-
Ở bên phải, ta có
-
các tỷ số
-
khác nhau liên quan đến 2 biểu đồ trên.
-
Phía bên trái, ta có
-
sin của góc MKJ,
-
cosin của góc MKJ, và tan của góc MKJ.
-
Đây là góc MKJ,
-
cũng chính là góc theta, nên
-
2 góc trên có cùng độ lớn.
-
Ta có thể thấy ở đây.
-
Điều ta cần làm là tìm ra
-
tỉ số nào ở đây có giá trị bằng với
-
các biểu thức ở bên này.
-
Hãy tạm dừng video lại
-
và thử tìm ra câu trả lời nào!
-
Sau khi đã thử tìm đáp án,
-
hãy cùng nhau giải bài toán!
-
Khi nhìn vào biểu đồ này,
-
có vẻ như biểu đồ bên trái
-
gợi ta nhớ về đường tròn đơn vị
-
trong lượng giác
-
bởi vì đây chính là một đường tròn đơn vị.
-
Nó cũng gợi về tỉ số lượng giác
-
của góc nhọn trong tam giác vuông với
-
1 tam giác vuông bên phải.
-
Để ôn lại kiến thức, ta cần nhớ lại tỉ số
-
lượng giác của góc nhọn trong
-
tam giác vuông. Điều này sẽ rất hữu ích!
-
Tìm sin lấy cạnh đối chia cạnh huyền
-
Cosin lấy cạnh kề, huyền chia nhau
-
Với tan ta lấy cạnh đối chia cạnh kề
-
Hãy áp dụng chúng cùng với
-
đường tròn đơn vị
-
trong lượng giác để có cosin của 1 góc
-
sẽ là tọa độ X
-
và sin của góc tạo bởi đường thẳng đi qua
-
điểm giao giữa tia và đường tròn đơn vị
-
với trục hoành là tọa độ Y.
-
Ta có thể nhận ra
-
đường tròn đơn vị chính là phần mở rộng
-
của tỉ số lượng giác của góc nhọn trong
-
tam giác vuông. Trước tiên, với tỉ số X/1,
-
ta có tọa độ X
-
chính là độ dài
-
của cạnh này,
-
đó chính là cạnh kề với góc theta.
-
Đó chính là cạnh kề.
-
Vậy X là cạnh kề.
-
Vậy số 1 là gì?
-
Đây là 1 đường tròn đơn vị.
-
Nên 1 là độ dài bán kính, cũng là
-
độ dài cạnh huyền của tam giác bên phải.
-
Áp dụng tỉ số lượng giác của góc nhọn,
-
ta có X/1 là cạnh kề chia cạnh huyền.
-
Kề chia huyền
-
ta có được cosin.
-
Vậy X/1 bằng cosin của góc theta,
-
với góc theta cũng chính là góc MKJ.
-
Vì chúng có độ lớn bằng nhau nên cosin
-
của góc MKJ bằng với cosin của góc theta
-
chính là bằng X/1.
-
Tiếp theo ta phân tích tỉ số Y/1.
-
Y chính là độ dài
-
của cạnh này.
-
Ta dùng màu xanh để đánh dấu Y.
-
Y là độ dài của cạnh này,
-
đó là cạnh đối với góc theta.
-
(Vì y đối diện với góc theta)
-
Vậy lấy cạnh đối chia cho cạnh huyền
-
ta sẽ được hàm lượng giác nào?
-
Đó chính là sin,
-
sin của góc theta.
-
Vậy sin của góc MKJ cũng là
-
sin của góc theta.
-
Ta thấy rằng 2 góc trên có cùng độ lớn
-
và bằng với
-
Y/1.
-
Ta đã áp dụng tỉ số lượng giác của góc
-
nhọn. Ngoài ra có thể dùng đường tròn
-
đơn vị. X/1 bằng
-
X
-
Đường tròn đơn vị cho ta biết
-
tọa độ X của nơi
-
mà cạnh cuối của góc này
-
(tia màu hồng)
-
giao với đường tròn đơn vị.
-
Dựa vào đường tròn đơn vị,
-
đó chính là cosin của góc trên.
-
Vậy x là cosin của góc trên.
-
Dựa theo đường tròn đơn vị,
-
tọa độ Y là sin của góc đó.
-
Thay vì viết thành (X,Y),
-
có thể viết thành (cosin của góc theta,
-
sin của góc theta)
-
Ta lại có X/Y.
-
Đó là cạnh kề
-
chia cho cạnh đối.
-
X/Y bằng kề/đối.
-
Ta có tan bằng đối chia kề,
-
(ngược với tỉ số ở trên)
-
nên đây là nghịch đảo của tan.
-
Nên ta có thể viết thành
-
1/tan của góc theta.
-
Ta sẽ tìm hiểu về cotan sau
-
với cotan của góc theta bằng tỉ số trên.
-
Nhưng đề không yêu cầu tìm cotan,
-
nên ta bỏ nó đi.
-
Ta có: Y/X.
-
Tỉ số trên có vẻ khá thú vị.
-
Y là cạnh đối
-
của góc theta.
-
còn X là cạnh kề
-
của góc theta.
-
Vậy đây chính là
-
tan của góc theta.
-
Tan của góc MKJ cũng là
-
tan của góc theta,
-
đều bằng Y/X.
-
Giờ ta đến với tỉ số J/K.
-
Quan sát hình tam giác,
-
và lưu ý tỉ số J/K.
-
Đó là những cạnh liên quan đến góc theta,
-
nên ta quan tâm góc này
-
J là độ dài của cạnh kề,
-
còn K là độ dài
-
của cạnh đối.
-
Vậy đây là cạnh kề chia cạnh đối.
-
Vậy J/K bằng kề chia đối.
-
Có: tan bằng đối chia kề
-
(ngược lại với J/K)
-
nên đây lại là nghịch đảo
-
của tan. Vì đề không yêu cầu tìm cotan
-
nên ta sẽ loại bỏ nó đi.
-
Tiếp đến là K/J.
-
Đây là cạnh đối chia cạnh kề.
-
K/J bằng đối chia kề.
-
Đó chính là tan của góc theta.
-
Vậy K/J bằng tan của góc theta,
-
cũng là tan của góc MKJ.
-
Vậy Y/X bằng với K/J.
-
Tiếp theo, ta có M/J.
-
Đó là cạnh huyền chia cạnh kề
-
với m là cạnh huyền.
-
Vậy M/J bằng huyền chia kề.
-
Nếu là tỉ số kề chia huyền
-
thì đó sẽ là cosin,
-
nhưng đây là nghịch đảo của tỉ số đó.
-
Tức là 1/cosin của góc theta,
-
và không nằm trong đề bài.
-
Vì đề bài không yêu cầu tìm
-
nên ta sẽ gạch bỏ nó đi.
-
Ta lại có nghịch đảo của tỉ số trên: J/M.
-
Đó là cạnh kề chia cạnh huyền.
-
Kề chia huyền chính là cosin.
-
Vậy J/M bằng cosin của góc theta,
-
cũng là cosin của góc MKJ.
-
Vậy X/1 bằng với J/M.
-
Cuối cùng, ta có: K/M.
-
Đó là tỉ số cạnh đối chia cạnh huyền,
-
Vì là đối chia huyền nên
-
nó chính là sin của góc theta.
-
Vậy K/M bằng sin của góc theta
-
và cũng bằng sin của góc MKJ
-
cũng như các biểu thức này.
-
Vậy Y/1 bằng với K/M.
-
Ta đã hoàn thành buổi học hôm nay!