Return to Video

Tại sao các câu chuyện cuốn hút | Tomas Pueyo | TEDxHumboldtBay

  • 0:13 - 0:17
    Người tinh khôn cao tuổi tập tễnh đi về
    phía ngọn lửa.
  • 0:18 - 0:22
    Những người trẻ tuổi bao quanh ông
    và yên lặng ngồi xuống.
  • 0:22 - 0:25
    Họ rất nóng lòng nghe người thợ săn
    nổi tiểng nhất trong bộ tộc.
  • 0:26 - 0:29
    Còn ông rất muốn chia sẻ tri thức của mình
  • 0:29 - 0:32
    Ông ấy hắng giọng...
  • 0:32 - 0:34
    và bắt đầu kể.
  • 0:35 - 0:39
    "Có 25 phần trăm khả năng bắt gặp
    thú săn mồi ở gần sông.
  • 0:40 - 0:42
    Mèo lớn chạy nhanh gấp đôi con người.
  • 0:43 - 0:46
    Cây cối làm tăng gấp đôi tuổi thọ
    của thợ săn yếu đuối."
  • 0:48 - 0:51
    Những người trẻ tội nghiệp...
    Bạn nghĩ họ có nhớ được gì không?
  • 0:51 - 0:53
    Bạn đã bao giờ ở trong
    hoàn cảnh như vậy
  • 0:53 - 0:56
    khi bạn cảm thấy chán chết
    vì một bài thuyết trình chưa?
  • 0:56 - 0:58
    Còn ông thợ săn tội nghiệp đó
    thì sao?
  • 0:58 - 1:03
    Ông ấy đã dành cả đời mài giũa
    kỹ năng săn bắn
  • 1:03 - 1:06
    và mất quá nhiều thời gian
    với bài trình bày đó.
  • 1:06 - 1:10
    Vậy mà kinh nghiệm đó sẽ mất cùng với ông
  • 1:11 - 1:13
    vì ông không thể truyền đạt lại nó.
  • 1:14 - 1:16
    Nếu bạn đã từng ở trong hoàn cảnh như vậy
  • 1:16 - 1:19
    khi bạn muốn dạy ai đó điều gì
  • 1:19 - 1:21
    nhưng không thể khiến họ nhớ được gì cả,
    hãy nói "Có".
  • 1:21 - 1:22
    (Khán giả) Có!
  • 1:22 - 1:26
    Nếu bạn đã từng cố thuyết phục ai đó
    về điều gì
  • 1:26 - 1:27
    dùng luận điểm và lý lẽ,
  • 1:27 - 1:30
    nhưng họ không lắng nghe lý lẽ
    hay tranh luận, hãy nói "Có".
  • 1:31 - 1:32
    (Khán giả) Có.
  • 1:32 - 1:33
    Điều này đã xảy ra với tất cả chúng ta.
  • 1:36 - 1:40
    Nói đúng chưa đủ, chúng ta cần phải
    biết cách truyền đạt lại
  • 1:40 - 1:44
    và để làm điều đó, thực tế và lý lẽ
    là không đủ.
  • 1:44 - 1:47
    Đó là lý do những diễn giả TED nổi tiếng
    trên thế giới
  • 1:48 - 1:52
    chỉ dành 25% thời lượng bài diễn thuyết
    để lập luận
  • 1:52 - 1:55
    và 65% thời gian kể chuyện.
  • 1:55 - 1:56
    Và họ đã đúng.
  • 1:56 - 2:00
    Các câu chuyện dễ nhớ hơn thông tin
    từ 2 đến 10 lần.
  • 2:00 - 2:04
    Để tôi nhắc lại, vì tôi mới đưa ra
    thông tin, và nó không dễ nhớ lắm.
  • 2:04 - 2:09
    Các câu chuyện dễ nhớ hơn thông tin
    từ 2 đến 10 lần.
  • 2:09 - 2:13
    Và đó là lý do các cuốn sách có ảnh hưởng
    trong lịch sử đều là truyện
  • 2:13 - 2:16
    và chúng đã tạo ra những tôn giáo
    lớn nhất trên thế giới.
  • 2:17 - 2:20
    Các câu chuyện có tác động mạnh.
  • 2:21 - 2:25
    Vậy tại sao ta không sử dụng chúng
    nhiều hơn để giao tiếp hàng ngày?
