< Return to Video

Read Montague: What we're learning from 5,000 brains

  • 0:00 - 0:03
    Chúng ta ai cũng quan tâm đến người khác.
  • 0:03 - 0:05
    Ai cũng có mối quan hệ với người khác,
  • 0:05 - 0:07
    ta quan tâm đến các mối quan hệ
  • 0:07 - 0:09
    vì nhiều lý do khác nhau.
  • 0:09 - 0:11
    Quan hệ tốt xấu,
  • 0:11 - 0:14
    quan hệ phiền nhiễu, quan hệ bất định
  • 0:14 - 0:17
    tôi sẽ trình bày về trọng tâm của
  • 0:17 - 0:21
    tương tác con người
    trong các mối quan hệ này.
  • 0:21 - 0:23
    Tôi sẽ lấy cảm hứng
    từ sự thật hiển nhiên là
  • 0:23 - 0:25
    chúng ta ai cũng
    muốn tương giao với người khác.
  • 0:25 - 0:29
    Nên tôi sẽ bỏ qua các thứ rườm rà,
  • 0:29 - 0:33
    đi thẳng đến đối tượng đơn giản nhất
  • 0:33 - 0:37
    và dẫn dắt bạn qua các bước nghiên cứu
  • 0:37 - 0:40
    khoa học sơ bộ nhằm soi sáng điều diễn ra
  • 0:40 - 0:43
    trong hai bộ não khi
    chúng tương tác với nhau.
  • 0:44 - 0:46
    Nhưng trước hết tôi sẽ tiết lộ
  • 0:46 - 0:47
    cách thức làm được điều đó.
  • 0:47 - 0:50
    Cách đầu là ta có thể an tâm nghe trộm
  • 0:50 - 0:53
    hoạt động của não bộ khoẻ mạnh.
  • 0:53 - 0:56
    mà không cần đến dây nhợ, bức xạ rườm rà,
  • 0:56 - 0:58
    hay xin phép nguyên nhân y tế nào.
    Chúng ta có thể
  • 0:58 - 1:02
    đo sóng não vài người bạn hay hàng xóm.
  • 1:02 - 1:04
    Trong lúc họ làm bài kiểm tra trí não,
  • 1:04 - 1:08
    chúng tôi dùng phương pháp
    "chụp ảnh cộng hưởng từ " (fMRI).
  • 1:08 - 1:10
    Chắc bạn có biết đến
    cách phát minh này ra đời.
  • 1:10 - 1:14
    Để tôi giải thích cho bạn
    ngắn gọn trong 2 câu.
  • 1:14 - 1:18
    Ai cũng biết máy MRIs rồi.
    MRIs dùng các vùng từ trường
  • 1:18 - 1:20
    và sóng vô tuyến
    để cắt chụp ảnh não bộ
  • 1:20 - 1:22
    hay đầu gối hay dạ dày của bạn,
  • 1:22 - 1:24
    những hình ảnh đen trắng này bất động.
  • 1:24 - 1:27
    Vào những năm 90, người ta đã khám phá ra
  • 1:27 - 1:29
    chiếc máy này có thêm công dụng khác,
  • 1:29 - 1:32
    công dụng ghi hình dòng máu chảy
  • 1:32 - 1:35
    tạo thành từ hàng trăm ngàn
    tuyến máu độc lập trong não bộ.
  • 1:35 - 1:38
    Sao phải ghi hình dòng máu? Đó là do
  • 1:38 - 1:42
    mọi thay đổi trong hoạt động não bộ,
    những thứ giúp não bạn hoạt động,
  • 1:42 - 1:44
    giúp các "phần mềm" chạy tốt trong não,
  • 1:44 - 1:47
    có liên hệ mật thiết với
    thay đổi trong mạch máu.
  • 1:47 - 1:49
    Những thước phim dòng máu này chính là
  • 1:49 - 1:51
    đại diện cho mọi hoạt động của não bộ.
