< Return to Video

HPV là gì và làm sao để phòng ngừa? - Emma Bryce

  • 0:07 - 0:08
    Không sớm thì muộn,
  • 0:08 - 0:12
    những người có quan hệ tình dục bừa bãi
    rồi sẽ nhiễm virus gây u nhú ở người,
  • 0:12 - 0:14
    hay còn gọi là HPV.
  • 0:14 - 0:16
    Có hơn 100 chủng HPV,
  • 0:16 - 0:20
    thường cơ thể sẽ tự loại bỏ virus
    mà không có bất cứ triệu chứng nào
  • 0:20 - 0:24
    nhưng một số chủng
    có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • 0:24 - 0:27
    HPV lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp
    với các tác nhân gây bệnh,
  • 0:27 - 0:30
    virus khu trú
    ở vùng tế bào bị lây nhiễm,
  • 0:30 - 0:33
    chứ không phát tán khắp cơ thể.
  • 0:33 - 0:36
    Do HPV thường lây qua đường tình dục,
  • 0:36 - 0:40
    tức là qua các tế bào
    âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn
  • 0:40 - 0:42
    miệng và cổ họng.
  • 0:42 - 0:45
    HPV có thể được phát hiện
    qua xét nghiệm tế bào ở những vùng này,
  • 0:45 - 0:49
    dù phương án này khả thi
    nhưng hiếm khi được sử dụng.
  • 0:49 - 0:51
    Nguyên nhân chủ yếu là do
  • 0:51 - 0:54
    dù có cách trị bệnh,
  • 0:54 - 0:57
    nhưng không có cách nào
    loại bỏ hoàn toàn virus.
  • 0:57 - 1:00
    Do đó, xét nghiệm HPV
    thường cho kết quả dương tính,
  • 1:00 - 1:03
    hầu hết đều không đáng ngại.
  • 1:03 - 1:07
    Vẫn chưa có
    phác đồ điều trị triệt để căn bệnh này.
  • 1:07 - 1:11
    Nhưng có nhiều cách
    bảo vệ cơ thể khỏi HPV.
  • 1:11 - 1:14
    Ta sẽ xem xét cách virus này
    gây hại cho cơ thể,
  • 1:14 - 1:17
    người có nguy cơ mắc bệnh
    và cách giảm thiểu các nguy cơ này.
  • 1:17 - 1:21
    Hệ miễn dịch có khả năng tiêu diệt
    hầu hết các chủng HPV
  • 1:21 - 1:23
    trước khi chúng
    gây ra tổn hại cho cơ thể,
  • 1:23 - 1:27
    bệnh nhân thậm chí còn không biết
    mình nhiễm bệnh.
  • 1:27 - 1:30
    Một số chủng đặc biệt
    như HPV 6 và 11
  • 1:30 - 1:34
    làm biến thể tế bào nhiễm bệnh
  • 1:34 - 1:36
    tạo thành mụn cóc (sùi mào gà)
    ở cơ quan sinh dục.
  • 1:36 - 1:39
    Dù là bệnh truyền nhiễm cần điều trị,
  • 1:39 - 1:41
    thường là dùng kem bôi,
  • 1:41 - 1:45
    các chủng này
    không gây tổn hại lâu dài.
  • 1:45 - 1:48
    Tuy nhiên,
    chủng HPV 13 gây đột biến gen
  • 1:48 - 1:52
    khiến tế bào phân chia cực nhanh,
  • 1:52 - 1:55
    tạo thành ung thư.
  • 1:55 - 1:58
    Tế bào cổ tử cung
    có nguy cơ lây nhiễm cao nhất.
  • 1:58 - 2:01
    Đặc biệt hai chủng
    HPV 16 và 18
  • 2:01 - 2:05
    là nguyên nhân chính
    gây ra ung thư cổ tử cung,
  • 2:05 - 2:09
    hiện là loại ung thư
    phổ biến thứ tư ở phụ nữ.
  • 2:09 - 2:12
    Có thể mất đến 20 năm,
    triệu chứng ung thư mới xuất hiện,
  • 2:12 - 2:14
    nhưng tầm soát thường xuyên
  • 2:14 - 2:17
    có thể phát hiện các thay đổi bất thường
    của tế bào cổ tử cung
  • 2:17 - 2:19
    trước khi nó phát triển thành ung thư.
  • 2:19 - 2:22
    Phụ nữ trên 21 tuổi
    có thể xét nghiệm Pap định kì,