  • 2:27 - 2:30
    Chúng ta nên dùng chúng mọi lúc, nhưng ta
    lại dùng thông tin và lý lẽ.
  • 2:30 - 2:32
    Và tôi nghĩ là có hai lý do:
  • 2:32 - 2:35
    Thứ nhất, chúng ta không rõ tại sao các
    câu chuyện thu hút đến vậy.
  • 2:35 - 2:38
    Ý tôi là chúng ta là động vật của lý trí.
    Ta dùng thông tin hàng ngày.
  • 2:38 - 2:40
    Không thể tiếp tục dùng sao?
  • 2:40 - 2:41
    Và thứ hai là
  • 2:41 - 2:44
    Chúng ta không rõ cách tạo dựng
    câu chuyện dễ dàng.
  • 2:44 - 2:47
    Và tôi luôn tự hỏi bản thân
    hai câu hỏi này.
  • 2:47 - 2:49
    Cha tôi là nhà làm phim.
  • 2:50 - 2:53
    Chúng tôi luôn nói về các câu chuyện
    khi ở nhà.
  • 2:53 - 2:56
    Tôi học viết kịch bản ở cao học
  • 2:56 - 3:00
    và còn viết một cuốn sách về
    cấu trúc của một câu chuyện.
  • 3:00 - 3:03
    Điều đó dạy cho tôi cách tạo dựng
    câu chuyện
  • 3:03 - 3:05
    nhưng không dạy tại sao các câu chuyện
    lại cuốn hút.
  • 3:05 - 3:08
    Câu trả lời đến từ công việc của tôi.
  • 3:08 - 3:12
    Tôi phải đọc rất nhiều về khoa học
    thần kinh
  • 3:12 - 3:15
    và các câu chuyện về nó rất "điên rồ".
  • 3:16 - 3:18
    Tôi sẽ kể cho các bạn về nó.
    Nhưng thay vì chỉ kể đơn thuần
  • 3:18 - 3:20
    ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ nhé?
  • 3:20 - 3:23
    Trong khi tôi kể về khoa học thần kinh
    của các câu chuyện
  • 3:23 - 3:26
    tôi muốn bạn phân tích điều đang diễn ra
    trong đầu, được chứ?
  • 3:26 - 3:28
    Bắt đầu thôi.
  • 3:29 - 3:31
    Nếu tôi nói "chuyển động hai chân"
  • 3:32 - 3:33
    các bạn nghĩ đến điều gì?
  • 3:34 - 3:36
    Đi bộ. Được rồi.
  • 3:36 - 3:38
    Thường thì não của bạn sẽ cố giải mã
    các từ
  • 3:38 - 3:40
    có thể ghép chúng lại với nhau...
  • 3:41 - 3:43
    Một vài bộ phận sẽ được kích hoạt.
  • 3:43 - 3:45
    Điều này khác nhau ở mỗi người.
  • 3:45 - 3:47
    Bạn đang cố giải mã từ,
    tưởng tượng ra chúng...
  • 3:47 - 3:49
    Rất khó.
  • 3:50 - 3:51
    Nếu thay vào đó, tôi kể về
  • 3:51 - 3:53
    một nhóm phụ nữ đang chạy.
  • 3:53 - 3:55
    Họ đang đạp chân xuống đất
  • 3:55 - 3:57
    cố chạy nhanh hết sức, các cơ căng hết lên
  • 3:57 - 4:00
    gió thổi vào mặt họ.
  • 4:01 - 4:02
    Bạn để ý chứ?
  • 4:03 - 4:04
    Hơi khác, đúng không?
  • 4:04 - 4:06
    Trong não bạn, chuyện gì đang xảy ra?
  • 4:07 - 4:11
    Bộ phận sẽ khiến bạn chạy trong thực tế
  • 4:11 - 4:12
    đã được kích hoạt.
  • 4:13 - 4:16
    Và bộ phận giúp bạn cảm nhận làn gió
    thổi trên da
  • 4:16 - 4:18
    cũng được kích hoạt.
  • 4:18 - 4:21
    Não của bạn không phân biệt được
    giữa việc nghe một câu chuyện
  • 4:21 - 4:23
    và thực sự trải nghiệm nó.
  • 4:23 - 4:24
    Điên rồ vậy đấy.