  • 1:51 - 1:54
    Đây là một cuộc cách mạng
    trong ngành khoa học nhận thức.
  • 1:54 - 1:56
    Trong bất cứ lĩnh vực nào, trí nhớ,
  • 1:56 - 1:58
    sửa xe máy, suy nghĩ về mẹ vợ/chồng,
  • 1:58 - 2:02
    bực bội với người khác, cảm xúc phản ứng,
    và muôn vàn lĩnh vực khác,
  • 2:02 - 2:05
    nếu muốn có bản đồ hoạt động của não ai
  • 2:05 - 2:08
    chỉ việc đưa họ đi quay chụp MRI.
  • 2:08 - 2:11
    Máy còn giai đoạn đầu,
    nhiều mặt chưa hoàn thiện.
  • 2:11 - 2:14
    Nhưng 20 năm trước,
    ta chỉ có số không tròn trĩnh.
  • 2:14 - 2:16
    Khi đó bạn không thể
    cứ thế mà đo não người sống được.
  • 2:16 - 2:18
    Phát minh MRI là
    một cuộc cách mạng thật sự,
  • 2:18 - 2:21
    mở đường cho các
    cách thức thử nghiệm khoa học mới.
  • 2:21 - 2:25
    Các nhà sinh học não bộ
    thử nghiệm trên nhiều đối tượng
  • 2:25 - 2:28
    từ sâu đến thú gặm nhấm, đến ruồi giấm,...
  • 2:28 - 2:32
    GIờ đây chúng ta có một
    bước tiến mới: con người.
  • 2:32 - 2:35
    Giờ đây chúng ta có thể
    nghiên cứu trực tiếp trên người,
  • 2:35 - 2:38
    xây dựng phần mềm mô phỏng con người,
  • 2:38 - 2:41
    bằng một số phép đo lường sinh học.
  • 2:41 - 2:45
    Để tôi cho bạn một ví dụ về phép đo lường,
  • 2:45 - 2:48
    phép đo thuộc về lĩnh vực gọi là định giá.
  • 2:48 - 2:50
    Định giá ở đây đúng theo nghĩa đen nhé?
  • 2:50 - 2:53
    Nếu bạn đi định giá 2 công ty chẳng hạn,
  • 2:53 - 2:55
    bạn sẽ muốn biết cái nào có giá hơn.
  • 2:55 - 2:59
    Các nền văn hoá đã
    tìm ra phương pháp cả nghìn năm trước.
  • 2:59 - 3:02
    Giả dụ, làm sao để
    so sánh quả cam với kính chắn gió?
  • 3:02 - 3:04
    Vâng, bạn không thể so sánh được.
  • 3:04 - 3:07
    Chúng quá khác biệt.
    Chúng không cùng bản chất.
  • 3:07 - 3:09
    Thay vào đó, bạn chuyển
    chúng sang đơn vị chung.
  • 3:09 - 3:12
    rồi đo đạc căn theo đơn vị chung này.
  • 3:12 - 3:15
    Vậy thì, não bộ cũng thế,
  • 3:15 - 3:18
    và chúng ta đang dần tìm ra phần não
  • 3:18 - 3:20
    có nhiệm vụ định giá,
  • 3:20 - 3:21
    và một trong các bộ phận đó là
  • 3:21 - 3:25
    hệ thống chuyển hoá tế bào trong thân não
  • 3:25 - 3:28
    vận chuyển chất đô-pa-min đi khắp não.
  • 3:28 - 3:31
    Nói chung, đó là một khám phá quan trọng
  • 3:31 - 3:34
    đến nay ta chỉ mới
    hiểu được một phần nhỏ
  • 3:34 - 3:35
    nhưng khám phá đó quan trọng vì
  • 3:35 - 3:37
    tế bào thân não là
    nơ ron bị chết sớm
  • 3:37 - 3:39
    bởi bệnh run chân tay Parkinson,
  • 3:39 - 3:42
    và bởi mỗi lần lạm dụng thuốc.
