Return to Video

Tại sao các bé gái da đen là nạn nhân bị trừng phạt tại trường học -- và làm sao để thay đổi điều đó

  • 0:01 - 0:04
    Lúc học lớp 6, tôi có dính vào
    một vụ ẩu đả ở trường.
  • 0:05 - 0:07
    Tuy không phải lần đầu tiên
    tôi đánh nhau,
  • 0:07 - 0:10
    nhưng là lần đầu tiên
    nó xảy ra ở trường học.
  • 0:10 - 0:14
    Đó là cuộc đụng độ của tôi với
    một thằng cao hơn tôi một ft.
  • 0:14 - 0:16
    Cậu ta hơn hẳn tôi về mặt thể chất
  • 0:16 - 0:18
    và đã trêu chọc tôi trong nhiều tuần qua.
  • 0:19 - 0:24
    Vào tiết Thể dục, cậu ta đạp lên
    giày tôi và không chịu xin lỗi.
  • 0:24 - 0:28
    Tôi tức giận, túm lấy thằng nhóc
    và quật xuống đất.
  • 0:28 - 0:30
    Trước đó tôi từng tập judo.
  • 0:30 - 0:33
    (Tiếng cười)
  • 0:35 - 0:38
    Cuộc ẩu đả chưa đến 2 phút,
  • 0:38 - 0:40
    nhưng nó như một cơn cuồng phong
  • 0:40 - 0:42
    cuồn cuộn trong tôi
  • 0:42 - 0:44
    từ một người thoát khỏi tấn công tình dục,
  • 0:44 - 0:47
    từ một bé gái chịu đựng
    với sự ruồng bỏ
  • 0:47 - 0:50
    và phải chịu đựng bạo lực
    trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.
  • 0:50 - 0:51
    Tôi đã chiến đấu với tên đó,
  • 0:51 - 0:55
    đánh lại những người đàn ông
    và những thằng nhóc đã xâm phạm cơ thể tôi
  • 0:55 - 0:58
    trong khi nền văn hóa dạy tôi
    phải giữ im lặng.
  • 0:59 - 1:01
    Một giáo viên đã chặn cuộc ẩu đả
  • 1:01 - 1:03
    và bà hiệu trưởng gọi tôi đến văn phòng.
  • 1:03 - 1:06
    Thay vì hỏi,
    '' Monique, em bị làm sao thế?''
  • 1:07 - 1:11
    Bà ấy cho tôi thời gian bình tĩnh
  • 1:11 - 1:13
    và hỏi, ''Chuyện gì đã xảy ra vậy?''
  • 1:14 - 1:17
    Các nhà giáo luôn đồng cảm với tôi.
  • 1:17 - 1:19
    Họ hiểu tôi.
  • 1:19 - 1:22
    Họ biết tôi thích đọc và vẽ,
  • 1:22 - 1:24
    họ biết tôi mê đắm các hoàng tử.
  • 1:25 - 1:28
    Họ dùng điều đó
    để giúp tôi hiểu
  • 1:28 - 1:31
    tại sao hành động của tôi và
    các bạn cùng lớp,lại ảnh hưởng
  • 1:31 - 1:33
    đến cộng đồng giáo dục
    mà họ đang gây dựng.
  • 1:34 - 1:36
    Họ không hề đình chỉ tôi;
  • 1:36 - 1:38
    hay báo cảnh sát.
  • 1:39 - 1:41
    Cuộc đụng độ không ngăn tôi
    đến trường ngày sau đó.
  • 1:43 - 1:46
    Không cản trở việc tôi tốt nghiệp;
    và trở thành giáo viên.
  • 1:48 - 1:52
    Câu chuyện thế này thường
    không được chia sẻ bởi nhiều bé gái da đen
  • 1:52 - 1:54
    tại Mỹ, cũng như trên thế giới.