  • 4:24 - 4:26
    Giống như thực tế ảo vậy: các bộ phận tạo
    thế giới ảo
  • 4:26 - 4:29
    và não của bạn không phân biệt được
    thế giới thật và ảo.
  • 4:31 - 4:33
    Nếu như tôi kể cho bạn về
    ba cậu bé ác ý.
  • 4:33 - 4:36
    Chúng đang đạp xe đuổi theo bạn
    và chúng muốn hại bạn.
  • 4:36 - 4:39
    Nên bạn cố chạy, nhưng không thể
    vì chân bạn bị tật.
  • 4:39 - 4:42
    Bạn vẫn cố hết sức và cuối cùng
    bạn đã thoát ra.
  • 4:42 - 4:44
    Và bạn đã chạy được!
  • 4:45 - 4:47
    Chuyện xảy ra đều là ở trong não bạn.
  • 4:47 - 4:50
    Bạn có cảm giác mình gắn kết hơn?
    Bạn có cảm thấy như mình đã ở đó?
  • 4:50 - 4:53
    Đó thực ra là những gì xảy ra
    trong não bạn.
  • 4:53 - 4:55
    Cảm giác như bạn ở đó vì
    hoạt động não bộ của bạn
  • 4:55 - 4:58
    giống như của nhân vật chính.
  • 4:58 - 5:01
    Thực tế, đó cùng là hoạt động não bộ
    của tất cả chúng ta: tôi, bạn...
  • 5:01 - 5:05
    Bằng cách kể chuyện, tôi đã có thể
    "thần giao cách cảm" truyền đạt
  • 5:05 - 5:07
    những gì diễn ra trong não mình.
  • 5:07 - 5:09
    Nó giống như sự đồng cảm thuần tuý.
  • 5:09 - 5:14
    Tất cả những hoạt động não bộ này
    khiến câu chuyện trở nên đáng nhớ.
  • 5:14 - 5:16
    Nó ghi dấu ấn lại trong não bạn.
  • 5:17 - 5:20
    Vậy thì một câu chuyện là gì
    theo khía cạnh khoa học thần kinh?
  • 5:22 - 5:24
    Nó là cỗ máy đồng cảm.
  • 5:24 - 5:27
    Nó là một thiết bị giúp bạn hiểu được
    não người khác,
  • 5:27 - 5:29
    trải nghiệm như họ,
  • 5:29 - 5:32
    suy nghĩ như họ và cảm nhận như họ.
  • 5:33 - 5:37
    Khá tuyệt, đúng không?
  • 5:37 - 5:38
    (Khán giả) Phải!
  • 5:38 - 5:41
    Đây là lý do các câu chuyện
    chứa nhiều sức mạnh,
  • 5:41 - 5:43
    và chúng ta cần phải biết cách
    sử dụng nó
  • 5:43 - 5:46
    để tạo nên những câu chuyện hay.
  • 5:46 - 5:49
    Nếu bạn hỏi Aristotle 2000 năm trước,
  • 5:49 - 5:52
    ông ấy sẽ nói rằng có ba phần cho một
    câu chuyện: đầu, thân và kết.
  • 5:52 - 5:55
    Nhưng tôi chưa bao giờ thấy điều này
    sâu sắc.
  • 5:55 - 5:59
    Chúng ta cần nhiều chi tiết hơn
    để xây dựng câu chuyện.
  • 5:59 - 6:01
    Vậy thì đây là một công thức
    bạn có thể dùng.
  • 6:01 - 6:04
    Nhưng tôi sẽ không nói,
    mà sẽ cho các bạn thấy.
  • 6:04 - 6:05
    Có hai việc trước đó:
  • 6:05 - 6:09
    sẽ có vài nội dung phim kinh điển
    bị tiết lộ.
  • 6:09 - 6:10
    Nếu bạn chưa xem,
  • 6:10 - 6:12
    bạn nên thấy tồi tệ,
  • 6:12 - 6:14
    và đây chính là hình phạt cho các bạn.
  • 6:15 - 6:18
    Thứ hai, nó sẽ diễn ra khá nhanh đấy,
    được chứ?
  • 6:18 - 6:20
    Vậy hãy nắm chặt tay vào ghế...
  • 6:20 - 6:21
    Sẵn sàng chưa? Ta bắt đầu thôi.
