Return to Video

Làm thế nào để giảm dần những ham muốn dục lạc. | Ajahn Brahmali | 4 tháng 5, 2018

  • 0:00 - 0:08
    Mọi người sẵn sàng chưa,
    Vậy, chúng ta hãy bắt đầu.
  • 0:08 - 0:15
    Được rồi, tối nay tôi sẽ nói về quan điểm
    của đạo Phật trên vấn đề dục lạc,
  • 0:15 - 0:22
    những thú vui qua giác quan, và
    như mọi khi, một trong những điều thú vị
  • 0:22 - 0:27
    về giáo lý nhà Phật là nó luôn có
    một cái nhìn về các sự việc hơi khác
  • 0:27 - 0:29
    so với cái nhìn của đa phần thế gian.
  • 0:29 - 0:32
    Cái nhìn của nó về dục lạc và những
    lạc thú qua giác quan cũng vậy.
  • 0:32 - 0:37
    Và một phần quan trọng
    trên con đường tu Phật là phải hiểu
  • 0:37 - 0:40
    những điều này, vì lý do đó,
    tôi nghĩ ít ra cũng thú vị
  • 0:40 - 0:45
    khi có sự hiểu biết rộng hơn về cách
    nó phù hợp với đường tu như thế nào,
  • 0:45 - 0:51
    cách nó kết hợp với ý niệm mà chúng ta
    gọi là sự hành trì Phật pháp.
  • 0:51 - 0:55
    Nhưng trước tiên, ý nghĩa
    của dục lạc trong Phật giáo là gì?
  • 0:55 - 1:01
    Dĩ nhiên chúng ta hiểu đó là ý tưởng về
    sự ham muốn, khi nói về ham muốn,
  • 1:01 - 1:05
    ham muốn trong đạo Phật là đối với
    mọi thứ liên quan đến năm giác quan,
  • 1:05 - 1:09
    bất cứ những gì bạn thấy, bạn nghe,
    bạn nếm, bạn xúc chạm,
  • 1:09 - 1:12
    ngay cả những gì bạn ngửi thấy trên thế gian,
  • 1:12 - 1:16
    đó là thế giới của thú vui
    nhục dục, của thể xác.
  • 1:16 - 1:18
    Vì vậy các bạn có thể bắt đầu
    thấy ngay là,
  • 1:18 - 1:22
    nếu đó là thế giới của nhục dục
    thì nó gần như là mọi thứ,
  • 1:22 - 1:27
    thế giới của chúng ta suốt ngày dồn dập
    bị tấn công bởi năm giác quan,
  • 1:27 - 1:29
    tuần này qua tuần khác,
    năm này qua năm khác,
  • 1:29 - 1:33
    thường là suốt cả cuộc đời,
    và chỉ thỉnh thoảng bạn mới thoát khỏi
  • 1:33 - 1:37
    thế giới đó một chút, có thể qua
    việc hành thiền hay gì đó,
  • 1:37 - 1:45
    về cơ bản đó là cuộc sống của chúng ta,
    cuộc sống của nhục dục, chìm trong trần cảnh,
  • 1:45 - 1:49
    và rồi dĩ nhiên ham muốn và
    ghét bỏ nảy sinh từ đó.
  • 1:49 - 1:52
    Ngay cả ban đêm, trong giấc mơ,
    trong một nghĩa nào đó,
  • 1:52 - 1:56
    bạn cũng bị vướng kẹt trong thế giới của
    giác quan, tại sao như vậy?
  • 1:56 - 2:02
    Bởi vì giấc mơ này nọ, thường cũng
    liên quan đến những điều như vậy,
  • 2:02 - 2:06
    cho nên nó là một phần rất rộng lớn,
    bao trùm lên tất cả đời sống của chúng ta.
  • 2:06 - 2:11
    Vậy thì, chúng ta, là người theo đạo Phật,
    chúng ta nghĩ thế nào về điều này,
  • 2:11 - 2:14
    Đức Phật nghĩ thế nào về điều này.
    Tôi luôn muốn trở về với
  • 2:14 - 2:17
    những lời Phật dạy, Đức Phật dạy chúng ta
    nên có thái độ thế nào
  • 2:17 - 2:20
    đối với những việc này,
    đó là điều tôi muốn giảng tối nay.
