Return to Video

Tử tế nơi công sở giúp ích cho doanh nghiệp

  • 0:01 - 0:03
    Bạn muốn trở thành người thế nào?
  • 0:03 - 0:05
    Một câu hỏi đơn giản,
  • 0:05 - 0:07
    dù bạn biết câu trả lời hay không,
  • 0:07 - 0:10
    thì bạn vẫn đang trả lời
    qua hành động mỗi ngày của mình.
  • 0:11 - 0:15
    Câu hỏi này sẽ giúp bạn
    định hình thành công nghề nghiệp
  • 0:15 - 0:17
    hơn bất kì điều gì khác.
  • 0:18 - 0:21
    Bởi vì cách bạn thể hiện và đối xử
    với người khác nói lên mọi điều.
  • 0:22 - 0:26
    Dù bạn đề cao người khác
    qua việc tôn trọng họ,
  • 0:26 - 0:30
    khiến họ cảm thấy mình có giá trị,
    được tôn trọng và lắng nghe.
  • 0:31 - 0:36
    Hay bạn kéo người khác xuống
    qua việc khiến họ cảm thấy nhỏ bé,
  • 0:36 - 0:40
    xúc phạm, coi thường
    hay bị gạt ngoài cuộc.
  • 0:40 - 0:44
    Việc bạn chọn trở thành người như thế nào
    cực kì quan trọng.
  • 0:45 - 0:48
    Tôi đang nghiên cứu về
    ảnh hưởng của hành vi khiếm nhã.
  • 0:48 - 0:49
    Hành vi khiếm nhã là gì?
  • 0:49 - 0:51
    Đó là sự thiếu tôn trọng.
  • 0:52 - 0:54
    Có nhiều loại hành vi khiếm nhã
  • 0:54 - 0:56
    như chế giễu, coi thường người khác,
  • 0:56 - 0:59
    gây tổn thương họ,
  • 0:59 - 1:01
    châm chọc một cách xúc phạm
  • 1:01 - 1:03
    hay cả nhắn tin trong giờ họp.
  • 1:03 - 1:07
    Hành vi đối với người này là khiếm nhã
    nhưng với người kia thì không.
  • 1:07 - 1:10
    Nhiều người cảm thấy
    vừa nhắn tin vừa nói chuyện
  • 1:10 - 1:12
    là hành động khiếm nhã
  • 1:12 - 1:15
    nhưng một số người khác không nghĩ vậy.
  • 1:15 - 1:17
    Nó tùy vào quan niệm mỗi người.
  • 1:17 - 1:22
    Tất cả đều do cách nhìn nhận của một người
    về thế nào là thiếu tôn trọng.
  • 1:23 - 1:26
    Dù ta không cố ý tỏ ra thiếu tôn trọng
  • 1:26 - 1:28
    nhưng hành động vô tình vẫn gây hậu quả.
  • 1:30 - 1:32
    Hơn 22 năm trước,
  • 1:32 - 1:35
    Khi bước vào một phòng bệnh ngột ngạt,
    tôi đau lòng khi thấy cha mình
  • 1:36 - 1:42
    từng rất khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng,
  • 1:42 - 1:46
    nằm trên giường với chằng chịt dây dợ
    trên người ông ấy.
  • 1:47 - 1:49
    Ông ấy nằm viện là vì
    áp lực công việc quá mức.
  • 1:50 - 1:52
    Trong hơn mười năm,
  • 1:52 - 1:55
    ông ấy đã phải chịu đựng
    người chủ quái đản.
  • 1:57 - 2:02
    Lúc đó tôi nghĩ chắc chỉ mình cha tôi
    rơi vào trường hợp này.
  • 2:02 - 2:05
    Nhưng vài năm sau đó,
  • 2:05 - 2:08
    tôi chứng kiến và trải qua
    nhiều trường hợp xúc phạm danh dự
  • 2:08 - 2:10
    khi lần đầu đi làm.