  • 2:22 - 2:26
    lấy một mẫu tế bào
    tại niêm mạc cổ tử cung,
  • 2:26 - 2:28
    để kiểm tra
    các dấu hiệu bất thường.
  • 2:28 - 2:32
    Kết quả dương tính
    không có nghĩa là ung thư,
  • 2:32 - 2:34
    chỉ là có các tế bào bất thường
    vùng cổ tử cung,
  • 2:34 - 2:37
    về lâu về dài
    có thể phát triển thành ung thư.
  • 2:37 - 2:39
    Bệnh nhân sau đó được yêu cầu
  • 2:39 - 2:41
    xét nghiệm Pap thường xuyên hơn
    để theo dõi,
  • 2:41 - 2:46
    tình trạng nặng hơn,
    sẽ tiến hành soi cổ tử cung.
  • 2:46 - 2:50
    Bác sĩ dùng kính phóng đại
    quan sát cổ tử cung,
  • 2:50 - 2:54
    và cũng có thể lấy một mẫu mô nhỏ
    làm sinh thiết để kiểm tra kĩ hơn.
  • 2:54 - 2:58
    Một vài trường hợp,
    mô nhiễm virus có thể được loại bỏ.
  • 2:58 - 3:02
    Cổ họng nhiễm HPV
    có thể gây ra ung thư vùng đầu và cổ.
  • 3:02 - 3:06
    Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có phương pháp
    xét nghiệm HPV vùng họng.
  • 3:06 - 3:10
    Sử dụng bao cao su
    giúp ngăn ngừa sự lây lan của HPV.
  • 3:10 - 3:15
    Có ba loại vắc-xin an toàn, hiệu quả
    ngăn ngừa HPV 16 và 18.
  • 3:15 - 3:19
    Liệu trình tiêm chủng gồm
    hai hay ba mũi tiêm cách nhau vài tháng
  • 3:19 - 3:22
    và chỉ có tác dụng
    khi tiêm đủ số mũi.
  • 3:22 - 3:29
    Ở nhiều nước, nó là mũi tiêm bắt buộc
    cho các bé gái từ 11 đến 18 tuổi,
  • 3:29 - 3:32
    đồng thời, ngày càng có nhiều bé trai
    bắt đầu được tiêm phòng.
  • 3:32 - 3:36
    Người lớn ở các quốc gia
    như Mỹ và Anh
  • 3:36 - 3:38
    có thể chọn tiêm phòng tự nguyện.
  • 3:38 - 3:40
    Các chứng cứ cho thấy
  • 3:40 - 3:46
    tiêm phòng giúp giảm 90% tỷ lệ
    ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới.
  • 3:47 - 3:49
    Các nhà nghiên cứu
    cũng đang thử nghiệm thuốc
  • 3:49 - 3:53
    dành cho người
    đã nhiễm HPV 16 và 18,
  • 3:53 - 3:55
    nhắm đến các tế bào nhiễm virus
  • 3:55 - 3:58
    ngăn không cho phát triển
    thành ung thư.
  • 3:58 - 4:02
    Trong khi chờ các phương pháp điều trị
    được hoàn thiện và phổ biến rộng rãi
  • 4:02 - 4:05
    sử dụng bao cao su,
    tiêm phòng, và tầm soát bệnh
  • 4:05 - 4:09
    có thể làm giảm thiệt hại
    do HPV gây ra.
Title:
HPV là gì và làm sao để phòng ngừa? - Emma Bryce
Speaker:
Emma Bryce
Description:

Xem toàn bộ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/what-is-hpv-and-how-can-you-protect-yourself-from-it-emma-bryce

Không sớm thì muộn, những người có quan hệ tình dục bừa bãi rồi sẽ nhiễm virus gây u nhú ở người, hay còn gọi là HPV. Có hơn 100 chủng HPV. Thường cơ thể sẽ tự loại bỏ virus mà không có bất cứ triệu chứng nào. Nhưng một số chủng có thể gây ra sự đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi HPV? Emma Bryce sẽ trình bày cách virus gây hại cho cơ thể, người có nguy cơ mắc bệnh và cách giảm thiểu các nguy cơ này.

Bài giảng bởi Emma Bryce, biên đạo bởi Sharon Colman.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:11

Vietnamese subtitles

Revisions