  • 2:20 - 2:26
    Việc đầu tiên, cách đầu tiên
    trong đó Phật giáo khác với
  • 2:26 - 2:30
    những tôn giáo khác khi nghĩ về
    dục lạc, đó là Phật giáo thực sự không
  • 2:30 - 2:35
    nhìn nó với sự khắt khe quá mức,
    Phật giáo không nói
  • 2:35 - 2:40
    dục lạc là xấu chỉ vì nó xấu,
    Phật giáo không nói
  • 2:40 - 2:46
    hưởng thụ cuộc sống, quan hệ luyến ái,
    giải trí, ăn thức ăn ngon,
  • 2:46 - 2:50
    tất cả những điều đó không phải
    là “xấu” theo quan điểm Phật giáo.
  • 2:50 - 2:55
    Vậy nên đạo Phật không có lối nhìn
    quá khắt khe như đôi khi thấy ở nơi khác
  • 2:55 - 3:00
    trong xã hội của chúng ta. Đó đã là
    một điều khá phóng khoáng rồi, phải không?
  • 3:00 - 3:04
    Hưởng thụ cuộc đời không sao cả.
    Có một đoạn thú vị trong...
  • 3:04 - 3:07
    Tôi vừa mới nghĩ về điều này trước đó,
  • 3:07 - 3:09
    có một đoạn thú vị trong kinh điển Pali,
  • 3:09 - 3:12
    đây là kinh điển Pali, lời của Đức Phật,
  • 3:12 - 3:14
    lời Đức Phật dạy các vị tì kheo,
  • 3:14 - 3:17
    một số các vị ấy có thể không
    tu hành nghiêm túc hay kiều như
  • 3:17 - 3:21
    không thực sự thực hành thiền
    hay sao đó, và Ngài bảo họ,
  • 3:21 - 3:26
    “Các ông đang bỏ lỡ
    hạnh phúc của đời sống xuất gia!”
  • 3:26 - 3:30
    Hạnh phúc của đời sống xuất gia,
    đó là gì? Đó là hành thiền,
  • 3:30 - 3:34
    là bình an trong tâm, có được
    niềm vui và hạnh phúc
  • 3:34 - 3:37
    từ sự thực hành thiền.
    Nếu bạn không có được hạnh phúc đó,
  • 3:37 - 3:40
    bạn sẽ không có được
    hạnh phúc của đời sống xuất gia,
  • 3:40 - 3:43
    và bạn cũng bỏ lỡ mất
    hạnh phúc của đời sống tại gia.
  • 3:43 - 3:46
    Gần như...Tôi không nghĩ
    đây là vấn đề,
  • 3:46 - 3:48
    vấn đề không phải là
    này bạn, tốt hơn là bạn nên cởi áo tu
  • 3:48 - 3:51
    và trở lại cuộc sống tại gia!
    Tôi không nghĩ đó là vấn đề,
  • 3:51 - 3:56
    mà vấn đề là, với tư cách là con người,
    ham muốn, hạnh phúc hay niềm vui
  • 3:56 - 4:01
    theo cách này hay cách khác, dù đó
    là niềm vui qua giác quan,
  • 4:01 - 4:04
    hay niềm vui tinh thần trong việc
    hành thiền, không thực sự quan trọng,
  • 4:04 - 4:09
    với chúng ta, cuộc sống không có niềm vui
    là một cuộc sống vô nghĩa.
  • 4:09 - 4:15
    Đây là điều đầu tiên, vì vậy đạo Phật
    không chống lại niềm vui, hạnh phúc hay
  • 4:15 - 4:19
    sự hưởng thụ. Tôi nghĩ đây là
    điểm rất quan trọng cần phải nhớ,
  • 4:19 - 4:24
    bởi vì đôi khi các bạn có thể,
    có ý tưởng này từ những cách
  • 4:24 - 4:28
    giảng dạy nào đó về giáo lý nhà Phật.
    Vậy thì đây là một mặt của đồng tiền,
  • 4:28 - 4:33
    nhưng mặt kia của nó thì
    Đức Phật cũng đã dạy rằng có thể có
  • 4:33 - 4:37
    những nguy hiểm với thú vui dục lạc.
    Vậy thì những nguy hiểm đó là gì?
  • 4:37 - 4:41
    Nếu chúng ta không nên e ngại chúng
    thì tại sao chúng lại là nguy hiểm?
