< Return to Video

Chánh Niệm và Từ Ái

  • 0:00 - 0:06
    Rồi, buổi giảng tối nay....
    để mọi người sẵn sàng.
  • 0:06 - 0:13
    Họ là những người bạn tốt,
    những đệ tử, học trò từ Canada,
  • 0:13 - 0:17
    Tôi chắc họ đang lắng nghe,
    nếu không nghe bây giờ
  • 0:17 - 0:20
    thì sẽ nghe sau đó.
  • 0:20 - 0:25
    Họ là những đệ tử rất, rất tận tình,
    những người rất tuyệt vời.
  • 0:25 - 0:29
    Họ hỏi tôi là họ đang
    cố gắng khuyến khích vài người bạn
  • 0:29 - 0:32
    hành thiền đôi chút.
  • 0:32 - 0:38
    Nhưng vài người bạn cho rằng
    thiền là thực hành chánh niệm.
  • 0:38 - 0:43
    Và đôi khi bạn thấy
    những người thực tập chánh niệm
  • 0:43 - 0:46
    có khi họ gặp
    khó khăn và vấn đề.
  • 0:46 - 0:54
    Giống như những người chích
    ngừa Covid-19.
  • 0:54 - 1:00
    có khi gặp vấn đề
    nhưng đó chỉ là một số rất nhỏ.
  • 1:00 - 1:02
    Tôi nghe có người nói
  • 1:02 - 1:06
    bạn có khả năng gặp
    vấn đề với thuốc chích ngừa Covid;
  • 1:06 - 1:10
    khả năng đó còn ít hơn
    khả năng trúng số độc đắc.
  • 1:10 - 1:12
    Giống như những người lướt sóng,
  • 1:12 - 1:16
    có người lướt sóng
    ở bang Tây Úc bị cá mập ăn
  • 1:16 - 1:20
    điều đó không ngăn người ta lướt sóng.
  • 1:20 - 1:23
    Ngay trong việc thực tập chánh niệm,
  • 1:23 - 1:26
    nhiều khi có những vấn đề
  • 1:26 - 1:32
    lẽ ra không đáng phải có,
    nó an toàn hơn nhiều so với lướt sóng,
  • 1:32 - 1:36
    và cũng tốt cho sức khỏe hơn.
  • 1:36 - 1:41
    Và một trong những lý do tại sao
    có bất cứ vấn đề nào ngay từ đầu,
  • 1:41 - 1:49
    vì cái gọi là chánh niệm đó
    gần như được điều chỉnh (titrated)
  • 1:49 - 1:53
    và bị tách rời khỏi bối cảnh của nó
    trong những lối hành trì Phật giáo khác.
  • 1:53 - 1:56
    Khi chánh niệm đứng riêng, nó mất đi
  • 1:56 - 2:01
    một số biện pháp phòng hộ tuyệt vời
    luôn luôn có đó.
  • 2:01 - 2:10
    Và để làm cho rõ hơn, khi lần đầu
    tôi đi dạy thiền ở nước ngoài,
  • 2:10 - 2:19
    tôi nhớ là ở Mã Lai.
    Mã Lai là một nước Hồi giáo.
  • 2:19 - 2:22
    Cũng có nhiều Phật tử
    ở Mã Lai,
  • 2:22 - 2:28
    và họ rất nhiệt tình
    hành trì mọi mặt của đạo Phật,
  • 2:28 - 2:31
    nhất là việc hành thiền.
  • 2:31 - 2:36
    Khi nói chuyện với họ,
    tôi sửng sốt, ngạc nhiên!
  • 2:36 - 2:38
    vì họ phàn nàn
  • 2:38 - 2:42
    là thiền làm họ bị
    “nhức đầu vì samadhi”.
  • 2:42 - 2:46
    Bởi vì, theo họ samadhi
    có nghĩa là tập trung.
  • 2:46 - 2:48
    Thực ra nó có nghĩa
    là tĩnh lặng.
  • 2:48 - 2:49
    Nhức đầu vì thiền?
  • 2:49 - 2:56
    Tôi không thể hiểu được.Thời đó
    tôi hành thiền cũng đã nhiều năm.
  • 2:56 - 2:59
    Bao nhiêu năm nhỉ!
    Có lẽ đã 30 năm
  • 2:59 - 3:02
    tôi chưa bao giờ bị nhức đầu vì thiền.
  • 3:02 - 3:06
    Thực ra tôi thiền
    để khỏi bị nhức đầu.
  • 3:06 - 3:15
    Tôi thiền để hết nhức đầu,
    khó tiêu, sốt mò (scrub typhus),
  • 3:15 - 3:18
    cái đó là khá nặng.
    Và những thứ khác nữa,
  • 3:18 - 3:24
    kể cả những thương tích,
    những vết bầm khi bị té.
  • 3:24 - 3:26
    Thật tuyệt vời, tôi nghĩ
  • 3:26 - 3:30
    thiền giúp bạn được khỏe mạnh,
  • 3:30 - 3:33
    không phải để tạo thêm nhức đầu
    và vấn đề.
  • 3:33 - 3:36
    Bạn đã làm cái giống gì vậy?
  • 3:36 - 3:40
    Dĩ nhiên vì đó là cách thiền
    đã được thực tập.
  • 3:40 - 3:45
    Nó có nhiều vấn đề
    nếu đem so sánh
  • 3:45 - 3:48
    với thiền Phật giáo truyền thống.
  • 3:49 - 3:52
    Những hành giả đó
    nỗ lực, phấn đấu,
  • 3:52 - 3:55
    cố gắng đạt một cái gì đó.
  • 3:55 - 3:57
    Và bạn thấy bất cứ khi nào
    bạn muốn một điều gì,
  • 3:57 - 4:00
    gắng sức, nỗ lực
    để đạt một điều gì.
  • 4:00 - 4:04
    “Ta sẽ làm cái này,
    ta cần bảo đảm có kết quả,
  • 4:04 - 4:05
    ta sẽ ….
  • 4:05 - 4:07
    Câu chuyện của chính tôi..
  • 4:09 - 4:11
    Hồi tôi còn là một cư sĩ,
  • 4:11 - 4:16
    mới bắt đầu hành thiền,
    lúc đó vào dịp lễ Tam Hợp Vesak,
  • 4:16 - 4:22
    tức kỷ niệm ngày Phật đản,
    Phật thành đạo, Phật nhập diệt.
  • 4:22 - 4:27
    Khi nghe sự tích
    Đức Phật thành đạo.
  • 4:27 - 4:32
    Tôi nghe nói
    Đức Phật ngồi dưới cội cây Bồ Đề,
  • 4:32 - 4:37
    Ngài đã hạ quyết tâm,
    tự cam kết.
  • 4:37 - 4:40
    “Ta sẽ giác ngộ.
  • 4:42 - 4:45
    Ngay tại đây, ta sẽ ngồi bất động.
  • 4:45 - 4:52
    Cho dù máu cạn,
    cho dù xương tan,
  • 4:52 - 4:56
    ta sẽ không rời khỏi chỗ ngồi này
  • 4:56 - 5:00
    cho đến khi đạt được giác ngộ viên mãn”.
  • 5:01 - 5:05
    Hồi đó tôi thật ngu ngốc cho rằng
    điều đó thật tuyệt vời.
  • 5:06 - 5:08
    Các bạn biết tôi làm gì không?
  • 5:08 - 5:13
    Tôi trở về phòng mình,
    lôi vài tấm bồ đoàn ra,
  • 5:14 - 5:15
    (Cười)
  • 5:16 - 5:22
    còn trai trẻ ngu si,
    tôi mới 18 tuổi (cười)
  • 5:22 - 5:24
    Các bạn biết thanh niên tuổi 18 mà.
  • 5:24 - 5:26
    Có cậu nào 18 tuổi ở đây không?
  • 5:27 - 5:28
    Đừng thừa nhận. Đừng khai.
  • 5:28 - 5:31
    Thôi đi, bạn không phải 18
    bạn già hơn nhiều,
  • 5:31 - 5:33
    tôi nói 18, không phải 80.
    (cười)
  • 5:38 - 5:45
    Thế rồi tôi ngồi trên bồ đoàn,
    tự mình cam kết.
  • 5:46 - 5:48
    Ta cũng giỏi như Đức Phật.
  • 5:48 - 5:51
    Thời đó ở Ấn Độ,
    Ngài đâu được học hành.
  • 5:51 - 5:55
    Tôi nghĩ như thế, thật kiêu ngạo.
  • 5:55 - 5:59
    Bạn biết không, thời gian tối đa
    tôi có thể ngồi thiền lúc 18 tuổi
  • 5:59 - 6:03
    là khoảng 20 phút,
    đó là cố gắng lắm
  • 6:03 - 6:07
    25 phút khi nào thiền tốt.
  • 6:07 - 6:09
    Thế rồi tôi ngồi xuống,
    tự bảo hãy quên hết mấy thứ đó,
  • 6:09 - 6:14
    tôi sẽ không nhúc nhích.
    Bây giờ tôi cần phải giác ngộ,
  • 6:14 - 6:19
    muốn làm cho xong việc này, tôi còn
    nhiều việc khác phải làm trong đời. (cười)
  • 6:19 - 6:22
    Tôi ngồi ở đó, với quyết tâm
    sẽ không nhúc nhích
  • 6:22 - 6:25
    cho đến khi giác ngộ viên mãn, hoặc
  • 6:25 - 6:28
    bạn phải luôn có
    lựa chọn khác, hoặc
  • 6:28 - 6:32
    cho đến khi máu cạn xương tan.
  • 6:32 - 6:35
    Tôi đã thực sự cam kết như vậy,
    thật đó, tôi đã làm như vậy.
  • 6:35 - 6:39
    Nó là địa ngục chỉ sau nửa tiếng.
  • 6:39 - 6:44
    Mới nửa tiếng mà xương của tôi
    như bị thiêu đốt trong đau nhức.
  • 6:44 - 6:47
    Lưng tôi đau,
    mọi cơ bắp nóng ran.
  • 6:47 - 6:50
    Không, tôi chưa giác ngộ, phải tiếp tục!
  • 6:50 - 6:53
    (Cười lớn)
  • 6:53 - 6:56
    Các bạn biết không, tôi ngồi chừng
    35, 40 phút.
  • 6:56 - 6:59
    Khi không còn chịu nổi nữa,
  • 6:59 - 7:03
    tôi mở mắt ra và
    các bạn ạ, tôi chưa giác ngộ!
  • 7:03 - 7:10
    Máu tôi chưa cạn,
    xương tôi chưa tan.
  • 7:10 - 7:13
    Tôi thật là ngu si!
  • 7:13 - 7:19
    Nhưng sau này, thay vì
    cứ tiếp tục vì ngã mạn,
  • 7:19 - 7:24
    và hành thiền chỉ vì
    tôi nghĩ là mình giỏi.
  • 7:24 - 7:29
    Tôi đã có một vị thầy tuyệt vời,
    như ngài Ajahn Chah.
  • 7:29 - 7:32
    Ngài cứ nói,
    không phải chỉ một lần mà
  • 7:32 - 7:36
    nhiều, nhiều, nhiều, nhiều lần.
    Có thể cả ngàn lần trong
  • 7:36 - 7:39
    thời gian chín năm
    tôi hành thiền với Ngài.
  • 7:39 - 7:45
    Ngài nói, bạn thiền để buông bỏ,
    không phải để đạt được cái gì.
  • 7:46 - 7:51
    Và tôi chẳng hiểu gì cả
    khi mới nghe lần đầu.
  • 7:51 - 7:55
    Tôi nhận ra đó là một trong những
    lời khuyên quý giá nhất của Ngài.
  • 7:55 - 7:57
    Khi bạn muốn có được cái gì,
  • 7:57 - 8:03
    muốn nhắm tới, phấn đấu cho một cái gì,
    bạn sẽ rất căng thẳng.
  • 8:03 - 8:07
    Nhưng nếu bạn muốn buông bỏ
    bạn sẽ thấy càng lúc càng nhẹ hơn,
  • 8:07 - 8:11
    và đường tu sẽ trở nên
    dễ dàng và bình yên.
  • 8:11 - 8:14
    Và đó cũng là một lý do
    tại sao nhiều người
  • 8:14 - 8:21
    nếu không hiểu
    thiền hay chánh niệm là gì,
  • 8:21 - 8:23
    họ muốn đạt điều gì đó,
  • 8:23 - 8:26
    luôn bị căng thẳng,
    gò bó.
  • 8:26 - 8:28
    Và nhiều khi bạn không đạt được
  • 8:28 - 8:33
    điều bạn nghĩ bạn muốn,
    hoặc bạn nghĩ bạn cần.
  • 8:33 - 8:35
    Bạn chẳng cần gì nhiều lắm đâu.
  • 8:35 - 8:37
    Nhưng mỗi lần nghĩ mình cần,
  • 8:37 - 8:42
    và giành giật để có được,
    bạn luôn có thể bị tổn thương,
  • 8:42 - 8:45
    hay có khi người ta gọi là
    tổn thất không lường được.
  • 8:45 - 8:50
    Đó chính là điều xảy ra khi
    người ta chỉ chánh niệm.
  • 8:50 - 8:57
    Nếu làm lính, họ có thể bắn
    chính xác hơn và giết người.
  • 8:57 - 9:04
    Khi họ chánh niệm để có thể giành
    nhiều lý lẽ hơn trong các cuộc tranh luận.
  • 9:04 - 9:06
    Khi họ chánh niệm
    để kiếm được nhiều tiền hơn
  • 9:06 - 9:09
    trên thị trường chứng khoán hay gì gì đó.
  • 9:09 - 9:11
    Nếu bạn cố đạt được điều gì đó
  • 9:11 - 9:16
    thì đó không đúng là
    thiền Phật giáo,
  • 9:16 - 9:17
    không phải là chánh niệm.
  • 9:17 - 9:22
    Khi bạn cố gắng buông bỏ mọi thứ
    để đơn giản hóa đời sống,
  • 9:22 - 9:25
    khiến đời sống bình yên hơn,
    thoải mái hơn.
  • 9:25 - 9:28
    Mình luôn biết trong đời sống tâm linh,
    bạn cứ nói
  • 9:28 - 9:30
    thực sự cần có bao nhiêu
  • 9:30 - 9:34
    để mạnh khỏe, để hạnh phúc,
    để có cuộc sống tuyệt vời?
  • 9:34 - 9:36
    Bạn thật sự cần bao nhiêu?