    Điều này cũng dễ hiểu.
  • 3:42 - 3:45
    Phần thuốc thừa sẽ thâm nhập và biến đổi
  • 3:45 - 3:47
    thế giới quan của ta, thay đổi cả
  • 3:47 - 3:50
    cách ta chọn tiêu thụ thuốc bạn đang dùng,
  • 3:50 - 3:53
    khiến bạn coi trọng
    thuốc đó hơn mọi thứ khác.
  • 3:53 - 3:55
    Đấy là đặc điểm chính.
    Những nơ ron này cũng
  • 3:55 - 3:59
    tham gia vào việc
    chúng ta đánh giá quan điểm trừu tượng,
  • 3:59 - 4:01
    Tôi đưa lên đây một vài ví dụ
  • 4:01 - 4:04
    về biểu tượng trừu tượng.
  • 4:04 - 4:06
    Chúng ta có sức mạnh hành vi siêu nhiên,
  • 4:06 - 4:09
    nhờ chất đô-pa-min trong não.
  • 4:09 - 4:12
    Chúng ta có thể từ bỏ
    bản năng sống còn vì một ý nghĩ,
  • 4:12 - 4:16
    một ý nghĩ đơn thuần.
    Không loài nào khác làm được.
  • 4:16 - 4:20
    Năm 1997, giáo phái
    Cổng Thiên Đường tự tử hàng loạt
  • 4:20 - 4:23
    vì họ tin rằng có một con tàu vũ trụ
  • 4:23 - 4:26
    ẩn ở đuôi ngôi sao chổi Hale-Bopp
  • 4:26 - 4:30
    đợi sẵn để mang họ đến tầm cao mới.
    Một sự kiện lịch sử bi thương.
  • 4:30 - 4:34
    Hơn 2/3 trong số đó có bằng đại học.
  • 4:34 - 4:37
    Ý tôi là những người này
    từ bỏ bản năng sống còn của mình
  • 4:37 - 4:41
    bằng chính hệ thống sinh tồn của mình.
  • 4:41 - 4:44
    Khả năng kiểm soát quá mạnh, phải không?
  • 4:44 - 4:46
    Một điều mà tôi đã
    bỏ ra khỏi câu chuyện đó
  • 4:46 - 4:48
    là điều hiển nhiên,
    cũng là trọng tâm
  • 4:48 - 4:51
    bài diễn thuyết này,
    đó là "những người khác".
  • 4:51 - 4:54
    Hế thống định giá được sử dụng khi ta
  • 4:54 - 4:56
    khi ta định giá
    tương tác với người khác.
  • 4:56 - 4:59
    Chính chất Đô-pa-min gây ra sự nghiện,
  • 4:59 - 5:02
    làm bạn tê cơ khi mắc bệnh Parkinson,
  • 5:02 - 5:05
    nguyên nhân của nhiều rối loạn tâm lý,
  • 5:05 - 5:09
    cũng như ảnh hưởng đến việc
    đánh giá tương tác với người khác
  • 5:09 - 5:12
    và gắn giá trị cho mỗi cử chỉ
  • 5:12 - 5:14
    khi bạn tương tác với người khác.
  • 5:14 - 5:17
    Tôi sẽ giải thích thế này.
  • 5:17 - 5:20
    Bạn nắm trong tay
    sức mạnh xử lý thông tin cực lớn
  • 5:20 - 5:23
    đến nỗi bạn không để ý thấy.
  • 5:23 - 5:24
    Một vài ví dụ khác nhé.
    Đây là một đứa bé.
  • 5:24 - 5:28
    Bé mới ba tháng tuổi.
    Em biết ị nhưng không biết làm toán.
  • 5:28 - 5:31
    Em là người thân của tôi. Ai đó
    sẽ rất vui khi thấy bé trên màn hình.