  • 4:41 - 4:43
    Dĩ nhiên, một trong những mối nguy hiểm,
  • 4:43 - 4:47
    một trong những điểm chính của giáo lý
    nhà Phật là phải sống tốt,
  • 4:47 - 4:49
    sống với sự tử tế và lòng bi mẫn.
  • 4:49 - 4:53
    Và dĩ nhiên, ngay khi những lạc thú đó
    đưa chúng ta vượt ra ngoài
  • 4:53 - 4:58
    ranh giới của đạo đức,
    khi chúng ta bắt đầu cư xử sai trái,
  • 4:58 - 5:01
    có thể là trộm cắp hay ngoại tình
    hay bất cứ điều gì khác,
  • 5:01 - 5:03
    một khi đã sa xuống con đường đó
  • 5:03 - 5:06
    là lúc chúng ta đã đưa
    ham mê dục lạc đi quá xa.
  • 5:06 - 5:10
    Vậy nên chúng ta buông thả (indulge)
    có lẽ tôi không nên dùng chữ buông thả,
  • 5:10 - 5:14
    chúng ta hưởng thụ dục lạc
    trong khuôn khổ của đạo đức, được chứ?
  • 5:14 - 5:17
    Đây là thái độ của Phật giáo.
  • 5:17 - 5:20
    Vậy chúng ta không làm hại người khác,
    không làm hại chúng sanh khác,
  • 5:20 - 5:24
    và khi không làm hại ai
    thì đó là cách có thể chấp nhận được
  • 5:24 - 5:26
    để vui hưởng cuộc sống quanh ta.
  • 5:26 - 5:29
    Đó là điều đầu tiên,
    tôi nghĩ nó khá rõ ràng,
  • 5:29 - 5:32
    các bạn có lẽ ai cũng đã biết điều đó,
    ngoại trừ khi đây là lần đầu tiên
  • 5:32 - 5:37
    bạn đến nghe giảng tối nay, bởi vì đây
    có thể xem là Phật giáo căn bản, phải không?
  • 5:37 - 5:41
    Nhưng lý do khác khiến
    dục lạc có vấn đề,
  • 5:41 - 5:44
    bây giờ chúng ta bàn vào
    những lý do sâu sắc hơn,
  • 5:44 - 5:49
    và một trong những lý do chính
    là vì ở một mức độ nào đó,
  • 5:49 - 5:53
    dục lạc gây trở ngại cho việc hành thiền.
  • 5:53 - 5:56
    Nếu các bạn thực sự muốn tiến
    thật sâu trong thiền,
  • 5:56 - 5:58
    nếu các bạn không chỉ
    đến đây vào tối Thứ Sáu,
  • 5:58 - 6:01
    tôi muốn nói, thật tuyệt vời đến đây
    vào tối Thứ Sáu, thư giãn chút xíu,
  • 6:01 - 6:04
    chỉ để vui với bạn tốt,
    và có được khoảng thời gian vui vẻ,
  • 6:04 - 6:06
    tôi nghĩ đó đã là một điều tuyệt vời rồi,
  • 6:06 - 6:09
    nhưng nếu các bạn muốn thiền
    sâu hơn một chút,
  • 6:09 - 6:12
    ví dụ các bạn đến thiền viện Jhana Grove
    dự một khóa thiền 9 ngày với Ajahn Brahm,
  • 6:12 - 6:16
    hay điều gì khác, hay bạn đến một
    trung tâm thiền nào khác hay bất cứ điều gì đó,
  • 6:16 - 6:19
    nếu bạn muốn tiến sâu hơn,
    khi càng muốn tiến sâu hơn,
  • 6:19 - 6:25
    thì những ham muốn
    và sự buông lung trong dục lạc thế gian
  • 6:25 - 6:29
    càng trở thành một trở ngại. Nó giống như
    một sự đánh đổi, theo nghĩa nào đó,
  • 6:29 - 6:33
    bạn càng buông bỏ thế giới dục lạc
    thiền của bạn càng sâu sắc hơn,
  • 6:33 - 6:36
    càng dính mắc với thế giới dục lạc
  • 6:36 - 6:38
    bao nhiêu thì thiền của bạn
    càng nông cạn bấy nhiêu.
  • 6:38 - 6:40
    Nó gần giống như một
    quan hệ tỷ lệ nghịch,
  • 6:40 - 6:44
    nói theo ngôn ngữ toán học tôi dùng
    những ngày ở đại học, vâng,
  • 6:44 - 6:48
    quan hệ tỉ lệ nghịch,
    nghe có vẻ rất toán học,
  • 6:48 - 6:51
    chúng ta nên có một số
    khái niệm toán học này
  • 6:51 - 6:55
    trong sách Phật giáo để làm cho thật rõ ràng
    những gì đang xảy ra, tôi nghĩ vậy.
