< Return to Video

Chủ nghĩa dân tộc vs. chủ nghĩa toàn cầu: sự phân ly chính trị mới

  • 0:01 - 0:05
    Chris Anderson: Chào mừng các bạn
    đến với TED Dialogues.
  • 0:05 - 0:08
    Đây là buổi trò chuyện đầu tiên
    trong loạt chương trình
  • 0:08 - 0:12
    nhằm đáp lại các
    biến chuyển chính trị hiện thời.
  • 0:12 - 0:13
    Không biết bạn thế nào;
  • 0:13 - 0:17
    tôi thì khá quan tâm đến sự chia rẽ
    ngày càng lớn dần ở đất nước này
  • 0:17 - 0:19
    và trên toàn thế giới.
  • 0:19 - 0:21
    Chẳng ai chịu nghe ai cả.
    Phải không?
  • 0:22 - 0:23
    Thật vậy.
  • 0:23 - 0:26
    Ý tôi là dường như chúng ta
    đang cần một kiểu đối thoại mới
  • 0:27 - 0:32
    đặt nền tảng trên -- tôi không biết, có lẽ
    là trên lí lẽ, lắng nghe, và thấu hiểu,
  • 0:32 - 0:34
    trong một bối cảnh rộng lớn hơn.
  • 0:35 - 0:38
    Ít nhất đó là điều chúng ta sẽ thử
    trong TED Dialogues này,
  • 0:38 - 0:39
    bắt đầu từ hôm nay.
  • 0:39 - 0:42
    Và người có mặt cùng tôi hôm nay
  • 0:42 - 0:45
    là người mà tôi rất hào hứng
    để được bắt đầu ngay và luôn.
  • 0:45 - 0:48
    Bộ óc ngay bên cạnh tôi lúc này,
    tôi phải nói là, là người suy nghĩ
  • 0:48 - 0:50
    không giống ai
    trên quả đất này.
  • 0:50 - 0:51
    Tôi nghiêm túc đấy.
  • 0:51 - 0:53
    (Yuval Noah Harari cười)
  • 0:53 - 0:54
    Tôi nói thật.
  • 0:54 - 0:59
    Anh ấy tổng hợp lịch sử với
    các ý tưởng cơ bản
  • 0:59 - 1:01
    theo cách có thể khiến bạn bất ngờ đấy.
  • 1:01 - 1:04
    Có lẽ vài bạn đã biết đến quyển sách này,
    “Sapiens.”
  • 1:05 - 1:06
    Ở đây có ai đọc “Sapiens” chưa ạ?
  • 1:06 - 1:07
    (Tiếng vỗ tay)
  • 1:08 - 1:11
    Thật lòng tôi không thể nào ngừng đọc.
  • 1:11 - 1:15
    Cách anh ấy kể câu chuyện về loài người
  • 1:15 - 1:18
    thông qua các ý tưởng lớn thật sự
    sẽ khiến bạn nghĩ khác đi --
  • 1:18 - 1:20
    thật sự đáng kinh ngạc.
  • 1:20 - 1:21
    Và đây, quyển tiếp theo,
  • 1:21 - 1:24
    tôi nghĩ sẽ được xuất bản ở Mỹ
    vào tuần sau.
  • 1:25 - 1:26
    YNH: Đúng vậy, tuần sau.
  • 1:26 - 1:27
    CA: "Homo Deus."
  • 1:27 - 1:30
    Đây là lịch sử của trăm năm tiếp theo.
  • 1:31 - 1:32
    Tôi đã có cơ hội đọc nó.
  • 1:32 - 1:35
    Thật sự rất kịch tính,
  • 1:35 - 1:39
    và tôi dám nói, đối với vài người
    nó sẽ khá giật mình.
  • 1:40 - 1:41
    Đây là sách phải đọc.
  • 1:41 - 1:46
    Thật sự hiện tại không ai
    có khả năng giải thích
  • 1:46 - 1:50
    những điều đang diễn ra
    trên thế giới tốt hơn anh ấy.
  • 1:50 - 1:55
    Và giờ, một lời chào đón nồng nhiệt
    đến Yuval Noah Harari.
  • 1:55 - 1:58
    (Tiếng vỗ tay)
  • 2:03 - 2:07
    Thật tuyệt khi có khán giả trên Facebook
    và trên Web cùng theo dõi.
  • 2:07 - 2:08
    Xin chào, Facebook.
  • 2:08 - 2:12
    Và các bạn, khi tôi bắt đầu
    đặt câu hỏi cho Yuval,
  • 2:12 - 2:14
    hãy mạnh dạn nêu câu hỏi của mình,
  • 2:14 - 2:17
    và không nhất thiết là về
    các bê bối chính trị gần đây,
  • 2:17 - 2:21
    mà còn để hiểu rộng hơn:
    "Chúng ta đang tiến về đâu?"
  • 2:23 - 2:24
    Bạn sẵn sàng chưa?
    Chúng ta bắt đầu.
  • 2:24 - 2:26
    Vậy, Yuval:
  • 2:26 - 2:29
    tại Thành phố New York, năm 2017,
    chúng ta vừa có một tân tổng thống
  • 2:29 - 2:32
    và cú sốc như những cơn sóng
    càn quét khắp thế giới.
  • 2:32 - 2:34
    Chuyện gì đang xảy ra vậy?
  • 2:35 - 2:37
    YNH: Tôi nghĩ rằng điều cơ bản đang xảy ra
  • 2:37 - 2:40
    là ta đang lạc mất câu chuyện
    của chính mình.
  • 2:40 - 2:43
    Con người suy nghĩ bằng câu chuyện,
  • 2:43 - 2:46
    và chúng ta cố gắng hiểu thế giới này
    thông qua kể chuyện.
  • 2:46 - 2:48
    Trong vài thập kỷ vừa qua,
  • 2:48 - 2:51
    chúng ta có một câu chuyện
    rất giản dị và rất hấp dẫn
  • 2:51 - 2:52
    về chuyện đang xảy ra trên thế giới.
  • 2:52 - 2:56
    Câu chuyện kể rằng, ồ,
    điều đang diễn ra là
  • 2:56 - 2:58
    nền kinh tế đang toàn cầu hóa,
  • 2:58 - 3:00
    chính trị thì tự do hóa,
  • 3:00 - 3:04
    và sự kết hợp cả hai sẽ tạo nên
    một thiên đường trên Trái đất,
  • 3:04 - 3:08
    chúng ta chỉ cần tiếp tục
    toàn cầu hóa kinh tế
  • 3:08 - 3:09
    và tự do hóa hệ thống chính trị,
  • 3:09 - 3:11
    rồi thì mọi sự sẽ tuyệt vời.
  • 3:11 - 3:14
    Năm 2016 là năm chứng kiến
  • 3:14 - 3:18
    một bộ phận lớn,
    thậm chí là từ phương Tây,
  • 3:18 - 3:20
    ngừng tin vào câu chuyện này.
  • 3:21 - 3:23
    Vì lý do tốt hay xấu, không quan trọng.
  • 3:23 - 3:25
    Người ta không tin
    vào câu chuyện này nữa,
  • 3:25 - 3:29
    khi anh không có một câu chuyện,
    anh sẽ không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
  • 3:29 - 3:33
    CA: Phần nào trong anh tin rằng đó
    thật sự là một câu chuyện rất hiệu quả.
  • 3:33 - 3:34
    Nó có tác dụng.
  • 3:34 - 3:36
    YNH: Ở phạm vi nào đó, vâng.
  • 3:36 - 3:38
    Theo một số cách đo lường,
  • 3:38 - 3:41
    chúng ta hiện đang ở trong
    thời điểm tối ưu nhất
  • 3:41 - 3:42
    của loài người.
  • 3:42 - 3:45
    Ngày hôm nay, lần đầu tiên trong lịch sử,
  • 3:45 - 3:49
    nhiều người chết vì ăn quá nhiều
    hơn là chết vì ăn quá ít,
  • 3:49 - 3:51
    quả là một thành tựu phi thường.
  • 3:51 - 3:53
    (Tiếng cười)
  • 3:53 - 3:55
    Cũng là lần đầu tiên trong lịch sử,
  • 3:55 - 3:59
    nhiều người chết vì tuổi già
    hơn là vì bệnh truyền nhiễm,
  • 3:59 - 4:02
    tỉ lệ bạo lực cũng giảm.
  • 4:02 - 4:04
    Lần đầu tiên trong lịch sử,
  • 4:04 - 4:09
    nhiều người tự sát hơn là bị giết
    bởi tội phạm và khủng bố
  • 4:09 - 4:11
    và chiến tranh cộng lại.
  • 4:11 - 4:15
    Theo thống kê, anh đang là là kẻ thù
    đáng sợ nhất của bản thân mình.
  • 4:15 - 4:17
    Ít nhất, so với toàn bộ
    người trên thế giới
  • 4:17 - 4:20
    anh dễ có khả năng bị giết
    bởi chính anh nhất --
  • 4:20 - 4:21
    (Tiếng cười)
  • 4:21 - 4:25
    Mà đó vốn là, một lần nữa,
    là một tin tốt lành, khi so với --
  • 4:25 - 4:26
    (Tiếng cười)
  • 4:26 - 4:31
    khi so với mức độ bạo lực ta từng thấy
    trong các kỷ nguyên trước.
  • 4:31 - 4:33
    CA: Nhưng quá trình
    kết nối thế giới này
  • 4:33 - 4:37
    đã kết thúc với một nhóm lớn những người
    cảm thấy như là bị cho ra rìa,
  • 4:37 - 4:38
    và họ phản ứng lại.
  • 4:38 - 4:40
    Chúng ta đã thấy cái quả bom này
  • 4:40 - 4:43
    quét qua toàn bộ hệ thống ra sao.
  • 4:43 - 4:46
    Ý tôi là, làm sao anh giải thích
    chuyện ra xảy ra đây?
  • 4:46 - 4:49
    Tưởng như cái cách cũ mà mọi người
    hay nghĩ về chính trị,
  • 4:49 - 4:52
    cách phân chia cánh tả - cánh hữu
    đã vỡ và bị thay thế.
  • 4:52 - 4:54
    Ta lý giải chuyện này thế nào?
  • 4:54 - 4:58
    YNH: Đúng, mô hình phân chia chính trị
    cánh tả - cánh hữu của thế kỷ 20
  • 4:58 - 5:00
    giờ đa phần đã lỗi thời,
  • 5:00 - 5:05
    cách phân chia thật sự của hiện tại
    là toàn cầu và quốc gia,
  • 5:05 - 5:06
    toàn cầu và địa phương.
  • 5:06 - 5:09
    Bạn sẽ lại thấy nó trên khắp thế giới,
  • 5:09 - 5:11
    đến bây giờ nó đang là cuộc vật lộn chính.
  • 5:11 - 5:15
    Chúng ta hẳn cần phải có
    những dạng thức chính trị hoàn toàn mới
  • 5:15 - 5:20
    và những cách thức hoàn toàn mới
    để hiểu về chính trị.
  • 5:20 - 5:26
    Về bản chất, ở đây chúng ta đang có
    một hệ sinh thái toàn cầu,
  • 5:26 - 5:30
    một nền kinh tế toàn cầu nhưng lại có
    nền chính trị quốc gia,
  • 5:30 - 5:32
    và chúng không thể tồn tại cùng nhau.
  • 5:32 - 5:34
    Nó làm cho hệ thống chính trị
    kém hiệu quả,
  • 5:34 - 5:38
    bởi vì nó không thể kiểm soát các lực
    đang định hình cuộc sống chúng ta.
  • 5:38 - 5:41
    Về cơ bản ta có hai giải pháp
    cho sự mất cân bằng này:
  • 5:41 - 5:45
    hoặc là phi-toàn cầu hóa nền kinh tế
    và trở về nền kinh tế quốc gia,
  • 5:45 - 5:48
    hoặc toàn cầu hóa hệ thống chính trị.
  • 5:49 - 5:54
    CA: Tôi đoán phe tự do ngoài kia
  • 5:54 - 6:00
    đang nhìn Trump và chính quyền của ông
    là tồi tệ hết thuốc chữa,
  • 6:00 - 6:03
    tệ toàn tập.
  • 6:03 - 6:09
    Anh có thấy một câu chuyện hay
    một triết lý chính trị nào cơ bản
  • 6:09 - 6:11
    đáng để chúng ta tìm hiểu không?
  • 6:11 - 6:13
    Anh sẽ lý giải triết lý đó thế nào?
  • 6:13 - 6:15
    Có phải nó chỉ là triết lý về
    CN dân tộc thôi?
  • 6:16 - 6:22
    YNH: Tôi cho rằng cảm giác
    hoặc ý tưởng cơ bản
  • 6:22 - 6:26
    có thể là hệ thống chính trị -
    đang có cái gì đó bị rạn nứt.
  • 6:26 - 6:30
    Nó không còn trao quyền
    cho người dân bình thường nữa.
  • 6:30 - 6:33
    Nó không còn quan tâm nhiều
    đến người dân bình thường nữa,
  • 6:34 - 6:38
    và tôi nghĩ rằng chẩn đoán
    cho căn bệnh chính trị này là đúng.
  • 6:38 - 6:42
    Còn về câu trả lời thì,
    tôi không dám khẳng định chắc chắn.
  • 6:42 - 6:45
    Tôi nghĩ cái chúng ta đang thấy
    là phản ứng tức thời của con người:
  • 6:45 - 6:48
    nếu có gì đó không hiệu quả,
    hãy lùi trở lại.
  • 6:48 - 6:49
    Bạn có thể thấy nó khắp thế giới,
  • 6:49 - 6:54
    gần như là không ai trong
    hệ thống chính trị hiện nay
  • 6:54 - 6:58
    có bất kỳ tầm nhìn hướng-tương-lai nào
    về nơi nhân loại đang hướng tới.
  • 6:58 - 7:01
    Gần như đâu đâu cũng nghe
    về tầm nhìn thụt lùi thế này:
  • 7:01 - 7:03
    “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại,"
  • 7:03 - 7:07
    như thể nó từng vĩ đại – tôi không rõ –
    như trong thập niên 50 hay 80,
  • 7:07 - 7:08
    hãy quay lại thời kỳ đó.
  • 7:08 - 7:13
    Tới Nga, 100 năm sau Lenin,
  • 7:13 - 7:15
    tầm nhìn của Putin cho tương lai
  • 7:15 - 7:18
    về cơ bản là, ừm,
    trở lại thời đế quốc Sa hoàng.
  • 7:18 - 7:20
    Còn ở Israel quê quán của tôi,
  • 7:20 - 7:23
    tầm nhìn chính trị
    nóng nhất hiện nay là:
  • 7:23 - 7:25
    “Hãy cùng xây đền trở lại.”