  • 5:31 - 5:34
    Bạn có thể bịt đi một mắt mà vẫn nhìn được
  • 5:34 - 5:36
    nhờ mắt còn lại. Nhìn mắt này
  • 5:36 - 5:40
    bé có vẻ tò mò,
    mắt kia lại có vẻ ngạc nhiên.
  • 5:40 - 5:43
    Đây là một cặp đôi
    đang cùng chia sẻ một khoảnh khắc.
  • 5:43 - 5:45
    và chúng tôi thử cắt bớt
  • 5:45 - 5:47
    mà vài mảnh của bức hình, bạn vẫn nhận ra
  • 5:47 - 5:50
    niềm vui của mỗi người
    bọn họ diễn ra song song.
  • 5:50 - 5:53
    Các phần khác của bức hình
    cũng cho thấy là họ đang vui,
  • 5:53 - 5:55
    nhìn mặt họ ta nhận ra rồi.
  • 5:55 - 5:58
    Nếu bạn so với khuôn mặt bình thường,
    niểm vui ở đây không khác lắm.
  • 5:58 - 6:01
    Đây lại là một cặp đôi khác.
    Anh ta nhìn về phía ta
  • 6:01 - 6:04
    còn cô gái rõ ràng là
    đang nhìn anh ta với ánh mắt
  • 6:04 - 6:06
    đầy tình yêu và sự ngưỡng mộ.
  • 6:07 - 6:10
    Một cặp khác nữa. (Cười)
  • 6:10 - 6:15
    Tình yêu và ngưỡng mộ
    ở bé bên trái không được rõ nhỉ. (cười)
  • 6:15 - 6:18
    Thực ra, kia là cô chị, và bạn có thể đoán
  • 6:18 - 6:20
    cậu bé đang nghĩ:
    "Hừ, chị cười tươi chụp hình,
  • 6:20 - 6:26
    rồi lại cướp kẹo của em,
    rồi đấm em chứ gì." (Cười)
  • 6:27 - 6:28
    Cậu bé sẽ giận tôi lắm.
  • 6:28 - 6:31
    Vậy thì, điều này có nghĩa là gì?
  • 6:31 - 6:34
    Chúng ta sở hữu
    một nguồn năng lượng xử lý to lớn
  • 6:34 - 6:39
    chôn sâu trong hệ thống đô-pa-min của não
  • 6:39 - 6:41
    thúc đẩy bạn tìm
    tình dục, thức ăn và muối.
  • 6:41 - 6:44
    Nó giúp bạn sống.
    Nó cho bạn động lực,
  • 6:44 - 6:47
    đem đến cho bạn năng lực hành vi,
    mà chúng tôi gọi là siêu năng lực đó.
  • 6:47 - 6:50
    Vậy làm sao ta có thể
    sắp đặt các năng lực não bộ này
  • 6:50 - 6:53
    vào môi trường
    tình huống giao tiếp để nghiên cứu?
  • 6:53 - 6:56
    Câu trả lời ngắn gọn là xây dựng trò chơi.
  • 6:56 - 7:00
    Trò chơi kinh tế.
    Chúng tôi chia nhau tìm hiểu hai lĩnh vực.
  • 7:00 - 7:03
    Một là kinh tế học thử nghiệm,
    hai là kinh tế học hành vi.
  • 7:03 - 7:08
    Chúng tôi bắt chước các trò chơi của họ,
    rồi sửa lại theo ý mình.
  • 7:08 - 7:11
    Đây là trò kiểu như vậy,
    trò "tối hậu thư".
  • 7:11 - 7:14
    Người Đỏ được đưa
    100 đô để chia chác với người Xanh.
  • 7:14 - 7:18
    Giả dụ Đỏ lấy cho mình 70 đô,
    đưa Xanh 30.
  • 7:18 - 7:20
    Vậy là anh ta chia theo tỷ lệ 70-30.