  • 1:54 - 1:57
    Ta đang trải qua cuộc khủng hoảng
    mà các bé gái da đen
  • 1:57 - 2:00
    đang bị xui đuổi bất công tại học đường --
  • 2:00 - 2:03
    không phải vì họ đe dọa đến
    sự an toàn nơi học đường
  • 2:03 - 2:06
    mà vì họ cho rằng trường học
  • 2:06 - 2:08
    là nơi dành cho sự trừng phạt và hắt hủi.
  • 2:09 - 2:14
    Đó là điều tôi nghe được
    từ những cô bé da đen ở đất nước này.
  • 2:14 - 2:16
    Đó không có nghĩa
    là không thể vượt qua.
  • 2:16 - 2:17
    Ta có thể thay đổi câu chuyện.
  • 2:19 - 2:20
    Hãy bắt đầu với một vài dữ liệu.
  • 2:21 - 2:24
    Theo phân tích của Viện Tư pháp
    Phụ nữ da đen Quốc gia
  • 2:24 - 2:26
    dữ kiện về quyền công dân
  • 2:26 - 2:29
    được tổng hợp bởi Bộ Giáo dục Hoa Kì,
  • 2:29 - 2:32
    thì những bé gái da đen là
    nhóm nữ duy nhất có tỉ lệ cao bất thường
  • 2:32 - 2:35
    trong số những trường hợp
    bị kỉ luật tại trường.
  • 2:35 - 2:39
    Không có nghĩa là các bé gái khác
    không trải qua việc kỉ luật loại trừ
  • 2:39 - 2:43
    và các nữ sinh khác cũng chiếm
    một phần lớn
  • 2:43 - 2:45
    trong các mục khác của danh sách.
  • 2:45 - 2:47
    Nhưng các nữ sinh da
    đen là nhóm duy nhất
  • 2:47 - 2:49
    chiếm phần lớn
    trong mọi trường hợp.
  • 2:51 - 2:55
    Khả năng của các nữ sinh da đen
    cao hơn bảy lần so với nữ sinh da trắng
  • 2:55 - 2:58
    bị đình chỉ học ít nhất là một lần
  • 2:58 - 3:02
    và cao hơn ba lần so với những
    bạn học da trắng và Latin
  • 3:02 - 3:04
    bị chuyển tới tòa án vị thành niên.
  • 3:05 - 3:09
    Nghiên cứu mới của Trung tâm Georgetown
    về nghèo đói và bất bình đẳng
  • 3:09 - 3:12
    đã một phần giải thích được
    vì sao có sự chênh lệch này
  • 3:12 - 3:14
    khi họ cho rằng
    các bé gái da đen trải qua
  • 3:14 - 3:17
    định kiến về tuổi tác,
  • 3:17 - 3:20
    họ trông già dặn hơn những
    cô bạn da trắng cùng tuổi.
  • 3:21 - 3:23
    Nghiên cứu cũng chỉ ra
  • 3:23 - 3:27
    mọi người nghĩ rằng các cô bé
    da đen cần ít sự dạy bảo hơn,
  • 3:27 - 3:30
    ít bao bọc hơn, để hiểu hơn về tình dục
  • 3:30 - 3:33
    và độc lập hơn so với các cô bạn da trắng.
  • 3:34 - 3:36
    Nghiên cứu cũng cho thấy
  • 3:36 - 3:42
    sự chênh lệch về nhận thức
    bắt đầu khi các bé gái lên năm.
  • 3:42 - 3:46
    Nhận định sai lệch đó vẫn tiếp tục tăng
  • 3:46 - 3:49
    và lên đến đỉnh điểm ở độ tuổi
    từ 10 đến 14.
  • 3:50 - 3:52
    Ta có thể thấy được hệ quả.
  • 3:53 - 3:56
    Một bé gái lớn hơn tuổi thật có thể
    bị đối xử nghiêm khắc hơn,
  • 3:57 - 4:00
    bị bắt lỗi khi cô ấy sai
  • 4:00 - 4:02
    và thành nạn nhân khi bị xâm hại.
  • 4:03 - 4:06
    Một bé gái nghĩ
    có điều gì đó không ổn với mình,
  • 4:07 - 4:09
    hơn là thấu hiểu bản thân.