  • 7:25 - 7:28
    Nghĩa là, hãy trở lại 2,000 năm trước.
  • 7:28 - 7:33
    Như vậy, người ta đang nghĩ là đâu đó
    trong quá khứ chúng ta đã làm mất nó,
  • 7:33 - 7:37
    và có đôi khi trong quá khứ,
    kiểu như bạn đi lạc trong thành phố,
  • 7:37 - 7:40
    rồi bạn nghĩ Ok, cứ quay lại cái nơi
    mà ta cảm thấy an toàn
  • 7:40 - 7:41
    và bắt đầu lại.
  • 7:42 - 7:43
    Tôi không nghĩ vậy là hiệu quả,
  • 7:43 - 7:46
    nhưng với rất nhiều người,
    đó là bản năng trực giác của họ.
  • 7:46 - 7:48
    CA: Nhưng sao nó
    không có tác dụng?
  • 7:48 - 7:51
    “Nước Mỹ trên hết” là một slogan
    rất hấp dẫn theo nhiều cách mà.
  • 7:51 - 7:55
    Chủ nghĩa yêu nước, nhìn từ nhiều góc
    thì đều rất cao thượng.
  • 7:55 - 7:58
    Nó đóng vai trò kích thích hợp tác
  • 7:58 - 8:00
    giữa những nhóm lớn lại với nhau.
  • 8:00 - 8:04
    Vì sao lại không thể có một thế giới
    được gói gọn trong mỗi quốc gia,
  • 8:04 - 8:06
    nơi mà mọi người đặt họ lên trên hết
  • 8:07 - 8:11
    YNH: Trong nhiều thế kỷ,
    thậm chí là hàng ngàn năm,
  • 8:11 - 8:13
    chủ nghĩa yêu nước khá là hiệu quả.
  • 8:13 - 8:15
    Dĩ nhiên, nó còn dẫn tới
    chiến tranh và các thứ,
  • 8:15 - 8:18
    nhưng có lẽ ta không nên
    quá chú trọng vào cái xấu.
  • 8:18 - 8:22
    Còn rất nhiều ưu điểm của
    chủ nghĩa yêu nước,
  • 8:22 - 8:26
    nhất là khả năng có được
    một số lượng lớn con người
  • 8:26 - 8:27
    quan tâm lẫn nhau,
  • 8:27 - 8:29
    đồng cảm với nhau,
  • 8:29 - 8:32
    và tập hợp lại với nhau vì
    hành động chung.
  • 8:32 - 8:35
    Nếu anh quay trở lại với
    các nhà nước đầu tiên,
  • 8:35 - 8:37
    hàng ngàn năm trước đây,
  • 8:37 - 8:40
    những người sống dọc theo
    sông Hoàng Hà ở Trung Hoa –
  • 8:40 - 8:42
    đó là những bộ lạc rất khác nhau
  • 8:43 - 8:47
    và tất cả đều phụ thuộc vào con sông
    để sinh tồn và thịnh vượng,
  • 8:47 - 8:51
    nhưng tất cả họ đều
    gánh chịu các đợt lũ lụt
  • 8:51 - 8:53
    và hạn hán theo mùa.
  • 8:53 - 8:56
    Không có một bộ lạc nào có thể
    thật sự làm gì để khắc phục,
  • 8:56 - 9:00
    bởi vì mỗi một bộ lạc chỉ kiểm soát
    một góc rất nhỏ của con sông.
  • 9:00 - 9:03
    Rồi sau một quá trình
    đằng đẵng và phức tạp,
  • 9:03 - 9:07
    các bộ tộc hợp nhất lại
    hình thành nên quốc gia Trung Hoa,
  • 9:07 - 9:09
    cái có thể kiểm soát toàn bộ sông Hoàng Hà
  • 9:10 - 9:15
    và đủ khả năng gom hàng trăm
    hàng ngàn người lại với nhau
  • 9:15 - 9:19
    để cùng xây đập và kênh đào,
    rồi điều hòa con sông
  • 9:19 - 9:22
    và ngăn chặn các cơn lũ lụt
    cũng như hạn hán nặng nề,
  • 9:22 - 9:26
    nhằm gia tăng sự thịnh vượng
    cho tất cả mọi người.
  • 9:26 - 9:28
    Và điều này diễn ra ở rất nhiều nơi
    trên thế giới.
  • 9:28 - 9:31
    Thế nhưng trong thế kỷ 21,
  • 9:31 - 9:35
    công nghệ đang thay đổi mọi thứ
    ở mức độ nền tảng.
  • 9:35 - 9:38
    Chúng ta hiện đang sống –
    mọi người trên thế giới –
  • 9:38 - 9:41
    đang sống dọc theo cùng
    một con sông ảo internet,
  • 9:41 - 9:47
    và không một quốc gia nào
    có thể tự mình điều hòa con sông này.
  • 9:47 - 9:51
    Chúng ta đang sống trong cùng
    một hành tinh,
  • 9:51 - 9:54
    nơi dễ dàng bị đe dọa bởi
    mỗi hành động của chúng ta.
  • 9:54 - 9:58
    Và nếu bạn không hợp tác
    trên bình diện toàn cầu,
  • 9:58 - 10:03
    chủ nghĩa dân tộc không còn là
    tầm mức đúng đắn để tiếp cận vấn đề,
  • 10:03 - 10:07
    dù là nói tới biến đổi khí hậu
    hay khủng hoảng công nghệ.
  • 10:08 - 10:10
    CA: Vậy, từng có một ý tưởng tuyệt diệu là
  • 10:10 - 10:14
    trong một thế giới nơi hầu hết hành động,
    hầu hết các vấn đề,
  • 10:14 - 10:16
    đều xảy ra trên
    quy mô quốc gia,
  • 10:16 - 10:19
    nhưng lập luận của anh là những vấn đề
    đáng quan tâm nhất hiện nay
  • 10:19 - 10:22
    đã không còn ở mức quốc gia nữa
    mà đã là vấn đề toàn cầu.
  • 10:22 - 10:26
    YNH: Chính xác. Tất cả các vấn đề lớn
    trên thế giới ngày nay
  • 10:26 - 10:29
    đều là vấn đề toàn cầu về bản chất,
  • 10:29 - 10:30
    chúng không thể được giải quyết
  • 10:30 - 10:34
    nếu không có hợp tác toàn cầu.
  • 10:34 - 10:36
    Không chỉ là biến đổi khí hậu
  • 10:36 - 10:39
    như hầu hếtm, các minh chứng
    mọi người đưa ra.
  • 10:39 - 10:42
    Tôi quan tâm đến
    khủng hoảng công nghệ hơn.
  • 10:42 - 10:45
    Ví dụ, nếu anh nghĩ tới việc
    trí thông minh nhân tạo,
  • 10:45 - 10:48
    thêm 20-30 năm nữa,
  • 10:48 - 10:52
    sẽ đẩy hàng trăm triệu người
    ra khỏi thị trường việc làm –
  • 10:52 - 10:54
    thì đây chính là ở tầm mức toàn cầu rồi.
  • 10:54 - 10:58
    Nó sẽ chia cắt nền kinh tế
    của mọi quốc gia.
  • 10:58 - 11:02
    Tương tự, nếu anh nghĩ tới tới
    công nghệ sinh học
  • 11:02 - 11:05
    và nỗi sợ thực thi nghiên cứu
  • 11:05 - 11:07
    công nghệ biến đổi gene trên người,
  • 11:07 - 11:13
    sẽ vô dụng nếu chỉ đặt vấn đề
    trên một quốc gia đơn lẻ.
  • 11:13 - 11:16
    Ví dụ nước Mỹ cấm
    thực nghiệm gene trên người,
  • 11:16 - 11:20
    nhưng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên
    tiếp tục thì sao.
  • 11:20 - 11:22
    Mỹ sẽ không thể giải quyết vấn đề
    một mình được,
  • 11:22 - 11:27
    và rất nhanh thôi, áp lực tương đương
    sẽ đè nặng lên Mỹ
  • 11:27 - 11:32
    bởi vì ta đang nói đến nền công nghệ
    rủi ro cao mà lợi nhuận cũng cao.
  • 11:32 - 11:37
    Nếu ai cũng làm, tôi không thể
    bắt tôi tiếp tục tụt hậu.
  • 11:37 - 11:43
    Cách duy nhất ban hành quy định,
    một cách hiệu quả,
  • 11:43 - 11:45
    lên những thứ như công nghệ gene
  • 11:45 - 11:47
    là phải có quy định toàn cầu.
  • 11:47 - 11:52
    Nếu bạn chỉ có quy định cấp quốc gia,
    sẽ chẳng có ai muốn tuột lại đằng sau.
  • 11:52 - 11:54
    CA: Điều này rất thú vị.
  • 11:54 - 11:56
    Tôi có cảm giác đây là
    một điểm mấu chốt
  • 11:56 - 11:59
    có thể kích lên ít nhất là một
    cuộc đối thoại có tính xây dựng
  • 11:59 - 12:01
    giữa các bên,
  • 12:01 - 12:04
    bởi vì tôi nghĩ ai cũng sẽ
    đồng ý rằng khởi điểm
  • 12:04 - 12:07
    của cơn giận dữ
    đang xoay quanh chúng ta
  • 12:07 - 12:10
    chính là nỗi lo có thực về việc mất việc.
  • 12:10 - 12:13
    Việc làm đang mất đi,
    lối sống truyền thống đã không còn,
  • 12:13 - 12:17
    khó trách người ta cứ lên cơn thịnh nộ.
  • 12:17 - 12:21
    Và nhìn chung, họ đổ tại toàn cầu hóa,
    đổ cho giới tinh hoa quốc tế,
  • 12:21 - 12:24
    đã làm thế này với họ mà
    không lại không xin phép họ,
  • 12:24 - 12:26
    và hình như đó là một
    than phiền chính đáng.
  • 12:26 - 12:30
    Nhưng tôi nghe anh nói –
    câu hỏi cốt lõi là:
  • 12:30 - 12:35
    Cái gì là nguyên nhân thực của
    việc mất việc, cả hiện tại và sau này?
  • 12:35 - 12:38
    Trên phạm vi toàn cầu thì
  • 12:38 - 12:42
    câu trả lời đúng đắn, vâng,
    là phải bỏ đi các biên giới,
  • 12:42 - 12:46
    kết nối mọi người với nhau
    thay đổi các thỏa thuận thương mại, v.v.
  • 12:46 - 12:47
    Nhưng khi anh nói, tôi nghĩ,
  • 12:47 - 12:52
    thực sự nguyên nhân lớn hơn của việc
    mất việc hoàn toàn không phải là vậy.
  • 12:52 - 12:56
    Nó bắt nguồn từ các vấn đề công nghệ,
  • 12:56 - 12:58
    và chúng ta không cách nào giải quyết được
  • 12:58 - 13:00
    trừ phi hợp tác như một thế giới
    đoàn kết.
  • 13:00 - 13:02
    YNH: Đúng vậy, tôi nghĩ thế.
  • 13:02 - 13:05
    Tôi không biết hiện tại thế nào,
    nhưng nhìn về tương lai,
  • 13:05 - 13:08
    không phải người Mexico hay
    Trung Quốc sẽ lấy đi công việc
  • 13:08 - 13:10
    của người dân Pennsylvania,
  • 13:10 - 13:11
    mà chính là robot và thuật toán.
  • 13:11 - 13:16
    Vì vậy trừ phi bạn tính xây một bức
    trường thành bao quanh California –
  • 13:16 - 13:17
    (Tiếng cười)
  • 13:17 - 13:20
    thì bức tường sắp xây với Mexico
    sẽ trở nên vô dụng.
  • 13:20 - 13:27
    Và tôi đã kinh ngạc hết sức
    khi xem cuộc tranh biện trước bầu cử,
  • 13:27 - 13:33
    tôi kinh ngạc vì rõ ràng ông Trump
    còn chẳng thèm dọa người dân
  • 13:33 - 13:35
    là robot sẽ cướp việc của họ.
  • 13:35 - 13:38
    Hiện tại thậm chí nếu nó chưa đúng,
    thì cũng không quan trọng.
  • 13:38 - 13:41
    Đó đã có thể là một cách rất hữu hiệu
    khi muốn dọa mọi người --
  • 13:41 - 13:42
    (Tiếng cười)
  • 13:42 - 13:43
    Và kích động mọi người:
  • 13:43 - 13:45
    “Robot sẽ cướp việc của các người!”
  • 13:45 - 13:46
    Vậy mà không ai dùng câu đó.
  • 13:46 - 13:49
    Điều đó làm tôi lo ngại,
  • 13:49 - 13:53
    vì nó có nghĩa là,
    bất chấp những gì đang xảy ra
  • 13:53 - 13:55
    ở các trường đại học và
    các phòng thí nghiệm,
  • 13:55 - 13:58
    bất chấp cả các tranh luận nảy lửa về nó,
  • 13:58 - 14:02
    vậy mà trong hệ thống chính trị
    chính thống và trong đầu đại chúng,
  • 14:02 - 14:04
    người ta hoàn toàn không
    nhận thức được
  • 14:04 - 14:09
    là sẽ có một khủng hoảng rộng lớn
    về công nghệ --
  • 14:09 - 14:13
    không phải trong 200 năm nữa đâu,
    chỉ 10-20-30 năm nữa thôi –
  • 14:13 - 14:16
    chúng ta phải làm điều gì đó bây giờ,
  • 14:16 - 14:22
    một phần là vì phần lớn những gì
    chúng ta dạy trẻ con ngày nay trong trường
  • 14:22 - 14:28
    sẽ hoàn toàn không còn thích hợp với
    thị trường việc làm vào năm 2040 hay 2050.
  • 14:28 - 14:31
    Đó không phải chuyện ta sẽ nghĩ cách
    vào năm 2040,
  • 14:31 - 14:35
    mà cần phải nghĩ bây giờ là
    nên dạy cái gì cho người trẻ.
  • 14:35 - 14:38
    CA: Đúng vậy, chắc chắn thế.
  • 14:39 - 14:43
    Anh thường viết về các
    khoảnh khắc trong lịch sử
  • 14:43 - 14:49
    khi mà loài người bước vào một …
    kỷ nguyên mới, một cách vô tình.
  • 14:50 - 14:53
    Các quyết định được thực hiện,
    công nghệ được phát triển,
  • 14:53 - 14:55
    và đột ngột thế giới biến đổi,
  • 14:55 - 14:58
    theo một cách
    có thể là tệ hơn đối với mọi người.
  • 14:58 - 15:00
    Một ví dụ anh đưa ra
    trong “Sapiens”
  • 15:00 - 15:02
    là toàn bộ cuộc cách mạng nông nghiệp,
  • 15:02 - 15:05
    khi chỉ vì một ai đó bắt đầu cày đồng
  • 15:05 - 15:09
    mà người ta chọn lấy 12 tiếng
    còng lưng ngoài ruộng
  • 15:09 - 15:15
    thay cho 6 giờ tung tăng trong rừng
    và kiểu sống thú vị hơn nhiều này.