  • 6:22 - 6:25
    (Bài hát mở đầu phim Vua Sư tử)
  • 6:25 - 6:28
    Chúng ta bắt đầu ở thế giới thường.
  • 6:28 - 6:29
    Đó là thế giới của nhân vật chính.
  • 6:29 - 6:31
    Đó là thế giới bình thường.
  • 6:31 - 6:32
    Nhưng có điều gì đó kỳ lạ.
  • 6:32 - 6:34
    Điều gì đó không đúng.
  • 6:34 - 6:35
    Cho đến khi, đột nhiên...
  • 6:35 - 6:36
    (Tiếng gõ cửa)
  • 6:36 - 6:38
    Một sự kiện mang tính kích động xảy ra.
  • 6:40 - 6:42
    Đó là sự kiện ở khoảng đầu câu chuyện
  • 6:42 - 6:43
    làm thay đổi thế giới
    của nhân vật chính
  • 6:43 - 6:46
    nhưng anh ta không biết phải tiếp nhận
    ra sao.
  • 6:46 - 6:47
    (Hagrid: "Con là phù thuỷ, Harry.")
  • 6:47 - 6:49
    Đó là khi người hướng dẫn đến
  • 6:49 - 6:53
    Ông sẽ đẩy nhân vật chính đối mặt với
    sự kiện mang tính kích động kia,
  • 6:53 - 6:54
    không chạy trốn nữa
  • 6:54 - 6:57
    và lôi anh ta ra khỏi thế giới thường
  • 6:57 - 7:01
    vượt qua cánh cửa sang thế giới đặc biệt.
  • 7:01 - 7:02
    Thế giới phép màu.
  • 7:02 - 7:06
    Một thế giới mới, hoàn toàn khác biệt
    so với nơi mà anh ta từng biết.
  • 7:06 - 7:08
    Ở đó, anh ta sẽ gặp đồng minh mới.
  • 7:08 - 7:10
    (Người ngoài hành tinh: Ồ)
    (Buzz: Xin chào!
  • 7:12 - 7:14
    kẻ thù mới...
  • 7:14 - 7:17
    và anh ra sẽ bắt đầu đối mặt
    với thử thách mới.
  • 7:18 - 7:20
    Cho đến khi, đột nhiên...
  • 7:20 - 7:21
    Bùm!
  • 7:21 - 7:22
    Điểm giữa xuất hiện.
  • 7:22 - 7:25
    Đó là sự kiện ở khoảng giữa câu chuyện,
    làm thay đổi toàn bộ
  • 7:25 - 7:28
    vì nó thay đổi cách nhân vật chính
    nhìn thế giới.
  • 7:28 - 7:29
    Anh ta nhận ra mình đã nhầm
  • 7:29 - 7:31
    nhưng không biết phải đối phó
    với thông tin này thế nào.
  • 7:31 - 7:33
    Anh ta yếu. Anh ta suy nghĩ về nó
  • 7:33 - 7:36
    còn kẻ thù lợi dụng điểm yếu này
    để tiến gần hơn...
  • 7:36 - 7:38
    Chúng đang đe doạ anh ta!
  • 7:38 - 7:39
    Chúng bao vây anh ta!
  • 7:40 - 7:42
    Và chúng tấn công!
  • 7:42 - 7:44
    Đây là một cơn khủng hoảng!
  • 7:44 - 7:46
    Là điểm trầm nhất của câu chuyện.
  • 7:46 - 7:48
    Thời điểm của các chết
  • 7:48 - 7:50
    hoặc mất mát.
  • 7:50 - 7:52
    Nhân vật chính gục ngã
  • 7:52 - 7:56
    và nhận ra mình phải thay đổi
    điều gì đó.
  • 7:56 - 7:57
    Đó là sự trở lại.
  • 7:57 - 7:59
    Anh ta đang quay lại, khí thế hơn.
  • 8:00 - 8:04
    Anh sẽ đối mặt với kẻ thù lần cuối.
  • 8:04 - 8:05
    Nhưng giờ anh đã thay đổi
  • 8:05 - 8:08
    nên anh có thể vươn lên tầm cao mới.
  • 8:08 - 8:12
    Và giờ, anh ấy chiến thắng.
  • 8:12 - 8:14
    Bây giờ chúng ta thấy hậu quả:
    anh ta trở về thế giới thường
  • 8:14 - 8:17
    nơi xuất phát của mình,
    nhưng anh ta đã thay đổi.
