madonna sai lạc trong mỹ thuật thời Trung cổ - James Earle
Description:

Xem bài học đầy đủ: http://ed.ted.com/lessons/distorting-madonna-in-medieval-art-james-earle
Sau khi Roma đã bị phá hủy, mọi người thận trọng với ràng buộc với vẻ đẹp hình thể. Do Thiên Chúa giáo đã có sức hút, người La Mã thay vào đó bắt đầu tập trung đến vẻ đẹp siêu hình của nhân đức, và nghệ thuật bắt đầu noi theo. James Earle bàn luận về tranh thời Trung Cổ về Madonna đã bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này.
Bài giảng bởi James Earle (https://www.youtube.com/user/AmorSciendi), hoạt hình bởi Hero 4 Hire Creative.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:11

Vietnamese subtitles

Revisions