  • 2:10 - 2:13
    Mỗi ngày đi làm
  • 2:13 - 2:15
    tôi đều nghe
    những điều đại loại như
  • 2:15 - 2:18
    "Cô thật ngớ ngẩn,
    không phải làm như vậy,"
  • 2:18 - 2:22
    "Cô chỉ có quyền nói khi tôi hỏi."
  • 2:23 - 2:26
    Vì vậy tôi làm theo bản năng.
  • 2:26 - 2:30
    Tôi nghỉ việc, quay lại trường nghiên cứu
    ảnh hưởng của những hành vi khiếm nhã.
  • 2:30 - 2:33
    Ở đó tôi gặp Christine Pearson,
  • 2:33 - 2:37
    cô đã nghiên cứu lý thuyết
    về những hành thiếu tôn trọng, dù nhỏ,
  • 2:37 - 2:39
    có thể gây ra hậu quả lớn
  • 2:39 - 2:41
    như là công kích và bạo lực.
  • 2:42 - 2:46
    Chúng tôi cho rằng sự thiếu tôn trọng
    ảnh hưởng đến thành tích.
  • 2:46 - 2:50
    Vì vậy chúng tôi bắt tay nghiên cứu,
    và tìm ra vài điểm đáng ngạc nhiên.
  • 2:50 - 2:53
    Chúng tôi khảo sát
    tại trường đào tạo kinh doanh,
  • 2:53 - 2:55
    làm việc với nhiều nhóm khác nhau
  • 2:55 - 2:58
    và nhờ họ viết lại
  • 2:58 - 3:01
    về trải nghiệm
    bị đối xử thô lỗ, thiếu tôn trọng
  • 3:01 - 3:04
    hay thiếu tế nhị.
  • 3:04 - 3:07
    Và các ứng viên trả lời
    về phản ứng của mình.
  • 3:09 - 3:12
    Một người kể về một ông chủ
    từng nói những lời xúc phạm:
  • 3:12 - 3:14
    "Việc này con nít còn làm được."
  • 3:15 - 3:19
    Có người chế giễu công việc của người khác
    ngay trước mặt đội nhóm.
  • 3:20 - 3:24
    Chúng tôi nhận thấy sự thiếu tôn trọng
    làm giảm động lực làm việc.
  • 3:24 - 3:27
    66% nỗ lực ít hơn,
  • 3:27 - 3:30
    80% mất thời gian cho việc lo lắng
  • 3:30 - 3:33
    và 12% bỏ việc.
  • 3:35 - 3:38
    Sau khi chúng tôi công bố kết quả trên,
    có hai sự việc xảy ra.
  • 3:38 - 3:41
    Một, các công ty gọi cho chúng tôi,
  • 3:42 - 3:43
    Cisco đọc các số thống kê,
  • 3:43 - 3:48
    mất chút ít thời gian ước lượng rằng
  • 3:48 - 3:51
    hành vi thiếu tôn trọng làm thiệt hại
    12 triệu đô mỗi năm.
  • 3:52 - 3:57
    Hai, những người trong ngành
    đặt ra câu hỏi
  • 3:57 - 4:01
    "Làm thế nào biết được
    thành tích nhân viên
  • 4:01 - 4:04
    bị ảnh hưởng bởi hành vi khiếm nhã?"
  • 4:05 - 4:07
    Tôi đã từng thắc mắc điều này.
  • 4:07 - 4:11
    Cùng với Amir Erez, chúng tôi so sánh
    những nạn nhân của hành vi khiếm nhã
  • 4:11 - 4:14
    với những người
    không bị đối xử thiếu tôn trọng.
  • 4:14 - 4:18
    Chúng tôi phát hiện
  • 4:18 - 4:20
    nhóm đầu làm việc kém hiệu quả hơn hẳn.
  • 4:22 - 4:24
    Câu hỏi khác đặt ra:
  • 4:24 - 4:27
    dĩ nhiên nhóm bị đối xử thiếu tôn trọng
    sẽ bị ảnh hưởng thành tích,
  • 4:28 - 4:32
    thế còn những người
    không bị ảnh hưởng trực tiếp thì sao?