  • 8:17 - 8:18
    Nhờ đó, anh đã chiến thắng
  • 8:18 - 8:22
    và nhờ đó, anh có được phần thưởng!
  • 8:23 - 8:26
    Vậy đó là cấu trúc của câu chuyện,
    đúng không?
  • 8:26 - 8:28
    Chúng ta đã xong.
  • 8:28 - 8:29
    Chưa đâu.
  • 8:29 - 8:31
    Cảm giác khá là trực quan, đúng không?
  • 8:32 - 8:32
    Không hề.
  • 8:32 - 8:35
    Bạn cứ hỏi một người kể chuyện nào
    và anh ta sẽ nói:
  • 8:35 - 8:38
    "Hãy quên công thức đi, bạn nên làm theo
    cái này!
  • 8:38 - 8:40
    Công thức sai hết rồi!"
  • 8:40 - 8:42
    Rồi bạn hỏi một người khác,
    họ sẽ nói:
  • 8:42 - 8:44
    "Gì cơ? Câu chuyện còn chẳng có ba phần.
  • 8:44 - 8:45
    Chúng có năm, sáu... hoặc tám...
  • 8:45 - 8:47
    hoặc 22...
  • 8:47 - 8:48
    hoặc 31!
  • 8:48 - 8:52
    Thực tế, có hàng trăm công thức
    cho câu chuyện ở ngoài kia
  • 8:52 - 8:54
    và chẳng ai đồng ý với ai cả.
  • 8:54 - 8:59
    Cuộc tranh luận có thể hay
    khi bạn viết sách hay kịch bản phim.
  • 8:59 - 9:03
    Nhưng ta chỉ cần một công thức thôi,
    một cái dễ làm theo
  • 9:04 - 9:05
    để xây dựng câu chuyện dùng hàng ngày,
  • 9:05 - 9:09
    ta cần cái gì đơn giản hơn,
    cái gì đó cơ bản.
  • 9:12 - 9:15
    Nếu các câu chuyện không phải là
    đường thẳng
  • 9:17 - 9:18
    mà là đường tròn?
  • 9:19 - 9:22
    Đường tròn theo nghĩa là đầu và cuối
    kết nối với nhau.
  • 9:22 - 9:25
    Sau khi trải qua thế giới phi thường
    và cuộc phiêu lưu,
  • 9:25 - 9:27
    ta quay lại với thế giới thường.
  • 9:27 - 9:31
    Và nhờ sự đối lập, ta có thể làm
    nổi bật nét khác biệt.
  • 9:31 - 9:33
    Ta có thể thấy điều đó, như ở trong
    Vua Sư tử.
  • 9:33 - 9:36
    Ta bắt đầu với việc Simba được sinh ra.
  • 9:36 - 9:39
    Sau khi trải qua một vòng đời,
  • 9:39 - 9:41
    ta kết thúc với con của cậu ra đời.
  • 9:41 - 9:43
    Ta thấy được điều này trong phim
    ''12 năm nô lệ''
  • 9:43 - 9:46
    ta bắt đầu với một nhóm đàn ông
    da màu làm nô lệ
  • 9:46 - 9:48
    và kết thúc với một nhóm đàn ông da màu
    được tự do.
  • 9:48 - 9:49
    Trong Trọng lực
  • 9:49 - 9:52
    ta bắt đầu với một phụ nữ,
    một mình trong vũ trụ, nhìn Trái Đất
  • 9:52 - 9:55
    và kết thúc với người đó, một mình,
    ở Trái Đất, nhìn ra vũ trụ.
  • 9:56 - 9:59
    Trong Mad Men,
  • 9:59 - 10:01
    tập đầu tiên của mùa đầu tiên,
  • 10:01 - 10:03
    Don Draper không hề hạnh phúc,
  • 10:03 - 10:06
    nhưng anh ta giải quyết một
    chiến dịch quảng cáo khó nhằn
  • 10:06 - 10:09
    Và cuối cùng, bảy năm sau,
    ở tập cuối cùng,
  • 10:09 - 10:12
    anh ta lại giải quyết một chiến dịch
    quảng cáo khó nhằn
  • 10:12 - 10:13
    nhưng lần này anh ta hạnh phúc.