  • 9:36 - 9:41
    Nếu bạn muốn biết, lần tới bạn hãy đến
    tu viện Bodhinyana.
  • 9:41 - 9:48
    đến và xin viếng "nhà" tôi
    nơi tôi ở.
  • 9:48 - 9:52
    Xin giơ tay lên, có bao nhiêu bạn
    đã đến viếng hang động của tôi?
  • 9:52 - 9:58
    Tôi cũng phải giơ tay lên bởi vì
    tôi phải chân thật...tôi đã ở đó.
  • 9:58 - 9:59
    Nó có lớn không?
    (Cười)
  • 10:05 - 10:10
    Nó lớn về mặt yên bình.
    Lớn về mặt tự do.
  • 10:10 - 10:15
    Nó là một cái hang nhỏ và tôi chỉ cần
    có thế, phía sau có phòng vệ sinh,
  • 10:15 - 10:20
    nhưng chỉ độ 3 mét,
    giống như một cái vòm
  • 10:20 - 10:27
    ba mét...không, ba mét đường kính,
    đó là nửa cái vòm.
  • 10:27 - 10:31
    Trong hang tôi có một cái giường,
    cái bồ đoàn,
  • 10:31 - 10:39
    cái mền và nước, cây đèn pin,
    một cái đồng hồ, một tượng Phật nhỏ.
  • 10:39 - 10:43
    Và, tôi phải thừa nhận, tôi có điện
  • 10:43 - 10:52
    chỉ để rọi sáng lối đi và
    một cái sàn gỗ xốp. Chừng đó thôi.
  • 10:52 - 10:56
    Các bạn biết là nó rất dễ chùi dọn,
  • 10:57 - 11:01
    không tốn nhiều thì giờ,
    nó rất đơn sơ.
  • 11:01 - 11:04
    Các bạn cần gì?
  • 11:04 - 11:10
    Nhiều khi trong đời sống,
    khi chúng ta đơn giản hóa các thứ,
  • 11:10 - 11:14
    bạn sẽ thấy đời sống bình yên hơn nhiều.
  • 11:14 - 11:20
    Ngay trong việc hành thiền,
    nếu muốn có các thứ
  • 11:20 - 11:23
    thì sẽ không bao giờ
    có đủ.
  • 11:23 - 11:25
    Bạn muốn có bao nhiêu thứ nữa?
  • 11:25 - 11:27
    Bạn muốn giàu cỡ nào?
  • 11:27 - 11:33
    Bạn có để ý thấy người thật giàu
    họ phải luôn tiếp tục làm việc?
  • 11:34 - 11:37
    Bạn biết Elon Musk,
    bây giờ ông ta đã có đủ tiền
  • 11:37 - 11:43
    để có thể về hưu
    nhưng ông ta phải làm việc!
  • 11:43 - 11:46
    Vậy nên, bạn muốn có bao nhiêu tiền?
  • 11:46 - 11:51
    Hình như đã có ai
    trúng độc đắc hôm Thứ Sáu.
  • 11:51 - 11:53
    Người đó có ở đây không?
  • 11:55 - 11:59
    Nếu đó là bạn, bây giờ giàu có như thế
    thật là một gánh nặng,
  • 11:59 - 12:01
    nó gây cho bạn quá nhiều phiền não.
  • 12:01 - 12:06
    Tôi nhớ, tôi không ngại kể ở đây,
    đã gặp một người,
  • 12:06 - 12:12
    là Chủ tịch Khu Nghỉ Dưỡng Tropicana
    và nhiều công ty khác ở Mã Lai,
  • 12:12 - 12:19
    ông đã mời tôi đến nhà ông. Không
    phải nhà...mà là biệt thự, rất đồ sộ.
  • 12:19 - 12:26
    Điều thật sự gây ấn tượng cho tôi
    là khi bước vào dinh thự của ông ta
  • 12:26 - 12:32
    có hai lính gác
    với súng máy ở cổng,
  • 12:32 - 12:38
    giống như bước vào Điện Buckingham
    cũng có những người bảo vệ như thế.
  • 12:38 - 12:44
    Tại sao bạn cần người bảo vệ
    với súng máy?
  • 12:44 - 12:49
    Tôi chẳng có người bảo vệ với súng máy
    đứng trước hang của tôi.(cười)
  • 12:51 - 12:57
    Bởi vì có rất nhiều nỗi sợ hãi
    khi bạn sở hữu nhiều thứ.
  • 12:57 - 13:01
    Nếu chỉ có vài thứ hoặc những
    thứ cũ kỹ thì đâu cần phải sợ.
  • 13:01 - 13:04
    Tôi học được điều đó từ cha tôi,
    thật lạ lùng,
  • 13:04 - 13:10
    bởi vì nơi ông ở
    là một căn hộ nhỏ ở Luân Đôn
  • 13:10 - 13:14
    được chính phủ tài trợ
    cho người nghèo.
  • 13:14 - 13:17
    Nhưng nó rất là…
    chúng tôi sống rất hạnh phúc ở đó
  • 13:17 - 13:22
    nhưng tôi thường hỏi ông
    “sao mình không khóa cửa lúc ra khỏi nhà,
  • 13:22 - 13:24
    bộ cha không sợ kẻ trộm sao?”
  • 13:24 - 13:28
    Biết ông trả lời sao không, ông nói
    “không, cha không sợ kẻ trộm,
  • 13:28 - 13:32
    thật ra cha chỉ hy vọng
    nếu kẻ trộm vào
  • 13:32 - 13:36
    họ tội nghiệp mình và để lại cái gì đó”.
    (Cười)
  • 13:40 - 13:44
    Vậy nên, ít nhất bạn khỏi cần
    lo lắng gì cả.
  • 13:44 - 13:48
    Không lo về bất cứ điều gì,
    rất bình yên, hạnh phúc mãn nguyện.
  • 13:48 - 13:50
    Đó cũng là một trong những lý do
  • 13:50 - 13:53
    khi bạn không lo phải
    đạt được gì ...
  • 13:53 - 13:57
    đạt được, có được các thứ,
    nhưng bạn hạnh phúc hơn
  • 13:57 - 13:59
    khi tâm được trống rỗng,
  • 13:59 - 14:03
    khi đó bạn mới thực sự hành thiền
    đúng cách.
  • 14:03 - 14:08
    Và điều này từ đâu mà ra,
    có ai muốn kiểm tra để biết không?
  • 14:08 - 14:12
    Nó nằm trong chi thứ hai
    của Bát Chánh Đạo,
  • 14:12 - 14:15
    thiền là toàn bộ con đường
    Bát Chánh Đạo.
  • 14:15 - 14:18
    Thiền … những tầng định sâu
    là chi cuối cùng.
  • 14:18 - 14:20
    Chánh niệm là chi thứ bảy.
  • 14:20 - 14:26
    Chi thứ hai (chánh tư duy) cái mà
    chúng tôi gọi là động cơ chơn chánh.
  • 14:26 - 14:29
    Ajahn Brahmali gọi nó là tác ý,
  • 14:29 - 14:32
    nhưng tôi chọn chữ động lực,
    (hành động của) bạn bắt nguồn từ đâu ,
  • 14:32 - 14:34
    không phải thứ bạn gắng đạt tới.
  • 14:34 - 14:38
    Bởi vì động cơ chơn chánh
    là ba động cơ để hành thiền.
  • 14:38 - 14:41
    Nếu thực tập chánh niệm
  • 14:41 - 14:45
    với ba động cơ này
    bạn sẽ rất an toàn.
  • 14:45 - 14:48
    Động cơ đầu tiên
    gọi là nekkhamma.
  • 14:48 - 14:52
    Đó là từ Pali, có nghĩa là
    buông bỏ, từ bỏ,
  • 14:52 - 14:55
    xả bỏ, đơn giản hóa.
  • 14:55 - 14:58
    Tôi biết đó là...thực sự là Phật giáo,
  • 14:58 - 15:00
    chủ trương phải sống đơn giản.
  • 15:00 - 15:04
    Rất ít người sống
    đơn giản thời buổi này.
  • 15:04 - 15:09
    Nhưng chúng tôi cố gắng hết sức,
    tăng ni đều cố gắng sống
  • 15:09 - 15:15
    hết sức đơn giản.
  • 15:17 - 15:20
    Thật lạ lùng, các bạn thấy không,
    thỉnh thoảng tôi đi xa,
  • 15:20 - 15:23
    tôi thường ra nước ngoài..
  • 15:23 - 15:26
    ra nước ngoài, và có khi bạn
    biết điều gì xảy ra không?
  • 15:26 - 15:31
    Người ta mua cho tôi vé hạng thương gia,
    thật vậy.
  • 15:31 - 15:38
    Tôi là người phát biểu
    chính ở các buổi hội nghị.
  • 15:38 - 15:47
    Tôi từng đi dự các buổi hội nghị, làm
    người phát biểu chính năm 2018, đó là ở
  • 15:47 - 15:52
    Hội nghị Điện Toán Quốc Tế
    ở Dejun, Nam Hàn.
  • 15:52 - 15:56
    Đó là một sự kiện thật thú vị,
  • 15:56 - 16:00
    Hội nghị Điện Toán Quốc Tế,
  • 16:00 - 16:05
    phần phát biểu của tôi không tầm thường,
    nó là bài phát biểu để động viên.
  • 16:05 - 16:09
    Sau khi các chính khách
    và quan chức phát biểu,
  • 16:09 - 16:13
    việc của tôi là nói những lời động viên
    cho cuộc hội nghị.
  • 16:13 - 16:17
    Và tôi đã làm rất tốt,
    đó là lý do họ...
  • 16:17 - 16:21
    mua cho tôi vé hạng thương gia
    của hàng không Singapore
  • 16:21 - 16:25
    đi suốt đến Nam Hàn và trở về,
    khách sạn sang trọng.
  • 16:25 - 16:29
    Họ cúng dường 2000$
    cho Hội Phật Giáo,
  • 16:29 - 16:32
    chỉ cho bài phát biểu mười lăm phút.
  • 16:32 - 16:39
    Vậy nên chúng tôi gọi là thu nhập tốt
    cho Hội Phật Giáo Tây Úc.(cười)
  • 16:41 - 16:44
    Nhưng bạn biết đấy
    đi hạng thương gia,
  • 16:44 - 16:48
    người ta hỏi thu nhập của bạn bao nhiêu?
    Chẳng có đồng nào!
  • 16:48 - 16:53
    Bạn có bao nhiêu tiền?
    Số không.
  • 16:53 - 16:58
    Một người nghèo làm sao
    đi du lịch hạng thương gia,
  • 16:58 - 17:01
    chẳng có tiền ở ngân hàng nào cả.
  • 17:01 - 17:05
    Vậy nên tôi thích
    những cái mâu thuẫn trên đời,
  • 17:05 - 17:08
    và một người...
  • 17:08 - 17:16
    Tôi không biết nhiều về máy tính,
    đúng không? (cười)
  • 17:16 - 17:19
    Khi có vấn đề trục trặc
    tôi phải hỏi người khác,
  • 17:19 - 17:23
    máy có chuyện gì đây?
  • 17:24 - 17:29
    “Anh đang làm gì vậy anh bạn?”
    “Phát biểu để động viên
  • 17:29 - 17:36
    những thuật sĩ máy tính”.
    Họ hỏi tôi như vậy
  • 17:36 - 17:39
    và tôi trả lời
    rằng trên đời
  • 17:39 - 17:45
    bạn chẳng cần biết
    nhiều lắm để đổi mới/sáng tạo.
  • 17:45 - 17:49
    Thật thế, càng biết nhiều
    càng thấy ít.
  • 17:49 - 17:54
    Và bạn đã được luyện để luôn thấy sự vật
    theo cùng một cách.
  • 17:54 - 17:57
    Một lối suy nghĩ hạn hẹp.
  • 17:57 - 18:02
    Là một nhà sư, bạn có thể
    làm đủ thứ việc kỳ lạ,
  • 18:02 - 18:07
    chẳng hạn thiền và thấy mọi việc
    theo một cách khác.
  • 18:07 - 18:11
    Để sáng tạo
    có nghĩa là tĩnh lặng,
  • 18:14 - 18:17
    buông xả hết và
    nhìn lại mọi sự theo cách mới.
  • 18:18 - 18:21
    Và dĩ nhiên,
    chúng ta biết trong kinh tế,
  • 18:21 - 18:25
    sáng tạo là chìa khóa để thành công.
  • 18:25 - 18:30
    Không phải cứ theo đường mòn lối cũ
    mà làm một cách khác đi.
  • 18:30 - 18:35
    Hãy nhìn nơi đây, tôi muốn nói
    Hội Phật giáo Tây Úc,
  • 18:35 - 18:40
    theo tôi biết thì nó là một trong những
    Hội Phật giáo lớn nhất thế giới,
  • 18:40 - 18:46
    vì chúng tôi biết làm những việc
    mới mẻ, làm những điều khác biệt.
  • 18:46 - 18:50
    Nhưng thôi, trở lại với chánh niệm,
    chúng ta học cách để buông bỏ.
  • 18:50 - 18:54
    Một yếu tố của động lực chơn chánh
    là buông bỏ.
  • 18:55 - 19:04
    Và yếu tố thứ hai của động lực
    chơn chánh là tử tế, từ bi.
  • 19:05 - 19:09
    Và đó là điều
    tôi thường nói với mọi người,
  • 19:09 - 19:13
    đó là điều tôi nghĩ khá
    rõ ràng nếu bạn từng đọc
  • 19:13 - 19:16
    những chuyện về tăng ni
    trong thời Đức Phật.
  • 19:16 - 19:22
    Lòng bi mẫn thật quan trọng,
    từ ái với mọi chúng sanh.
  • 19:22 - 19:28
    Có một bà, tôi nghĩ,
    bà không nói bà là người xứ nào,
  • 19:28 - 19:33
    vẫn còn nhiều người
    có đầu óc kỳ thị,
  • 19:33 - 19:38
    bà ấy là một Phật tử nhưng nói ...
    tuần rồi có một việc xảy ra.
  • 19:39 - 19:43
    Bà nói con trai bà tuyên bố
    anh là đồng tính,
  • 19:43 - 19:46
    “Ajahn Brahm,
    con phải làm gì đây?”
  • 19:46 - 19:51
    Bởi vì có vài xã hội
    vẫn còn xem việc đó là khủng khiếp.
  • 19:51 - 19:56
    Tôi nói, như một Phật tử
    có thể bà tụng kinh này mỗi ngày,
  • 19:56 - 19:59
    “mong mọi chúng sanh được an vui”.