  • 7:20 - 7:23
    Người trung gian đưa Xanh 30 đô đó.
  • 7:23 - 7:26
    Anh Xanh có hai lựa chọn.
    Hoặc anh nhận 30 đô đó,
  • 7:26 - 7:29
    hoặc anh từ chối,
    thì cả hai đều không được tiền.
  • 7:29 - 7:33
    Một nhà kinh tế học sẽ nghĩ, ừ thì,
  • 7:33 - 7:35
    có tiền thì cứ nhận thôi.
  • 7:35 - 7:39
    Thực ra người ta xử trí thế nào?
    Người chơi không chia tiền tỷ lệ 80-20.
  • 7:39 - 7:42
    Nửa số người sẽ nhận tiền,
    nửa kia từ chối.
  • 7:42 - 7:45
    Tại sao vậy? Vì bạn bực bội.
  • 7:45 - 7:49
    Bạn thấy bất công.
    Rõ ràng đây là cuộc chia chác bất công.
  • 7:49 - 7:51
    Đây là kiểu trò chơi chúng tôi
    đem đi thử nghiệm khắp thế giới.
  • 7:51 - 7:54
    Tôi ví dụ thế để bạn nắm được.
  • 7:54 - 7:58
    Những dạng trò chơi như thế này
  • 7:58 - 8:01
    đòi hỏi bạn phải có
    khả năng nhận thức lớn.
  • 8:01 - 8:04
    Bạn phải có nhận thức
    đối xử với người khác,
  • 8:04 - 8:07
    có khả năng nhớ được mình đã làm gì,
  • 8:07 - 8:09
    nhận thức hành vi nào
    đang xảy ra,
  • 8:09 - 8:12
    và cập nhật nhận thức
    hợp với tình huống mới
  • 8:12 - 8:15
    và bạn phải có hành vi thú vị như thế này:
  • 8:15 - 8:18
    bạn phải có khả năng phân tích ý nghĩ sâu.
  • 8:18 - 8:21
    Tức là, bạn có thể đoán
    người kia mong đợi điều gì ở bạn,
  • 8:21 - 8:24
    và bạn phản ứng bằng hành vi
    lên hình ảnh bạn trong họ.
  • 8:24 - 8:27
    Như phỏng vấn xin việc vậy.
    Bạn ngồi đối diện sếp,
  • 8:27 - 8:28
    ông ta có ấn tượng
    nào đó về bạn trong đầu,
  • 8:28 - 8:31
    bạn hành động để xử lý hình ảnh đó của bạn
  • 8:31 - 8:35
    trong đầu sếp
    thành ra hình ảnh bạn muốn có.
  • 8:35 - 8:38
    Chúng ta không nhận ra
    là ta rất giỏi xử lý hành vi.
  • 8:38 - 8:42
    Và các cuộc thử nghiệm
    tận dụng phần "không nhận ra" này.
  • 8:42 - 8:44
    Qua thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy
  • 8:44 - 8:46
    trong giao tiếp xã hội,
    con người như chim bạch yến.
  • 8:46 - 8:50
    Chim bạch yến hay được dùng
    để nhận biết hoá chất trong hầm mỏ.
  • 8:50 - 8:53
    Nếu chất mêtan hoặc cácbon tăng lên,
  • 8:53 - 8:57
    hoặc ôxy giảm,
    bọn chim sẽ bất tỉnh trước người.
  • 8:57 - 9:00
    Chúng là hệ thống báo động sớm.
  • 9:00 - 9:03
    "Này, ra khỏi hầm mỏ đi.
    Tình hình nguy hiểm lắm."
  • 9:03 - 9:06
    Một số trò chơi có thể rất thô,
  • 9:06 - 9:09
    có khi chỉ là
    người này trao đổi số với người kia,
  • 9:09 - 9:12
    nhưng người tham gia thử nghiệm
  • 9:12 - 9:14
    vẫn xử trí nhạy cảm như tình huống thật.