  • 6:55 - 7:01
    Vậy nên đây là lý do tại sao nó có vấn đề.
    Tại sao nó phải như thế?
  • 7:01 - 7:06
    Rất thường xuyên, bạn nghe người ta nói rằng,
    “Tôi muốn hưởng thụ cuộc sống
  • 7:06 - 7:10
    và tôi cũng thích hành thiền. Tôi không
    muốn từ bỏ cái này để có cái kia,
  • 7:10 - 7:14
    “Tôi muốn hưởng cả hai, vì vậy, trở thành
    một vị tăng hay một vị ni để làm gì
  • 7:14 - 7:18
    bởi vì điều đó thật là điên rồ, bạn không thể
    tận hưởng cuộc sống bình thường”.
  • 7:18 - 7:21
    Nhưng vấn đề là bạn không thể
    tận hưởng trọn vẹn cả hai,
  • 7:21 - 7:25
    luôn cần một sự đánh đổi giữa
    hai điều này, và đây là điều mà
  • 7:25 - 7:28
    tôi nghĩ nhiều người trong
    cộng đồng Phật giáo, có lẽ vậy,
  • 7:28 - 7:32
    nhất là ở Tây phương, bởi vì người ta
    còn khá mới đối với Phật giáo,
  • 7:32 - 7:35
    họ không thực sự nắm rõ
    ý nghĩa của những khái niệm này.
  • 7:35 - 7:38
    Vì vậy, để hiểu vấn đề này,
    bạn phải thực sự,
  • 7:38 - 7:42
    phải thực sự thấy hay đọc
    một số bài giảng của Đức Phật,
  • 7:42 - 7:44
    để thấy rằng thực sự đúng là như thế.
  • 7:44 - 7:47
    Và khi bạn suy nghĩ về nó,
    bạn sẽ thấy rất rõ ràng,
  • 7:47 - 7:49
    phải nói là cực kỳ rõ ràng,
  • 7:55 - 7:55
    nó rất là rõ ràng phải không?
  • 7:55 - 7:56
    Tại sao nó quá rõ ràng?
    Bởi vì nếu bạn...
  • 7:56 - 8:00
    nhất là nếu bạn buông thả trong
    dục lạc, nếu bạn hưởng thụ chúng quá nhiều,
  • 8:00 - 8:04
    thì điều sẽ xảy ra là
    bạn bị dính mắc với duc lạc.
  • 8:04 - 8:09
    Sự dính mắc luôn ở đằng sau
    sự buông thả và hưởng thụ,
  • 8:09 - 8:13
    nếu bạn thích thú, bạn sẽ muốn nó nữa,
    đó là dính mắc, bạn muốn ở đó,
  • 8:13 - 8:16
    bạn muốn có thể nhìn thấy nó, bởi vì
    “ồ, quá nhiều cảnh đẹp,”
  • 8:16 - 8:20
    bạn muốn có thể nghe được bởi vì
    âm nhạc bạn nghe hay tuyệt vời.
  • 8:20 - 8:24
    Có thể lắm, tôi không nói là không hay,
    nhưng bạn dính mắc với nó,
  • 8:24 - 8:27
    hoặc bạn muốn tận hưởng mối quan hệ của mình,
    hay thức ăn, hay bất kỳ thứ gì khác,
  • 8:27 - 8:32
    tất cả thứ đó, vì chúng ta ham mê nó,
    chúng ta dính mắc với nó,
  • 8:32 - 8:36
    và khi đã dính mắc, khi cố gắng thiền
    bạn không thể buông bỏ được.
  • 8:36 - 8:40
    Buông bỏ chính là điều
    trái ngược với buông thả,
  • 8:40 - 8:43
    bạn hướng vào bên trong,
    và càng muốn hướng vào bên trong,
  • 8:43 - 8:48
    bạn càng phải buông bỏ
    năm giác quan và thế giới dục lạc.
  • 8:48 - 8:53
    Nếu cứ ràng buộc với các giác quan,
    bạn chỉ có thể quay vào bên trong phần nào thôi,
  • 8:53 - 8:57
    càng ít ràng buộc với những giác quan,
    bạn càng có thể hướng sâu hơn vào bên trong.