  • 19:59 - 20:04
    Tôi nghĩ các bạn tụng bài kinh này ở đây
    ngay trước khi tôi vào.
  • 20:04 - 20:11
    Những người đồng tính nam, nữ,
    chuyển giới, LGBTQIA +
  • 20:12 - 20:15
    Họ không phải chúng sanh sao?
  • 20:15 - 20:18
    Họ có đáng được đối xử tử tế,
    từ ái, cảm thông
  • 20:18 - 20:23
    như mọi người khác không?
    Có vấn đề gì đâu?
  • 20:23 - 20:24
    Sự thật là bà ấy
    đã không nhận ra
  • 20:24 - 20:28
    là bài kinh bà vẫn tụng có câu
    mong cho mọi chúng sanh được an vui.
  • 20:28 - 20:34
    Ngay cả Donald Trump, ông Putin.
  • 20:34 - 20:39
    Còn ai nữa trong danh sách đen?
    vẫn mong cho họ hạnh phúc, an vui.
  • 20:39 - 20:44
    Bởi vì có một cái gì đầy uy lực
    trong cách hành trì này của đạo Phật.
  • 20:44 - 20:47
    Khi bạn cho kẻ thù hạnh phúc,
  • 20:48 - 20:51
    kẻ thù đó sẽ không còn
    là kẻ thù nữa.
  • 20:51 - 20:56
    Thật lạ lùng nhưng họ trở nên
    mềm mỏng và hòa nhã.
  • 20:57 - 21:00
    Và nhân đây
    tôi muốn đề cập tới,
  • 21:00 - 21:05
    vì thỉnh thoảng tôi nghĩ về
    bài viết của BBC tôi đọc đã lâu,
  • 21:05 - 21:07
    một trong những vấn đề với chánh niệm
  • 21:07 - 21:10
    là họ bảo bạn chỉ cần ghi nhận
    những gì xảy ra.
  • 21:11 - 21:14
    Như vậy không đủ.
  • 21:14 - 21:17
    Bởi vì đôi khi những điều khởi lên
  • 21:17 - 21:20
    là những chấn thương tâm lý
    trong quá khứ.
  • 21:20 - 21:23
    Và những chấn thương đó nếu
    chỉ ghi nhận chúng thôi,
  • 21:23 - 21:25
    bạn sẽ không thể chịu đựng,
    không thể đối phó được,
  • 21:25 - 21:27
    chúng quá đau đớn.
  • 21:27 - 21:30
    Và đó là chỗ thường khiến người ta
    gần như bị rối loạn tâm thần
  • 21:30 - 21:33
    với lối thực tập chánh niệm này.
  • 21:33 - 21:35
    Vậy đâu là điểm khác biệt
    trong cách thực tập
  • 21:35 - 21:38
    chánh niệm của đạo Phật?
  • 21:38 - 21:42
    Nếu điều gì từ quá khứ hiện ra và
    nó là một kỷ niệm buồn,
  • 21:42 - 21:44
    kỷ niệm rất tệ hại,
    rất khó khăn,
  • 21:44 - 21:50
    cái gì đó khó có thể chịu đựng được.
    Làm sao để buông bỏ quá khứ đó?
  • 21:51 - 21:54
    Với tâm từ ái!
  • 21:54 - 21:59
    Nghe có vẻ lạ kỳ nhưng tôi đã từng
    nói điều này rất nhiều lần trước đây,
  • 21:59 - 22:05
    nếu trong khi thiền, bạn biết
    tâm mình đang lang thang về quá khứ,
  • 22:05 - 22:08
    nhớ lại một việc rất đau đớn
    đã xảy ra cho bạn,
  • 22:08 - 22:11
    hay một ký ức bị dồn nén
    hiện lên trong tâm,
  • 22:11 - 22:16
    và đó là một kỷ niệm đau buồn.
    Bạn sẽ làm gì với nó?
  • 22:17 - 22:22
    Nếu bạn cố gắng loại bỏ nó,
    bạn tức bực, sân hận.
  • 22:22 - 22:27
    Bạn không muốn đối mặt với nó,
    thì tình hình sẽ tồi tệ hơn nhiều.
  • 22:28 - 22:30
    Do vậy, có một cách khác
    bạn có thể làm,
  • 22:30 - 22:33
    đó là rải tâm từ cho nó.
  • 22:34 - 22:39
    Rải tâm từ cho chính bạn.
    Rải tâm từ cho bất kỳ ai đã gây ra nó.
  • 22:39 - 22:45
    Rồi tôi sẽ kể lại ví dụ này nữa,
    một ví dụ thật tuyệt vời.
  • 22:45 - 22:49
    Lần cuối cùng tôi kể ví dụ này là
    trong khóa thiền sau lễ Phục Sinh.
  • 22:49 - 22:51
    Tôi nhớ sau khi kể ví dụ này
  • 22:51 - 22:54
    mọi người đều nhìn tôi,
    xúc động,
  • 22:54 - 22:59
    mặc dù họ đã nghe trước đây rồi.
    Nhiều người chảy nước mắt sau đó.
  • 23:00 - 23:04
    Đó là ví dụ về...
    nhóm người ở thành phố Perth
  • 23:04 - 23:11
    gọi là Hội Những Nạn nhân Sống Sót từ
    những Cuộc Tra tấn và Chấn thương.
  • 23:11 - 23:17
    Một hôm họ mời tôi đến
    viếng trung tâm của họ
  • 23:17 - 23:19
    để chúc phúc hay gì đó,
    tôi đồng ý,
  • 23:19 - 23:22
    bởi vì nhiều người của họ đã đến đây
  • 23:22 - 23:27
    và tôi không hiểu tại sao.
    Tại sao các bạn mời tôi?
  • 23:27 - 23:35
    Họ nói một số phương pháp chính
    họ đã học được ở đây.
  • 23:35 - 23:38
    Phương pháp gì?
    Khi họ cho tôi biết
  • 23:38 - 23:43
    ồ, đó là niềm cảm xúc
    sâu đậm bên trong, rất mạnh mẽ,
  • 23:43 - 23:47
    làm tôi vô cùng hạnh phúc.
    Đó là lý do tôi muốn kể chuyện này.
  • 23:47 - 23:50
    Họ nói câu chuyện
    có tác dụng nhất,
  • 23:50 - 23:53
    đó là lòng từ ái.
  • 23:53 - 23:56
    Lòng từ ái nghĩa là thế nào ?
  • 23:56 - 24:01
    Đó là chuyện xưa về những gì
    cha tôi đã nói với tôi.
  • 24:01 - 24:06
    Cha tôi dạy...có nhiều kỷ niệm về ông
    trong buổi giảng tối nay.
  • 24:06 - 24:09
    Cha tôi từng nói với tôi,
    “con à, dù con đi đâu,
  • 24:09 - 24:12
    dù con làm gì, dù con
    trở thành thế nào trong đời.
  • 24:12 - 24:15
    Ông nói với tôi
    lúc tôi khoảng 14 tuổi.
  • 24:15 - 24:19
    Và cuộc đời quá bất định,
    ông nói, “dù con làm gì,
  • 24:19 - 24:24
    cửa nhà cha
    luôn mở rộng đón con”.
  • 24:24 - 24:28
    Nhà của ông chỉ là căn hộ của nhà nước
    hầu như chẳng có gì trong đó.
  • 24:29 - 24:34
    Nhưng các bạn biết không, đôi khi
    có ai đó nói một điều gì,
  • 24:34 - 24:38
    có thể ở đây, có thể một người bạn,
    có thể điều gì bạn đọc hay nghe nói,
  • 24:38 - 24:40
    bạn biết nó quan trọng.
  • 24:40 - 24:43
    Tôi nhớ điều đó,
    như cậu bé 14 tuổi
  • 24:43 - 24:47
    rằng điều này rất quan trọng.
    Tôi không biết tại sao, không thể hiểu,
  • 24:47 - 24:51
    vì như các bạn biết, cảm xúc của
    con trai thường chưa phát triển lắm.
  • 24:51 - 24:55
    Nhưng tôi còn nhớ rõ nó
    để khi trở thành tu sĩ.
  • 24:55 - 24:59
    Một trong những điều thú vị khi
    làm một vị tăng hay ni là bạn có thì giờ,
  • 24:59 - 25:03
    để thực sự tìm hiểu thế giới cảm xúc
    của bạn và nghĩa lý của nó.
  • 25:03 - 25:06
    Và đó là một trong
    những điều còn dở dang
  • 25:06 - 25:09
    giữa tôi và cha tôi, ông qua đời
    khi tôi khoảng 16 tuổi.
  • 25:09 - 25:12
    Ông nói như vậy có nghĩa là gì?
  • 25:12 - 25:15
    Dĩ nhiên, các bạn đã nghe tôi nói
    điều này trước đây,
  • 25:15 - 25:17
    nó đã trở thành tựa đề cuốn sách
    đầu tiên của tôi.
  • 25:17 - 25:22
    Điều ông muốn nói không phải là nhà
    mà là trái tim ông.
  • 25:22 - 25:25
    Ông nói dù con làm gì,
    dù con trở thành thế nào,
  • 25:25 - 25:28
    dù điều gì xảy ra cho con,
  • 25:28 - 25:33
    cánh cửa tim cha
    vẫn luôn mở rộng đón con.
  • 25:33 - 25:38
    Khi hiểu ra được điều đó
    tôi vô cùng xúc động.
  • 25:38 - 25:45
    Đó là sự thể hiện tình thương
    vô điều kiện đầu tiên
  • 25:45 - 25:52
    mà tôi có thể thực sự hiểu.
    Và nó rất có ý nghĩa với tôi
  • 25:52 - 25:56
    dĩ nhiên, một người cha nói với
    con trai mình thì quả là cảm động.
  • 25:56 - 25:59
    Phải chi tôi hiểu được nó
    khi ông nói với tôi.
  • 25:59 - 26:02
    Nó cảm động làm sao.
  • 26:02 - 26:06
    Và tất nhiên câu chuyện đó, mà tôi
    có thể thấy các bạn đang nhìn tôi
  • 26:06 - 26:09
    và nó đã có ý nghĩa gì đó với bạn rồi.
  • 26:09 - 26:12
    Nó cũng có ý nghĩa với
    một số nhà tâm lý,
  • 26:12 - 26:14
    phân tâm học, họ đến đây
  • 26:14 - 26:20
    rồi về làm việc với những nạn nhân
    từng bị bạo hành trầm trọng ở nước họ.
  • 26:20 - 26:25
    Những người đã sống sót bằng cách nào đó.
  • 26:25 - 26:28
    Khi nghe những lời kể lại
    tôi không hiểu làm sao
  • 26:28 - 26:34
    họ có thể sống sót sau những vụ bạo hành
    về thể chất và tâm thần
  • 26:34 - 26:38
    ở một số chế độ ở các nước.
  • 26:38 - 26:43
    Nhưng dù sao họ cũng
    đến được Úc, an toàn về thể chất
  • 26:43 - 26:47
    tinh thần vẫn còn trong phòng tra tấn,
  • 26:47 - 26:52
    còn bị hãm hiếp, đánh đập
    vô cớ.
  • 26:54 - 27:00
    Tôi sống cuộc đời rất đơn giản
    nên không thể hiểu được
  • 27:00 - 27:06
    họ đã cảm thấy thế nào, và làm sao
    sống sót được là điều tôi không thể hiểu.
  • 27:07 - 27:10
    Nhưng bây giờ ở đây, họ vẫn còn
    mang theo gánh nặng khổng lồ
  • 27:10 - 27:15
    và cách họ vượt qua được khó khăn đó.
  • 27:15 - 27:20
    Và đó là vì tôi đã triển khai
    câu chuyện đó và mang ra giảng dạy,
  • 27:20 - 27:24
    điều này làm tôi rất vui.
    Họ vượt qua được là nhờ họ
  • 27:24 - 27:30
    quyết định đem nó ra phối hợp
    vào một trong những phương pháp của họ.
  • 27:30 - 27:34
    Khi người ta thấy an ổn,
    bạn không thể ép buộc điều gì,
  • 27:34 - 27:40
    bạn không thể nói bây giờ hãy làm đi.
    Phải chờ tới lúc họ sẵn sàng.
  • 27:40 - 27:43
    Họ sẽ ngồi xuống
    ở một nơi thoải mái, an ổn,
  • 27:43 - 27:45
    an ổn là quan trọng,
  • 27:45 - 27:52
    rồi họ nhắm mắt lại, và tưởng tượng
    một quả tim trong lồng ngực,
  • 27:52 - 27:56
    quả tim ngày lễ Tình Yêu Valentine,
    không phải quả tim thật.
  • 27:56 - 27:59
    Nếu bạn từng thấy quả tim thật
    trong sách y học,
  • 27:59 - 28:06
    chúng chẳng đẹp đẽ chút nào,
    với ống van khắp nơi.
  • 28:06 - 28:10
    Nhưng quả tim Ngày Tình Yêu,
    như mọi người đều biết,
  • 28:10 - 28:14
    tưởng tượng quả tim Valentine
    ngay chính giữa lồng ngực,
  • 28:14 - 28:19
    với hai cánh cửa lớn.
    Hai cánh cửa mở rộng
  • 28:19 - 28:22
    và phần tốt đẹp của bạn,
    phần mà bạn có thể
  • 28:22 - 28:27
    kính trọng, yêu thương
    và sống hạnh phúc với,
  • 28:27 - 28:29
    những kỷ niệm đẹp bạn nhớ,
  • 28:29 - 28:33
    những khoảnh khắc vui tươi khi được
    người khác săn sóc và yêu thương,
  • 28:33 - 28:37
    những trải nghiệm tuyệt vời
    đã có trong đời,
  • 28:37 - 28:43
    tất cả chúng sinh bé nhỏ mang tên bạn
    ở những tuổi khác nhau, nằm bên trong.
  • 28:43 - 28:47
    Đó là bạn,
    bạn có thể sống rất dễ dàng với nó.
  • 28:47 - 28:52
    Thế rồi, tiếp đó,
    bạn nhìn ra ngoài,
  • 28:52 - 28:57
    bên ngoài trái tim của bạn,
    là những chúng sinh bé nhỏ,
  • 28:57 - 29:02
    là bạn trong quá khứ,
    là những cô bé, cậu bé
  • 29:02 - 29:08
    những người bị đối xử thật tàn tệ.
    Bạo hành về thể xác chỉ là
  • 29:08 - 29:13
    một phần nhỏ, còn về tâm lý - Tại sao?