  • 10:14 - 10:15
    Hay trong Bố già,
  • 10:15 - 10:19
    ta bắt đầu với một đám cưới và kết thúc
    bằng một đám ma.
  • 10:20 - 10:21
    Bạn có thể thấy cấu trúc
  • 10:21 - 10:23
    của điểm đầu và điểm kết của vòng tròn.
  • 10:23 - 10:25
    Và điều tương tự diễn ra sau đó,
  • 10:25 - 10:29
    trong "vấn đề" và "giải pháp",
    sự kiện kích động và cao trào,
  • 10:29 - 10:31
    Ví dụ, quay trở lại phim Bố già,
  • 10:31 - 10:33
    ở phần đầu, Michael Corleone nói:
  • 10:33 - 10:37
    "Gia đình tôi là dạng lừa đảo,
    nhưng tôi không giống họ."
  • 10:38 - 10:39
    Điều ông ấy muốn nói là:
  • 10:39 - 10:43
    "Đối với tôi, sự thành thật và
    phép lịch sự quan trọng hơn gia đình."
  • 10:45 - 10:47
    Tới cuối bộ phim,
  • 10:47 - 10:51
    ông đã giết toàn bộ kẻ thù của gia đình
    và nói dối vợ mình,
  • 10:51 - 10:55
    và đặt gia đình lên trên
    sự thành thật và phép lịch sự.
  • 10:55 - 10:57
    Bạn có thể thấy hình ảnh phản chiếu
    ở đây.
  • 10:57 - 10:59
    Điều tương tự xảy ra trong
    ''Câu chuyện đồ chơi''
  • 10:59 - 11:01
    chúng ta bắt đầu với Buzz:
  • 11:01 - 11:04
    anh ta hạ cánh và thách thức
    quyền lãnh đạo của Woody.
  • 11:04 - 11:08
    Đến cuối câu chuyện, họ là bạn
    và cùng là lãnh đạo.
  • 11:08 - 11:11
    Khuôn mẫu mà tôi đang nói đây
    diễn ra trong suốt câu chuyện.
  • 11:11 - 11:14
    Nửa đầu là để khám phá vấn đề
  • 11:14 - 11:16
    còn phần sau là để khám phá giải pháp.
  • 11:16 - 11:20
    Đó là lý do trong câu chuyện
    như The Matrix
  • 11:20 - 11:23
    taa có thể thấy các cảnh nối tiếp nhau
  • 11:23 - 11:26
    của phần một được phản chiếu
    trong phần hai.
  • 11:26 - 11:29
    Điên rồ thật! Như thể họ lấy phần một
    của phim đó
  • 11:29 - 11:32
    và dùng tất cả các cảnh đó trong phần hai
  • 11:32 - 11:33
    và lật ngược chúng lại.
  • 11:36 - 11:39
    Giờ bạn có thể thấy câu trúc của
    câu chuyện rồi chứ?
  • 11:39 - 11:43
    Nửa đầu đang phản chiếu nửa thứ hai,
    có sự đối xứng ở đây.
  • 11:43 - 11:46
    Và khi nào bạn có hai phần,
    thì chúng cần được kết nối với nhau
  • 11:46 - 11:48
    Và đó chính là "điểm giữa".
  • 11:49 - 11:51
    Điểm giữa chính là sự kiện chính
    của câu chuyện
  • 11:51 - 11:54
    vì nó đem đến sự thông suốt
    để giải quyết vấn đề.
  • 11:54 - 11:59
    Trong Bố già, đó là lần đầu tiên
    Michael Corleone giết người
  • 12:00 - 12:04
    vì thế, đặt gia đình trên phép lịch sự,
    và ông ta thích điều đó.
  • 12:05 - 12:08
    Trong Vua sư tử, khi vị vua Mufasa chết
  • 12:08 - 12:11
    con trai ông nhận ra mình không thể là
    một thằng nhóc nữa.
  • 12:11 - 12:14
    Cậu sẽ phải trưởng thành và trở thành vua.
  • 12:16 - 12:20
    Trong Câu chuyện đồ chơi, Buzz và Woody
    bị bắt đi và họ nhận ra
  • 12:20 - 12:23
    nếu không dừng cãi vã thì họ sẽ chết.