  • 15:15 - 15:16
    (Tiếng cười)
  • 15:16 - 15:19
    Vậy có phải ta đang ở tại một
    bước ngoặc khác không,
  • 15:19 - 15:24
    thời khắc ta mộng du vào một tương lai
    mà không ai trong chúng ta thật sự muốn?
  • 15:24 - 15:27
    YNH: Vâng, có thể lắm chứ.
  • 15:27 - 15:29
    Trong suốt cuộc cách mạng nông nghiệp,
  • 15:29 - 15:33
    chuyện đã xảy ra là cách mạng công nghệ
    và kinh tế rộng lớn
  • 15:33 - 15:36
    đã trao quyền cho tập thể con người,
  • 15:36 - 15:39
    nhưng nếu bạn nhìn vào đời sống
    của mỗi một cá nhân cụ thể
  • 15:39 - 15:42
    ta thấy đời sống của một nhóm
    tinh hoa nhỏ bé trở nên tốt hơn,
  • 15:43 - 15:47
    còn đời sống của số đông loài người
    lại tệ đi đáng kể.
  • 15:47 - 15:49
    Điều này có thể xảy ra nữa
    trong thế kỷ 21.
  • 15:49 - 15:54
    Các công nghệ mới chắc chắn sẽ trao quyền
    thêm cho tập thể, không thể nghi ngờ.
  • 15:54 - 15:57
    Nhưng có thể chúng ta
    lại kết thúc tại điểm
  • 15:57 - 16:02
    nhóm tinh hoa nhỏ bé sẽ gặt được
    mọi lợi ích, hái hết quả ngọt,
  • 16:02 - 16:06
    còn đại bộ phận dân chúng
    thấy họ ở trong tình trạng
  • 16:06 - 16:07
    còn tệ hơn trước đây,
  • 16:07 - 16:10
    chắc chắn là sẽ tồi tệ hơn
    nhóm tinh hoa ít ỏi này.
  • 16:10 - 16:13
    CA: Và nhóm tinh hoa đó có khi
    không là tinh hoa nhân loại.
  • 16:13 - 16:15
    Có thể là người-máy (cyborg) hoặc --
  • 16:15 - 16:17
    YNH: Phải, họ có thể là
    giống người siêu phàm.
  • 16:17 - 16:19
    Họ có thể là người-máy.
  • 16:19 - 16:21
    Họ có thể là tinh hoa
    hoàn toàn phi hữu cơ.
  • 16:21 - 16:24
    Thậm chí còn có thể là
    các thuật toán phi-ý thức.
  • 16:24 - 16:28
    Điều ta đang chứng kiến trên thế giới
    là quyền uy đang dịch chuyển
  • 16:28 - 16:31
    từ con người sang thuật toán.
  • 16:31 - 16:34
    Ngày càng có nhiều quyết định –
    về đời sống cá nhân,
  • 16:34 - 16:37
    về vấn đề kinh tế, vấn đề chính trị -
  • 16:37 - 16:40
    đang thực sự được thực thi bởi thuật toán.
  • 16:40 - 16:42
    Nếu bạn hỏi vay ngân hàng,
  • 16:42 - 16:47
    có thể số phận của bạn được quyết định bởi
    thuật toán thay vì con người là khá cao.
  • 16:47 - 16:53
    Ấn tượng chung là có lẽ loài người
    khôn ngoan (Homo sapiens) đã mất quyền.
  • 16:53 - 16:58
    Thế giới này rất phức tạp
    có quá nhiều dữ liệu,
  • 16:58 - 17:00
    mọi thứ đang thay đổi quá nhanh,
  • 17:00 - 17:04
    tới mức loài sinh vật tiến hóa từ
    hoang mạc châu Phi
  • 17:04 - 17:06
    mười ngàn năm trước đây --
  • 17:06 - 17:09
    không còn có thể ứng phó với
    một môi trường đặc thù
  • 17:09 - 17:13
    như khối dữ liệu và thông tin
    khổng lồ đặc thù này --
  • 17:13 - 17:17
    đơn giản là nó không thể đảm đương
    được hiện thực của thế kỷ 21,
  • 17:17 - 17:20
    mà điều duy nhất có thể đảm đương
    có lẽ chỉ là
  • 17:20 - 17:22
    các thuật toán big-data mà thôi.
  • 17:22 - 17:28
    Nên khó trách càng có nhiều quyền uy
    được chuyển từ chúng ta sang thuật toán.
  • 17:29 - 17:33
    CA: Ừm, chúng ta đang ở New York City với
    buổi đầu tiên trong loạt TED Dialogues
  • 17:33 - 17:35
    với Yuval Harari,
  • 17:35 - 17:38
    và đang có các khán giả trên
    Facebook Live đằng kia.
  • 17:38 - 17:41
    Chúng tôi vui khi có các bạn cùng tham gia
  • 17:41 - 17:43
    Ta sẽ cùng đến với vài câu hỏi
    của khán giả FB
  • 17:43 - 17:44
    và từ các vị trong khán phòng này
  • 17:44 - 17:46
    trong vài phút nữa thôi,
  • 17:46 - 17:48
    vậy mời các câu hỏi nào.
  • 17:48 - 17:52
    Yuval, anh đang tranh luận rằng
  • 17:52 - 17:59
    chúng ta cần bỏ qua chủ nghĩa dân tộc của
    vì các… mối nguy công nghệ sắp tới,
  • 17:59 - 18:01
    theo một cách nào đó,
  • 18:01 - 18:03
    minh chứng bởi những gì đang diễn ra
  • 18:03 - 18:05
    chúng ta cần có đối thoại
    toàn cầu về chuyện này.
  • 18:06 - 18:09
    Vấn đề là, thật khó để thuyết phục
    mọi người tin rằng, tôi không rõ nữa,
  • 18:09 - 18:11
    AI đang là một mối đe dọa
    hiện hữu, đại loại vậy.
  • 18:11 - 18:14
    Điều mà người ta, ít nhất là một số người,
  • 18:14 - 18:16
    đang quan tâm ngay lập tức, có lẽ là
  • 18:16 - 18:18
    biến đổi khí hậu,
  • 18:18 - 18:22
    hoặc có lẽ vài vấn đề khác như
    người tị nạn, vũ khí hạt nhân, v.v.
  • 18:22 - 18:28
    Anh có tranh luận gì về vị trí
    hiện tại của chúng ta,
  • 18:28 - 18:31
    về việc những vấn này cần được
    cảnh báo bằng cách nào đó không?
  • 18:31 - 18:33
    Anh có nói về biến đổi khí hậu,
  • 18:33 - 18:37
    nhưng ông Trump thì bảo
    không tin chuyện ấy.
  • 18:37 - 18:39
    Vì thế theo một lẽ,
    luận điểm mạnh nhất của anh
  • 18:39 - 18:42
    thực sự không thể dùng để
    xử lý ca này được rồi.
  • 18:42 - 18:44
    YNH: Vâng, tôi nghĩ với
    biến đổi khí hậu thì,
  • 18:44 - 18:48
    nhìn ban đầu, trông có vẻ bất ngờ
  • 18:48 - 18:51
    khi có một sự liên hệ chặt chẽ
  • 18:51 - 18:54
    giữa chủ nghĩa dân tộc và
    biến đổi khí hậu.
  • 18:54 - 18:59
    Ý tôi là, hầu như người phủ nhận BĐKH
    sẽ luôn là người dân tộc chủ nghĩa.
  • 18:59 - 19:01
    Thoạt nhìn bạn có thể nghĩ: Gì chứ?
  • 19:01 - 19:02
    Cái kiểu liên hệ gì vậy?
  • 19:02 - 19:05
    Tại sao lại không có người XHCN
    phủ nhận BĐKH cơ chứ?
  • 19:05 - 19:07
    Nhưng rồi khi bạn ngẫm kỹ thì,
    nó rất rõ ràng --
  • 19:07 - 19:11
    bởi vì chủ nghĩa quốc gia không có
    giải pháp cho biến đổi khí hậu.
  • 19:11 - 19:14
    Nếu anh muốn là người
    dân tộc chủ nghĩa thế kỷ 21,
  • 19:14 - 19:16
    anh phải phủ nhận vấn đề.
  • 19:16 - 19:20
    Nếu anh thừa nhận thực tế vấn đề
    thì anh phải thừa nhận là đúng vậy,
  • 19:21 - 19:23
    vẫn còn chỗ cho chủ nghĩa yêu nước
    trên thế giới này,
  • 19:23 - 19:27
    vẫn còn chỗ cho lòng trung thành
    và nghĩa vụ đặc biệt
  • 19:27 - 19:32
    về phía đồng bào anh,
    về phía đất nước anh.
  • 19:32 - 19:36
    Tôi không cho là bất cứ ai thật sự
    nghĩ tới việc thủ tiêu điều đó.
  • 19:36 - 19:39
    Thế nhưng để đối mặt với biến đổi khí hậu,
  • 19:39 - 19:43
    chúng ta cần phải có thêm
    lòng trung thành và cam kết
  • 19:43 - 19:45
    trên bình diện cao hơn cả quốc gia.
  • 19:45 - 19:48
    Điều đó không phải là không thể xảy ra,
  • 19:48 - 19:51
    bởi vì người ta có thể có nhiều
    mức độ trung thành.
  • 19:51 - 19:54
    Anh có thể trung thành với gia đình anh
  • 19:54 - 19:55
    và cộng đồng anh
  • 19:55 - 19:57
    và đất nước anh,
  • 19:57 - 20:00
    vậy tại sao lại không thể trung thành
    với loài người như một thể thống nhất?
  • 20:00 - 20:04
    Dĩ nhiên sẽ có những lúc khó khăn,
  • 20:04 - 20:06
    cái gì cần phải ưu tiên,
  • 20:06 - 20:08
    nhưng, bạn biết đấy,
    đời là khó khăn mà.
  • 20:08 - 20:09
    Phải tự lo liệu thôi.
  • 20:09 - 20:11
    (Tiếng cười)
  • 20:11 - 20:16
    CA: Ok, giờ tôi rất muốn nghe câu hỏi
    từ các vị khán giả ở đây.
  • 20:16 - 20:18
    Chúng tôi có micro.
  • 20:18 - 20:21
    Vui lòng dùng mic,
    và khán giả Facebook nữa.
  • 20:21 - 20:24
    Howard Morgan: Một trong
    những điều đang tạo nên cách biệt lớn
  • 20:25 - 20:26
    trong đất nước này và các nước khác
  • 20:26 - 20:29
    là vấn đề bất bình đẳng phân bố thu nhập,
  • 20:29 - 20:33
    chính là thay đổi đột ngột
    trong phân bố thu nhập ở nước Mỹ
  • 20:33 - 20:35
    so với cách đây 50 năm,
  • 20:35 - 20:36
    như trên toàn thế giới.
  • 20:36 - 20:39
    Có cách nào ta có thể làm để
    tác động vào điều đó không?
  • 20:39 - 20:42
    Bởi vì nó có rất nhiều
    nguyên nhân cơ bản.
  • 20:44 - 20:50
    YNH: Cho tới nay tôi chưa thấy
    có một ý tưởng nào thật tốt về vấn đề này,
  • 20:50 - 20:53
    một phần vì như đã nói, đa số các ý tưởng
    đều vẫn nằm trong cấp độ quốc gia
  • 20:53 - 20:55
    trong khi vấn đề là toàn cầu.
  • 20:55 - 20:58
    Ý tôi là, có một ý tưởng ta thường
    nghe nhiều bấy lâu nay
  • 20:58 - 21:00
    là thu nhập cơ bản phổ thông.
  • 21:00 - 21:01
    Nhưng đó cũng là vấn đề.
  • 21:01 - 21:03
    Tôi cho đó là một khởi đầu khả quan,
  • 21:03 - 21:07
    tuy nhiên nó tiềm ẩn vấn đề
    vì chưa tường minh “phổ thông” là thế nào
  • 21:07 - 21:08
    và “cơ bản” là thế nào.
  • 21:08 - 21:12
    Phần đông khi nói tới
    thu nhập cơ bản phổ thông,
  • 21:12 - 21:15
    họ đang nghĩ tới thu nhập cơ bản quốc gia.
  • 21:15 - 21:16
    Nhưng đây là vấn đề toàn cầu mà.
  • 21:16 - 21:22
    Ví dụ anh có AI và máy in 3D
    đang lấy đi hàng triệu việc làm
  • 21:22 - 21:23
    ở Bangladesh,
  • 21:23 - 21:27
    từ tất cả những người đang làm ra
    áo và giày cho tôi.
  • 21:27 - 21:28
    Vậy điều gì sẽ xảy ra?
  • 21:28 - 21:34
    Chính phủ Mỹ sẽ đánh thuế lên
    Google và Apple ở California
  • 21:34 - 21:39
    rồi dùng thuế đó trả cho
    người Bangladesh thất nghiệp chăng?
  • 21:39 - 21:42
    Nếu bạn tin vào điều đó,
    hẳn là bạn cũng thực sự tin
  • 21:42 - 21:45
    ông già Noel sẽ tới và
    giải quyết hết vấn đề.
  • 21:45 - 21:50
    Vì thế, trừ phi anh có một thu nhập chung
    và không là thu nhập cơ bản quốc gia
  • 21:50 - 21:54
    thì các vấn đề sâu xa
    sẽ không biến đi được.
  • 21:54 - 21:56
    Và ta cũng không thể nào
    làm rõ được “cơ bản” là thế nào,
  • 21:57 - 21:59
    bởi vì nhu cầu cơ bản con người
    là những gì?
  • 21:59 - 22:02
    Một ngàn năm trước đây,
    chỉ thức ăn và chỗ trú ngụ là đủ.
  • 22:02 - 22:06
    Nhưng bây giờ, người ta có thể cho rằng
    giáo dục phải là một phần
  • 22:06 - 22:07
    của gói nhu cầu con người cơ bản.
  • 22:07 - 22:11
    Nhưng bao nhiêu đây? Sáu năm?
    Mười hai năm? PhD?
  • 22:11 - 22:13
    Tương tự với chăm sóc sức khỏe,
  • 22:13 - 22:16
    cứ cho là trong 20-30-40 năm nữa
  • 22:16 - 22:19
    ta sẽ có các phương pháp đắt đỏ nhất
    để kéo dài tuổi thọ con người
  • 22:19 - 22:21
    tới 120, biết đâu.
  • 22:21 - 22:27
    Khi đó nó có được tính trong một phần
    của thu nhập cơ bản không?