  • 29:13 - 29:16
    Nó làm cho khó chịu đựng nổi.
  • 29:16 - 29:19
    Bạn đã giữ những chúng sinh đó
    bên ngoài trái tim của bạn,
  • 29:19 - 29:25
    và chúng là bạn.
    Thế rồi, tưởng tượng có cái thang
  • 29:25 - 29:32
    từ trái tim bạn
    đi xuống dưới đất,
  • 29:32 - 29:36
    và thấy những chúng sanh đó,
    họ là bạn,
  • 29:36 - 29:39
    và bạn mời họ bước lên.
  • 29:39 - 29:45
    Tôi sẽ không phê phán bạn là ai,
    những gì đã xảy ra cho bạn,
  • 29:50 - 29:53
    bất kể bạn là ai, hãy vào đây.
  • 29:54 - 29:57
    Và, để thực sự làm được điều đó
  • 29:57 - 30:05
    là một trong những việc
    can đảm nhất bạn có thể làm.
  • 30:05 - 30:08
    Hãy mời những chúng sinh nhỏ bé
    mà bạn đang cố gắng quên đi,
  • 30:08 - 30:10
    cố gắng giả ngơ,
    cố gắng che đậy,
  • 30:10 - 30:12
    cố gắng đuổi đi, trốn chạy,
  • 30:12 - 30:16
    nó không dính dáng đến ta,
    nó quá đau đớn.
  • 30:16 - 30:20
    Bạn cho phép tất cả bước lên từng đứa một,
  • 30:20 - 30:22
    những chúng sinh nhỏ bé cô đơn
  • 30:22 - 30:27
    và đã từng bị tách khỏi trái tim bạn
    trong bao nhiêu năm,
  • 30:29 - 30:35
    và bạn ôm lấy chúng. Bây giờ chúng
    ở trong tim bạn, không phải ở ngoài.
  • 30:36 - 30:42
    Đó là một thay đổi lớn và họ nói
    làm vậy rất có hiệu quả.
  • 30:42 - 30:47
    Có vài người phụ nữ
    đã trải nghiệm điều đó
  • 30:47 - 30:49
    đã đến đây tối Thứ Sáu.
  • 30:49 - 30:54
    Tôi nhớ đã nói chuyện với họ, thấy họ
    và thật quá ấn tượng.
  • 30:54 - 30:57
    Họ kể cho tôi những gì họ đã trải qua,
    bây giờ nhìn họ.
  • 30:57 - 31:01
    Ồ! họ đúng là những
    anh hùng phi thường.
  • 31:01 - 31:06
    Rất mạnh mẽ, họ như những vị thánh.
    Họ nói đó là con người tôi!
  • 31:07 - 31:13
    Và họ không còn tự làm tổn thương
    với những điều đó nữa.
  • 31:14 - 31:18
    Đó là trường hợp cùng cực
    tôi muốn nói bạn cũng đã trải qua,
  • 31:18 - 31:21
    chúng ta ai cũng đã trải qua một số
    niềm đau và khó khăn trong đời.
  • 31:21 - 31:23
    Có những việc chúng ta muốn quên đi.
  • 31:23 - 31:26
    Thay vì vậy, tại sao không mời nó vào,
  • 31:26 - 31:30
    chấp nhận nó.
    Đó là con người bạn, là đời bạn,
  • 31:30 - 31:36
    và có những sự việc xảy ra.
    Có chuyện,
  • 31:36 - 31:41
    tôi cứ kể lại mãi những chuyện cũ
    nhưng có tác động mạnh.
  • 31:41 - 31:45
    Đó là câu chuyện cũ về con quái vật
    trong lâu đài của vị hoàng đế.
  • 31:45 - 31:49
    Con quái vật vào trong lâu đài của vua.
    Cút đi, chỗ này không phải của ngươi.
  • 31:49 - 31:51
    Ngươi là ai
    mà dám vào đây.
  • 31:51 - 31:54
    Và vị nữ hoàng,
    người có trí tuệ
  • 31:54 - 32:00
    bởi vì bà cũng là một hội viên của
    Hội Phật giáo Tây Úc (cười)
  • 32:00 - 32:06
    bà thường đến đây mỗi tối Thứ Sáu.
    Thế nên khi bà trở về lâu đài
  • 32:06 - 32:10
    thấy con quái vật to lớn đang ở đó,
    rất xấu xí, rất khủng khiếp.
  • 32:10 - 32:15
    Bà nói với nó, “chào mừng bạn,
    cám ơn bạn đến viếng thăm,
  • 32:15 - 32:19
    đã có ai mời bạn,
    ăn uống gì chưa?
  • 32:19 - 32:20
    Chúng tôi có thể làm gì cho bạn?”
  • 32:20 - 32:25
    Bà đã từ ái như vậy với quái vật,
  • 32:25 - 32:28
    và chuyện gì xảy ra? đây là
    dựa theo chuyện kể Phật giáo.
  • 32:28 - 32:33
    Với mỗi ý nghĩ, hành động từ ái,
  • 32:33 - 32:36
    con quái vật nhỏ dần đi một chút,
  • 32:36 - 32:41
    tử tế hơn một chút,
    văn minh hơn một chút.
  • 32:41 - 32:44
    Và họ tiếp tục
    đối xử tử tế đến nỗi,
  • 32:44 - 32:47
    -đây là câu chuyện
    được rút ngắn-
  • 32:47 - 32:51
    chẳng mấy chốc quái vật
    từ chỗ rất xấu xí, to lớn,
  • 32:51 - 32:54
    khiếp đảm và hung dữ
    trở nên nhỏ bé đến nỗi
  • 32:54 - 32:58
    chỉ cần thêm một cử chỉ từ ái nữa
  • 32:58 - 33:01
    khiến con quái vật
    hoàn toàn biến mất.
  • 33:01 - 33:05
    Đó là chuyện kể trong một bài kinh,
  • 33:05 - 33:11
    Đức Phật gọi nó là
    “con quái vật ăn sân hận”.
  • 33:11 - 33:14
    Càng cho nó sân hận, càng cho nó
    điều tiêu cực,
  • 33:14 - 33:16
    càng làm nó lớn hơn.
    Có nhiều điều như vậy trên thế gian.
  • 33:16 - 33:21
    Nhưng ở đây tôi chỉ nói là bạn
    càng xua đuổi kỷ niệm đau buồn,
  • 33:21 - 33:26
    càng chối bỏ nó
    thì nó càng trở nên tệ hại.
  • 33:26 - 33:32
    Cần có nhiều can đảm và rèn luyện,
    nhưng nếu dùng tâm từ,
  • 33:32 - 33:40
    “chào bạn, kỷ niệm buồn,
    cám ơn bạn đến viếng thăm tôi”.
  • 33:40 - 33:44
    Hãy từ ái với nó,
    từ ái với chính bạn,
  • 33:44 - 33:50
    bởi vì biết bao lần khi bạn có
    một kỷ niệm đáng xấu hổ;
  • 33:50 - 33:54
    có thể bạn cảm thấy
    thực sự hổ thẹn,
  • 33:54 - 33:57
    là con người,
    bạn phạm lỗi lầm.
  • 33:57 - 34:00
    Xin hãy từ ái với bản thân.
  • 34:00 - 34:05
    Hãy tự tha thứ, thương yêu bản thân.
  • 34:06 - 34:09
    Người khác làm bạn khổ đau,
  • 34:09 - 34:12
    tôi không biết tại sao họ làm vậy.
    Bạn không biết tại sao họ làm vậy.
  • 34:12 - 34:15
    Có thể họ nghĩ họ làm
    điều tốt nhất cho bạn, tôi không biết.
  • 34:15 - 34:19
    Có thể có những điều gì đó họ
    suy nghĩ gì lúc bấy giờ
  • 34:19 - 34:24
    hoặc có thể họ say, hay
    dùng ma túy, hay gì đó.
  • 34:24 - 34:29
    Đôi khi bạn cũng nên thử đặt
    mình vào địa vị của họ chút xíu.
  • 34:29 - 34:34
    Tại sao họ làm như vậy?
    Họ đã được giáo dục ra sao?
  • 34:34 - 34:38
    Nếu đem từ tâm đối xử với người
    đã làm bạn đau khổ
  • 34:38 - 34:43
    nghĩa là bạn không hận thù.
    Không có ý muốn
  • 34:43 - 34:46
    hãm hại lại họ hoặc
    muốn tự hại chính mình.
  • 34:47 - 34:53
    Vì vậy, khi có lòng từ ái với
    những điều tiêu cực trong quá khứ,
  • 34:53 - 35:01
    bạn sẽ thấy những tâm bệnh đó,
    những chấn thương, những kỷ niệm buồn,
  • 35:01 - 35:05
    những thứ bạn không thể
    loại ra khỏi đầu,
  • 35:05 - 35:09
    khiến bạn mất ngủ,
    không thể vui hưởng cuộc đời,
  • 35:09 - 35:13
    vì bạn cứ tiếp tục nhớ lại
    những thứ tệ hại đó.
  • 35:13 - 35:18
    Bạn biết không, sau một thời gian,
    chúng trở nên nhẹ nhàng, yên ổn,
  • 35:18 - 35:22
    bạn có thể cho nó qua đi.
  • 35:22 - 35:29
    Lạ thế đấy nhưng bạn vượt qua
    tiêu cực với lòng từ ái.
  • 35:29 - 35:34
    Các bạn, ai ai cũng có khả năng
    để trở nên
  • 35:34 - 35:36
    ôn hòa và nhẹ nhàng.
  • 35:37 - 35:41
    Nếu bạn ôn hòa, nhẹ nhàng
    với quá khứ của mình,
  • 35:41 - 35:45
    thì cái tiêu cực về nó sẽ không thể
    tồn tại, nó biến mất.
  • 35:45 - 35:49
    Vì vậy, khi chúng ta chánh niệm,
    không phải chỉ ghi nhận các thứ,
  • 35:49 - 35:50
    chúng ta biết phương pháp .
  • 35:50 - 35:53
    Nếu quá khứ cho bạn cảm giác tồi tệ,
  • 35:53 - 35:55
    trước hết bạn phải nói
  • 35:55 - 35:58
    được rồi, tôi sẽ bỏ qua
    vì chưa sẵn sàng làm điều đó.
  • 35:58 - 36:01
    Nhưng sẽ đến lúc
    khi sẵn sàng rồi,
  • 36:01 - 36:04
    bạn có tất cả các phương pháp này
    để đối phó với nó.
  • 36:04 - 36:08
    Một phương pháp khác để giải quyết
    những điều tiêu cực của quá khứ.
  • 36:08 - 36:14
    Bạn biết đó, mỗi cảm xúc
    trong đầu mình, trong tâm mình,
  • 36:14 - 36:20
    đều có cảm giác tương ứng ở thân,
    cảm giác về thể chất.
  • 36:21 - 36:23
    Tôi đã đề cập ở phần đầu bài giảng,
  • 36:23 - 36:26
    khi chánh niệm về thân
    và thư giãn thân thể
  • 36:26 - 36:29
    tôi đã nói ví dụ như cái đầu,
  • 36:29 - 36:34
    nếu tiêu cực nó sẽ
    biểu hiện trên gương mặt.
  • 36:34 - 36:38
    Cơ này căng lên
    cơ kia thả lỏng ra,
  • 36:38 - 36:41
    hiện tượng đó thường khá phổ biến.
  • 36:41 - 36:44
    Ngay cả ở các bộ lạc bản địa
    một nơi nào đó giữa rừng Amazon,
  • 36:44 - 36:49
    bạn cũng có thể đọc được cảm xúc
    thể hiện trên gương mặt họ.
  • 36:49 - 36:55
    Bởi thế, mọi cảm xúc tiêu cực
    từ quá khứ
  • 36:55 - 36:59
    hay những sợ hãi về tương lai,
  • 36:59 - 37:02
    đều thể hiện ở
    một chỗ nào đó trên thân.
  • 37:02 - 37:05
    Và đó là một trong những lý do tại sao
  • 37:05 - 37:09
    khi bạn lo lắng hay sợ hãi
    hay gì gì đó
  • 37:09 - 37:16
    khi hành thiền, sẽ không
    khó khăn lắm để khắc phục nó
  • 37:16 - 37:21
    Và bạn sẽ rất ngạc nhiên thấy nó
    dễ dàng và hiệu quả như thế nào.
  • 37:21 - 37:25
    Và câu chuyện tôi sắp
    mang ra đây kể ...
  • 37:25 - 37:27
    may quá, cô ấy không có mặt
    ở đây tối nay,
  • 37:27 - 37:30
    nếu không có người sẽ ngượng.
  • 37:30 - 37:33
    Đây là một phụ nữ có
    hội chứng lo âu quá độ,
  • 37:33 - 37:37
    lo nhiều đến nỗi
    không thể ra khỏi giường,
  • 37:37 - 37:41
    ngay cả sợ bước qua ngưỡng cửa
    để ra ngoài đường.
  • 37:41 - 37:44
    Cô ấy ở bang Adelaide,
    sinh viên đại học,
  • 37:45 - 37:51
    và ở đại học
    cô được hưởng y tế miễn phí,
  • 37:51 - 37:56
    có chuyên gia tâm lý, tâm thần giỏi,
    đủ thứ, thuốc men và những thứ khác.
  • 37:56 - 37:59
    Chẳng ăn thua gì.
  • 37:59 - 38:03
    Cô ấy lo đến liệt giường
    mà chẳng ai chữa được.
  • 38:03 - 38:14
    May mắn thay, cha cô ta, không,
    không phải cha...chú.
  • 38:14 - 38:19
    Ông chú thường tới đây.
    Ông bảo hãy gọi cho Ajahn Brahm.
  • 38:22 - 38:24
    Thú vị mỗi lần cô ấy gọi tôi
  • 38:24 - 38:27
    và kể tôi nghe những gì
    xảy ra với cô
  • 38:27 - 38:31
    và đó là nơi thực tập chánh niệm
  • 38:31 - 38:35
    nhưng không phải chỉ chánh niệm.
    Tôi nói chừng đó không đủ.
  • 38:35 - 38:40
    Nhưng trước hết, tôi nói “khi cô
    nổi lên cơn lo lắng,
  • 38:40 - 38:46
    cơn hoảng loạn - cô liệt giường,
    cô cảm thấy nó ở đâu trên thân?”