  • 9:14 - 9:16
    Chúng tôi tận dụng điều này triệt để,
  • 9:16 - 9:19
    và đã tận dụng với
  • 9:19 - 9:22
    hàng ngàn người, có lẽ là
  • 9:22 - 9:23
    khoảng năm, sáu nghìn người.
  • 9:23 - 9:27
    Để là thử nghiệm sinh học
    thật sự cần nhiều hơn thế,
  • 9:27 - 9:28
    nhiều hơn thế nhiều lần.
  • 9:30 - 9:33
    Nhưng chúng tôi cũng
    nhận ra những điểm nổi bật,
  • 9:33 - 9:36
    chuyển hoá chúng thành mô thức toán,
  • 9:36 - 9:38
    và giải mã các mô thức để
  • 9:38 - 9:40
    rút ra kết luận về
    trao đổi hành vi xã hội,
  • 9:40 - 9:44
    từ đó tìm ra cách định giá hành vi
  • 9:44 - 9:47
    mà các trò chơi
    kinh tế đem lại hiệu quả nhận thức.
  • 9:47 - 9:50
    Chúng tôi có thể
    đo lường hành vi trong trò chơi,
  • 9:50 - 9:53
    Chúng tôi dùng số liệu
    đó để kết luận về hành vi chung.
  • 9:53 - 9:57
    Điều này mới tuyệt.
    Sáu, bảy năm trước, chúng tôi
  • 9:57 - 9:59
    tập hợp một nhóm tại Houston, Texas.
  • 9:59 - 10:02
    Giờ nhóm lan đến bang Virginia và London.
  • 10:02 - 10:06
    Chúng tôi viết phần mềm để nối
    thiết bị cộng hưởng từ trường
  • 10:06 - 10:10
    lên Internet.
    Chúng tôi có thể đưa một lần 6 máy,
  • 10:10 - 10:12
    hiện tại
    chúng tôi tập trung 2 máy.
  • 10:12 - 10:15
    Phần mềm sẽ chạy
    đồng thời các máy trên thế giới.
  • 10:15 - 10:18
    Khi cho chạy các máy này và gắn với
  • 10:18 - 10:20
    các trò chơi giao tiếp,
    chúng tôi có thể
  • 10:20 - 10:22
    nghe lỏm hoạt động của hai bộ não.
  • 10:22 - 10:26
    Thế là lần đầu tiên chúng tôi
    không phải tính trung bình mỗi bộ não
  • 10:26 - 10:28
    hay mỗi lẫn
    gắn một người vào máy nữa.
  • 10:28 - 10:31
    Chúng tôi có thể nghiên cứu hẳn một cặp,
  • 10:31 - 10:34
    nghiên cứu người tương tác với người kia,
  • 10:34 - 10:37
    bật công thức toán, là có thể phân tích
  • 10:37 - 10:39
    vượt qua những nhận thức thông thường.
  • 10:39 - 10:42
    Quan trọng hơn là, chúng tôi có thể
  • 10:42 - 10:45
    đưa người có vấn đề tâm lý
    hoặc tổn thương não
  • 10:45 - 10:49
    vào các tương tác xã hội thế này
    để nghiên cứu.
  • 10:49 - 10:51
    Chúng tôi đã nỗ lực nghiên cứu như thế
  • 10:51 - 10:53
    và cũng đạt được
    vài thành công về não phôi thai.
  • 10:53 - 10:56
    Thành công đó rất có tương lai.
  • 10:56 - 10:59
    Nhưng điều chúng tôi làm là chúng tôi
  • 10:59 - 11:03
    đã mang đến định nghĩa mới bằng toán học,
  • 11:03 - 11:05
    khác với cách
    nghiên cứu bệnh tâm thần thông thường,
  • 11:05 - 11:07
    nhận diện đặc điểm bệnh qua việc
  • 11:07 - 11:10
    nghiên cứu hành vi người bằng máy.