  • 8:57 - 9:02
    Vậy nên đó là lý do tại sao nó có vấn đề,
    và tại sao phải có sự đánh đổi
  • 9:02 - 9:05
    giữa thế giới dục lạc
    và thiền ở mức sâu.
  • 9:05 - 9:10
    Vậy dục lạc không phải là trái đạo đức,
    nó không xấu, không ác,
  • 9:10 - 9:12
    miễn bạn làm điều đó một cách có đạo đức,
  • 9:12 - 9:16
    nhưng nó có thể là một chướng ngại
    trong việc tu thiền của bạn,
  • 9:16 - 9:19
    và đó là lý do tại sao nó có vấn đề.
  • 9:19 - 9:24
    Hẳn là các bạn hiểu tôi đang nói gì
    ở đây, luôn hướng ra ngoài
  • 9:24 - 9:28
    ngược lại với hướng vào bên trong.
    Nếu bạn dính mắc với những thứ bên ngoài,
  • 9:28 - 9:32
    thì bạn sẽ không thể buông bỏ và quay vào
    bên trong, phải có sự đánh đổi ở đây.
  • 9:32 - 9:35
    Khi bạn hiểu được điều đó,
    bạn bắt đầu hiểu tại sao
  • 9:35 - 9:38
    lại có cái gọi là đời sống
    xuất gia, phải không?
  • 9:38 - 9:42
    Đây chính là lý do tại sao,
    bởi vì sống đời xuất gia là
  • 9:42 - 9:48
    cố gắng nâng cao quá trình
    buông bỏ những thứ bên ngoài,
  • 9:48 - 9:53
    đồng thời hướng vào nội tâm nhiều hơn,
    ý nghĩa của vấn đề chỉ là thế,
  • 9:53 - 9:56
    là tại sao lại có
    đời sống xuất gia.
  • 9:56 - 9:59
    Những việc này thực hiện khó
    hơn nhiều trong đời sống tại gia
  • 9:59 - 10:02
    so với đời sống xuất gia, và đó là lý do
    tại sao chúng tôi sống như vậy.
  • 10:02 - 10:08
    Không phải vì chúng tôi chối bỏ thế gian,
    kiểu người tẻ nhạt ngồi trong rừng,
  • 10:08 - 10:11
    khóc lóc một mình,
    bởi vì nếu thế thì quả là đáng khiếp
  • 10:11 - 10:13
    làm người xuất gia.
    Vấn đề không phải như vậy.
  • 10:13 - 10:15
    Vấn đề là, thực sự...
  • 10:15 - 10:18
    chúng tôi không phải loại người
    thích hành xác hay bất cứ gì như vậy.
  • 10:18 - 10:20
    Còn có một điểm nữa
    trong toàn bộ vấn đề này.
  • 10:20 - 10:25
    Như vậy, đây là lý do, và rồi có...
    đây thực sự là một lý do rất quan trọng,
  • 10:25 - 10:27
    Tôi nghĩ, nếu thực sự bạn muốn
    hưởng lợi trong thiền,
  • 10:27 - 10:30
    buông bỏ ở mức độ nào đó
    thực sự cần thiết,
  • 10:30 - 10:32
    và tôi chắc các bạn có thể đã thấy
    điều đó trong chừng mức nào rồi,
  • 10:32 - 10:35
    dù chỉ bằng việc đến đây
    vào những tối Thứ Sáu.
  • 10:35 - 10:40
    Nhưng có một lý do thứ ba
    tại sao dục lạc gây vấn đề,
  • 10:40 - 10:44
    và bây giờ chúng ta đi vào những phần
    sâu hơn của giáo lý nhà Phật.
  • 10:44 - 10:52
    Trong một nghĩa sâu hơn, dục lạc là
    sợi giây cột chúng ta vào samsāra.
  • 10:52 - 10:57
    Đó là tại sao nó thực sự có vấn đề.
    Samsāra là từ Pali có nghĩa là
  • 10:57 - 11:01
    vòng luân hồi. Các bạn cứ tiếp tục,
    sinh nơi này, chết nơi kia,
  • 11:01 - 11:06
    tái-sanh và tái-tử. Các bạn có bao giờ
    nghe thấy từ tái-tử chưa?