  • 4:32 - 4:34
    Nếu họ chỉ đứng đó
  • 4:35 - 4:36
    và chứng kiến thì sao?
  • 4:36 - 4:39
    Chúng tôi tự hỏi
    nhân chứng có bị ảnh hưởng gì không.
  • 4:40 - 4:41
    Vì vậy nghiên cứu tiếp tục.
  • 4:41 - 4:45
    Năm đối tượng chứng kiến
    một tình huống:
  • 4:45 - 4:47
    người tới trễ bị đối xử thiếu tôn trọng.
  • 4:48 - 4:50
    Người làm thí nghiệm quát:
    "Tại sao cô tới trễ,
  • 4:50 - 4:53
    cô thật vô trách nhiệm.
  • 4:53 - 4:56
    Tự kiểm điểm đi!
    Thế làm sao làm được việc gì ngoài đời?"
  • 4:57 - 4:59
    Một nghiên cứu khác trong nhóm nhỏ,
  • 4:59 - 5:03
    chúng tôi kiểm tra hành vi xúc phạm
    ảnh hưởng các đồng nghiệp ra sao.
  • 5:03 - 5:06
    Điều đáng ngạc nhiên là
  • 5:06 - 5:09
    ngay cả nhân chứng
  • 5:09 - 5:12
    cũng thể hiện
    thành tích kém cỏi hơn rất nhiều.
  • 5:14 - 5:16
    Hành vi thô lỗ như bệnh truyền nhiễm.
  • 5:17 - 5:18
    Nó dễ lây lan,
  • 5:18 - 5:22
    và chúng ta bị nhiễm khi gần nó.
  • 5:23 - 5:25
    Bệnh này không giới hạn chỉ ở chỗ làm.
  • 5:25 - 5:28
    Ta sẽ bị nhiễm nó ở bất cứ đâu:
  • 5:28 - 5:32
    ở nhà, trên mạng, ở trường
    và trong cộng đồng ta sinh sống.
  • 5:33 - 5:38
    Hành vi này ảnh hưởng đến cảm xúc,
    động lực, thành tích
  • 5:38 - 5:39
    và cách chúng ta cư xử.
  • 5:40 - 5:43
    Nó thậm chí ảnh hưởng đến sự tập trung
    và tâm trí của chúng ta.
  • 5:44 - 5:48
    Ảnh hưởng này tác động
    không chỉ khi ta bị đối xử thiếu tôn trọng
  • 5:48 - 5:49
    mà còn cả khi ta chỉ chứng kiến:
  • 5:49 - 5:53
    nhìn thấy
    hoặc nghe thấy những lời xúc phạm.
  • 5:54 - 5:56
    Tôi sẽ đưa ra một ví dụ.
  • 5:57 - 6:01
    Chúng tôi cho mọi người
    các cụm từ
  • 6:01 - 6:02
    để đặt thành câu.
  • 6:03 - 6:05
    Nhưng chúng được đưa ra theo chủ đích.
  • 6:05 - 6:10
    Một nửa số người tham gia
    nhận 15 từ ngữ thiếu tôn trọng,
  • 6:10 - 6:15
    mất lịch sự, cắt ngang,
    xúc phạm, làm phiền.
  • 6:15 - 6:18
    Nửa còn lại nhận danh sách các từ
  • 6:18 - 6:20
    không liên quan đến hành vi thô lỗ.
  • 6:21 - 6:24
    Điều đáng ngạc nhiên là:
  • 6:24 - 6:26
    nhóm nhận các từ tiêu cực
  • 6:26 - 6:30
    bỏ lỡ thông tin trên màn hình máy tính
    gấp năm lần
  • 6:30 - 6:32
    so với nhóm còn lại.
  • 6:33 - 6:35
    Khi tiếp tục nghiên cứu,
  • 6:35 - 6:38
    chúng tôi tìm thấy
    nhóm nhận các từ tiêu cực
  • 6:38 - 6:40
    mất nhiều thời gian hơn khi quyết định,
  • 6:40 - 6:42
    và đưa ra nhiều quyết định sai hơn
  • 6:42 - 6:44
    khi chúng tôi ghi lại thí nghiệm này.