  • 22:27 - 22:28
    Đây là một vấn đề rất khó,
  • 22:28 - 22:34
    bởi vì trong một thế giới nơi con người
    có thể đánh mất cơ hội đi làm
  • 22:34 - 22:38
    thì thứ duy nhất họ có thể kiếm được
    chính là cái “thu nhập cơ bản” này.
  • 22:38 - 22:43
    Do vậy, cái gì nên là một phần của nó,
    là một câu hỏi đạo đức vô cùng khó.
  • 22:43 - 22:46
    CA: Và cả núi câu hỏi về việc
    làm sao thế giới chi trả nó đây,
  • 22:46 - 22:48
    ai sẽ trả.
  • 22:48 - 22:50
    Có một câu hỏi từ Facebook, Lisa Larson:
  • 22:50 - 22:53
    “Chủ nghĩa dân tộc ngày nay ở US
  • 22:53 - 22:56
    so sánh với thời WW-I và WW-II
  • 22:56 - 22:58
    thế kỷ trước thì thế nào?”
  • 22:58 - 23:02
    YNH: Ừm, tin tốt là nếu xét về mối
    nguy hại của chủ nghĩa dân tộc
  • 23:02 - 23:06
    thì chúng ta đang ở vị thế
    tốt đẹp hơn cách đây một thế kỷ.
  • 23:06 - 23:09
    Thế kỷ trước, năm 1917,
  • 23:09 - 23:12
    người Châu Âu giết chóc
    lẫn nhau cả triệu người.
  • 23:12 - 23:16
    Năm 2016, với Brexit theo như tôi nhớ
  • 23:17 - 23:22
    thì chỉ có một người mất mạng, là một
    nghị viên bị ám sát bởi một tay cực đoan.
  • 23:22 - 23:23
    Chỉ duy nhất một người.
  • 23:23 - 23:26
    Ý tôi là nếu Brexit có ý nghĩa
    là độc lập cho Anh Quốc,
  • 23:26 - 23:31
    thì đây là cuộc chiến giành độc lập
    ôn hòa nhất trong lịch sử loài người.
  • 23:31 - 23:37
    Giờ ta xem xét chuyện Scotland
    chọn rời khỏi UK
  • 23:37 - 23:39
    sau vụ Brexit.
  • 23:39 - 23:41
    Trong thế lỷ 18,
  • 23:41 - 23:44
    nếu Scotland muốn bức khỏi
    tầm kiểm soát của London --
  • 23:44 - 23:48
    người Scotland đã muốn rất nhiều lần,
  • 23:48 - 23:52
    thì phản ứng của chính quyền London
    là cho quân đội lên phía bắc
  • 23:52 - 23:55
    thiêu rụi Edinburgh và tàn sát
    các bộ tộc cao nguyên.
  • 23:55 - 24:01
    Tôi đoán nếu, vào năm 2018,
    người Scots bỏ phiếu để đòi độc lập,
  • 24:01 - 24:04
    thì London sẽ không gửi quân đội
    lên phía bắc
  • 24:04 - 24:06
    để đốt Edinburgh đâu.
  • 24:06 - 24:10
    Giờ sẽ có rất ít người chịu
    chém giết hay bị giết
  • 24:10 - 24:13
    vì độc lập của người dân Britain
    hay Scotland.
  • 24:13 - 24:18
    Vì vậy khi nói về sự trỗi dậy
    của chủ nghĩa dân tộc
  • 24:18 - 24:20
    và việc quay lại thời kỳ những năm 30,
  • 24:20 - 24:24
    về thế kỷ 19, thì ít nhất ở phía Tây,
  • 24:24 - 24:31
    sức mạnh của cảm tình với quốc gia dân tộc
    ngày nay đã yếu hơn rất nhiều
  • 24:31 - 24:32
    so với cách đây một thế kỷ.
  • 24:32 - 24:36
    CA: Mặc dù hiện nay có nhiều người,
    chúng ta nghe công chúng lo ngại
  • 24:36 - 24:39
    không biết có biến chuyển gì không,
  • 24:39 - 24:42
    rằng liệu có thật sự xảy ra
    bùng nổ bạo lực ở Mỹ hay không
  • 24:42 - 24:45
    phụ thuộc vào mọi chuyện sẽ thế nào.
  • 24:45 - 24:46
    Ta có nên lo lắng về điều đó,
  • 24:46 - 24:49
    hay anh có thật sự nghĩ
    mọi thứ đã dịch chuyển?
  • 24:49 - 24:50
    YNH: Chúng ta nên lo ngại.
  • 24:50 - 24:52
    Chúng ta nên hiểu rõ hai điều.
  • 24:52 - 24:53
    Thứ nhất, không được kích động.
  • 24:53 - 24:57
    Ta vẫn chưa trở lại thời WW-I đâu.
  • 24:57 - 25:00
    Tuy nhiên mặt khác cũng đừng
    tự ru ngủ mình.
  • 25:00 - 25:05
    Chúng ta băng qua 1917 tới 2017
  • 25:05 - 25:07
    không phải bởi kỳ tích nhiệm màu gì,
  • 25:07 - 25:09
    đơn giản là bằng quyết định
    của con người,
  • 25:09 - 25:12
    và nếu bây giờ chúng ta quyết định sai,
  • 25:12 - 25:17
    ta có thể trở lại tình trạng như năm 1917
  • 25:17 - 25:18
    chỉ trong vài năm.
  • 25:18 - 25:20
    Một trong những bài học tôi có
    khi làm sử gia là,
  • 25:20 - 25:24
    bạn không bao giờ được đánh giá thấp
    mức độ ngu xuẩn của con người.
  • 25:24 - 25:27
    (Tiếng cười)
  • 25:27 - 25:30
    Đó chính là một trong những lực
    thay đổi lịch sử mạnh mẽ nhất đấy,
  • 25:30 - 25:33
    sự ngu muội và bạo lực của loài người.
  • 25:33 - 25:37
    Con người làm những thứ ngu ngốc
    không vì lý do gì cả,
  • 25:37 - 25:38
    nhưng đồng thời, một lần nữa,
  • 25:38 - 25:42
    ta cũng có một lực khác mạnh không kém,
    đó là sự thông tuệ của loài người.
  • 25:42 - 25:43
    Chúng ta có cả hai.
  • 25:43 - 25:46
    CA: Chúng ta có ở đây
    một nhà tâm lý luân lý, Jonathan Haidt,
  • 25:46 - 25:48
    tôi nghĩ là ông có một câu hỏi.
  • 25:49 - 25:50
    Jonathan Haidt: Cảm ơn, Yuval.
  • 25:50 - 25:53
    Ừm có vẻ như anh là fan hâm mộ
    chính quyền toàn cầu,
  • 25:53 - 25:56
    nhưng mà khi ta nhìn vào bản đồ thế giới
    từ tổ chức Minh bạch quốc tế,
  • 25:56 - 25:59
    cho thấy tỉ lệ tham nhũng của
    các cơ quan chính trị,
  • 25:59 - 26:03
    ta sẽ thấy một biển màu đỏ to lớn
    với rất ít điểm vàng rải rác đâu đó
  • 26:03 - 26:04
    là dấu hiệu của các cơ quan tốt.
  • 26:05 - 26:07
    Vậy, nếu ta muốn có một kiểu
    chính quyền toàn cầu,
  • 26:07 - 26:10
    thì điều gì khiến anh tin rằng
    nó sẽ giống Đan Mạch
  • 26:10 - 26:12
    hơn là giống Nga hay Honduras,
  • 26:12 - 26:13
    và liệu có cách khác không,
  • 26:13 - 26:15
    như cách ta làm ở CFCs?
  • 26:15 - 26:19
    Có nhiều cách giải quyết các vấn đề
    toàn cầu với chính phủ quốc gia.
  • 26:19 - 26:21
    Chính quyền toàn cầu thật sự
    ra làm sao,
  • 26:21 - 26:23
    và sao anh nghĩ là nó sẽ hiệu quả?
  • 26:23 - 26:26
    YNH: Ừm, tôi thật không biết nó
    sẽ trông ra làm sao.
  • 26:26 - 26:30
    Chưa từng ai có một mô hình như vậy.
  • 26:30 - 26:32
    Lý do chính chúng ta cần nó
  • 26:32 - 26:37
    là vì rất nhiều các vấn đề hiện nay
    đang là tình huống lose-lose.
  • 26:37 - 26:39
    Khi anh có một tình huống win-win
    như buôn bán,
  • 26:39 - 26:42
    khi cả hai đều được lợi từ một
    thỏa thuận trao đổi,
  • 26:42 - 26:45
    thì đó là tình huống
    ta có thể giải quyết.
  • 26:45 - 26:47
    Khi không có chính quyền toàn cầu
  • 26:47 - 26:50
    thì chính quyền mỗi quốc gia
    đều sẽ có lợi ích riêng để làm.
  • 26:50 - 26:54
    Nhưng khi anh đang trong
    tình huống lose-lose như biến đổi khí hậu,
  • 26:54 - 26:56
    thì sẽ khó hơn rất nhiều
  • 26:56 - 27:00
    nếu không có một quyền lực
    bao trùm toàn diện, một quyền lực thực sự.
  • 27:00 - 27:03
    Giờ mà hỏi làm sao để đạt được điều đó
    và nó trông thế nào,
  • 27:03 - 27:05
    thì thực là tôi không biết.
  • 27:05 - 27:08
    Và quả thực không có lý do
    rõ ràng nào cho thấy
  • 27:08 - 27:11
    nó có khả năng giống Đan Mạch,
  • 27:11 - 27:12
    hay thậm chí nó có dân chủ không.
  • 27:12 - 27:15
    Nhiều khả năng là không có.
  • 27:15 - 27:21
    Ta không có các mô hình dân chủ nào
  • 27:21 - 27:23
    áp dụng được cho chính quyền toàn cầu hết.
  • 27:23 - 27:26
    Nên có khi nó sẽ giống Trung Hoa cổ đại
  • 27:26 - 27:28
    hơn là Đan Mạch.
  • 27:28 - 27:33
    Nhưng cho dù vậy, xét các mối nguy
    ta đang đối mặt
  • 27:33 - 27:38
    thì tôi cho rằng sự bức thiết
    phải có năng lực thật sự
  • 27:38 - 27:42
    thúc đẩy người ta làm ra các
    quyết định khó ở cấp độ toàn cầu
  • 27:42 - 27:47
    vẫn rất là quan trọng,
    hơn hầu hết những chuyện khác.
  • 27:48 - 27:50
    CA: Có một câu hỏi từ Facebook,
  • 27:50 - 27:52
    rồi ta sẽ chuyển mic cho Andrew.
  • 27:52 - 27:54
    Kat Hebron từ FB,
  • 27:54 - 27:56
    gọi từ Vail:
  • 27:56 - 28:00
    “Làm sao để các nước phát triển quản lý
    hàng triệu người tị nạn môi trường?”
  • 28:01 - 28:03
    YNH: Tôi không biết.
  • 28:03 - 28:05
    CA: Đó là câu trả lời cho bạn đấy, Kat.
  • 28:05 - 28:07
    YNH: Và tôi cũng không nghĩ
    là họ biết đâu.
  • 28:07 - 28:09
    Họ chỉ phớt lờ nó đi thôi, có lẽ vậy.
  • 28:09 - 28:12
    CA: Nhưng mà vấn đề nhập cư,
    nhìn chung, cũng là một ví dụ
  • 28:12 - 28:15
    về vấn đề rất khó giải quyết
    trên cơ sở một quốc gia đơn lẻ.
  • 28:15 - 28:16
    Một nước có thể đóng cửa biên giới,
  • 28:16 - 28:19
    nhưng chắc chắn sẽ tích tụ
    rắc rối cho tương lai.
  • 28:19 - 28:22
    YNH: Đúng vậy, đó quả là
    một trường hợp rất hay,
  • 28:22 - 28:25
    đặc biệt bởi vì ngày nay
  • 28:25 - 28:27
    di cư dễ hơn nhiều
  • 28:27 - 28:30
    so với thời Trung cổ hay cổ đại.
  • 28:30 - 28:35
    CA: Yuval, có một niềm tin của
    các nhà kỹ nghệ, chắc luôn,
  • 28:35 - 28:37
    rằng mối lo chính trị đang
    bị thổi phồng quá đáng,
  • 28:37 - 28:41
    rằng thật sự các lãnh đạo chính trị
    không có nhiều ảnh hưởng như vậy
  • 28:41 - 28:42
    lên thế giới đâu,
  • 28:42 - 28:46
    là quyền quyết định thật sự của nhân loại
    vào lúc này nằm trong tay khoa học,
  • 28:46 - 28:48
    bởi phát minh,
    bởi công ty,
  • 28:48 - 28:52
    và trong tay nhiều thứ khác
    hơn là chính trị,
  • 28:52 - 28:54
    và thật sự các nhà chính trị
    rất khó làm được nhiều,
  • 28:54 - 28:57
    và rằng chúng ta chỉ đang
    lo bò trắng răng mà thôi.
  • 28:58 - 29:00
    YNH: Ừm, thứ nhất, cần nhấn mạnh
  • 29:00 - 29:05
    là đúng vậy, khả năng các nhà chính trị
    có thể làm gì đó tốt là rất hạn chế,
  • 29:05 - 29:08
    nhưng mà khả năng gây hại thì vô biên.
  • 29:08 - 29:11
    Có một sự mất cân bằng cơ bản ở điểm này.
  • 29:11 - 29:15
    Anh có thể nhấn một cái nút và
    thổi bay tất cả người ta mà.
  • 29:15 - 29:16
    Anh thật có cái năng lực đó.
  • 29:16 - 29:20
    Nhưng mà, ví dụ nếu anh muốn
    giảm bớt bất bình đẳng
  • 29:20 - 29:22
    thì không dễ tí nào.
  • 29:22 - 29:23
    Còn nếu muốn gây chiến,
  • 29:23 - 29:25
    thì anh vẫn rất dễ dàng làm được.
  • 29:25 - 29:29
    Cho nên, có tồn tại một sự bất cân bằng
    trong nội tại hệ thống chính trị ngày nay
  • 29:29 - 29:30
    mà nó rất là phiền phức,
  • 29:30 - 29:35
    bạn không thể làm được mấy điều có lợi
    lại có thể gây hại vô cùng.
  • 29:35 - 29:39
    Chính điều này làm hệ thống chính trị
    trở thành một mối lo ngại rất lớn.
  • 29:40 - 29:42
    CA: Vậy khi anh thấy điều
    đang diễn ra hiện nay,
  • 29:42 - 29:44
    và đội lên chiếc mũ sử gia,
  • 29:44 - 29:47
    thì anh có tìm kiếm trong lịch sử
    các thời điểm mà mọi chuyện đang êm đẹp
  • 29:47 - 29:53
    thì một ông lãnh tụ đơn lẻ nào đấy đã làm
    thế giới hay đất nước của ổng thụt lùi?