  • 4:11 - 4:15
    Những cô bé da đen thường bị coi
    là quá ồn áo, dữ dằn
  • 4:15 - 4:17
    khó chịu và dễ gây chú ý.
  • 4:18 - 4:21
    Bị đem so sánh dựa trên tiêu chuẩn
    với các bé gái màu da khác
  • 4:21 - 4:25
    mà không ai quan tâm
    cuộc đời cô bé ra sao
  • 4:25 - 4:27
    hay những chuẩn mực văn hóa của cô bé.
  • 4:27 - 4:29
    Điều này không chỉ xảy ra ở Mỹ.
  • 4:29 - 4:30
    Ở Nam Phi,
  • 4:30 - 4:33
    các bé gái da đen tại
    trường trung học Nữ Pretoria
  • 4:33 - 4:36
    không được khuyến khích
    đến trường với mái tóc tự nhiên của mình,
  • 4:36 - 4:38
    nếu không qua quá trình hóa học.
  • 4:38 - 4:40
    Họ đã làm gì?
  • 4:40 - 4:41
    Họ đã phản đối.
  • 4:42 - 4:46
    Thật tuyệt để thấy hầu hết
    cộng đồng toàn cầu
  • 4:46 - 4:49
    thấu hiểu được những bé gái
    khi chúng dám nói lên sự thật.
  • 4:49 - 4:52
    Vẫn có những người xem chúng như
    những kẻ gây rối,
  • 4:52 - 4:54
    do họ dám đặt câu hỏi,
  • 4:54 - 4:57
    "Không phải châu Phi thì ở đâu
    tôi mới là người da đen?"
  • 4:57 - 4:59
    (Tiếng cười)
  • 4:59 - 5:02
    (Vỗ tay)
  • 5:02 - 5:03
    Đó là một câu hỏi hay.
  • 5:04 - 5:07
    Trên thế giới,
  • 5:07 - 5:09
    các cô bé da đen vẫn đang đấu tranh.
  • 5:10 - 5:11
    Trên thế giới,
  • 5:11 - 5:15
    những cô gái da đen đấu tranh
    để được công nhận, làm việc để được tự do
  • 5:15 - 5:16
    và chiến đấu để được vào
  • 5:17 - 5:20
    một môi trường an toàn để học tập.
  • 5:21 - 5:24
    Ở Mỹ, các bé gái
    qua tuổi chập chững biết đi,
  • 5:24 - 5:27
    có thể bị bắt vì gây sự trong lớp.
  • 5:28 - 5:30
    Các nữ sinh trung học đang
    bị cô lập trong trường học
  • 5:31 - 5:33
    vì mái tóc tự nhiên của họ
  • 5:33 - 5:36
    hay cách họ ăn mặc.
  • 5:37 - 5:39
    Các nữ sinh cấp ba phải hứng chịu bạo lực
  • 5:39 - 5:41
    bởi các sĩ quan cảnh sát trong trường học.
  • 5:42 - 5:46
    Liệu đâu là nơi họ tránh được
    sự khiển trách và trừng phạt?
  • 5:48 - 5:51
    Không đơn thuần là
    những vụ việc kể trên.
  • 5:51 - 5:53
    Là một nhà giáo và nhà nghiên cứu,
  • 5:53 - 5:56
    Tôi có cơ hội được làm việc
    với những bé gái như Stacy,
  • 5:56 - 5:59
    người tôi đã miêu tả
    trong cuốn sách "Pushout",
  • 5:59 - 6:02
    cô bé phải đấu tranh vì gắn với bạo lực.
  • 6:03 - 6:08
    cô vượt qua các phân tích về
    khoa học thần kinh và cấu trúc
  • 6:08 - 6:10
    mà khoa học yêu cầu
  • 6:10 - 6:13
    liên quan đến những trải nghiệm
    về tuổi thơ bất hạnh hình thành
  • 6:13 - 6:15
    việc cô bé tham gia vào bạo lực
  • 6:15 - 6:18
    và kết luận cô bé là một '' đứa trẻ
    có vấn đề,''
  • 6:18 - 6:21
    phần lớn đó là ngôn ngữ mà
    các nhà giáo sử dụng
  • 6:21 - 6:23
    để đình chỉ cô bé.