  • 12:25 - 12:29
    Trong 'Thần lực thức tỉnh', khi Rey
    chạm vào kiếm ánh sáng và nhận ra
  • 12:29 - 12:30
    mình có thể là một Jedi...
  • 12:32 - 12:36
    Đó chính là cấu trúc của câu chuyện,
    và bạn thấy nó như một hình tròn vậy.
  • 12:36 - 12:37
    Đó là "cấu trúc vòng tròn".
  • 12:37 - 12:41
    Và cấu trúc này áp dụng ở mọi nơi,
    không chỉ có những bộ phim tôi mới nói tới
  • 12:41 - 12:44
    Bạn có thể thấy nó trong Hamlet, Macbeth,
  • 12:44 - 12:46
    trên thực tế, trong hầu hết các tác phẩm
    của Shakespeare.
  • 12:46 - 12:48
    Bạn có thể thấy nó xa hơn nữa
  • 12:48 - 12:52
    Beowulf? Sử thi đầu tiên bằng tiếng Anh
  • 12:52 - 12:53
    có cấu trúc vòng tròn.
  • 12:54 - 12:56
    Xa hơn nữa? Cuộc đời Đức Phật thì sao?
  • 12:57 - 13:00
    Rồi bạn có thể xem xét không chỉ truyện,
    mà còn các phim và truyện dài.
  • 13:00 - 13:04
    Ví dụ, mỗi bộ ba phim Star Wars
    là một "vòng tròn".
  • 13:05 - 13:08
    Cả sáu phim cũng là một vòng tròn,
    sáu phim đầu ấy.
  • 13:08 - 13:12
    Còn Harry Potter, mỗi cuốn là
    một vòng tròn và bảy cuốn là một vòng tròn
  • 13:12 - 13:15
    Bạn có thể thấy điều này ở cấp độ
    vi mô:
  • 13:15 - 13:18
    với một câu chuyện hay, mỗi hành động,
    mỗi cảnh
  • 13:18 - 13:19
    đều là một vòng tròn.
  • 13:21 - 13:25
    Tại sao cấu trúc này lại ở khắp nơi?
    Tại sao ta luôn thấy nó?
  • 13:25 - 13:27
    Nó có điều gì là cơ bản?
  • 13:28 - 13:31
    Đó chính là cấu trúc
  • 13:32 - 13:33
    giải quyết vấn đề.
  • 13:33 - 13:36
    Bạn nêu ra vấn đề và khám phá nó.
  • 13:36 - 13:38
    Bạn mang đến cái nhìn sâu sắc để
    giải quyết vấn đề.
  • 13:38 - 13:41
    Bạn khám phá cái nhìn đó.
    Và rồi bạn giải quyết nó.
  • 13:42 - 13:45
    Các câu chuyện nhằm để giải quyêt vấn đề.
  • 13:45 - 13:48
    Tôi đang nói các câu chuyện
    là để giải quyết vấn đề
  • 13:48 - 13:51
    và tôi cũng có nói cách đây 5 phút rằng
    chúng là cỗ máy đồng cảm, nhỉ?
  • 13:51 - 13:53
    Vậy làm sao để kết hợp hai điều này?
  • 13:54 - 13:56
    Câu chuyện là một cách
  • 13:56 - 13:59
    để hiểu được người khác
  • 13:59 - 14:02
    để biết cách giải quyết vấn đề.
  • 14:03 - 14:05
    Hay nói cách khác,
  • 14:05 - 14:06
    câu chuyện là một cách
  • 14:07 - 14:09
    để học hỏi.
  • 14:10 - 14:13
    Bạn thấy đấy, hàng trăm nghìn năm trước,
  • 14:14 - 14:18
    người tinh khôn không phải loài khoẻ nhất
    hay nhanh nhất.
  • 14:18 - 14:20
    Nhưng họ giải quyết vấn đề giỏi nhất.
  • 14:20 - 14:23
    Những người thích các câu chuyện nhất
  • 14:23 - 14:26
    có thể giải quyết nhiều vấn đề hơn.
    Họ trải qua nhiều thứ hơn.
  • 14:26 - 14:29
    Họ có thể sinh nhiều con hơn,
    lan rộng bộ gen của họ.
  • 14:29 - 14:34
    Và đó là cách ta phát triển để yêu
    các câu chuyện
  • 14:34 - 14:37
    vì chúng dạy cho ta nhiều bài học.