  • 29:53 - 29:56
    YNH: Cũng không có mấy ví dụ đâu,
  • 29:56 - 29:59
    nhưng tôi nên nhấn mạnh, không bao giờ
    là một thủ lĩnh đơn lẻ.
  • 29:59 - 30:00
    Ý tôi là ai đó đã đưa ông ta lên,
  • 30:00 - 30:04
    rồi cho phép ông ta tiếp tục ở đó.
  • 30:04 - 30:08
    Cho nên nó chưa bao giờ thật sự
    là lỗi của một con người đơn lẻ.
  • 30:08 - 30:12
    Có rất nhiều cánh tay đằng sau
    mỗi một cá nhân như vậy.
  • 30:13 - 30:16
    CA: Giúp tôi chuyển mic cho Andrew với ạ?
  • 30:19 - 30:23
    Andrew Solomon: Anh đã nói rất nhiều
    về chuyện toàn cầu so với quốc gia,
  • 30:23 - 30:24
    nhưng tôi càng lúc càng cảm thấy,
  • 30:24 - 30:27
    tình hình thế giới ở trong tay
    của những nhóm đặc trưng.
  • 30:27 - 30:29
    Chúng ta đang nói tới những người Mỹ
  • 30:29 - 30:31
    làm việc cho ISIS.
  • 30:31 - 30:33
    Chúng ta nhìn vào những nhóm khác
  • 30:33 - 30:35
    hình thành bên ngoài đường biên quốc gia
  • 30:35 - 30:37
    nhưng vẫn tiêu biểu cho
    quyền lực đáng kể.
  • 30:37 - 30:40
    Làm thế nào để họ hợp nhất vào hệ thống,
  • 30:40 - 30:44
    và làm cách nào các khối đặc trưng
    khác biệt nhau có thể đoàn kết
  • 30:44 - 30:46
    dưới sự lãnh đạo
    của quốc gia hay là toàn cầu?
  • 30:47 - 30:51
    YNH: Vâng, vấn đề các nhóm đặc trưng
    đa dạng như thế
  • 30:51 - 30:53
    cũng là vấn đề của chủ nghĩa dân tộc
  • 30:53 - 30:58
    Chủ nghĩa dân tộc tin vào một đặc trưng
    đơn nhất, nguyên khối và riêng biệt,
  • 30:58 - 31:02
    hay ít nhất là với các phiên bản
    chủ nghĩa dân tộc cực đoan hơn,
  • 31:02 - 31:05
    họ tin vào lòng trung thành duy độc
    chỉ dành cho một đặc trưng đơn lẻ.
  • 31:05 - 31:08
    Chính vì vậy mà chủ nghĩa dân tộc
    đã gặp rất nhiều rắc rối
  • 31:08 - 31:11
    với những người muốn
    chia tách đặc trưng của họ
  • 31:11 - 31:13
    thành những nhóm khác nhau.
  • 31:13 - 31:18
    Nên nó không chỉ là vấn đề
    ở tầm nhìn toàn cầu đâu.
  • 31:19 - 31:22
    Và tôi nghĩ là một lần nữa
    lịch sử cho thấy
  • 31:22 - 31:29
    rằng anh không nhất thiết
    chỉ tư duy với các thuật ngữ duy độc.
  • 31:29 - 31:32
    Khi anh cho rằng chỉ có một
    đặc trưng độc nhất cho một người,
  • 31:32 - 31:37
    “Tôi là X, chính là vậy, tôi không thể là
    vài thứ khác nữa, tôi chỉ có thể là vậy,”
  • 31:37 - 31:39
    thì đó chính là khởi nguồn của rắc rối.
  • 31:39 - 31:42
    Anh có một tôn giáo, anh có một quốc gia
  • 31:42 - 31:45
    đôi khi đòi anh phải có một
    lòng trung thành độc nhất,
  • 31:45 - 31:47
    nhưng nó không là lựa chọn duy nhất.
  • 31:47 - 31:49
    Có nhiều tôn giáo và đất nước
  • 31:49 - 31:53
    cho phép anh có nhiều đặc trưng
    khác nhau cùng một lúc.
  • 31:53 - 31:58
    CA: Nhưng có một lý giải cho
    những chuyện xảy ra trong năm vừa qua
  • 31:58 - 32:03
    là một nhóm người bị nhồi sọ,
    nếu anh thích,
  • 32:03 - 32:06
    các tinh hoa phe tự do,
    cần có một thuật ngữ tốt hơn,
  • 32:06 - 32:10
    ám ảnh bởi rất nhiều các đặc trưng
    khác nhau và họ cảm thấy như:
  • 32:10 - 32:14
    “Nhưng mà còn căn tính của tôi thì sao?
    Tôi đang bị phớt lờ đây này.
  • 32:14 - 32:17
    Tiện thể tôi nghĩ
    tôi cũng là số đông chứ”?
  • 32:17 - 32:20
    Và điều đó thật sự đã làm
    lóe lên cơn thịnh nộ.
  • 32:21 - 32:24
    YNH: Vâng, đúng vậy.
    Căn tính luôn chứa đựng rắc rối,
  • 32:24 - 32:28
    bởi lẽ căn tính luôn dựa trên
    các câu chuyện hư cấu
  • 32:28 - 32:31
    mà sớm hay muộn gì cũng
    va chạm với thực tại.
  • 32:32 - 32:33
    ý tôi là, hầu hết các căn tính,
  • 32:33 - 32:37
    vượt qua cấp độ cộng đồng căn bản
  • 32:37 - 32:38
    của vài chục người,
  • 32:38 - 32:40
    đều là dựa trên chuyện hư cấu.
  • 32:40 - 32:42
    Đó không phải là sự thật.
  • 32:42 - 32:43
    Đó không phải là hiện thực.
  • 32:43 - 32:46
    Đó chỉ là câu chuyện người ta bịa
    ra rồi kể cho người khác nghe
  • 32:46 - 32:48
    rồi bắt đầu tin vào nó.
  • 32:48 - 32:53
    Vì vậy mà tất cả căn tính đều
    cực kỳ không ổn định.
  • 32:53 - 32:56
    Chúng không phải là hiện thực sinh học.
  • 32:56 - 32:58
    Ví dụ, đôi khi những nhà dân tộc chủ nghĩa
  • 32:58 - 33:01
    nghĩ rằng một đất nước
    là một thực thể sinh học.
  • 33:01 - 33:04
    Nó được làm từ hỗn hợp đất và máu,
  • 33:04 - 33:06
    đã tạo nên một đất nước.
  • 33:06 - 33:09
    Nhưng mà đây chỉ là hư cấu thôi.
  • 33:09 - 33:12
    CA: Đất và máu tạo thành
    một bãi nhớp nháp.
  • 33:12 - 33:14
    (Tiếng cười)
  • 33:14 - 33:17
    YNH: Thật vậy, và nó còn làm rối đầu anh
  • 33:17 - 33:22
    khi anh nghĩ quá nhiều về việc
    mình là một hỗn hợp của đất và máu.
  • 33:22 - 33:24
    Nếu bạn nhìn từ góc độ sinh học,
  • 33:24 - 33:28
    rõ ràng sẽ không có một
    quốc gia nào bây giờ tồn tại
  • 33:28 - 33:30
    từ cách nay 5000 năm.
  • 33:30 - 33:34
    Người Khôn Ngoan là một động vật xã hội,
    điều này là chắc chắn.
  • 33:34 - 33:37
    Nhưng hàng triệu năm rồi,
  • 33:37 - 33:41
    Người Khôn Ngoan và các tổ tiên họ người
    của ta sống trong các cộng đồng nhỏ
  • 33:41 - 33:44
    cỡ vài chục cá thể.
  • 33:44 - 33:46
    Tất cả mọi người đều biết nhau.
  • 33:46 - 33:50
    Trong khi quốc gia hiện đại
    là các cộng đồng tưởng tượng,
  • 33:50 - 33:52
    nghĩa là tôi thậm chí
    còn chẳng biết những người này.
  • 33:52 - 33:55
    Tôi đến từ một đất nước
    tương đối nhỏ, Israel,
  • 33:55 - 33:57
    và với tám triệu người Israel,
  • 33:57 - 33:59
    đa số là tôi chưa bao giờ gặp.
  • 33:59 - 34:02
    Tôi sẽ không bao giờ gặp
    hầu hết những người đó.
  • 34:02 - 34:04
    Họ cơ bản là tồn tại ở đây.
  • 34:04 - 34:07
    CA: Nhưng mà xét về căn tính,
  • 34:07 - 34:13
    nhóm người này đang cảm thấy bị cho ra rìa
    và có lẽ cũng bị lấy mất việc,
  • 34:13 - 34:15
    ý tôi là, trong “Homo Deus”
  • 34:15 - 34:18
    anh thật sự bàn về nhóm này
    theo nghĩa đang bành trướng lên,
  • 34:18 - 34:22
    rằng nhiều người đang bị tước mất việc làm
  • 34:22 - 34:26
    bởi công nghệ theo cách mà
    cuối cùng chúng ta sẽ có một tầng lớp
  • 34:26 - 34:29
    thật sự đông – tôi nghĩ
    anh gọi đó là “tầng lớp vô dụng” –
  • 34:29 - 34:31
    một tầng lớp mà theo quan điểm,
  • 34:31 - 34:34
    kinh tế truyền thống,
    không có công dụng gì.
  • 34:34 - 34:35
    YNH: Đúng vậy.
  • 34:35 - 34:38
    CA: Làm sao xảy ra chuyện như thế được?
  • 34:38 - 34:41
    Đó có phải điều ta nên lo không?
  • 34:41 - 34:44
    Không có cách nào chúng ta
    bàn tới nó được sao?
  • 34:44 - 34:46
    YNH: Chúng ta phải nghĩ về nó
    hết sức cẩn thận.
  • 34:46 - 34:49
    Ý tôi là không ai thật sự biết được
    thị trường việc làm sẽ ra sao
  • 34:49 - 34:51
    trong 2040 hay 2050.
  • 34:51 - 34:53
    Có khả năng là nhiều loại hình
    việc làm mới sẽ xuất hiện,
  • 34:53 - 34:55
    nhưng cũng chưa chắc.
  • 34:55 - 34:57
    Và thậm chí nếu có nhiều
    việc mới xuất hiện,
  • 34:58 - 34:59
    thì cũng không dễ dàng gì
  • 35:00 - 35:03
    cho một tài xế xe tải 50 tuổi vừa mất việc
  • 35:03 - 35:06
    vào tay các phương tiện tự lái,
  • 35:06 - 35:09
    không dễ cho người tài xế đó
  • 35:09 - 35:14
    tái cải biến mình thành
    một nhà thiết kế của thế giới ảo.
  • 35:14 - 35:18
    Trước đây, nếu bạn nhìn vào hành trình
    của cách mạng công nghiệp,
  • 35:18 - 35:22
    khi máy móc thay thế con người
    trong một loại công việc,
  • 35:22 - 35:27
    thì giải pháp thường là
    đến từ công việc kỹ năng thấp
  • 35:27 - 35:29
    trong một vài dây chuyền kinh doanh mới.
  • 35:29 - 35:33
    Anh không cần thêm
    công nhân nông nghiệp,
  • 35:33 - 35:38
    cho nên người ta chuyển qua
    công việc công nghiệp kỹ năng thấp,
  • 35:38 - 35:42
    rồi khi việc này bị lấy đi
    bởi nhiều máy móc hơn
  • 35:42 - 35:45
    thì người ta phải chuyển qua
    công việc dịch vụ kỹ năng thấp.
  • 35:45 - 35:48
    Giờ khi người ta nói sẽ có
    nhiều công việc hơn trong tương lai,
  • 35:48 - 35:51
    rằng con người làm tốt hơn AI,
  • 35:51 - 35:52
    rằng con người làm tốt hơn robot,
  • 35:52 - 35:55
    họ thường sẽ nghĩ tới
    những việc kỹ năng cao,
  • 35:55 - 35:59
    như kỹ sư phần mềm
    thiết kế các thế giới ảo.
  • 35:59 - 36:04
    Tôi không thấy làm sao mà
    một viên thu ngân thất nghiệp 50 tuổi
  • 36:04 - 36:09
    của Wall-Mart có thể tự biến mình
    thành một nhà thiết kế thế giới ảo,
  • 36:09 - 36:11
    tôi chắc chắn không hiểu được
  • 36:11 - 36:14
    làm sao hàng triệu công nhân
    xưởng dệt thất nghiệp ở Bangladesh
  • 36:14 - 36:16
    có thể làm được điều đó.
  • 36:16 - 36:17
    Ý là, nếu như họ sẽ làm chuyện đó,
  • 36:17 - 36:21
    vậy ta phải bắt đầu dạy
    người Bangladesh từ hôm nay
  • 36:21 - 36:23
    cách trở thành nhà thiết kế phần mềm,
  • 36:23 - 36:24
    mà ta không đang làm vậy.
  • 36:24 - 36:26
    Vậy họ sẽ làm gì trong
    20 năm tới bây giờ?
  • 36:26 - 36:30
    CA: Tôi có cảm giác là anh
    đang nhấn mạnh một câu hỏi
  • 36:30 - 36:34
    thực tình đã quanh quẩn
    trong lòng tôi mấy tháng nay.
  • 36:35 - 36:37
    Thật sự là khó mà đặt
    câu hỏi này cho công chúng,
  • 36:37 - 36:41
    nhưng nhỡ nếu ai có cao kiến thì sao,
    là anh không chừng,
  • 36:41 - 36:42
    cho nên tôi hỏi anh vậy:
  • 36:42 - 36:45
    Vậy con người dùng để làm gì?
  • 36:45 - 36:47
    YNH: Như ta biết thì, không gì cả.
  • 36:47 - 36:49
    (Tiếng cười)
    Ý tôi là,
  • 36:49 - 36:54
    không có một vở kịch vũ trụ vĩ đại nào,
    một kế hoạch vũ trụ vĩ đại nào
  • 36:54 - 36:57
    có phần cho chúng ta góp vào đâu.
  • 36:57 - 37:00
    Chúng ta chỉ cần khám phá xem
    vai trò của ta là gì
  • 37:00 - 37:03
    và đóng vai thật tốt
    trong khả năng của mình.
  • 37:03 - 37:08
    Đây là câu chuyện của mọi tôn giáo
    và mọi ý thức hệ, v.v…,
  • 37:08 - 37:12
    nhưng, là một nhà khoa học, điều tốt nhất
    tôi có thể nói là nó không đúng.
  • 37:12 - 37:17
    Chẳng có một vở kịch nào của vũ trụ
    có phần cho loài Người Khôn Ngoan tham dự.