  • 38:46 - 38:49
    Tôi không hỏi về
    cái tâm và những cảm xúc của cô
  • 38:49 - 38:52
    bởi vì những thứ đó quá khó để cô
    nhận biết cho thực rõ ràng.
  • 38:52 - 38:55
    “Cô cảm thấy nó ở đâu trên người?”
    cô bảo: “trong ngực con”.
  • 38:55 - 38:58
    Tôi nói “như vậy không đủ rõ,
    tôi muốn biết chính xác ở đâu?”
  • 38:58 - 39:03
    Cô đang học nha khoa,
    là ngành khoa học,
  • 39:03 - 39:06
    tôi muốn biết vị trí
    từ rún lên,
  • 39:06 - 39:09
    tôi muốn từng phân,
    hay từng li một
  • 39:09 - 39:11
    đến trung tâm của cảm giác
    trong ngực cô,
  • 39:11 - 39:15
    nó trải rộng bao nhiêu?
    nó là hình tròn?
  • 39:15 - 39:18
    hay là bầu dục? hay vuông?
  • 39:18 - 39:23
    Tôi muốn cô mô tả cho tôi
    một cách chính xác với kích thước.
  • 39:23 - 39:26
    Nó nằm về bên trái hay bên phải,
    hay ngay chính giữa?
  • 39:26 - 39:29
    Và ba ngày nữa gọi lại cho tôi.
  • 39:29 - 39:32
    Tôi nói vậy bởi vì
    không phải tôi…
  • 39:32 - 39:39
    một phần vì tôi rất bận việc,
    (cười) tôi phải nói thật
  • 39:39 - 39:43
    nhưng cũng vì tôi
    muốn cô ấy làm một cái gì đó.
  • 39:43 - 39:46
    Các bạn biết, một trong những điều tệ hại
    khi bạn gặp khó khăn,
  • 39:46 - 39:50
    cảm thấy khó chịu khi hành thiền
    hay gì khác.
  • 39:50 - 39:53
    Khi người ta bảo bạn phải làm gì,
  • 39:53 - 40:00
    họ gần như lấy đi……
    cảm giác bạn là
  • 40:00 - 40:02
    chủ nhân vấn đề của bạn
    và cơ thể của bạn.
  • 40:02 - 40:08
    Bạn giao quyền sở hữu căn bệnh hay
    vấn đề của mình cho một chuyên gia nào đó.
  • 40:08 - 40:11
    Tôi không muốn việc đó xảy ra,
    đây là thân bạn,
  • 40:11 - 40:18
    đây là cảm xúc của bạn, bạn cho tôi biết
    chứ tôi không điều khiển bạn.
  • 40:18 - 40:22
    Sau ba ngày, cô ấy gọi tôi
  • 40:22 - 40:25
    và tôi thực ấn tượng
    với những mô tả của cô.
  • 40:25 - 40:27
    Tôi nói, “Tốt, chính xác nó
    ở chỗ ấy.
  • 40:27 - 40:28
    Cảm giác đó ra sao?
  • 40:28 - 40:30
    Nó nóng rát hay đau nhức,
    nó có thay đổi?
  • 40:30 - 40:32
    hay cứ mãi vậy, hay sao đó?
  • 40:32 - 40:36
    “Ồ, con không biết.”
    “Gọi lại tôi sau ba ngày nữa”.
  • 40:37 - 40:40
    Và cô đã làm, cô giải thích thêm
    một cách rất ấn tượng về những
  • 40:40 - 40:43
    cảm giác trên thân
    thấy như thế nào
  • 40:43 - 40:46
    khi cơn hoảng loạn nổi lên.
    “Tốt lắm!” tôi nói
  • 40:46 - 40:52
    đó là giúp cô chú ý,
    mới chỉ là phần tỉnh giác thôi.
  • 40:52 - 40:56
    Nhiều khi đó là những gì người ta làm
    khi họ thực tập chánh niệm,
  • 40:56 - 41:00
    họ nhận biết những thứ này
    nhưng chỉ vậy thôi.
  • 41:00 - 41:04
    Và phần kia mới là
    phần quan trọng, đó là,
  • 41:04 - 41:07
    bây giờ bạn biết rồi,
    khi nỗi sợ nổi lên
  • 41:07 - 41:09
    bạn biết cảm giác ở đâu, ra sao.
  • 41:09 - 41:12
    Bây giờ tôi nói tôi muốn
    cô lấy tay…
  • 41:12 - 41:16
    cô ấy đang ở trên giường,
    đưa tay lên xoa chỗ đó
  • 41:16 - 41:20
    tay xoa càng nhẹ nhàng
    càng tốt,
  • 41:20 - 41:25
    càng nhiều lòng từ ái,
    dịu dàng càng tốt.
  • 41:25 - 41:29
    Tôi bảo cô,
    nếu không làm được thì
  • 41:29 - 41:36
    nhờ bạn trai của cô làm giùm,
    tôi không nghĩ cậu ấy sẽ phiền,
  • 41:36 - 41:40
    và gọi lại tôi sau ba ngày nữa
    và cô ấy làm theo.
  • 41:40 - 41:44
    Thật tuyệt vời, bởi vì đây
    là một trong những lần
  • 41:44 - 41:49
    khiến tôi thực sự cảm thấy
    tuyệt vời khi thấy thiền có kết quả.
  • 41:49 - 41:52
    Và tôi hỏi, “Cô có làm theo cách
    tôi chỉ dẫn không?” Cô nói:“Dạ có.”
  • 41:52 - 41:56
    “Điều gì xảy ra khi cô xoa vuốt
    cơn hoảng loạn trong ngực?”
  • 41:56 - 41:59
    “Con xoa và xoa
    và xoa chúng
  • 41:59 - 42:02
    và rồi cảm giác trong ngực
    như lỏng ra và thoải mái,
  • 42:02 - 42:05
    và cuối cùng cảm giác
    trong ngực biến mất.
  • 42:05 - 42:09
    Tôi bảo, “Tốt, khi cảm giác
    trong ngực biến đi rồi,
  • 42:09 - 42:12
    điều gì xảy ra cho nỗi lo,
    nỗi sợ hãi?”
  • 42:12 - 42:17
    Và đó là một khoảnh khắc tuyệt vời
    khi cô ấy dừng lại.
  • 42:17 - 42:22
    Đó là lúc bóng đèn lóe sáng,
    khoảnh khắc “eureka” xảy ra!
  • 42:22 - 42:27
    Cô nói, “Khi cảm giác trên thân
    biến đi thì nỗi lo cũng biến mất.”
  • 42:27 - 42:32
    Bây giờ các bạn
    đã biết cách vượt qua nỗi lo.
  • 42:32 - 42:37
    Giải quyết biểu hiện vật lý của nó
    trên thân.
  • 42:37 - 42:41
    Một khi biểu hiện đó biến mất
  • 42:41 - 42:44
    thì cảm xúc bên trong
    cũng biến mất theo.
  • 42:44 - 42:48
    Cô ấy là một phụ nữ thật dễ thương.
  • 42:49 - 42:53
    Tôi nhớ là hai tuần sau đó
    cô ta trở lại trường,
  • 42:53 - 42:59
    ra khỏi giường và tốt nghiệp
    hạng ưu nha khoa.
  • 42:59 - 43:03
    Và rồi kết hôn với người bạn trai.
  • 43:03 - 43:06
    Và một điều tốt đẹp người ta nghĩ
    Ajahn Brahm không lãng mạn,
  • 43:08 - 43:13
    nhưng họ đã làm đám cưới
    trong vườn cảnh của đại học Tây Úc.
  • 43:13 - 43:16
    Và bạn biết ai là người
    làm lễ chúc phúc ở đó?
  • 43:18 - 43:20
    Cô ấy muốn phải có tôi ở đó.
  • 43:20 - 43:24
    Tôi không biết mãi cho đến về sau.
    Cô ta quá ấn tượng
  • 43:24 - 43:29
    đến mức thậm chí còn đề cử
    tôi cho giải “Người Úc Của Năm”.(cười)
  • 43:30 - 43:35
    Tôi không được giải nhưng hiểu là
    cô ấy rất ấn tượng, nó thật sự có kết quả.
  • 43:35 - 43:38
    Nhưng đây chỉ là một ví dụ
    làm sao giải quyết điều tiêu cực,
  • 43:38 - 43:40
    không phải chỉ với chánh niệm,
  • 43:40 - 43:43
    chỉ với nhận biết,
    cô ấy hoàn toàn nhận biết nó,
  • 43:43 - 43:47
    mà còn phải biết làm gì
    khi nó xảy ra.
  • 43:47 - 43:50
    Tiếp nhận nó với lòng từ ái, tử tế.
  • 43:50 - 43:52
    Động lực chơn chánh trong Phật giáo
  • 43:52 - 43:58
    là buông bỏ,
    tử tế, từ ái.
  • 43:58 - 44:02
    Và nếu thực tập chánh niệm
    với những thứ đó trong tâm,
  • 44:02 - 44:09
    bạn sẽ thấy, khi một điều gì đó xảy ra
    hơi có tính tiêu cực.
  • 44:09 - 44:15
    A, một kỷ niệm tệ hại
    từ quá khứ hiện về, ồ...
  • 44:15 - 44:18
    bạn có thể dịu dàng với nó,
    tử tế với nó
  • 44:18 - 44:22
    và nó sẽ tan biến đi.
  • 44:22 - 44:25
    Vậy, đó là điều chúng ta có thể làm,
  • 44:25 - 44:28
    và cũng rất có hiệu quả.
  • 44:28 - 44:31
    Những câu chuyện nhỏ
    tôi kể đó
  • 44:31 - 44:35
    là những chuyện có thật,
    có xảy ra,
  • 44:35 - 44:39
    Và chuyện nhỏ của riêng tôi,
  • 44:39 - 44:44
    mỗi lần tôi bị bệnh hay gì đó,
  • 44:44 - 44:48
    không phải chỉ vấn đề cảm xúc,
    mà cả vấn đề thể xác.
  • 44:49 - 44:52
    Tôi cứ kể cho mấy sư chuyện tếu cũ.
  • 44:52 - 44:54
    Tôi nói với mấy sư,
    các sư biết không,
  • 44:54 - 45:00
    năm nay là năm thứ 70 tôi ở trên quả đất,
    tháng Tám này tôi sẽ được 70.
  • 45:00 - 45:04
    Nên tôi cứ bảo họ,
    “Các sư à, tôi đang già đi.”
  • 45:04 - 45:07
    Họ nói,
    “không, thầy không đang già.”
  • 45:07 - 45:09
    và tôi nghĩ họ nói vậy
    vì lòng tử tế.
  • 45:09 - 45:13
    Họ nói, “không, không, không phải
    vì lòng tử tế,
  • 45:13 - 45:18
    chúng tôi chỉ nói sự thật,
    thầy già rồi không phải thầy đang già.
  • 45:20 - 45:23
    Thầy đã “tới” rồi.”
    (cười)
  • 45:29 - 45:34
    Ồ, tôi không biết tôi định nói gì
    với chuyện này!
  • 45:37 - 45:42
    Dù gì đi nữa, rất nhiều lần
    trong đời tôi bị bệnh,
  • 45:42 - 45:46
    một số bệnh tôi
    mắc phải
  • 45:46 - 45:49
    tôi cũng cố gắng uống thuốc này nọ,
  • 45:49 - 45:54
    nhưng thành thật mà nói, lúc này
    tôi chỉ áp dụng tâm từ
  • 45:54 - 45:57
    với bất cứ căn bệnh gì tôi có.
    Nhận biết và từ ái,
  • 45:57 - 46:00
    nhìn vào thân thể mình,
    Có vấn đề gì ở đâu?
  • 46:01 - 46:08
    Bạn có thể có....như lần
    tôi bị ngộ độc thực phẩm,
  • 46:09 - 46:14
    thực sự bị ngộ độc...
    ở trong hang của tôi.
  • 46:14 - 46:18
    Tôi hét lên,
    không ai nghe thấy,
  • 46:18 - 46:22
    vì những cơn co thắt
    do bị trúng độc gây nên
  • 46:22 - 46:27
    Ahh! và rồi lại… Ah!
  • 46:27 - 46:31
    hoàn toàn tự phát tôi không thể
    làm gì với nó.
  • 46:31 - 46:34
    Rồi tôi biết chẳng ai nghe được mình,
  • 46:34 - 46:37
    vì đó là lý do có
    cái hang với hai lần cửa,
  • 46:37 - 46:38
    nó nằm dưới đất.
  • 46:38 - 46:41
    Tôi không thể nghe
    những gì xảy ra bên ngoài,
  • 46:41 - 46:44
    thật tuyệt vời, nhưng họ
    không thể nghe những gì xảy ra bên trong,
  • 46:44 - 46:47
    nhiều khi đó cũng là một vấn đề.
  • 46:47 - 46:52
    Và thế là tôi đã làm ..
    như tôi đã dạy những người khác,
  • 46:52 - 46:56
    ngồi đó với chánh niệm và từ ái.
  • 46:56 - 47:01
    Hai điều này cực kỳ có uy lực.
  • 47:01 - 47:05
    Tôi nhớ bài giảng của tôi lần rồi ở đây
    về “mở cánh hoa sen”, phải không?
  • 47:05 - 47:11
    Hãy nhớ là mặt trời
    có ánh sáng và hơi ấm.
  • 47:11 - 47:15
    Nó làm hoa sen nở ra,
    ánh sáng và hơi ấm của mặt trời.
  • 47:15 - 47:19
    Ánh sáng tượng trưng chánh niệm,
    hơi ấm tượng trưng cho tâm từ.
  • 47:19 - 47:25
    Hai cái đó đi cùng với nhau và
    chúng vô cùng hữu hiệu.
  • 47:25 - 47:32
    Tôi chỉ nhẹ nhàng với những
    co thắt trong bụng.
  • 47:32 - 47:36
    Thật nhẹ nhàng
    mỗi lần chúng lặp lại
  • 47:36 - 47:43
    ah, ah, ah...có thể hai hay ba phút
    cơn đau nổi lên một lần,
  • 47:43 - 47:47
    nhưng mỗi lần cơn đau giảm bớt.
  • 47:47 - 47:50
    Sự nhận thức của tôi đủ sắc bén,
    để có thể cảm thấy
  • 47:50 - 47:54
    nó bớt đau hơn trước
    vì tôi nhẹ nhàng với nó.
  • 47:54 - 47:57
    Cơn đau kế tiếp giảm bớt,
    kế tiếp giảm bớt,
  • 47:57 - 48:00
    kế tiếp giảm bớt,
    chỉ bớt đau tí xíu tôi
  • 48:00 - 48:03
    vẫn nhận ra được
    vì tôi tỉnh giác.