  • 6:45 - 6:47
    Đây là vấn đề lớn,
  • 6:47 - 6:50
    nhất là khi chúng ta rơi vào
    tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
  • 6:51 - 6:55
    Steve, nhà vật lý học, kể với tôi
    về vị bác sĩ anh làm việc chung,
  • 6:55 - 6:56
    người này luôn tỏ ra thiếu tôn trọng
  • 6:56 - 6:59
    với các nhân viên và y tá trong bệnh viện.
  • 6:59 - 7:03
    Steve kể tôi nghe về tình huống
  • 7:03 - 7:06
    người bác sĩ này la mắng
    các thành viên trong đội.
  • 7:07 - 7:08
    Ngay sau đó,
  • 7:08 - 7:12
    nhóm của họ kê sai liều thuốc
    cho bệnh nhân.
  • 7:13 - 7:17
    Thông tin liều lượng
    nằm ngay trong bảng hướng dẫn,
  • 7:17 - 7:20
    nhưng cuối cùng cả đội lại bỏ sót.
  • 7:21 - 7:25
    Lúc đó họ thiếu tập trung
    để xem kĩ bảng hướng dẫn.
  • 7:26 - 7:27
    Sơ suất đơn giản
  • 7:28 - 7:29
    nhưng hại chết bệnh nhân.
  • 7:30 - 7:34
    Các nhà nghiên cứu Israel chỉ ra rằng
  • 7:34 - 7:36
    hành vi thiếu tôn trọng
  • 7:36 - 7:40
    sẽ ảnh hưởng xấu đến chẩn đoán
    của bác sĩ
  • 7:40 - 7:42
    và quá trình làm việc của họ.
  • 7:43 - 7:46
    Nguyên nhân chủ yếu là do
    hành vi thiếu tôn trọng
  • 7:46 - 7:48
    khiến họ không sẵn sàng chia sẻ thông tin
  • 7:48 - 7:51
    và họ cũng không tìm kiếm sự giúp đỡ
    từ đồng đội.
  • 7:51 - 7:55
    Điều này không chỉ xảy ra trong ngành y
    mà có ở tất cả các ngành khác.
  • 7:57 - 8:00
    Vậy hành vi khiếm nhã
    rõ ràng đem lại thiệt hại lớn,
  • 8:00 - 8:02
    nhưng tại sao nó lại xảy ra quá nhiều?
  • 8:03 - 8:06
    Vì vậy chúng tôi khảo sát
    những người có hành vi thô lỗ.
  • 8:06 - 8:09
    Lý do đầu tiên là vì căng thẳng.
  • 8:09 - 8:11
    Người ta làm việc quá mức.
  • 8:12 - 8:15
    Lý do tiếp theo là vì
  • 8:15 - 8:17
    họ hoài nghi
  • 8:17 - 8:20
    về việc đối xử tử tế với người khác
  • 8:20 - 8:23
    sẽ khiến họ có vẻ ít giống lãnh đạo.
  • 8:23 - 8:25
    Họ tự hỏi:
    Người tốt có phải luôn bét?
  • 8:26 - 8:29
    Hay phải chăng kẻ xấu mới thành công?
  • 8:29 - 8:30
    (cười)
  • 8:31 - 8:33
    Rất dễ có suy nghĩ như vậy
  • 8:33 - 8:36
    nhất là khi chúng ta xem
    một vài ví dụ điển hình
  • 8:36 - 8:38
    trong các cuộc nói chuyện.
  • 8:38 - 8:41
    Nhưng trong cuộc đua đường dài
    mọi việc lại không như vậy.
  • 8:42 - 8:46
    Morgan McCall và Michael Lombardo
    đã nghiên cứu rất kĩ
  • 8:46 - 8:49
    khi họ ở Center for Creative Leadership.
  • 8:49 - 8:54
    Họ phát hiện ra lý do số một
    khiến lãnh đạo thất bại
  • 8:54 - 8:57
    đó là vô tâm và hay bắt bớ.