  • 37:17 - 37:19
    Cho nên --
  • 37:19 - 37:21
    CA: Tôi phải lùi anh lại một chút,
  • 37:22 - 37:23
    từ quyển sách của anh,
  • 37:23 - 37:24
    bởi vì trong "Homo Deus,"
  • 37:24 - 37:29
    anh đã dành một trong những
    phần nhất quán nhất và dễ hiểu nhất
  • 37:29 - 37:31
    để nói về nhận thức, về ý thức,
  • 37:31 - 37:34
    và đó kỹ năng độc nhất của loài người.
  • 37:34 - 37:37
    Anh chỉ ra rằng nó
    khác với trí thông minh,
  • 37:37 - 37:39
    loại trí thông minh mà ta
    tạo ra trong máy móc,
  • 37:39 - 37:43
    và thật sự có nhiều điều bí ẩn về nó.
  • 37:43 - 37:46
    Làm sao anh chắc là
    không có một mục đích nào
  • 37:46 - 37:50
    khi chúng ta còn chưa hiểu rõ
    về cái khả năng tri giác này?
  • 37:50 - 37:53
    Ý là, theo ý riêng của anh,
    liệu có thể có cơ hội nào
  • 37:53 - 37:57
    để loài người là loài
    có khả năng tri giác của vũ trụ,
  • 37:57 - 38:01
    là trung tâm của niềm vui, tình yêu,
    hạnh phúc và hy vọng không?
  • 38:01 - 38:04
    Và có lẽ ta tạo ra máy móc
    điều thật sự giúp gia tăng điều đó,
  • 38:04 - 38:06
    mặc dù chúng sẽ không
    trở thành loài có tri giác?
  • 38:06 - 38:07
    Nghe có điên không?
  • 38:07 - 38:11
    Tôi thấy mình đang hy vọng như vậy,
    khi đọc sách của anh đấy.
  • 38:11 - 38:15
    YNH: Tôi khá chắc rằng, câu hỏi
    thú vị nhất hiện nay
  • 38:15 - 38:18
    trong khoa học
    là câu hỏi về ý thức và tâm trí.
  • 38:18 - 38:21
    Chúng ta đang có những bước tiến
    rõ hơn trong tìm hiểu não bộ
  • 38:21 - 38:22
    và trí thông minh,
  • 38:22 - 38:25
    nhưng ta lại không tiến thêm
  • 38:25 - 38:27
    được mấy về tâm trí và ý thức.
  • 38:27 - 38:31
    Người ta thường nhầm lẫn
    trí thông minh và ý thức,
  • 38:31 - 38:33
    đặc biệt là ở những nơi như
    Thung lũng Silicon,
  • 38:33 - 38:37
    mà cũng dễ hiểu thôi,
    vì trong chúng ta thì hai cái này như một.
  • 38:37 - 38:40
    Tức là, trí thông minh về căn bản
    là khả năng giải quyết vấn đề.
  • 38:40 - 38:43
    Còn ý thức là năng lực cảm giác sự vật,
  • 38:43 - 38:48
    là khả năng cảm thấy vui vẻ,
    buồn bã, chán chường, đau đớn, v.v…
  • 38:48 - 38:52
    Ở Người Khôn Ngoan và các loài có vú khác
    -- không chỉ riêng loài người --
  • 38:52 - 38:55
    ở các loài có vú và chim chóc,
    và một số động vật khác,
  • 38:55 - 38:58
    trí thông minh và ý thức
    đi cùng với nhau.
  • 38:58 - 39:01
    Chúng ta thường giải quyết vấn đề
    bằng cách cảm nhận sự vật.
  • 39:01 - 39:03
    Nên ta thường nhầm lẫn chúng.
  • 39:03 - 39:04
    Nhưng thật ra chúng tách biệt.
  • 39:04 - 39:07
    Cái đang xảy ra ở
    Thung lũng Silicon ngày nay
  • 39:07 - 39:11
    là ta đang tạo ra
    trí thông minh nhân tạo
  • 39:11 - 39:13
    chứ không phải ý thức nhân tạo.
  • 39:13 - 39:16
    Có một bước phát triển
    vượt bậc về trí tuệ máy tính
  • 39:16 - 39:18
    trong vòng 50 năm qua,
  • 39:18 - 39:22
    và chính xác 'zero' tiến bộ
    trong lĩnh vực ý thức máy tính.
  • 39:22 - 39:25
    Cũng không có dấu hiệu nào
    cho thấy máy tính
  • 39:25 - 39:28
    sẽ có thể có ý thức sớm đâu.
  • 39:28 - 39:34
    Đầu tiên, nếu có một vai trò nào đó
    trong vũ trụ cho ý thức,
  • 39:34 - 39:36
    thì nó không chỉ
    dành cho Người Khôn Ngoan.
  • 39:36 - 39:38
    Bò có ý thức, heo có ý thức,
  • 39:38 - 39:42
    linh trưởng có ý thức, gà có ý thức,
    và nếu ta cứ tiếp tục kiểu đó,
  • 39:42 - 39:45
    thì điều đầu tiên trước tiên là
    ta cần mở rộng đường chân trời ra
  • 39:45 - 39:50
    và nhớ kỹ rằng chúng ta không phải
    loài duy nhất biết nhận thức trên quả đất,
  • 39:50 - 39:52
    và khi nói tới nhận thức --
  • 39:52 - 39:55
    nếu nói tới trí thông minh
    thì có đủ lý do để tin
  • 39:55 - 39:58
    rằng chúng ta là loài thông minh nhất
    trên tất cả mọi loài.
  • 39:58 - 40:01
    Nhưng khi bàn tới nhận thức,
  • 40:01 - 40:04
    nếu cho rằng con người
    nhận thức tốt hơn cá voi
  • 40:04 - 40:08
    hay khỉ đầu chó hay mèo
  • 40:08 - 40:11
    thì tôi không thấy
    có đủ bằng chứng để nói thế.
  • 40:11 - 40:14
    Vậy bước đầu tiên, nếu anh
    đi theo hướng đó, anh phải mở rộng ra.
  • 40:14 - 40:18
    Rồi khi tới câu hỏi thứ hai,
    có nó để làm gì,
  • 40:18 - 40:20
    thì tôi sẽ đảo ngược vấn đề
  • 40:20 - 40:24
    và nói rằng tôi không nghĩ
    có nhận thức để làm cái gì cả.
  • 40:24 - 40:29
    Tôi nghĩ ta chẳng cần phải tìm kiếm
    vai trò của mình trong vũ trụ để làm gì.
  • 40:29 - 40:34
    Điều quan trọng thực sự là
    giải phóng ta khỏi chịu đựng đau khổ.
  • 40:34 - 40:37
    Cái đặc trưng hóa
    những loài có nhận thức
  • 40:37 - 40:40
    khỏi robot, đất đá
  • 40:40 - 40:41
    hay bất kỳ thứ nào khác,
  • 40:41 - 40:45
    đó là, loài có nhận thức thì đau khổ
    và có thể chịu đựng.
  • 40:45 - 40:48
    Cái mà các loài có tri giác
    nên tập trung vào
  • 40:48 - 40:52
    không phải là đi tìm vai trò của mình
    trong vở kịch đầy bí ẩn của vũ trụ.
  • 40:52 - 40:56
    Chúng nên tập trung sức lực
    đi tìm hiểu đau khổ là gì,
  • 40:56 - 40:59
    cái gì gây nên đau khổ và làm sao để
    thoát khỏi những khổ sở này.
  • 40:59 - 41:03
    CA: Đây hẳn là một câu hỏi lớn cho anh,
    và nó thật sự khá thuyết phục.
  • 41:03 - 41:06
    Chúng ta sẽ có cả núi câu hỏi
    từ khán giả ở đây,
  • 41:07 - 41:08
    và cả khán giả FB nữa,
  • 41:08 - 41:10
    có cả bình luận nữa.
  • 41:10 - 41:12
    Vậy nên ta sẽ đi nhanh thôi.
  • 41:12 - 41:13
    Có một câu ở đây.
  • 41:15 - 41:18
    Xin mời quý vị ở phía sau
    đưa tay lên nếu quý vị cần mic ạ,
  • 41:18 - 41:19
    chúng tôi sẽ đưa tới cho bạn.
  • 41:19 - 41:22
    Hỏi: Trong tác phẩm của mình,
    anh bàn nhiều về các chuyện hư cấu
  • 41:22 - 41:24
    mà ta thừa nhận là sự thật,
  • 41:24 - 41:26
    và ta sống nhờ chúng.
  • 41:26 - 41:28
    Trên tư cách cá nhân,
    việc hiểu về nó,
  • 41:28 - 41:32
    có tác động thế nào lên câu chuyện
    mà anh chọn để sống đời anh,
  • 41:32 - 41:36
    và anh có lẫn lộn nó với sự thật không,
    như tất cả chúng ta?
  • 41:36 - 41:37
    YNH: Tôi cố tránh điều đó.
  • 41:37 - 41:40
    Đối với cá nhân mình,
    có lẽ câu hỏi quan trọng nhất,
  • 41:40 - 41:43
    cả trên tư cách là
    một nhà khoa học và một con người,
  • 41:43 - 41:47
    là làm sao phân biệt hư cấu với thực tại.
  • 41:47 - 41:49
    Bởi vì thực tại luôn ở đó.
  • 41:49 - 41:51
    Tôi không nói tất cả đều là hư cấu.
  • 41:51 - 41:54
    Thật sự là vô cùng khó
    để loài người có thể phân biệt
  • 41:54 - 41:56
    giữa hư cấu và thực tại.
  • 41:56 - 42:01
    Điều này càng lúc càng khó
    khi lịch sử diễn tiến,
  • 42:01 - 42:04
    bởi vì các hư cấu chúng ta tạo nên –
  • 42:04 - 42:07
    nhà nước, thánh thần, tiền tệ
    và các tập đoàn --
  • 42:07 - 42:08
    chúng đang kiểm soát thế giới.
  • 42:08 - 42:09
    Nội việc nghĩ
  • 42:09 - 42:13
    “ôi, đây là tất cả
    các sự vật hư cấu mà ta tạo nên,”
  • 42:13 - 42:14
    cũng đã quá khó khăn.
  • 42:14 - 42:16
    Nhưng hiện thực nằm ở chỗ đấy.
  • 42:17 - 42:19
    Cho những điều tốt nhất …
  • 42:19 - 42:21
    có rất nhiều bài kiểm tra
  • 42:21 - 42:24
    giúp phân biệt hư cấu với thực tại,
  • 42:24 - 42:27
    nhưng cái đơn giản nhất, tốt nhất
    mà tôi có thể nói ngắn gọn,
  • 42:27 - 42:29
    là kiểm tra về đau khổ.
  • 42:29 - 42:31
    Cái gì có thể đau
    thì nó là thực.
  • 42:31 - 42:33
    Cái gì không khổ
    thì không có thực.
  • 42:33 - 42:34
    Một đất nước không thể đau khổ.
  • 42:34 - 42:36
    Điều này rất rõ luôn.
  • 42:36 - 42:38
    Thậm chí nếu một quốc gia
    bại trận,
  • 42:38 - 42:42
    khi ta nói
    “Nước Đức gánh chịu thất bại trong WW-I”
  • 42:42 - 42:43
    thì đó là một phép ẩn dụ.
  • 42:43 - 42:46
    Nước Đức không đau khổ.
    Nước Đức không có tâm trí.
  • 42:46 - 42:47
    Nước Đức không có ý thức.
  • 42:47 - 42:51
    Người Đức thì có thể đau khổ, đúng,
    nhưng nước Đức thì không.
  • 42:51 - 42:54
    Tương tự, khi một nhà băng phá sản,
  • 42:54 - 42:56
    nhà băng không có đau khổ.
  • 42:56 - 42:59
    Khi đồng đô la mất giá,
    đồng đô la không đau khổ.
  • 42:59 - 43:02
    Con người có đau khổ.
    Sinh vật có đau khổ.
  • 43:02 - 43:03
    Điều này là thực.
  • 43:03 - 43:07
    Cho nên tôi nói, nếu anh thật sự
    muốn thấy hiện thực,
  • 43:07 - 43:09
    thì tôi đề xuất có thể
    đi qua cửa đau khổ.
  • 43:09 - 43:12
    Nếu anh thật sự có thể
    thấu hiểu đau khổ là gì,
  • 43:12 - 43:15
    thì nó có thể cho anh chìa khóa
  • 43:15 - 43:17
    để hiểu hiện thực là gì.
  • 43:17 - 43:20
    CA: Có một câu hỏi trên
    Facebook có liên quan này,
  • 43:20 - 43:23
    từ ai đó trên thế giới với ngôn ngữ
    mà tôi không đọc được.
  • 43:23 - 43:25
    YNH: Đó là tiếng Do Thái.
    CA: DT. Của anh đó.
  • 43:25 - 43:26
    (Tiếng cười)
  • 43:26 - 43:27
    Anh đọc được tên không?
  • 43:27 - 43:29
    YNH: Or Lauterbach Goren.
  • 43:29 - 43:31
    CA: Cảm ơn anh đã viết cho chúng tôi.
  • 43:31 - 43:35
    “Liệu kỷ nguyên hậu-sự thật có thật là
    một kỷ nguyên hoàn toàn mới hay không,
  • 43:35 - 43:40
    hay cũng chỉ là một cao trào hay một
    khoảnh khắc trong xu thế kéo dài vô tận?”
  • 43:41 - 43:44
    YNH: Cá nhân tôi không cảm thấy
    có liên hệ với ý tưởng về hậu-sự thật.
  • 43:44 - 43:47
    Phản ứng cơ bản của tôi
    như một sử gia là:
  • 43:47 - 43:51
    Nếu đây là kỷ nguyên hậu-sự thật,
    vậy kỷ nguyên sự thật là lúc nào thế?
  • 43:51 - 43:52
    CA: Đúng nhỉ.
  • 43:52 - 43:53
    (Tiếng cười)
  • 43:53 - 43:58
    YNH: Là thập niên 80s, 50s,
    hay Trung Cổ?
  • 43:58 - 44:03
    Hình như theo một nghĩa nào đấy, ta đã
    sống trong một vùng hậu-sự thật thì phải.
  • 44:03 - 44:05
    CA: Nhưng mà tôi phải
    xen vào một chút,
  • 44:05 - 44:08
    vì tôi nghĩ điều mà mọi người đang nói đến
  • 44:08 - 44:15
    là đã từng có một thế giới
    trong đó anh có ít cửa ra báo chí hơn,
  • 44:15 - 44:19
    thời còn theo truyền thống và
    mọi sự đều phải xác minh dữ kiện.
  • 44:19 - 44:23
    Nó tích hợp trong hiến chương
    của các tổ chức này chặt chẽ
  • 44:23 - 44:25
    tới mức sự thật
    có tầm quan trọng đáng kể.