  • 48:03 - 48:08
    Tôi không nghĩ kiểu, chắc tôi sẽ chết
    tôi phải làm gì đây.
  • 48:08 - 48:12
    Mà tôi tỉnh giác
    và rồi nó trở nên dịu nhẹ,
  • 48:12 - 48:15
    và sau 30, 40 phút
    cơn đau biến mất hoàn toàn.
  • 48:15 - 48:20
    Thật lạ, ngay cả tôi
    cũng thật sự ấn tượng,
  • 48:20 - 48:23
    vì bình thường, khi ngộ độc thực phẩm
    bạn phải đi bác sĩ.
  • 48:23 - 48:25
    Tôi không biết bạn sẽ làm gì,
  • 48:25 - 48:28
    nhưng làm thế này
    tốt hơn đi bác sĩ nhiều.
  • 48:28 - 48:30
    Thế rồi, sau đó tôi
    hành thiền tốt đẹp và yên ả.
  • 48:30 - 48:35
    Nó không bao giờ trở lại nữa,
    thật lạ, nhưng sự thực là vậy.
  • 48:35 - 48:38
    Tôi chắc nhiều bạn có thể đã
    trải qua những trường hợp như thế.
  • 48:38 - 48:40
    Vì vậy, chánh niệm cùng với tâm từ
  • 48:40 - 48:44
    hai cái hợp lại
    có rất nhiều uy lực.
  • 48:45 - 48:51
    Không những thế,
    bạn thấy mức tỉnh giác của mình cao hơn.
  • 48:51 - 48:55
    Đó là chỗ mà đa phần những hướng dẫn
    về thực tập chánh niệm
  • 48:55 - 48:58
    những thứ đời thường,
    không thực sự nhắc tới.
  • 48:58 - 49:02
    Đó là chỗ làm cho chánh niệm
    và tỉnh giác của bạn được mạnh mẽ.
  • 49:02 - 49:08
    Tôi phải phát minh ra những từ
    cho điều này vì chẳng ai khác làm.
  • 49:08 - 49:11
    Như, chánh niệm mạnh,
    chánh niệm cực mạnh
  • 49:11 - 49:14
    và chánh niệm siêu-mạnh.
  • 49:14 - 49:19
    Tôi cảm thấy thế,
    tôi không dùng ma túy.
  • 49:19 - 49:23
    Nhưng đôi khi người ta hỏi:
    “thầy dùng thuốc gì bữa nay Ajahn Brahm?”
  • 49:23 - 49:26
    Bởi vì tôi quá hạnh phúc và vui vẻ
    và mạnh khỏe.
  • 49:26 - 49:28
    “Chuyện gì đang xảy ra ?”
  • 49:28 - 49:32
    Điều này tự nhiên thôi,
    bạn nâng cao mức độ tỉnh giác.
  • 49:32 - 49:36
    Sau một thời gian, mức độ tỉnh giác
    sẽ trở nên mạnh mẽ.
  • 49:36 - 49:42
    Đó là lúc, nếu bạn nào
    thích ăn, tôi không biết,
  • 49:42 - 49:45
    các bạn có đi ăn
    tối nay sau khi nghe pháp không?
  • 49:45 - 49:52
    Có thể hồi nãy các bạn chưa ăn?
    hay nếu thực sự muốn thưởng thức đồ ăn,
  • 49:52 - 49:57
    trước tiên hãy hành thiền ở đây
    rồi hãy đi ăn,
  • 49:57 - 50:03
    bạn sẽ thấy không cần phải chi
    nhiều tiền ở nhà hàng đắt tiền.
  • 50:03 - 50:08
    Chỉ cần ra góc đường ở đây,
    có tiệm gì nhỉ, McDonald’s,
  • 50:08 - 50:12
    bất cứ thứ gì
    bạn cắn vào đều
  • 50:12 - 50:14
    thấy ngon tuyệt vời.
  • 50:16 - 50:21
    Điều này chẳng dính dáng gì đến cái bánh
    kẹp thịt hay món gì bạn ăn.
  • 50:21 - 50:26
    Nhưng hoàn toàn vì chánh niệm của bạn
    đã cao hơn, mạnh mẽ hơn.
  • 50:26 - 50:30
    Cái bánh hamburger đó ngon như
    đã được làm từ một nhà hàng 5 sao,
  • 50:30 - 50:34
    không, không phải 5 sao,
    mà là tiệm ăn 6 sao.
  • 50:34 - 50:38
    Chẳng phải vì những gì bạn thấy.
  • 50:38 - 50:41
    Chẳng phải vì những gì bạn ăn.
  • 50:41 - 50:48
    Tất cả nằm trong tâm của bạn,
    cái tâm trong sáng, nhạy cảm.
  • 50:48 - 50:54
    Khi bạn nghe nhạc,
    ôi chà, bạn thích thú
  • 50:54 - 50:57
    bởi vì bạn tiếp thu mọi thứ
  • 50:57 - 51:02
    nằm trong âm thanh.
    Và đó là những gì xảy ra.
  • 51:02 - 51:07
    Đây là đời sống một nhà sư.
    Tôi thích vì nó rất vui.
  • 51:07 - 51:10
    Ban đêm, ngay bây giờ,
    ở Serpentine,
  • 51:10 - 51:16
    buổi tối bạn ngắm sao.
    Vô cùng thú vị, chúng đẹp hết sức.
  • 51:16 - 51:20
    Bạn nhìn lên và bạn
    không thể rời mắt được.
  • 51:20 - 51:27
    Bình minh lên...
    tuyệt đẹp. Ai còn muốn có TV?
  • 51:27 - 51:31
    Ai còn muốn gì khác hơn
    là ngắm nhìn nó thôi.
  • 51:31 - 51:35
    Ai còn muốn viếng bảo tàng viện
    khi nó diễn ra ngay ở đó
  • 51:35 - 51:42
    mà lại miễn phí. Và, biết bao điều
    trong cuộc sống
  • 51:42 - 51:47
    trở nên nhạy cảm và tuyệt vời.
    Nó quá đẹp.
  • 51:47 - 51:50
    Bạn có nhiều hạnh phúc
    và niềm vui
  • 51:50 - 51:53
    khi chánh niệm trở nên mạnh mẽ.
  • 51:53 - 51:58
    Và ngay cả nhiều khi, bạn hành thiền,
    nhìn vào tấm thảm.
  • 51:58 - 52:01
    Bạn có bao giờ để ý thấy
    tấm thảm đẹp như vậy chưa?
  • 52:04 - 52:07
    Tôi có điên không?
  • 52:10 - 52:15
    Ý tôi muốn nói là khi
    chánh niệm trở nên mạnh mẽ.
  • 52:15 - 52:19
    Mọi sắc thái của những màu xanh nhạt,
    xanh đậm,
  • 52:19 - 52:22
    và đỏ, và vàng, và trắng,
  • 52:22 - 52:28
    cách chúng hòa lẫn với nhau,
    họa tiết của tấm thảm
  • 52:28 - 52:34
    nổi bật lên khiến bạn ngỡ ngàng,
    nó trở nên đẹp quá. Hạnh phúc miễn phí
  • 52:35 - 52:39
    trong những điều tầm thường.
  • 52:39 - 52:42
    Nếu nhìn tấm thảm thấy đẹp thì
  • 52:42 - 52:47
    nhìn các cụ già, bạn cũng thấy
    bà đẹp quá.
  • 52:49 - 52:53
    Điều đó có thật,
    tôi không nói đùa đâu.
  • 52:53 - 52:57
    Siêu chánh niệm và bạn thấy
    cái đẹp trong mọi thứ,
  • 52:57 - 52:59
    trong quá khứ, trong tương lai,
  • 52:59 - 53:03
    trong những người sống chung quanh,
    trong con cái, chồng vợ,
  • 53:03 - 53:08
    trong ông bà nội ngoại,
    trong quý vị tăng ni,
  • 53:08 - 53:15
    trong các chính trị gia của bạn,
    trong những cảnh sát viên chặn bắt bạn.
  • 53:17 - 53:20
    Nhiều khi tôi tự hỏi,
  • 53:20 - 53:26
    người ta thích gần gũi với chư tăng,
  • 53:26 - 53:29
    thì cũng như các bạn, bởi vì
    các bạn tới đây mỗi tối Thứ Sáu.
  • 53:29 - 53:31
    Tại sao?
  • 53:31 - 53:33
    Tôi cứ nhớ một chính trị gia,
  • 53:33 - 53:36
    hình như bà vẫn còn hoạt động,
    bà tên là Alannah MacTiernan.
  • 53:36 - 53:39
    Khoảng 20, 30 năm trước,
    hay gì đó,
  • 53:39 - 53:42
    bà ấy làm chính trị, chúng tôi tìm đến
    gặp bà cho một việc gì đó,
  • 53:43 - 53:47
    sau đó, bạn biết không,
    sau khi nói với bà về vài việc,
  • 53:47 - 53:49
    bà ấy cho vài ý kiến thật hay.
  • 53:49 - 53:54
    Khi đứng dậy, thay vì
    để người thư ký
  • 53:54 - 53:58
    dẫn chúng tôi ra cửa, bà đã
    tử tế tiễn chúng tôi ra tận cửa,
  • 53:58 - 54:04
    và nói “thầy biết không, tôi rất thích
    những người như thầy đến văn phòng tôi”.
  • 54:04 - 54:07
    và bà đã nói một cách thành thật.
  • 54:08 - 54:11
    Tôi luôn tự hỏi tại sao bà nói thế.
  • 54:11 - 54:13
    Đó là vì, bạn biết không,
    chư tăng ni là người tử tế .
  • 54:13 - 54:17
    Nói chung, khi có điều gì để than phiền,
    chúng tôi không nói kiểu:
  • 54:17 - 54:22
    “Này! sao quý vị làm thế này, sao
    quý vị làm thế kia?...blah, blah, blah..”
  • 54:22 - 54:28
    Tôi chỉ có thể thấy sự từ ái
    sự nhẹ nhàng, cái đẹp, sự bình an.
  • 54:28 - 54:32
    Cho nên, đó là những điều xảy ra
    khi bạn có chánh niệm và tử tế.
  • 54:32 - 54:36
    Bạn kết bạn được
    ở cả những nơi kỳ lạ nhất.
  • 54:36 - 54:40
    Vậy, đây là bài giảng
    cho tối nay.
  • 54:40 - 54:46
    Chỉ có chánh niệm thôi,
    tôi đồng ý là có thể có vấn đề.
  • 54:46 - 54:49
    Nhưng bạn thêm lòng từ ái, thêm
    những yếu tố còn lại với ý nghĩ
  • 54:49 - 54:54
    chúng ta làm không phải để có được gì
    mà là để buông bỏ các thứ.
  • 54:54 - 54:57
    Chúng ta làm vì
    từ ái và tử tế.
  • 54:57 - 55:00
    Nếu đó là động lực đời bạn thì, tuyệt!
  • 55:00 - 55:03
    Thiền thật là tuyệt vời.
  • 55:03 - 55:06
    Cám ơn các bạn đã lắng nghe.
  • 55:06 - 55:10
    (Cử tọa) Lành thay, Lành thay, Lành thay.
  • 55:10 - 55:13
    Tôi luôn nói, khi muốn làm gì người ta
    không làm đúng cách
  • 55:13 - 55:16
    nếu bạn muốn vỗ tay, vỗ đi.
  • 55:16 - 55:21
    (Cử tọa) vỗ tay.
  • 55:24 - 55:26
    Dù sao, cám ơn các bạn.
  • 55:26 - 55:30
    Trước hết, các bạn ở đây
    có câu hỏi nào không?
  • 55:31 - 55:36
    (Không rõ tiếng)
  • 55:42 - 55:48
    Hỏi: Thưa thầy, làm sao áp dụng tâm từ
    trong một tổ chức bất vụ lợi?
  • 55:48 - 55:54
    Ajahn: Đạo Phật là một trong số ít
    tôn giáo bất vụ lợi (non-profit)
  • 55:54 - 55:58
    bởi vì chúng ta không tin vào prophets
    (nhà tiên tri).
  • 55:58 - 56:02
    Bạn biết không, Jesus là prophet,
    các vị khác là prophets, nhưng không có
  • 56:02 - 56:08
    prophet trong đạo Phật, (Ajahn chơi chữ,
    profit (lợi nhuận) prophet (tiên tri) phát âm tương tự
  • 56:08 - 56:13
    OK, đó là lối giễu dở cũ kỹ nhưng thôi.
  • 56:13 - 56:17
    Làm sao để có tâm từ?
  • 56:17 - 56:23
    Tôi nghĩ vì tôi đã từng gặp
    nhiều triệu phú trong đời
  • 56:23 - 56:28
    và tôi chỉ...có một lần tôi...
    OK, tôi không ngại nói.
  • 56:28 - 56:33
    Có lần, trong bữa tiệc chính phủ ở
    Canberra, tôi vào phòng vệ sinh.
  • 56:33 - 56:38
    Trong phòng vệ sinh đàn ông,
    những bồn tiểu nằm kề sát nhau,
  • 56:38 - 56:43
    tôi vào đó và người
    đàn ông đứng tiểu bên cạnh tôi
  • 56:43 - 56:53
    là... đúng rồi,
    Lachlan Murdoch,
  • 56:53 - 56:58
    con trai Rupert Murdoch,
    Bác sĩ Murdoch.
  • 56:58 - 57:01
    Ngay khi thấy bảng tên
    Lachlan Murdoch, tôi nghĩ
  • 57:01 - 57:05
    phải chi tôi có bì thư quyên góp.
    (cười)
  • 57:09 - 57:15
    Nhưng đó...cũng như một người
    tôi có đề cập gần đây,
  • 57:15 - 57:21
    là ông giám đốc công ty sân bay Changi
    nhiều năm trước đây
  • 57:21 - 57:27
    vào ngày trước khi ông khánh thành
    nhà ga 3, không 4
  • 57:27 - 57:31
    nhà ga 4 ở Singapore.
    Ông ta là xếp lớn sau
  • 57:31 - 57:36
    chủ tịch công ty Keppel Shipping,
    vị CEO có lương cao nhất ở Singapore.
  • 57:36 - 57:39
    Những vị này...cũng là Phật tử,
    ông ta hỏi
  • 57:39 - 57:44
    “làm sao mang tâm từ và Phật giáo
    áp dụng trong kinh doanh?”