  • 14:38 - 14:39
    Người thợ săn kia,
  • 14:39 - 14:42
    ông ấy sẽ chẳng bao giờ chia sẻ được
    những điểm đó.
  • 14:42 - 14:44
    Ông ấy đáng lẽ sẽ nói:
    "Khi ở tuổi của các cậu
  • 14:44 - 14:49
    một ngày tôi bị đói nên tôi vào rừng
    săn bắn.
  • 14:49 - 14:53
    Khi đến gần sông, tôi thấy một con sư tử
  • 14:53 - 14:54
    con sư tử nhìn thấy tôi...
  • 14:54 - 14:57
    Tôi chạy, nhưng nó nhanh hơn tôi
  • 14:57 - 15:00
    nên tôi nhảy lên cây và tự cứu mình."
  • 15:00 - 15:03
    Rồi những người trẻ nói gì?
  • 15:03 - 15:06
    "Ồ, mình không nên ra sông,
    có thú săn mồi ở đó.
  • 15:06 - 15:09
    Mình không nên cố chạy nhanh hơn sư tử...
  • 15:09 - 15:11
    Và nếu gặp nguy hiểm, mình cần
    leo lên cây."
  • 15:12 - 15:16
    Những bài học mà có lẽ họ không bao giờ
    nhớ nổi
  • 15:16 - 15:19
    giờ đã in hằn trong tâm trí họ.
  • 15:20 - 15:25
    Bạn muốn dùng sức mạnh của câu chuyện?
    Hãy lắng nghe kĩ điều tôi nói.
  • 15:25 - 15:28
    Bạn có mệt mỏi với việc dạy ai đó điều gì
  • 15:28 - 15:30
    nhưng họ không nhớ gì hết không?
  • 15:30 - 15:33
    Đừng nhồi thông tin cho họ,
    mà hãy đưa chúng vào câu chuyện!
  • 15:33 - 15:35
    Bạn có mệt mỏi với việc
    thuyết phục ai về điều nào đó
  • 15:35 - 15:37
    nhưng họ không để tâm đến lý lẽ không?
  • 15:37 - 15:42
    Đừng nhồi nhét lý lẽ cho họ
    nhưng hãy dùng các câu chuyện.
  • 15:42 - 15:45
    Nhưng đừng chỉ dùng một lần.
  • 15:45 - 15:48
    Hãy dùng câu chuyện ở nhà, ở trường,
  • 15:48 - 15:51
    ở nơi làm việc, ở mọi nơi, hàng ngày!
  • 15:52 - 15:58
    Các bạn của TED, hãy có sự tò mò trí tuệ
    độc đáo để tìm kiếm sự thật.
  • 15:59 - 16:02
    Hãy làm chủ khả năng kể chuyện và
    bạn sẽ lan toả được nó.
  • 16:04 - 16:05
    Xin cảm ơn.
  • 16:05 - 16:07
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Tại sao các câu chuyện cuốn hút | Tomas Pueyo | TEDxHumboldtBay
Description:

Các câu chuyện xâm nhập vào não chúng ta để thôi miên và gây ảnh hưởng. Bạn đã bao giờ tự hỏi chúng hoạt động thế nào chưa? Hay làm cách nào để khai thác sức mạnh của chúng?
Trong cuộc nói chuyện thú vị và khai sáng này, tác giả kể chuyện Tomas Puyeo sẽ thay đổi cách các bạn nhìn nhận câu chuyện mãi mãi. Ông ấy đưa chúng ta đến một cuộc hành trình thông qua khoa học thần kinh của các câu chuyện, tại sao những chuyện hay đều theo một thiết kế ẩn giấu, và cách để sử dụng các câu chuyện như vũ khí bí mật của chúng ta.

Tomas Pueyo Brochard là một chuyên gia tâm lý học hành vi. Ông là tác của "The Star Wars Rings", một cuốn sách bán chạy nhất của Amazon có phân tích các hình mẫu kể chuyện đã tạo nên các câu chuyện tuyệt vời như Star Wars, Beowulf và Harry Potter.

Bài nói chuyện được trình bày tại một sự kiện TEDx, sử dụng format hội nghị TED nhưng được tổ chức độc lập bởi một cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại https://www.ted.com/tedx

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
16:20

Vietnamese subtitles

Revisions