  • 8:58 - 9:03
    Vẫn luôn có những lãnh đạo thành công
    dù có cách hành xử thiếu văn hóa.
  • 9:03 - 9:04
    Nhưng dù sớm hay muộn,
  • 9:04 - 9:07
    những người hành xử thiếu văn minh
    sẽ từ từ hủy hoại chính họ.
  • 9:08 - 9:10
    Ví dụ như, những người như vậy
  • 9:10 - 9:13
    sẽ bị gậy ông đập lưng ông
    khi họ trong tình huống yếu thế
  • 9:13 - 9:15
    hay khi họ đang cần giúp đỡ.
  • 9:15 - 9:17
    Họ sẽ không có ai bênh vực.
  • 9:18 - 9:20
    Còn người tốt thì sao?
  • 9:20 - 9:21
    Tử tế có đem lại lợi ích không?
  • 9:21 - 9:23
    Có.
  • 9:24 - 9:28
    Bạn tử tế không có nghĩa
    bạn là đồ ngốc.
  • 9:28 - 9:32
    Không kéo người khác xuống không có nghĩa
    là bạn nâng họ lên.
  • 9:33 - 9:36
    Tử tế đúng mực thể hiện
    trong cử chỉ nhỏ,
  • 9:36 - 9:39
    như mỉm cười hay vui vẻ chào hỏi
    khi gặp nhau,
  • 9:39 - 9:42
    biết lắng nghe người khác.
  • 9:42 - 9:44
    Tuy nhiên mâu thuẫn, đấu tranh
  • 9:44 - 9:49
    hay góp ý trên tinh thần tôn trọng
  • 9:49 - 9:51
    cũng là thể hiện cử chỉ tử tế.
  • 9:51 - 9:53
    "Sự thật mất lòng",
  • 9:53 - 9:55
    bạn góp ý thẳng thắn
  • 9:55 - 9:57
    nghĩa là bạn quan tâm người khác.
  • 9:58 - 10:00
    Đó cũng là tử tế.
  • 10:00 - 10:03
    Trong một hãng công nghệ sinh học,
    nhóm của tôi thấy rằng
  • 10:03 - 10:05
    những người
    coi trọng hành vi tử tế
  • 10:05 - 10:08
    được quý trọng hơn cả lãnh đạo,
  • 10:08 - 10:10
    và họ làm việc cực kì hiệu quả.
  • 10:11 - 10:13
    Tại sao tử tế mang lại lợi ích?
  • 10:13 - 10:18
    Là vì khi đó mọi người coi bạn
  • 10:18 - 10:22
    là một nhân tố quan trọng:
  • 10:22 - 10:25
    ấm áp và tài năng,
    thân thiện và thông minh.
  • 10:25 - 10:30
    Nói cách khác, cư xử tử tế
    không chỉ giúp ích cho người khác,
  • 10:30 - 10:31
    mà là cho chính bạn.
  • 10:32 - 10:35
    Nếu bạn tử tế,
    bạn sẽ được xem là lãnh đạo.
  • 10:35 - 10:38
    Nếu bạn làm việc tốt,
    bạn sẽ được xem là thân thiện và tài giỏi.
  • 10:40 - 10:43
    Nhưng sau đó còn có một vấn đề khác
  • 10:43 - 10:47
    liên quan đến nghi vấn về
    vai trò lãnh đạo:
  • 10:48 - 10:51
    Nhân viên muốn lãnh đạo làm gì cho họ?
  • 10:52 - 10:56
    Chúng tôi thu thập dữ liệu
    từ 20,000 nhân viên khắp thế giới.
  • 10:56 - 10:58
    Và câu trả lời cực kì đơn giản:
  • 10:59 - 11:00
    Họ muốn được tôn trọng.
  • 11:01 - 11:04
    Được đối xử tôn trọng
    còn quan trọng hơn
  • 11:04 - 11:06
    là được công nhận,
  • 11:06 - 11:08
    hơn cả những lời góp ý hữu ích,
  • 11:08 - 11:10
    hơn cả cơ hội học hỏi.