  • 44:25 - 44:26
    Cho nên nếu anh tin vào hiện thực
  • 44:27 - 44:29
    thì cái mà anh viết chính là thông tin.
  • 44:29 - 44:33
    Có niềm tin cho rằng thông tin phải được
    kết nối với hiện thực theo cách chân thực,
  • 44:33 - 44:36
    nếu anh viết một tiêu đề
    nó đã là một nỗ lực nghiêm túc nhất
  • 44:36 - 44:38
    để phản ánh về điều gì đó
    thực sự đã xảy ra.
  • 44:38 - 44:40
    Và người ta đ không
    luôn làm đúng.
  • 44:40 - 44:42
    Nhưng tôi cho rằng
    mối bận tâm giờ là anh có
  • 44:42 - 44:44
    một hệ thống công nghệ
    vô cùng mạnh mẽ
  • 44:44 - 44:48
    ít nhất trong một lúc nào đấy,
    nó đã ồ ạt phóng đại bất kỳ thứ gì
  • 44:48 - 44:51
    mà không chú ý việc nó có
    liên hệ với hiện thực hay không,
  • 44:51 - 44:54
    chỉ xem nó có bắt mắt và
    khiến người ta muốn click vào hay không,
  • 44:54 - 44:56
    điều đó độc hại
    đáng tranh cãi.
  • 44:56 - 44:58
    Đó có phải là một lo ngại
    chính đáng không?
  • 44:58 - 45:01
    YNH: Phải, thật vậy.
    Công nghệ thay đổi,
  • 45:01 - 45:06
    giờ thì muốn gieo rắt sự thật hay hư cấu
    hay giả mạo cũng đều dễ hơn nhiều.
  • 45:06 - 45:08
    Cách nào cũng xong.
  • 45:08 - 45:13
    Dù thế, lan tỏa sự thật
    cũng dễ hơn rất nhiều so với trước đây.
  • 45:13 - 45:16
    Nhưng tôi không nghĩ
    về bản chất thì có gì mới
  • 45:16 - 45:21
    về chuyện gieo rắt hư cấu hay sai lầm.
  • 45:21 - 45:25
    Không có lý gì mà – tôi không biết nữa –
    Joseph Goebbels lại không biết
  • 45:25 - 45:31
    về ý tưởng gieo tin giả hay
    kỷ nguyên hậu sự-thật này.
  • 45:31 - 45:34
    Ông từng phát biểu một ý nổi tiếng là,
    nếu anh lặp lại một lời nói dối đủ nhiều
  • 45:34 - 45:36
    thì rồi người ta sẽ tin nó là sự thật,
  • 45:36 - 45:39
    lời nói dối càng lớn thì càng tốt,
  • 45:39 - 45:45
    bởi vì người ta sẽ không tưởng được
    một thứ lớn lao lại có thể là dối trá.
  • 45:45 - 45:50
    Tôi nghĩ rằng tin tức giả đã sống chung
    với chúng ta cả ngàn năm rồi.
  • 45:50 - 45:52
    Nghĩ tới Kinh Thánh đi nào.
  • 45:52 - 45:54
    (Tiếng cười)
  • 45:54 - 45:55
    CA: Nhưng vẫn có lo ngại
  • 45:55 - 45:59
    tin tức giả gắn liền với
    các triều đại bạo ngược,
  • 45:59 - 46:02
    và khi anh thấy tin tức giả tăng cao,
  • 46:02 - 46:07
    tựa như chim hoàng yến trong mỏ than,
    có thể là dấu hiệu thời kỳ tăm tối sẽ đến.
  • 46:08 - 46:16
    YNH: Phải. Ý tôi, việc sử dụng tin giả
    có chủ đích là một dấu hiệu nhiễu loạn.
  • 46:16 - 46:21
    Tôi không có nói nó không xấu nhé,
    tôi chỉ nói là nó không mới.
  • 46:21 - 46:24
    CA: Có nhiều quan tâm trên FB về câu hỏi
  • 46:24 - 46:29
    liên quan chính quyền toàn cầu
    vs. chủ nghĩa dân tộc.
  • 46:29 - 46:31
    Một câu hỏi từ Phil Dennis:
  • 46:31 - 46:34
    “Làm thế nào để làm cho người ta,
    các chính phủ từ bỏ quyền lực?
  • 46:34 - 46:38
    Liệu – chữ to quá
  • 46:38 - 46:40
    tôi không đọc hết được câu hỏi.
  • 46:40 - 46:41
    Liệu điều đó có cần thiết?
  • 46:41 - 46:44
    Liệu có cần phải có chiến tranh
    mới đạt được không?
  • 46:44 - 46:48
    Xin lỗi Phil, tôi làm rối tung câu hỏi,
    nhưng lỗi do chữ trên màn hình đấy nhé.
  • 46:48 - 46:50
    YNH: Một trường hợp
    người ta đang bàn,
  • 46:50 - 46:55
    là liệu chỉ có một thảm họa nào đó
    mới có thể làm rúng động toàn bộ nhân loại
  • 46:55 - 47:00
    và mở ra con đường đến một
    hệ thống chính quyền toàn cầu đích thực,
  • 47:00 - 47:04
    họ cho rằng chúng ta chẳng
    làm gì được trước cơn bão cả,
  • 47:04 - 47:07
    nhưng chúng ta cần bắt đầu trải
    những lớp nền tảng đầu tiên
  • 47:07 - 47:09
    để khi thảm họa ập tới,
  • 47:09 - 47:12
    ta có thể phản ứng ngay.
  • 47:12 - 47:16
    Khổ nỗi người ta không có động lực
    làm một việc như thế
  • 47:16 - 47:18
    trước khi bão tới.
  • 47:18 - 47:20
    Còn một điều tôi muốn nhấn mạnh là,
  • 47:20 - 47:25
    bất kỳ ai hứng thú với
    chính quyền toàn cầu
  • 47:25 - 47:28
    cần phải minh bạch một điều rằng
  • 47:28 - 47:35
    nó sẽ không thay thế hay thủ tiêu
    các cộng đồng và căn tính địa phương,
  • 47:35 - 47:38
    rằng nó phải đi cùng nhau,
  • 47:38 - 47:41
    nó phải là một phần của một gói đơn.
  • 47:41 - 47:44
    CA: Tôi muốn nghe nhiều hơn về điều này,
  • 47:44 - 47:47
    vì cái cụm từ “chính quyền toàn cầu”
  • 47:47 - 47:52
    nghe gần như là một hình ảnh thu nhỏ
    của quỷ dữ trong cách nghĩ của nhiều người
  • 47:52 - 47:53
    Cánh hữu-khác (Alt-right).
  • 47:53 - 47:56
    Nghe thật đáng sợ, xa xôi cách biệt
    và nó làm cho họ khó chịu,
  • 47:56 - 48:00
    hay là cụm từ công dân toàn cầu,
    chính quyền toàn cầu – không, cút đi!
  • 48:00 - 48:04
    Nhiều người nhìn cuộc bầu cử
    như một cú chọt quyết định ngay mắt
  • 48:04 - 48:06
    những người tin vào điều đó.
  • 48:06 - 48:09
    Ta có thể đổi cách kể chuyện thế nào
  • 48:09 - 48:12
    sao cho nó đừng có vẻ xa cách
    và đáng sợ được không?
  • 48:12 - 48:15
    Làm sao mà xây dựng ý tưởng này
    sao cho nó tương thích
  • 48:15 - 48:18
    với căn tính địa phương và
    cộng đồng địa phương.
  • 48:18 - 48:20
    YNH: Ừm, một lần nữa tôi nghĩ
    ta nên bắt đầu
  • 48:20 - 48:23
    thật nghiêm túc với hiện thực sinh học
  • 48:23 - 48:25
    của loài Người Khôn Ngoan.
  • 48:26 - 48:30
    Sinh học cho ta biết hai điều về NKN
  • 48:30 - 48:32
    liên quan đến vấn đề này:
  • 48:32 - 48:35
    đầu tiên, sự thật là
    chúng ta hoàn toàn phụ thuộc
  • 48:35 - 48:38
    vào hệ sinh thái xung quanh ta,
  • 48:38 - 48:41
    và ngày nay chúng ta
    đang nói về hệ thống toàn cầu.
  • 48:41 - 48:42
    Anh không thoát được nó đâu.
  • 48:42 - 48:46
    Đồng thời, sinh học cho ta biết về
    loài Người Khôn Ngoan
  • 48:46 - 48:48
    như một loài sinh vật xã hội,
  • 48:48 - 48:53
    nhưng ta xã hội trên một cấp độ
    rất rất là địa phương.
  • 48:53 - 48:57
    Chỉ một dữ kiện đơn giản về nhân loại thôi
  • 48:57 - 49:01
    chúng ta không thể nào
    có mối quen biết thân mật
  • 49:01 - 49:05
    với nhiều hơn 150 cá thể được.
  • 49:05 - 49:10
    Kích cỡ một nhóm tự nhiên,
  • 49:10 - 49:13
    một cộng đồng tự nhiên của NKN
  • 49:13 - 49:16
    không vượt quá 150 cá thể,
  • 49:16 - 49:23
    tất cả những gắn kết vượt quá số đó
    thật ra chỉ dựa trên chuyện tưởng tượng
  • 49:23 - 49:25
    và các thể chế quy mô lớn.
  • 49:25 - 49:29
    Một lần nữa tôi cho rằng chúng ta
    có thể tìm thấy một con đường,
  • 49:29 - 49:34
    dựa trên các hiểu biết sinh học
    về loài của chúng ta,
  • 49:34 - 49:36
    để nối hai điều này lại với nhau
  • 49:36 - 49:39
    và hiểu rằng hiện tại trong thế kỷ 21 này,
  • 49:39 - 49:44
    chúng ta cần một cộng đồng cả trên
    hai tầm mức địa phương và toàn cầu.
  • 49:44 - 49:46
    Tôi thậm chí còn đi xa hơn thế
  • 49:46 - 49:50
    và nói rằng, nó bắt đầu
    từ chính cơ thể chúng ta.
  • 49:50 - 49:55
    Cái cảm giác rằng người ta
    ngày nay trở nên xa lạ, cô độc
  • 49:55 - 49:58
    và không thể tìm thấy chỗ của mình
    trong thế giới này,
  • 49:58 - 50:04
    tôi cho rằng nguồn cơn không phải
    là từ chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
  • 50:04 - 50:07
    Nguồn cơn chính nằm ở chỗ
    hơn trăm năm vừa qua,
  • 50:07 - 50:11
    con người đã trở nên bị tách rời,
  • 50:11 - 50:14
    bị xa tách khỏi chính cơ thể của họ.
  • 50:14 - 50:17
    Để sinh tồn, dù là nông dân
    hay là thợ săn bắt hái lượm,
  • 50:17 - 50:21
    anh cần phải liên tục xúc chạm
  • 50:21 - 50:24
    với cơ thể và giác quan của mình,
  • 50:24 - 50:25
    trong từng khoảnh khắc.
  • 50:25 - 50:27
    Nếu anh vào rừng hái nấm
  • 50:27 - 50:29
    mà không để tâm tới những gì mình nghe
  • 50:29 - 50:31
    hay ngửi hay nếm được,
  • 50:31 - 50:32
    anh chết chắc.
  • 50:32 - 50:35
    Cho nên anh phải rất kết nối.
  • 50:35 - 50:39
    Trong vòng trăm năm qua,
    con người đánh mất khả năng
  • 50:39 - 50:42
    kết nối với cơ thể và giác quan của mình,
  • 50:42 - 50:44
    mất khả năng nghe, ngửi và cảm nhận.
  • 50:44 - 50:47
    Càng ngày sức tập trung
    càng đổ vào màn hình,
  • 50:47 - 50:49
    vào những thứ xảy ra ở đâu đâu,
  • 50:49 - 50:50
    vào thời nào đấy.
  • 50:50 - 50:53
    Tôi cho rằng đây chính là
    nguyên nhân gốc rễ
  • 50:53 - 50:57
    của cảm giác xa lạ hóa và cô độc, v.v…
  • 50:57 - 50:59
    Vì vậy mà giải pháp đưa ra
  • 50:59 - 51:03
    không chỉ là đem chủ nghĩa
    dân tộc đại chúng quay trở lại,
  • 51:03 - 51:08
    mà còn là tái kết nối với
    cơ thể chính chúng ta,
  • 51:08 - 51:11
    rồi khi anh kết nối với
    cơ thể mình trở lại,
  • 51:11 - 51:14
    anh sẽ cảm thấy gần gũi
    với thế giới này hơn.
  • 51:14 - 51:18
    CA: Theo cách mọi thứ hiện nay thì
    sớm muộn gì ta cũng vô rừng lại cả thôi.
  • 51:18 - 51:20
    Chúng ta sẽ thêm một câu hỏi
    nữa trong phòng
  • 51:20 - 51:22
    và một câu trên Facebook.
  • 51:22 - 51:25
    Ama Adi-Dako: Chào. Tôi tới từ Ghana,
    phía Tây châu Phi, tôi muốn hỏi:
  • 51:25 - 51:30
    Tôi tự hỏi làm thế nào anh trình bày
    và biện giải ý tưởng chính quyền toàn cầu
  • 51:30 - 51:33
    với các quốc gia trong lịch sử
    đã bị tước quyền bầu cử
  • 51:33 - 51:35
    bởi tác động của toàn cầu hóa,
  • 51:35 - 51:38
    và cũng vậy, nếu ta nói tới
    chính quyền toàn cầu,
  • 51:38 - 51:41
    kiểu như hẳn là nó sẽ rất phương Tây
  • 51:41 - 51:43
    khi hình dung “toàn cầu” là như thế nào.
  • 51:43 - 51:47
    Vậy làm sao ta trình bày và biện giải
    ý tưởng toàn cầu
  • 51:47 - 51:50
    hay là dân tộc chủ nghĩa hoàn toàn
  • 51:50 - 51:53
    với người dân các nước như
    Ghana, Nigeria, Togo
  • 51:53 - 51:55
    hay các nước khác tương tự?
  • 51:56 - 52:03
    YNH: Tôi phải nói rằng
    lịch sử cực kỳ bất công,
  • 52:03 - 52:06
    và chúng ta phải thừa nhận điều đó.
  • 52:07 - 52:10
    Các quốc gia đã đang bị giày vò nhiều nhất
  • 52:10 - 52:14
    trong 200 năm qua từ toàn cầu hóa,
  • 52:14 - 52:16
    chủ nghĩa đế quốc và công nghiệp hóa
  • 52:16 - 52:22
    sẽ chính là những quốc gia
    có khả năng bị tổn hại nhiều nhất
  • 52:22 - 52:25
    trong đợt sóng kế tiếp.