  • 57:44 - 57:50
    Tôi nhớ ông Chủ tịch
    tập đoàn sân bay Changi,
  • 57:50 - 57:54
    nói “người ta đi làm
    mỗi sáng và mong được hạnh phúc.”
  • 57:54 - 57:58
    Nhưng có bao nhiêu người
    buổi sáng đi làm
  • 57:58 - 58:03
    với quyết tâm hôm nay sẽ
    mang lại hạnh phúc cho người khác?
  • 58:03 - 58:06
    Đó là tại sao bạn không thấy
    chút hạnh phúc nào,
  • 58:06 - 58:08
    bạn chờ đợi người khác
    làm cho bạn hạnh phúc,
  • 58:08 - 58:12
    nhưng bạn không đi làm
    với mong muốn chính là
  • 58:12 - 58:15
    “Tôi sẽ làm cho ai đó hạnh phúc hôm nay.”
  • 58:15 - 58:19
    Thành thử chỉ cần thay đổi
    thái độ chút xíu.
  • 58:19 - 58:21
    Tôi không biết bạn làm việc ở đâu,
  • 58:21 - 58:27
    tôi làm ở Hội Phật Giáo Tây Úc
    nên thường làm việc tối Thứ Sáu.
  • 58:27 - 58:33
    Tôi sẽ làm cho ai đó hạnh phúc tối nay.
    Vậy thì bạn mang hạnh phúc đến
  • 58:33 - 58:39
    thay vì chờ người khác
    cho bạn hạnh phúc.
  • 58:39 - 58:43
    Bạn chủ động hơn,
    đó là một cách
  • 58:43 - 58:48
    trong bất cứ tổ chức nào bạn cũng
    có thể đem niềm vui, hạnh phúc đến đó.
  • 58:48 - 58:50
    Thật tuyệt vời nếu làm được điều đó.
  • 58:50 - 58:54
    Con người thật là
    kỳ diệu.
  • 58:54 - 58:58
    Chỉ cần gợi lên thiện tánh của họ.
  • 58:58 - 59:00
    Tôi nhớ...
  • 59:00 - 59:07
    không biết tại sao tôi lại liên quan
    đến một nơi như Đại Học Curtin.
  • 59:07 - 59:09
    Nhưng tôi được trao huy chương
    John Curtin ở đó một lần,
  • 59:09 - 59:13
    và thường đến đó vì lý do này
    hay lý do khác.
  • 59:13 - 59:19
    Nhưng chuyện xảy ra ở đây.
    Có một bà người Tích Lan,
  • 59:19 - 59:22
    bà ấy đến đây không thường lắm
    vì bà ấy rất bận,
  • 59:22 - 59:26
    trông coi hai con.
    Chồng bà đã
  • 59:26 - 59:31
    làm việc hai nơi
    mới có đủ tiền,
  • 59:31 - 59:38
    vì người vợ đang theo học
    ngành y tá ở Đại Học Curtin.
  • 59:38 - 59:43
    Không may, một đêm nọ,
    làm hai việc không ngủ đủ,
  • 59:43 - 59:46
    ông bị tai nạn xe hơi và chết.
  • 59:47 - 59:52
    Đó là một thảm cảnh,
    cố gắng làm việc thái quá.
  • 59:52 - 60:00
    Người vợ và hai con, chẳng thể nào
    bà ấy trả nổi học phí ở Curtin.
  • 60:00 - 60:08
    Vậy nên tôi gọi cho
    vị Phó hiệu trưởng, Jeannette Hackett.
  • 60:08 - 60:10
    Bà trở thành một người bạn tốt.
  • 60:10 - 60:15
    Tôi thừa nhận, là vào một hôm,
    bà ấy sắp về hưu,
  • 60:15 - 60:18
    “Ajahn Brahm, tôi rất thích
    mối tương quan với thầy”, bà ấy nói.
  • 60:18 - 60:20
    Bà nói “Tôi sẽ ôm thầy một cái”.
  • 60:20 - 60:23
    Bạn không được làm vậy với một
    tu sĩ Phật giáo
  • 60:23 - 60:28
    nhưng bà ấy nhanh quá.
    (cười lớn)
  • 60:28 - 60:31
    Chỉ một lần thôi.
  • 60:31 - 60:35
    Nhưng dù sao, tôi gọi điện cho bà
    nói “Có một việc thật thê thảm.”
  • 60:35 - 60:39
    Bà hỏi: “Chuyện gì vậy?”
    Vì họ biết bạn,
  • 60:39 - 60:41
    bạn có thể trình bày thẳng
    cho họ,
  • 60:41 - 60:45
    và tôi nói “không biết có cách nào
    xin được học bổng cho bà ta không?”
  • 60:45 - 60:48
    “Hãy để tôi lo việc đó”, bà nói.
  • 60:48 - 60:51
    Và dĩ nhiên họ cấp
    học bổng cho bà ta,
  • 60:51 - 60:55
    và rồi mọi thứ được đại học
    Curtin trả hết.
  • 60:55 - 61:00
    Tôi nghĩ những người ở đây
    cũng đã cố gắng giúp bà ta
  • 61:00 - 61:05
    tiền bạc cho những phí tổn
    sinh sống khác.
  • 61:05 - 61:08
    Và rồi, sau khi tốt nghiệp
    y tá ở đây,
  • 61:08 - 61:13
    bà ta đến, tôi còn nhớ,
    đến đây và nói lời cảm ơn
  • 61:13 - 61:16
    và điều đó cơ bản đã cứu sống bà ta.
  • 61:16 - 61:19
    Tiếc thay không thể cứu được chồng bà,
    nhưng ít nhất cũng đã cứu được bà.
  • 61:19 - 61:23
    Vậy nên, bạn có thể nghĩ những người
    chỉ là những ông chủ lớn đâu đó,
  • 61:23 - 61:25
    nhưng họ cũng muốn làm việc thiện,
    việc tốt.
  • 61:25 - 61:28
    Họ không muốn bị lợi dụng
    nhưng nếu cho họ cơ hội
  • 61:28 - 61:33
    để làm điều gì đó tốt đẹp
    thì họ sẽ nhiệt tình hưởng ứng.
  • 61:33 - 61:37
    Tất cả những người tốt
    tôi gặp trong đời này,
  • 61:37 - 61:41
    cứ cho họ cơ hội
    họ sẽ thích thú làm những việc tốt đẹp.
  • 61:41 - 61:47
    OK, bây giờ câu hỏi từ Hồng Kông,
    “Con rất nhạy cảm với mùi,
  • 61:47 - 61:52
    ngồi thiền nửa chừng con ngửi thấy mùi
    khói thuốc lá, mùi ống cống.
  • 61:52 - 61:57
    Có nên nửa chừng đứng dậy
    đóng mấy cửa sổ lại?”
  • 61:57 - 62:02
    Ajahn “Nhiều khi đó là tại sao người ta
    đốt hương trong các chùa,
  • 62:02 - 62:10
    bởi vì khi tình trạng vệ sinh không tốt
    bạn cần có mùi hương thơm. (cười)
  • 62:10 - 62:13
    Tôi không biết tại sao ở Hồng Kông,
    ngồi thiền nửa chừng mà
  • 62:13 - 62:15
    “ngửi thấy mùi khói thuốc lá.”
  • 62:15 - 62:19
    Bạn biết, nhiều khi bạn có thể đóng
    khứu giác lại.
  • 62:19 - 62:23
    Nói cách khác, bạn quay vào
    bên trong thân
  • 62:23 - 62:27
    và niềm an vui mạnh mẽ
    làm bạn không nghe gì cả,
  • 62:27 - 62:31
    bạn sẽ không bị phiền hà
    bởi các thứ như có mùi.
  • 62:31 - 62:36
    Vậy nếu bạn vào thiền sâu nhanh bạn
    sẽ không...ngửi thấy mùi gì cả.
  • 62:36 - 62:39
    Tôi không biết bạn ngồi thiền ở đâu
  • 62:39 - 62:41
    nếu là nơi có mùi thuốc lá và
    mùi ống cống
  • 62:41 - 62:46
    hãy thử ngồi thiền ở một nơi
    nào khác không có những mùi đó.
  • 62:47 - 62:51
    “Có nên nửa chừng đứng dậy
    đóng các cửa sổ?”
  • 62:51 - 62:54
    Không, đóng cửa sổ trước khi bắt đầu,
  • 62:54 - 62:59
    như vậy bạn sẽ không ngửi thấy mùi
    khói thuốc lá và mùi ống cống.
  • 62:59 - 63:04
    Hỏi từ Ba Lan, “Khi gặp một người đã
    nói và làm những điều tệ hại với mình,
  • 63:04 - 63:06
    làm sao mình vẫn tử tế với họ được
  • 63:06 - 63:10
    khi họ vẫn hiện diện trong cuộc sống
    của mình và làm hại mình?”
  • 63:10 - 63:16
    Ajahn “Họ nói những điều và rồi,
    họ có thực gây tổn hại cho bạn không?
  • 63:16 - 63:21
    Đây là một trong những lý do tại sao
    khi tôi phàn nàn
  • 63:21 - 63:26
    với thầy tôi, Ajahn Chah,
    về muỗi mòng.
  • 63:26 - 63:30
    Tôi nói, chúng làm hại chúng con,
    chúng cắn con khắp người.
  • 63:31 - 63:35
    Và ai biết được, ông nói
    nó không mang bệnh sốt rét,
  • 63:35 - 63:39
    nhưng chỉ cần một con,
    một con thôi là đủ.
  • 63:39 - 63:44
    Nhưng khi tôi hỏi Ajahn Chah
    cho con xin thuốc chống muỗi
  • 63:44 - 63:50
    hay vòng nhang, hoặc để gì đó
    trên mùng chống muỗi.
  • 63:50 - 63:53
    Ngài nói ”Không”.
  • 63:53 - 63:57
    Ngài từ bi như thế đó sao, tôi nghĩ.
  • 63:57 - 64:01
    Nhưng thật ra điều ngài muốn nói là
    “Không, từ nay trở đi”, ngài nói
  • 64:01 - 64:07
    “con phải gọi lũ muỗi là thầy,
    Ajahn Muỗi”.
  • 64:07 - 64:13
    Điều đó khó, nhưng thật tuyệt vời,
    bạn học hỏi nhiều từ đó.
  • 64:13 - 64:20
    Vậy nên, bạn gặp người nói và
    làm những chuyện tệ hại với mình,
  • 64:20 - 64:25
    liệu xem bạn có thể tự bảo vệ
    mình được bao nhiêu
  • 64:25 - 64:33
    và cũng phải tử tế. Nếu thấy
    tử tế với họ khó quá
  • 64:33 - 64:39
    thì nhớ câu nói của người Tàu
    “thương cọp nhưng nên đứng xa ”.
  • 64:39 - 64:43
    Vì vậy bạn có thể tránh xa một tí.
  • 64:43 - 64:45
    Nếu họ vẫn cứ làm những
    điều xấu cho bạn
  • 64:45 - 64:50
    nhiều khi cũng phải gọi cảnh sát
    nếu họ thực sự gây thương tích cho bạn,
  • 64:50 - 64:55
    nhưng nhiều khi nếu không thì...
    OK, đây là câu chuyện khác nữa.
  • 64:55 - 65:01
    Đây là sau khi đến đây
    chừng chín mười năm.
  • 65:01 - 65:06
    Đến bây giờ là đã 37 hay 38 năm tôi
    sống ở Perth, nước Úc.
  • 65:06 - 65:09
    Có lần một phụ nữ đến gặp tôi,
  • 65:09 - 65:12
    sau buổi giảng pháp,
    trước khi có chánh điện này,
  • 65:12 - 65:15
    chúng tôi giảng pháp ở phòng cộng đồng.
    Bà ấy đến và nói:
  • 65:15 - 65:22
    “Con đến đây để cám ơn thầy
    đã cứu vãn hôn nhân của con.”
  • 65:22 - 65:28
    Tôi hỏi bà chúng tôi đã làm gì
    và bà kể chuyện của bà.
  • 65:28 - 65:32
    Đây không phải tấm gương để làm theo
  • 65:32 - 65:37
    nhưng đây là thời kỳ
    chẳng có mấy hỗ trợ dành cho
  • 65:37 - 65:41
    phụ nữ bị bạo lực gia đình.
  • 65:41 - 65:46
    Bà ấy nói chồng bà
    thường xuyên bạo hành bà.
  • 65:46 - 65:51
    Bà nói bà đến chùa
    không phải để tìm hiểu Phật giáo
  • 65:51 - 65:54
    nhưng ít nhất khi ở đây
    bà thấy an ổn.
  • 65:54 - 65:58
    Có được vài tiếng đồng hồ
    không bị đánh đập.
  • 65:58 - 66:02
    Điều này thật quá tệ, tôi chưa bao giờ
    biết đến chuyện này.
  • 66:02 - 66:04
    Nhưng bà nói, bà cứ tiếp tục đến đây,
  • 66:04 - 66:09
    và đã học được sự tử tế,
    chỉ tập trung vào mặt tích cực,
  • 66:09 - 66:15
    chỉ tưới cỏ dại và đừng..
    à, xin lỗi, tôi nói lộn phải không?
  • 66:17 - 66:20
    Phải, chỉ tưới hoa, đừng tưới cỏ dại.
  • 66:22 - 66:26
    Bà nói, bà thực tập làm như thế
    suốt bảy năm.
  • 66:26 - 66:31
    Và, bà ta có được mấy ghế thiền nhỏ
    bạn thấy chúng nằm phía sau đó.
  • 66:31 - 66:37
    Bà nói, “thầy thấy ghế thiền này không,
    ông ta làm cho con hôm nay đó.
  • 66:37 - 66:40
    Vì vậy con cần đến để cám ơn thầy.
  • 66:40 - 66:46
    Bà nói, "nếu ông ta làm nó bốn năm trước
    thì sẽ dùng nó để đánh con."
  • 66:46 - 66:51
    Thật là thô bạo, nhưng tôi thấy bà
    là một phụ nữ rất đẹp.
  • 66:51 - 66:57
    Không phải như một người mẫu
    mà cặp mắt và sự thiện lành của bà,
  • 66:57 - 66:59
    bà như một vị thánh.
  • 66:59 - 67:02
    Bà nói, “chồng con bây giờ đã
    hoàn toàn thay đổi,
  • 67:02 - 67:04
    ông tử tế với con”, bởi vì,
  • 67:04 - 67:09
    mỗi lần ông nói điều gì
    xúc phạm, hay làm gì xúc phạm,
  • 67:09 - 67:14
    bà hoàn toàn tảng lờ.