  • 11:11 - 11:14
    Những người cảm thấy được tôn trọng
    sẽ có sức khỏe tốt hơn,
  • 11:14 - 11:16
    tập trung hơn,
  • 11:16 - 11:18
    gắn bó công việc lâu hơn
  • 11:18 - 11:20
    và làm việc hăng say hơn.
  • 11:22 - 11:24
    Vậy bạn sẽ bắt đầu từ đâu?
  • 11:24 - 11:28
    Làm thế nào bạn nâng người khác lên
    và khiến họ thấy được tôn trọng?
  • 11:28 - 11:31
    Điều tuyệt vời
    là bạn không mất nhiều công sức.
  • 11:32 - 11:35
    Việc nhỏ tạo thay đổi lớn.
  • 11:35 - 11:38
    Cám ơn người khác,
  • 11:38 - 11:39
    chia sẻ thành tích,
  • 11:39 - 11:41
    lắng nghe,
  • 11:42 - 11:44
    đặt vấn đề khiêm tốn,
  • 11:44 - 11:47
    công nhận người khác và mỉm cười
  • 11:47 - 11:48
    đều mang lại hiệu quả.
  • 11:49 - 11:53
    Patrick Quinlan, cựu CEO
    của Ochsner Health System,
  • 11:53 - 11:56
    tiết lộ cho tôi
    phương pháp 10-5.
  • 11:56 - 11:58
    Nếu bạn
    trong phạm vi 10 feet của ai đó,
  • 11:58 - 12:01
    hãy nhìn và mỉm cười.
  • 12:01 - 12:03
    Nếu trong phạm vi 5 feet,
  • 12:03 - 12:04
    hãy nói xin chào.
  • 12:05 - 12:07
    Ông ấy giải thích rằng
    hành động tử tế lan rộng,
  • 12:07 - 12:10
    mức độ hài lòng của bệnh nhân
  • 12:10 - 12:12
    cũng tăng theo.
  • 12:13 - 12:17
    Tử tế và tôn trọng có thể
    thúc đẩy hiệu quả làm việc của tổ chức.
  • 12:18 - 12:24
    Doug Conant, bạn của tôi, giữ chức CEO
    của Campbell's Soup Company năm 2001,
  • 12:24 - 12:27
    thị trường của công ty lúc đó
    sụt giảm một nửa.
  • 12:27 - 12:28
    Doanh số giảm,
  • 12:28 - 12:31
    nhiều người bị sa thải.
  • 12:31 - 12:35
    Giám đốc Gallup lúc đó nói
    đây là tổ chức thiếu gắn kết nhất
  • 12:35 - 12:36
    mà họ từng nghiên cứu.
  • 12:37 - 12:40
    Khi Doug tới văn phòng ngày đầu tiên,
  • 12:40 - 12:44
    anh thấy toàn bộ văn phòng
    được bao quanh bởi hàng rào gai thép.
  • 12:44 - 12:47
    Có một tháp canh trong khu vực đậu xe.
  • 12:48 - 12:51
    Anh liền nói
    văn phòng trông như một nhà tù.
  • 12:51 - 12:53
    Thật khó chịu.
  • 12:55 - 12:58
    Trong năm năm,
    Doug đã xoay chuyển mọi thứ.
  • 12:58 - 13:02
    Trong chín năm, họ phá vỡ
    mọi thành tích trước đó của công ty.
  • 13:02 - 13:05
    đạt được nhiều giải thưởng,
    gồm giải thưởng công sở tốt nhất.
  • 13:05 - 13:07
    Anh ấy đã làm những gì?
  • 13:07 - 13:10
    Ngày đầu tiên, Doug nói với nhân viên
  • 13:10 - 13:13
    rằng anh yêu cầu rất cao trong công việc,
  • 13:13 - 13:15
    và họ sẽ làm việc tử tế với nhau.
  • 13:15 - 13:18
    Anh sẽ làm gương,
    và mong các lãnh đạo khác cũng như vậy.