  • 52:25 - 52:29
    Chúng ta phải thật
    minh bạch về chuyện này.
  • 52:29 - 52:33
    Nếu chúng ta không có
    một chính quyền toàn cầu,
  • 52:33 - 52:36
    thì khi chúng ta hứng chịu
    hậu quả của biến đổi khí hậu,
  • 52:36 - 52:38
    của chia rẽ công nghệ
  • 52:38 - 52:42
    thì đau thương lớn nhất
    không phải là nước Mỹ.
  • 52:42 - 52:47
    Những nước chịu tổn hại nặng nề nhất
    sẽ là Ghana, sẽ là Sudan, Syria,
  • 52:47 - 52:50
    sẽ là Bangladesh.
    Sẽ là những nơi đó.
  • 52:50 - 52:56
    Cho nên tôi nghĩ các nước đó
    lại càng có động cơ lớn hơn
  • 52:56 - 53:00
    để làm gì đó trong đợt sóng
    chia rẽ mới này,
  • 53:00 - 53:03
    dù là chia rẽ trong hệ sinh thái
    hay trong công nghệ.
  • 53:03 - 53:06
    Một lần nữa, nếu bạn nghĩ về
    chia rẽ công nghệ,
  • 53:06 - 53:10
    nếu AI và in 3D cũng như
    robot tước đi công việc
  • 53:10 - 53:13
    của hàng tỷ người,
  • 53:13 - 53:16
    tôi sẽ ít lo lắng cho người Thụy Điển
  • 53:16 - 53:20
    hơn là người dân ở Ghana hay Bangladesh.
  • 53:20 - 53:25
    Chính vì thế,
    lịch sử rất bất công
  • 53:25 - 53:29
    và hệ lụy của tai ương
  • 53:29 - 53:32
    không bao giờ chia đều
    cho tất cả mọi người.
  • 53:32 - 53:36
    Như thường lệ, người giàu
    sẽ có khả năng vượt qua
  • 53:36 - 53:40
    các hệ quả tệ hại của biến đổi khí hậu
  • 53:40 - 53:42
    mà người nghèo không cách nào làm được.
  • 53:43 - 53:47
    CA: Một câu hỏi tuyệt vời từ
    Cameron Taylor trên Facebook:
  • 53:47 - 53:49
    “Trong đoạn cuối của Sapiens,
  • 53:49 - 53:51
    anh nói chúng ta nên tự hỏi mình câu này,
  • 53:51 - 53:53
    “Chúng ta muốn là
    chúng ta muốn cái gì đây?”
  • 53:53 - 53:56
    Vậy anh nghĩ chúng ta nên muốn
    chúng ta muốn cái gì?”
  • 53:56 - 54:00
    YNH: Tôi nghĩ chúng ta nên muốn rằng
    chúng ta muốn biết sự thật,
  • 54:00 - 54:03
    để hiểu được hiện thực.
  • 54:03 - 54:08
    Đa phần cái ta muốn là thay đổi hiện thực
  • 54:08 - 54:12
    để nó khớp với mong muốn của ta,
    với khao khát của ta,
  • 54:12 - 54:16
    nhưng tôi nghĩ ta trước tiên
    phải muốn hiểu nó đã.
  • 54:16 - 54:20
    Nếu anh nhìn vào
    quá trình lâu dài của lịch sử,
  • 54:20 - 54:22
    cái anh nhìn thấy là hàng ngàn năm trước
  • 54:22 - 54:26
    loài người chúng ta đã nắm được
    quyền kiểm soát thế giới bên ngoài,
  • 54:26 - 54:29
    và đã cố nắn nó lại để phù hợp
    mong muốn của mình.
  • 54:29 - 54:32
    Rồi ta nằm quyền kiểm soát động vật,
  • 54:32 - 54:34
    sông ngòi, rừng,
  • 54:34 - 54:38
    và vặn nắn chúng triệt để,
  • 54:38 - 54:41
    gây ra một sự phá hủy sinh thái
  • 54:41 - 54:44
    mà cũng chẳng làm ta thỏa mãn.
  • 54:44 - 54:48
    Thế nên bước tiếp theo là chúng ta
    xoay hướng nhìn vào bên trong,
  • 54:48 - 54:53
    bắt đầu chấp nhận là
    OK, nắm quyền kiểm soát bên ngoài
  • 54:53 - 54:54
    không có làm ta thỏa mãn.
  • 54:54 - 54:57
    Bây giờ hãy cùng nắm quyền
    kiểm soát thế giới trong ta.
  • 54:57 - 54:59
    Đây là một đề án thật sự lớn
  • 54:59 - 55:04
    trong khoa học công nghệ và
    công nghiệp thế kỷ 21 –
  • 55:04 - 55:07
    cố gắng nắm bắt và kiểm soát
    thế giới bên trong ta,
  • 55:07 - 55:12
    học cách sắp đặt và sản xuất ra
    cơ thể, bộ não và tâm trí.
  • 55:12 - 55:17
    Đây có khả năng là sản phẩm chính
    của nền kinh tế thế kỷ 21.
  • 55:17 - 55:21
    Khi người ta nghĩ về tương lai,
    rất thường khi họ nghĩ theo kiểu:
  • 55:21 - 55:25
    “Ô, tôi muốn nắm quyền kiểm soát
    cơ thể và bộ não của mình.”
  • 55:25 - 55:27
    Nhưng tôi cho rằng nó rất nguy hiểm.
  • 55:27 - 55:31
    Nếu ta học được bất kỳ điều gì
    từ lịch sử trước đây
  • 55:31 - 55:35
    thì đó là, phải, ta đã có được
    quyền thao túng,
  • 55:35 - 55:37
    nhưng vì ta chưa thật sự
    hiểu rõ sự phức tạp
  • 55:37 - 55:39
    của hệ sinh thái
  • 55:39 - 55:43
    mà nay ta đang phải đối mặt với
    khủng hoảng sinh thái.
  • 55:43 - 55:48
    Nếu giờ ta cố gắng tái sắp đặt
    thế giới bên trong ta
  • 55:48 - 55:51
    mà không thật sự hiểu thấu nó,
  • 55:51 - 55:55
    đặc biệt là không rõ về sự phức tạp
    của hệ thống tinh thần con người
  • 55:55 - 56:00
    thì ta có thể gây ra một kiểu
    thảm họa sinh thái nội tâm,
  • 56:00 - 56:03
    và đối mặt với một kiểu khủng hoảng
    tinh thần bên trong chính mình.
  • 56:04 - 56:07
    CA: Đặt các mảnh ghép lại với nhau –
  • 56:07 - 56:09
    chính trị hiện tại, công nghệ tương lai,
  • 56:09 - 56:12
    các mối lo như anh vừa phác họa –
  • 56:12 - 56:15
    tôi nghĩ là dường như bản thân anh
    đang khá lạc lõng chán chường
  • 56:15 - 56:16
    khi nghĩ về tương lai.
  • 56:16 - 56:18
    Anh thật sự lo lắng về nó
  • 56:18 - 56:19
    phải không?
  • 56:19 - 56:26
    Vậy nếu có một chút gì đó hy vọng
    thì anh sẽ nói gì?
  • 56:26 - 56:30
    YNH: Tôi tập trung nói về các nguy cơ
  • 56:30 - 56:33
    một phần vì đó là nghề của tôi,
    là trách nhiệm của tôi
  • 56:33 - 56:35
    như một sử gia
    hay nhà phê bình xã hội.
  • 56:35 - 56:40
    Tôi nghĩ, nền công nghiệp
    tập trung vào mặt tich cực
  • 56:40 - 56:43
    vậy nhiệm vụ của sử gia,
    triết gia, và nhà xã hội học
  • 56:43 - 56:47
    là phải làm nổi bật các nguy cơ tiềm ẩn
    của các công nghệ mới này.
  • 56:47 - 56:50
    Tôi không nghĩ những điều này
    chắc chắn sẽ xảy ra.
  • 56:50 - 56:53
    Công nghệ chưa bao giờ là yếu tố
    mang tính quyết định.
  • 56:53 - 56:55
    Anh có thể dùng cùng loại công nghệ
  • 56:55 - 56:58
    để tạo ra các kiểu xã hội rất khác nhau.
  • 56:58 - 57:00
    Nếu anh nhìn vào thế kỷ 20
  • 57:00 - 57:03
    thì, công nghệ của Cách mạng Công nghiệp,
  • 57:03 - 57:06
    tàu hỏa và điện và các thứ,
  • 57:06 - 57:09
    cùng là những thứ được dùng
    để tạo ra nền độc tài cộng sản,
  • 57:09 - 57:12
    chế độ phát xít
    hay nền dân chủ tự do.
  • 57:12 - 57:14
    Tàu hỏa không nói cho anh biết
    nên làm gì với chúng.
  • 57:14 - 57:19
    Tương tự, bây giờ, trí tuệ nhân tạo
    và công nghệ sinh học và mọi thứ –
  • 57:19 - 57:23
    chúng không có tiên quyết giúp chúng ta
    một đầu ra độc nhất nào.
  • 57:23 - 57:26
    Nhân tính có thể vượt qua thử thách.
  • 57:26 - 57:28
    Ví dụ tốt nhất
  • 57:28 - 57:32
    chứng minh nhân tính đã
    vượt qua thách thức của công nghệ
  • 57:32 - 57:33
    chính là vũ khí hạt nhân.
  • 57:33 - 57:36
    Trong những năm 1940s, 1950s,
  • 57:36 - 57:38
    nhiều người đã rất tin rằng
  • 57:39 - 57:43
    sớm muộn gì Chiến tranh Lạnh
    cũng kết thúc bằng thảm họa hạt nhân
  • 57:43 - 57:45
    và thủ tiêu nền văn minh loài người.
  • 57:45 - 57:46
    Nhưng nó không xảy ra.
  • 57:46 - 57:53
    Trên thực tế, vũ khí hạt nhân
    đã thúc đẩy con người khắp thế giới
  • 57:53 - 57:57
    nỗ lực thay đổi cái cách ta quản lý
    các hệ chính trị quốc tế
  • 57:57 - 58:00
    để giảm thiểu bạo lực.
  • 58:00 - 58:03
    Và nhiều quốc gia, về cơ bản,
    đã bỏ chiến tranh
  • 58:03 - 58:05
    ra khỏi bộ công cụ chính trị của họ.
  • 58:05 - 58:09
    Họ không còn cố đeo đuổi
    niềm hứng thú với chiến tranh nữa.
  • 58:09 - 58:13
    Không phải quốc gia nào cũng thế
    nhưng nhiều nước đã làm.
  • 58:13 - 58:17
    Đây có thể là nguyên nhân quan trọng nhất
  • 58:17 - 58:23
    vì sao bạo lực quốc tế
    đã giảm mạnh từ sau 1945,
  • 58:23 - 58:26
    và ngày nay như tôi đã nói,
    nhiều người tự sát
  • 58:26 - 58:29
    hơn là bị giết trong chiến tranh.
  • 58:29 - 58:33
    Cho nên tôi nghĩ chính điều này
    cho chúng ta một ví dụ
  • 58:33 - 58:37
    minh chứng rằng dù là với công nghệ
    đáng sợ nhất đi chăng nữa,
  • 58:37 - 58:40
    nhân loại vẫn có thể vượt qua thử thách
  • 58:40 - 58:43
    và thật sự điều tốt sẽ xảy ra.
  • 58:43 - 58:47
    Vấn đề là, ta có rất ít chỗ cho sai lầm.
  • 58:47 - 58:49
    Nếu ta không làm đúng,
  • 58:49 - 58:53
    ta có thể không có
    cơ hội lần hai để làm lại.
  • 58:54 - 58:56
    CA: Đó là một lưu ý rất mạnh,
  • 58:56 - 58:59
    mà tôi nghĩ có thể lấy
    làm kết luận cho buổi này.
  • 58:59 - 59:02
    Trước khi tóm tắt lại,
    tôi chỉ muốn nói với quý vị ở đây
  • 59:02 - 59:07
    với cộng đồng TED xem online toàn cầu,
    hay bất cứ ai đang xem online:
  • 59:07 - 59:10
    hãy giúp chúng ta bằng
    các đối thoại như thế này.
  • 59:10 - 59:13
    Nếu bạn tin tưởng,
    như chúng tôi đang tin,
  • 59:13 - 59:16
    thì ta cần phải tìm kiếm
    một cách đối thoại khác đi,
  • 59:16 - 59:18
    cấp thiết hơn bao giờ hết,
    giúp chúng ta làm điều ấy.
  • 59:18 - 59:21
    Hãy tiếp cận những người khác,
  • 59:21 - 59:24
    cố gắng trò chuyện với
    những người bất đồng ý kiến,
  • 59:24 - 59:25
    cố gắng hiểu họ,
  • 59:25 - 59:27
    kéo các mảnh ghép lại với nhau
  • 59:27 - 59:31
    và giúp chúng tôi tìm hiểu xem
    làm cách nào phát triển các đối thoại này
  • 59:31 - 59:33
    để chúng ta có thể thật sự đóng góp
  • 59:33 - 59:36
    vào những gì đang diễn ra
    trên thế giới ngay lúc này.
  • 59:36 - 59:39
    Tôi nghĩ là lúc này đây mọi người
    đã cảm thấy phấn khởi hơn,
  • 59:39 - 59:41
    nhận thức hơn, quan tâm hơn
  • 59:41 - 59:44
    tới chính trị rồi.
  • 59:44 - 59:46
    Tiền đặt cược giờ khá cao rồi,
  • 59:46 - 59:51
    cho nên hãy giúp chúng ta phản ứng
    theo một cách thật là khôn ngoan nhé.
  • 59:51 - 59:53
    Xin cảm ơn anh, Yuval Harari.
  • 59:53 - 59:56
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Chủ nghĩa dân tộc vs. chủ nghĩa toàn cầu: sự phân ly chính trị mới
Speaker:
Yuval Noah Harari
Description:

Chúng ta nên hiểu như thế nào về những chia rẽ trong chính trị hiện nay?
Trong một cuộc đối thoại chứa đầy hiểu biết, sử gia Yuval Harari đặt các bất ổn hiện tại vào một bối cảnh rộng hơn, chống lại các chia rẽ đang diễn ra trong công nghệ, vấn đề khí hậu và truyền thông - thậm chí là xét lại các ý niệm của chúng ta về vai trò của nhân loại. Đây là chương trình đầu tiên trong loạt TED Dialogues nhằm tìm kiếm một câu trả lời thấu đáo cho các chia rẽ chính trị đang leo thang hiên nay. Hãy dành thời gian (khoảng 1 giờ) cho cuộc trò chuyện đầy thú vị này giữa Harari và Chris Anderson, quản lý đương nhiệm của TED.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
01:00:08

Vietnamese subtitles

Revisions