  • 6:25 - 6:27
    Nhưng đây mới là vấn đề.
  • 6:27 - 6:32
    Khi bị cô lập, sự tách rời và tác hại
    từ nội tâm hóa lớn dần.
  • 6:32 - 6:35
    Khi các bé gái đụng độ,
    chúng ta không nên làm ngơ,
  • 6:35 - 6:37
    hãy cho chúng làm hòa.
  • 6:39 - 6:41
    Giáo dục là một bộ phận bảo hộ quan trọng
  • 6:41 - 6:43
    chặn việc liên quan đến
    hệ thống pháp luật hình sự.
  • 6:44 - 6:47
    Chúng ta nên tạo nên
    các chính sách và tập tục
  • 6:47 - 6:49
    để giúp các bé gái học tập,
  • 6:49 - 6:51
    hơn là đẩy họ ra xa nó.
  • 6:51 - 6:55
    Đó là lí do tôi cho rằng giáo dục
    là công việc tự do.
  • 6:57 - 6:59
    Khi các bé gái cảm thấy an toàn,
    họ có thể học tập.
  • 7:00 - 7:03
    Khi an toàn không được bảo đảm,
    họ đấu tranh.
  • 7:03 - 7:08
    họ chống đối, tranh cãi,
    trốn chạy hoặc đầu hàng.
  • 7:09 - 7:12
    Bộ não sẽ ở trạng thái phòng vệ khi
    đối mặt với mối đe dọa.
  • 7:12 - 7:14
    Khi trường học còn là một mối đe dọa,
  • 7:14 - 7:17
    một phần tác hại trong
    cuộc sống của các cô bé,
  • 7:17 - 7:19
    họ vẫn sẽ kháng cự.
  • 7:20 - 7:23
    Nhưng khi trường học trở thành
    nơi để hàn gắn,
  • 7:23 - 7:25
    thì họ sẽ đến để học tập.
  • 7:27 - 7:30
    Vậy thế nào là một trường học để hàn gắn?
  • 7:30 - 7:34
    Đầu tiên, chúng ta phải chấm dứt ngay
  • 7:34 - 7:38
    những quy định và tập tục
    lên kiểu tóc và quần áo của các bé gái.
  • 7:38 - 7:44
    (Vỗ tay)
  • 7:44 - 7:48
    Hãy tập trung vào điều họ học
    và học như thế nào
  • 7:48 - 7:52
    hơn là kiểm soát cơ thể họ để tạo cơ hội
    cho nạn cưỡng hiếp
  • 7:52 - 7:55
    hay phạt những đứa trẻ
    vì hoàn cảnh của chúng.
  • 7:57 - 8:01
    Đây là nơi để phụ huynh và người lớn
    có thể tham gia.
  • 8:02 - 8:03
    Hãy bắt đầu thảo luận với trường học
  • 8:04 - 8:06
    và khuyến khích họ
    thay đổi quy định về quần áo
  • 8:06 - 8:09
    và các chính sách lên những hành vi khác
    như một dự án cộng tác,
  • 8:09 - 8:11
    với phụ huynh và học sinh,
  • 8:11 - 8:15
    để tránh khỏi kì thị và thiên vị.
  • 8:15 - 8:17
    Hãy nhớ rằng,
  • 8:17 - 8:20
    một số quy định có hại nhất
    không phải bằng văn bản.
  • 8:20 - 8:24
    Vì vậy chúng ta phải nỗ lực hơn nữa,
    để thay đổi định kiến
  • 8:24 - 8:29
    cho thấy cách nhìn nhận của chúng ta
    về con người thật của các nữ sinh da đen,
  • 8:29 - 8:31
    hay những gì ta nghe.