  • 11:10 - 11:15
    Chúng tôi tận dụng cặp vợ chồng
    trong đó có một người bị trầm cảm,
  • 11:15 - 11:18
    hoặc mắc chứng chứng
    tự kỷ ở mức độ nào đó,
  • 11:18 - 11:21
    hoặc mắc chứng
    tăng động rối loạn tập trung.
  • 11:21 - 11:25
    Họ là những chú chim bạch yến,
  • 11:25 - 11:27
    phục vụ thử nghiệm
    khoa học bằng phương pháp
  • 11:27 - 11:30
    toán học trên máy tính.
  • 11:30 - 11:32
    Những ngày đầu, chúng tôi chia nhóm
  • 11:32 - 11:35
    nghiên cứu ra khắp thế giới, như nhóm này.
  • 11:35 - 11:38
    Điểm tập trung không có gì lạ
  • 11:38 - 11:41
    là ở Roanoke, bang Virginia.
  • 11:41 - 11:45
    Có điểm nữa ở London,
    các nơi khác đang được sắp xếp.
  • 11:45 - 11:48
    Mong tôi là chúng tôi
    sẽ sớm đưa được dữ liệu lên mạng.
  • 11:49 - 11:51
    Có nhiều vấn đề phức tạp
  • 11:51 - 11:54
    trong việc công bố
    rộng rãi các dữ liệu này.
  • 11:54 - 11:55
    Chúng tôi cũng
    nghiên cứu một phần nhỏ
  • 11:55 - 11:58
    điều thú vị ở con người nói chung nữa,
  • 11:58 - 12:00
    cho nên chúng tôi mời cả người hứng thú
  • 12:00 - 12:02
    tìm hiểu về phần mềm đó,
    cũng như hướng dẫn
  • 12:02 - 12:04
    để phát triển phần mềm tốt hơn.
  • 12:04 - 12:07
    Tôi sẽ kết thúc bài nói
    bằng luận điểm như sau.
  • 12:07 - 12:09
    Điều hay trong việc
    nghiên cứu hành vi nhận thức là
  • 12:09 - 12:12
    dù chúng tôi bị hạn chế về thiết bị
  • 12:12 - 12:17
    nên chưa theo dõi được
    nhiều bộ não cùng một lúc,
  • 12:17 - 12:18
    Sự thật là
  • 12:18 - 12:19
    cả khi một mình,
  • 12:19 - 12:23
    ta vẫn hoàn toàn là nhân tố xã hội.
    TInh thần chúng ta không đơn độc,
  • 12:23 - 12:28
    mà được tạo nên từ các nhân tố gắn liền
  • 12:28 - 12:32
    sự sống với xã hội.
    Tinh thần của chúng ta
  • 12:32 - 12:34
    liên quan mật thiết đến người khác,
  • 12:34 - 12:36
    thể hiện thông qua người khác.
  • 12:36 - 12:40
    Vì vậy bạn thường không nhận ra
  • 12:40 - 12:42
    con người mình cho đến khi
    bạn nhìn nhận bản thân
  • 12:42 - 12:45
    trong tương tác với
    người thân, với kẻ thù,
  • 12:45 - 12:47
    người đối lập với bạn.
  • 12:48 - 12:51
    Phần mềm dữ liệu của chúng tôi là bước đầu
  • 12:51 - 12:54
    soi sáng điều tạo nên con người,
    biến nó thành công cụ
  • 12:54 - 12:56
    tìm hiểu về bệnh tâm thần.
  • 12:56 - 12:59
    Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
    (Vỗ tay)
  • 12:59 - 13:02
    (Vỗ tay)
Title:
Read Montague: What we're learning from 5,000 brains
Speaker:
Read Montague
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:23

Vietnamese subtitles

Revisions