    Làm sao bà làm được vậy?
  • 67:14 - 67:15
    Chịu đựng vô bờ!
  • 67:15 - 67:18
    Nhưng mỗi lần ông làm gì tốt,
    tử tế và tuyệt vời.
  • 67:18 - 67:21
    Bà cho ông ta biết
    là bà rất cảm kích.
  • 67:21 - 67:26
    Ôm lấy ông ta, hôn vài cái,
    ồ! cám ơn anh nhiều lắm.
  • 67:26 - 67:31
    Bà đã khuyến khích lối hành xử
    tích cực của chồng bà.
  • 67:31 - 67:33
    Và rồi bà chỉ cho tôi thấy,
    “ông ta ở phía sau kia,
  • 67:33 - 67:39
    chỗ kia, ổng đấy”
    Và hai đứa con dễ thương.
  • 67:39 - 67:41
    Bà đã giành được những thứ đó.
  • 67:41 - 67:45
    Lẽ ra bạn không phải giành
    hạnh phúc của mình trong đời.
  • 67:45 - 67:51
    Không biết tại sao bà kết hôn với
    ông ta nhưng bà đã hoàn toàn thay đổi ông.
  • 67:51 - 67:53
    Ông ta cũng tới tu viện,
    một người tuyệt vời.
  • 67:53 - 67:59
    Vậy thì điều này có thể, nhưng cũng
    hơi quá, vì đó là hành hung thể xác.
  • 67:59 - 68:01
    Nhưng bà ta đã thành công, tốt lắm.
  • 68:02 - 68:06
    Từ Bangalore, “Kính thầy,
    làm sao tìm hiểu cái ta hay tôi
  • 68:06 - 68:09
    đang hành thiền, đang quán cảm thọ,
    những suy nghĩ, hơi thở, v.v.
  • 68:09 - 68:13
    Dường như có chủ thể nhận biết
    miễn là có cái gì đó để nhận biết?”
  • 68:13 - 68:17
    Bạn không nên suy nghĩ, cố gắng
    nhận biết những giáo lý sâu sắc đó,
  • 68:17 - 68:20
    để những giáo lý sâu sắc đó tự hiển hiện.
  • 68:20 - 68:25
    Nói cách khác, khi sự vật bắt đầu
    biến mất, bạn hãy thư giãn tối đa.
  • 68:25 - 68:28
    Đừng cố gắng suy ngẫm về các thứ,
    bạn “thấy” chúng.
  • 68:29 - 68:31
    Đó là cách nó vận hành.
  • 68:31 - 68:35
    Nhiều bạn đã nghe ẩn dụ này trước đây,
    tôi lại nói quá giờ rồi.
  • 68:35 - 68:40
    Ẳn dụ về con nòng nọc và con nhái.
  • 68:40 - 68:42
    Nòng nọc không thể hiểu nước là gì,
  • 68:42 - 68:45
    nó có thể suy ngẫm về nước,
    suy nghĩ về nước, nghiên cứu về nước.
  • 68:45 - 68:48
    Nhưng nó sẽ không bao giờ biết nước là gì,
  • 68:48 - 68:51
    không hơn gì hiểu biết
    của cá về nước.
  • 68:51 - 68:56
    Lý do tôi nói về nòng nọc thay vì cá
    là vì rồi nòng nọc sẽ trở thành nhái,
  • 68:56 - 69:00
    và nhái sẽ mọc chân trước chân sau
    và không biết mình đang làm gì.
  • 69:00 - 69:03
    Rồi một ngày chúng sẽ nhảy ra khỏi nước.
  • 69:03 - 69:06
    Giờ đây khi không còn nước nữa.
  • 69:06 - 69:10
    Giờ đây nhái mới hiểu được
    nước là gì.
  • 69:10 - 69:13
    Cũng vậy, khi ta vào định rất sâu,
  • 69:13 - 69:19
    chẳng mấy chốc ta không còn thân thể,
    không có tâm, không có gì còn lại.
  • 69:19 - 69:23
    Bấy giờ bạn mới hiểu được những gì
    trước đây bạn nghĩ là bạn.
  • 69:23 - 69:27
    Không phải bạn hiểu qua triết học.
  • 69:27 - 69:33
    Triết học, nói xin lỗi,
    chỉ làm bạn nhức đầu thôi.
  • 69:34 - 69:37
    “Thấy” cho bạn sự thật.
  • 69:38 - 69:43
    Từ Melbourne, “Thưa thầy, khi lạc thú
    thế gian biến mất ta sẽ buồn,
  • 69:43 - 69:46
    nhưng khi hạnh phúc từ
    thiền định sâu biến mất
  • 69:46 - 69:48
    sẽ không thấy nỗi buồn như thế.
    Có đúng vậy không?”
  • 69:48 - 69:54
    Ajahn: Thiền định sâu biến mất
    sẽ không thấy nỗi buồn như thế.
  • 69:54 - 69:59
    Không, bởi vì đó là hạnh phúc
    của sự mãn nguyện.
  • 69:59 - 70:03
    Mãn nguyện có nghĩa là bạn hài lòng,
    cho dù thế nào.
  • 70:05 - 70:10
    Mãn nguyện vì không có ham muốn,
    sự tự do thoát khỏi ham muốn.
  • 70:10 - 70:16
    Bạn không muốn gì cả
    thì khổ đau bắt đầu biến mất.
  • 70:17 - 70:22
    Từ Indiana, “Ajahn, con có đứa con 15
    tuổi tự tử chết vào tháng 12.
  • 70:22 - 70:25
    Đức Phật dạy phải làm gì
    để bớt nỗi khổ đau này?”
  • 70:25 - 70:29
    Ajahn “Phải hiểu là con trai bạn
    sẽ tái sanh trở lại.
  • 70:29 - 70:33
    Khổ đau không chấm dứt mọi kiếp sống.
  • 70:33 - 70:35
    Không, xin lỗi, nói vậy là sai,
    vì tôi đang bắt đầu mệt.
  • 70:35 - 70:38
    Tự tử không chấm dứt mọi kiếp sống.
  • 70:38 - 70:42
    Nhiều khi những người tự tử
    họ tái sanh trở lại, rất nhanh.
  • 70:42 - 70:49
    Cho nên họ làm vậy
    là sai lầm, sai lầm lớn.
  • 70:49 - 70:52
    Nếu lần tới họ tái sanh trở lại,
  • 70:52 - 70:54
    nếu cuộc sống có ý nghĩa hơn
  • 70:54 - 70:58
    thì có ai muốn
    tự tử bao giờ?
  • 70:59 - 71:03
    Tôi nhớ khi
    tôi ở Singapore,
  • 71:03 - 71:07
    có một đưa trẻ
    nhảy khỏi ban công
  • 71:07 - 71:10
    của một căn hộ trong khu chung cư
    để tự sát.
  • 71:10 - 71:13
    Và thư tuyệt mệnh được đăng
    lên trang nhất tờ Straits Times
  • 71:13 - 71:17
    Và, ôi chao!
    nó làm nhiều người bừng tỉnh.
  • 71:17 - 71:21
    Em viết “Tất cả những gì tôi muốn là
    có nhiều thời gian hơn với bố mẹ”.
  • 71:26 - 71:29
    Dĩ nhiên, bạn có thể hiểu
    điều đó muốn nói gì.
  • 71:29 - 71:31
    Nhiều khi bố mẹ
    làm việc nhiều quá,
  • 71:31 - 71:34
    vì họ muốn có được
    giáo dục tốt nhất,
  • 71:34 - 71:37
    cái này nhất, cái kia nhất
    cho con cái mình.
  • 71:37 - 71:40
    Thực ra, chúng chỉ muốn thời gian.
  • 71:40 - 71:44
    Nếu chúng có người cha như cha tôi,
  • 71:44 - 71:47
    người dành rất nhiều thời gian
    cho chúng tôi.
  • 71:47 - 71:50
    Ông không giàu có gì,
    ông rất là nghèo.
  • 71:50 - 71:52
    Ông đã cho tôi nguồn cảm hứng mạnh mẽ.
  • 71:52 - 71:58
    Đó là những gì trẻ em muốn,
    chúng muốn có thời gian với người thân.
  • 71:58 - 72:01
    Cuối cùng là câu hỏi từ Ấn Độ.
  • 72:01 - 72:04
    “Chỗ thiền nào tốt hơn, nơi
    ồn ào nhưng tiện nghi,
  • 72:04 - 72:07
    hay nơi thanh vắng
    với điều kiện khó khăn?
  • 72:07 - 72:13
    Ajahn: "À, tốt nhất là nơi
    tiện nghi và thanh vắng.
  • 72:15 - 72:18
    Nói cách khác, nó chỉ thay các thứ.
  • 72:18 - 72:21
    Tiếng ồn nhưng tiện nghi
    hoặc thanh vắng nhưng khó khăn.
  • 72:21 - 72:24
    Nếu là tiếng ồn thì ngày nay
    rất dễ giải quyết.
  • 72:24 - 72:28
    Chỉ cần mang tai nghe ngăn cản tiếng ồn.
  • 72:28 - 72:31
    Bạn có thể làm vậy không?
  • 72:31 - 72:33
    Điều quan trọng nhất với
    bất cứ điều gì bạn trải nghiệm,
  • 72:33 - 72:36
    tiện nghi, tiếng ồn, khó khăn.
  • 72:36 - 72:38
    Tôi từng ngồi thiền
  • 72:38 - 72:41
    ở rất nhiều nơi lẽ ra
    không bao giờ có thể thiền được.
  • 72:41 - 72:44
    Nhiều khi tôi làm để thử mình.
  • 72:44 - 72:50
    Tôi đã đề cập đến, tôi nghĩ
    lần rồi là ở phi trường Suvarnabhumi.
  • 72:50 - 72:54
    Ngay tại nơi
    người ta chào đón du khách.
  • 72:54 - 72:57
    “Xin chào! rất vui được gặp bạn.
    Bạn khỏe không?
  • 72:57 - 72:58
    Tại sao bạn phải chờ lâu vậy?”
  • 72:58 - 73:02
    Ngồi ngay ở đó, tôi nhắm mắt lại
    và thiền trong một giờ,
  • 73:02 - 73:03
    thiền rất tốt đẹp.
  • 73:03 - 73:07
    Hoặc chỗ không thoải mái, ở phố Hay.
  • 73:07 - 73:11
    Nhiều năm trước đây,
    có thể kể chuyện này.
  • 73:11 - 73:16
    Nhiều năm trước, cộng đồng người Miến
    có làm...
  • 73:16 - 73:19
    gây chú ý dư luận về những vấn đề
    trong nước họ.
  • 73:19 - 73:22
    Bây giờ mọi sự tái diễn trở lại.
  • 73:22 - 73:28
    Hồi đó họ mời tôi …ngay bên ngoài
    nhà thờ đó…
  • 73:28 - 73:34
    một trong những nhà thờ ở đó,
    để ngồi thiền suốt hai tiếng.
  • 73:34 - 73:37
    Và ngồi trên mặt đường cứng,
  • 73:37 - 73:44
    không có bồ đoàn, ngay đối diện chỗ
    tôi nghĩ gọi là Time Zone, hay gì đó,
  • 73:44 - 73:48
    là nơi cực kỳ ồn ào,
    người ta chơi các trò chơi điện tử,
  • 73:48 - 73:53
    tiếng động ầm ầm chen lẫn
    tiếng xe cộ đi qua.
  • 73:53 - 73:55
    Thật tuyệt!
  • 73:57 - 74:02
    Tôi thích tự thử thách mình, và đã
    có thời thiền tốt đẹp trong hai giờ.
  • 74:02 - 74:04
    Điều đó có thể làm được,
  • 74:04 - 74:10
    nhưng tốt hơn hãy kiếm chỗ nào dễ chịu,
    yên lặng và thoải mái.
  • 74:10 - 74:16
    Tôi sẽ không ráng ngồi thiền bên ngoài
    hay bên trong tòa nhà quốc hội
  • 74:16 - 74:21
    là nơi thường ồn ào, hoặc chỗ nào
    ồn ào khác trên thế giới này nhỉ?
  • 74:21 - 74:24
    Tôi không biết, dù sao
    đúng, điều đó có thể làm được.
  • 74:24 - 74:26
    Hãy tập ở những nơi dễ trước
  • 74:26 - 74:29
    rồi bạn có thể tiến dần
    đến những chỗ khó nếu cần.
  • 74:30 - 74:34
    Cám ơn các bạn một lần nữa.
    Xin lỗi đã nói hơi dài.
  • 74:34 - 74:38
    Bây giờ chúng ta đảnh lễ ba lần
    Phật, Pháp, Tăng.
  • 74:38 - 74:41
    Người nào
    còn muốn tiếp tục
  • 74:41 - 74:45
    có thể đặt thêm câu hỏi
    lát nữa.
  • 74:45 - 74:50
    Xin lỗi lần nữa vì đã tôi không thể
    nói chuyện với các bạn trước buổi giảng.
  • 74:50 - 74:53
    Chúng tôi bận có buổi họp
    nhỏ quan trọng của ủy ban.
  • 74:53 - 74:56
    Đôi khi chúng tôi phải lo chăm nom...
  • 74:56 - 75:00
    vấn đề hành chánh của
    Hội Phật Giáo Tây Úc.
  • 75:00 - 75:03
    Vì vậy xin lỗi về việc đó,
    nó không thường xảy ra.
  • 75:17 - 75:31
    Araham Samma Sambuddho Bhagava
    Buddham Bhagavantam Abhivademi
  • 75:33 - 75:42
    Svakkhato Bhagavata Dhammo
    Dhammam Namasami
  • 75:43 - 75:55
    Suppatipanno Bhagavato SavakaSangho
    Sangham Namami
Title:
Chánh Niệm và Từ Ái
Description:

Ajahn Brahm dạy chúng ta về tầm quan trọng của tâm từ ái trong khi hành thiền. Ajahn giải thích lý do tại sao cần có cả chánh niệm và từ ái để vượt qua nhiều trở ngại mà chúng ta gặp phải trong khi hành thiền.
(Kindfulness = Chánh niệm với tâm từ, với lòng tốt là một từ lóng do Ajahn Bram đặt ra)

more » « less
Video Language:
English
Team:
Buddhist Society of Western Australia
Project:
Friday Night Dhamma Talks
Duration:
01:16:15

Vietnamese subtitles

Revisions