  • 11:06 - 11:10
    Tái-tử là từ thật hay bởi vì
    các bạn không phải chỉ chết một lần,
  • 11:10 - 11:13
    các bạn chết nhiều lần. Nếu các bạn
    tái sanh, là các bạn cũng sẽ phải tái tử.
  • 11:13 - 11:19
    Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu
    triển khai từ “tái-tử” này
  • 11:19 - 11:22
    trong sự giảng dạy đạo Phật vì nó thực sự
    nói lên được ý nghĩa của những vấn đề này.
  • 11:22 - 11:25
    Tái sanh, tái tử, tái sống, tái mọi thứ.
  • 11:25 - 11:27
    Đó là một phần của
    vấn đề ở đây.
  • 11:27 - 11:32
    Vậy, nếu không muốn những cái “tái - này kia,
    chúng ta có thể rút ngắn xuống còn “tái” thôi,
  • 11:32 - 11:34
    làm cho nó đơn giản hơn,
  • 11:34 - 11:36
    nếu không có tất cả
    những cái “tái” này nọ mãi
  • 11:36 - 11:40
    sẽ đến lúc bạn bắt đầu
    nhận ra rằng sự trói buộc vào
  • 11:40 - 11:45
    vòng luân hồi mới thực là
    vấn đề, và cái có tác động mạnh nhất,
  • 11:45 - 11:49
    mãnh liệt nhất trong mọi ràng buộc là
    ràng buộc với dục lạc,
  • 11:49 - 11:53
    Nó cột bạn vào cõi ta bà, tại sao vậy?
    Bởi vì dục lạc luôn hướng về tương lai,
  • 11:53 - 11:56
    nó là về ham muốn (tham ái-craving),
    là muốn “đi đâu đó khác”,
  • 11:56 - 11:59
    luôn luôn hướng tới một cái gì đó,
  • 11:59 - 12:01
    không bao giờ thực sự hài lòng
    trong giây phút hiện tại,
  • 12:01 - 12:05
    và việc hướng tới cái gì đó giống như
    một dự phóng về bản thân trong tương lai,
  • 12:05 - 12:09
    đó là tại sao nó trói buộc bạn vĩnh viễn,
    hy vọng không phải là vĩnh viễn,
  • 12:09 - 12:14
    nhưng một thời gian dài trong tương lai,
    và lặp đi lặp lại như thế mãi.
  • 12:14 - 12:16
    Vậy nên đây là một số lý do
  • 12:16 - 12:19
    bạn có thể thấy, một lần nữa,
    sự quân bình trong Phật giáo.
  • 12:19 - 12:22
    Sự quân bình của việc thấy được vấn đề
    của một việc gì đó,
  • 12:22 - 12:27
    thấy được sự hài lòng và vấn đề
    và rồi tìm giải pháp dung hòa.
  • 12:27 - 12:30
    Có nhiều điều trong giáo lý nhà Phật
    là về trung đạo,
  • 12:30 - 12:33
    thì với vấn đề dục lạc cũng thế.
  • 12:33 - 12:37
    Cho nên đây là con đường tự nhiên,
    qua đó thiền của bạn được sâu sắc hơn,
  • 12:37 - 12:42
    bạn sẽ tự nhiên buông bỏ những thứ
    thực sự ít quan trọng hơn đối với bạn.
  • 12:42 - 12:45
    Dục lạc trở nên kém quan trọng,
    thiền trở nên quan trọng hơn,
  • 12:45 - 12:50
    bạn không bắt ép, không gạt nó sang một bên,
    nó diễn ra một cách rất tự nhiên,
  • 12:50 - 12:55
    đây là điều thật tuyệt vời,
    con đường tuyệt vời nằm ngay trước mắt bạn.
  • 12:55 - 13:02
    Vậy nên nếu có vấn đề với dục lạc, nếu các bạn
    thực sự tha thiết với con đường tâm linh,
  • 13:02 - 13:07
    tôi không biết các bạn tha thiết đến đâu,
    có lẽ mỗi người ở mỗi mức độ khác nhau,
  • 13:07 - 13:12
    nhưng đừng bỏ đi chỉ vì bạn không
    tha thiết 100%, bởi vì vẫn có thể thú vị
  • 13:12 - 13:17
    để xem những gì xảy ra tiếp theo.
    Tôi hứa là...ít nhất đối với tôi,
  • 13:17 - 13:20
    nó rất thú vị.