  • 8:32 - 8:34
    Hãy tình nguyện tại trường học
  • 8:34 - 8:39
    và thiết lập sự công bằng và
    các nhóm thảo luận về yếu tố giới tính?
  • 8:39 - 8:42
    với các nữ sinh da đen,
    người Latin hay bản địa
  • 8:42 - 8:46
    và các học sinh khác phải
    chịu sự xa lánh ở trường học
  • 8:46 - 8:47
    nhằm tạo một nơi an toàn
  • 8:47 - 8:50
    nhằm phát triển nơi các em
    sự trải nghiệm và nhân cách.
  • 8:51 - 8:54
    Nếu muốn trường học trở thành
    một nơi để hàn gắn,
  • 8:54 - 8:56
    cảnh sát không nên có mặt tại trường học
  • 8:56 - 8:59
    và hãy tăng số lượng các cố vấn.
  • 8:59 - 9:05
    (Vỗ tay)
  • 9:07 - 9:09
    Giáo dục là một công việc tự do.
  • 9:10 - 9:14
    Dù quan điểm của bạn ra sao,
    chúng ta đều phải đấu tranh cho tự do.
  • 9:15 - 9:17
    Tin vui là đã có một số trường học
  • 9:17 - 9:20
    đang thiết lập môi trường học đường
  • 9:20 - 9:23
    nơi mà các nữ sinh đều thấy họ
    thuần khiết và được yêu thương.
  • 9:24 - 9:29
    Trường Nữ sinh tư thục
    ở Columbus, Ohio là một điển hình.
  • 9:30 - 9:32
    Họ trở thành hình mẫu
    tiêu biểu khi tuyên bố
  • 9:32 - 9:36
    rằng không có hình phạt nào dành cho
    những nữ sinh "có thái độ không tốt."
  • 9:37 - 9:40
    Ngoài việc xây dựng --
  • 9:40 - 9:43

    Về cơ bản, là họ tạo được tính liên tục
  • 9:43 - 9:46
    về các chọn lựa cho việc đình chỉ,
    trục xuất và bắt giữ.
  • 9:46 - 9:50
    Bên cạnh việc xây dựng một
    cơ chế nhằm tái tạo công lý,
  • 9:50 - 9:53
    họ đã cải thiện mối quan hệ
    giữa giáo viên và học sinh
  • 9:53 - 9:56
    bằng việc đảm bảo mỗi học sinh đều
    có người lớn dẫn dắt
  • 9:56 - 9:59
    khi họ gặp khủng hoảng.
  • 9:59 - 10:02
    Họ cũng xây dựng không gian
    dọc hành lang và trong lớp học
  • 10:02 - 10:05
    để nữ sinh có thể họp lại khi cần thiết.
  • 10:05 - 10:09
    Họ cũng thiết lập chương trình tư vấn
    nhằm mang lại các cơ hội cho nữ sinh
  • 10:09 - 10:13
    bắt đầu mỗi ngày với ý niệm phát triển
    niềm tin vào bản thân,
  • 10:13 - 10:16
    kĩ năng giao tiếp và đặt ra mục tiêu.
  • 10:16 - 10:18
    Ở đây,
  • 10:18 - 10:21
    Họ lưu tâm đến tuổi thơ
    bất hạnh của các nữ sinh
  • 10:21 - 10:23
    thay vì lờ đi.
  • 10:23 - 10:26
    Họ tiến lại gần thay vì bước ra xa.
  • 10:27 - 10:30
    Kết quả là, tỉ lệ trốn học
    và đình chỉ giảm bớt,
  • 10:30 - 10:33
    và các nữ sinh đã sẵn sàng để học tập
  • 10:33 - 10:36
    vì họ biết các giáo viên
    quan tâm đến mình.
  • 10:36 - 10:37
    Điều này rất quan trọng.