  • 13:19 - 13:24
    Doug đơn giản là có tiêu chuẩn vững chắc
  • 13:24 - 13:25
    và tử tế với mọi người.
  • 13:26 - 13:29
    Những cuộc nói chuyện hàng ngày
  • 13:29 - 13:33
    với các nhân viên của mình
  • 13:33 - 13:37
    dù là ở trong công ty,
    hay quán cafe hay cuộc họp,
  • 13:37 - 13:40
    Doug đều thể hiện rất tốt
  • 13:40 - 13:42
    khiến nhân viên thấy họ được tôn trọng.
  • 13:43 - 13:47
    Một cách khác
    Doug khiến nhân viên thấy được coi trọng
  • 13:47 - 13:49
    và được chú ý
  • 13:49 - 13:54
    là anh đã viết tay hơn 30,000 thư cảm ơn
    gửi cho các nhân viên.
  • 13:55 - 13:57
    Và anh trở thành tấm gương
    cho các lãnh đạo khác.
  • 13:58 - 14:02
    Mỗi ngày các lãnh đạo
    có khoảng 400 cuộc nói chuyện nội bộ.
  • 14:02 - 14:06
    Mỗi cuộc nói chuyện
    chưa tới vài phút.
  • 14:06 - 14:10
    Mấu chốt là tạo ra những cuộc nói chuyện
    hay và sâu sắc.
  • 14:11 - 14:13
    Sự tử tế nâng người khác lên.
  • 14:13 - 14:17
    Chúng ta sẽ khiến người khác
    làm việc hiệu quả nhất
  • 14:17 - 14:18
    nếu chúng ta tử tế.
  • 14:19 - 14:22
    Sự thiếu tôn trọng sẽ bào mòn
    hiệu quả công việc,
  • 14:22 - 14:24
    kìm hãm tiềm năng
  • 14:24 - 14:26
    dù nhân viên chỉ là người chứng kiến.
  • 14:27 - 14:31
    Nghiên cứu của tôi chỉ ra
    khi môi trường tôn trọng được tạo ra,
  • 14:31 - 14:37
    chúng ta làm việc hiệu quả, sáng tạo,
    hạnh phúc và sống lâu hơn.
  • 14:37 - 14:39
    Nhờ đó ta làm việc tốt hơn.
  • 14:39 - 14:42
    Mỗi người chúng ta cần lưu tâm hơn
  • 14:43 - 14:46
    để nâng những người
    xung quanh chúng ta lên,
  • 14:46 - 14:49
    dù ở chỗ làm, hay ở nhà, online,
  • 14:49 - 14:51
    ở trường
  • 14:51 - 14:52
    và trong cộng đồng.
  • 14:53 - 14:55
    Mỗi khi mở miệng, hãy nghĩ:
  • 14:56 - 14:58
    Bạn muốn trở thành người thế nào?
  • 14:58 - 15:01
    Hãy cùng nhau
    đẩy lùi hành vi thiếu tôn trọng
  • 15:01 - 15:03
    và lan tỏa hành vi tử tế.
  • 15:03 - 15:06
    Vì nó tạo ra giá trị đẹp.
  • 15:06 - 15:07
    Cám ơn.
  • 15:07 - 15:10
    (vỗ tay)
Title:
Tử tế nơi công sở giúp ích cho doanh nghiệp
Speaker:
Christine Porath
Description:

"Bạn muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình? Hãy bắt đầu bằng cách đối xử tử tế với đồng nghiệp" - câu nói của Christine Porath, một nhà nghiên cứu phương pháp lãnh đạo. Trong bài diễn thuyết với các dẫn chứng khoa học, bà chia sẻ một cái nhìn sâu sắc đầy lý thú về cái giá của hành vi khiếm nhã và mách bạn cách dùng những cử chỉ nhỏ để đẩy nhanh thành công sự nghiệp của chính bạn cũng như đóng góp cho sự thành công của doanh nghiệp.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:24

Vietnamese subtitles

Revisions