  • 10:38 - 10:41
    Trường học lồng ghép nghệ thuật và
    thể thao vào chương trình giảng dạy
  • 10:41 - 10:44
    hoặc triển khai chương trình cải cách,
  • 10:44 - 10:48
    như tái tạo công lý,
    chánh niệm hay thiền định,
  • 10:48 - 10:53
    mở ra cơ hội để các nữ sinh
    hàn gắn lại mối quan hệ với người khác,
  • 10:53 - 10:55
    cũng như chính bản thân họ.
  • 10:55 - 10:59
    Nhằm giải quyết các thương tổn
    phức tạp và lâu dài
  • 10:59 - 11:00
    mà học sinh phải đối mặt
  • 11:00 - 11:05
    đòi hỏi chúng ta tin vào
    các trẻ em và thanh thiếu niên
  • 11:05 - 11:08
    để tạo dựng các mối quan hệ,
    và phương pháp học tập,
  • 11:08 - 11:12
    các nguồn lực về con người
    và tài chính cùng các phương tiện khác
  • 11:12 - 11:16
    nhằm chữa lành vết thương cho các em,
    để các em có thể học tập.
  • 11:18 - 11:23
    Trường học nên là nơi chúng ta
    quan tâm những bé gái dễ tổn thương nhất
  • 11:23 - 11:27
    như để tạo ra một văn hóa
    học đường lành mạnh.
  • 11:28 - 11:32
    Chúng ta cần nhận ra lời hứa của các cô bé
  • 11:32 - 11:35
    khi họ phải đấu tranh
    với nghèo đói và nghiện ngập;
  • 11:35 - 11:37
    chống chọi với nạn mua bán tình dục
  • 11:37 - 11:40
    hay các hình thức bạo lực khác;
  • 11:40 - 11:42
    khi các em ngang tàn nhất,
  • 11:42 - 11:43
    và cả khi yếu mềm nhất.
  • 11:45 - 11:48
    Chúng ta giúp họ tìm được
    hạnh phúc trí tuệ
  • 11:48 - 11:50
    và cảm xúc xã hội
  • 11:50 - 11:54
    cho dù váy của các em có chạm đầu gối
    hay chỉ ở giữa đùi hay ngắn hơn,
  • 11:57 - 11:59
    Đây có vẻ là một yêu cầu khó
    trong một thế giới
  • 11:59 - 12:02
    bám vào nỗi sợ chính trị
  • 12:02 - 12:06
    để trường học là nơi các cô bé
    có thể hàn gắn và phát triển,
  • 12:06 - 12:09
    nhưng chúng ta phải quyết tâm
    lấy đó làm mục tiêu.
  • 12:10 - 12:14
    Nếu chúng ta cam kết rằng giáo dục là
    một công việc tự do,
  • 12:14 - 12:17
    chúng ta có thể thay đổi
    các điều kiện giáo dục
  • 12:17 - 12:20
    để không bé gái nào,
    kể cả những em dễ bị tổn thương nhất,
  • 12:20 - 12:22
    bị đẩy ra khỏi trường học.
  • 12:22 - 12:25
    Đó là chiến thắng dành
    cho tất cả chúng ta.
  • 12:25 - 12:26
    Cảm ơn.
  • 12:26 - 12:32
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao các bé gái da đen là nạn nhân bị trừng phạt tại trường học -- và làm sao để thay đổi điều đó
Speaker:
Monique W. Morris
Description:

Theo như nhà văn kiêm học giả về công bằng xã hội Monique W. Morris, trên khắp thế giới, các bé gái da đen bị buộc phải thôi học vì những chính sách khiến họ trở thành nạn nhân bị trừng phạt. Kết quả là: rất nhiều nữ sinh bị đẩy đến bờ vực của một tương lai bất ổn với rất ít cơ hội được mở ra. Làm sao chúng ta có thể chấm dứt cuộc khủng hoảng này? Trong bài chia sẻ này, Morris đã chỉ ra nguyên nhân của sự "bài trừ" và làm thế nào chúng ta có thể đấu tranh biến trường học thành môi trường để các nữ sinh da đen có thể chữa lành và phát triển.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:45

Vietnamese subtitles

Revisions