    Tôi khó đoán biết
  • 13:20 - 13:23
    những gì người khác cho là thú vị,
    do khả năng rất giới hạn của tôi,
  • 13:23 - 13:26
    nhưng theo tôi, một số
    những điều này thật là thú vị.
  • 13:26 - 13:30
    Đó là cái nhìn tổng thể về cuộc sống và
    thế giới, và vì vậy nó thú vị.
  • 13:30 - 13:36
    Vậy, chúng ta giải quyết những thứ này
    như thế nào để rời xa dục lạc một chút
  • 13:36 - 13:40
    và nhích dần về với niềm vui tâm linh,
  • 13:40 - 13:43
    với thiền và chiều sâu của thiền.
  • 13:43 - 13:47
    Làm thế nào chúng ta có thể làm điều đó
    một cách dễ dàng, tự nhiên,
  • 13:47 - 13:52
    không phải như cưỡng ép hay
    đại loại như thế. Và trước tiên,
  • 13:52 - 13:55
    một trong những thứ luôn làm tôi
    thú vị trong những bài kinh,
  • 13:55 - 13:58
    khi Đức Phật dạy làm thế nào vượt qua
  • 13:58 - 14:01
    những phiền não và
    những vấn đề của tâm thức.
  • 14:01 - 14:06
    Phiền não và những trở ngại thường
    được gom thành hai loại chính,
  • 14:06 - 14:12
    một là sân hận, bao gồm sự tức giận,
    khó chịu, và những thứ tương tự
  • 14:12 - 14:14
    và cái kia là lòng ham muốn.
  • 14:14 - 14:18
    Đây là hai loại phiền não chính
    mà chúng ta thường phải đối phó,
  • 14:18 - 14:22
    và dĩ nhiên đối phó tâm sân hận
    mới thực là điều quan trọng nhất.
  • 14:22 - 14:26
    Nếu có một điều tôi phải khuyên bạn
    nên giải quyết trong đời về
  • 14:26 - 14:31
    những hiện tượng tinh thần có vấn đề
    của bạn, thì sân hận là điều số một.
  • 14:31 - 14:33
    Xin làm ơn, nếu các bạn tha thiết
    với con đường tu hành,
  • 14:33 - 14:38
    thì hãy tìm cách giải quyết nó.
    Có thể tôi sẽ giảng lại cách làm thế nào
  • 14:38 - 14:42
    để đối trị sân hận, vì tôi nghĩ nó là
    một phần cực kỳ quan trọng trên đường tu,
  • 14:42 - 14:45
    đáng chú ý là các bạn có thể nghĩ
    loại trừ tâm sân hận rất khó,
  • 14:45 - 14:47
    thật ra nó không khó lắm đâu,
  • 14:47 - 14:52
    nhất là nếu bạn có động cơ chính đáng,
    có sự kiên trì cần thiết,
  • 14:52 - 14:56
    ai cũng có thể loại trừ được tâm sân,
    ít nhất là một phần lớn,
  • 14:56 - 15:01
    có thể không phải 100%, nhưng ít nhất là rất nhiều.
    Đó là về tâm sân, hãy tập trung vào nó,
  • 15:01 - 15:05
    nhưng dục lạc cũng
    có một chút vấn đề,
  • 15:05 - 15:07
    vì vậy đó là điều tôi muốn
    tập trung vào lúc này.
  • 15:07 - 15:11
    Vậy Đức Phật dạy chúng ta
    nên đối phó với chúng bằng cách nào?
  • 15:11 - 15:14
    Phương pháp đó là gì? Nhiều khi
    người ta nghĩ là bạn đối phó
  • 15:14 - 15:18
    với những thứ này qua
    việc hành thiền, bằng cách ngồi đây,
  • 15:18 - 15:22
    trở nên bình an và tĩnh lặng,
    và tất nhiên một phần đúng là như thế,
  • 15:22 - 15:27
    nhưng thực sự, một trong những điều nổi bật
    tôi nhớ khi đọc những bài kinh,
  • 15:27 - 15:32
    khi Đức Phật dạy rằng
    có hai sức mạnh trong thiền,
  • 15:32 - 15:36
    hai sức mạnh trên con đường tâm linh.
    Sức mạnh thứ nhất là
  • 15:36 - 15:42
    sức mạnh của sự quán chiếu (reflection)
    Sức mạnh của sự quán chiếu có tác dụng gì?
  • 15:42 - 15:46
    Đức Phật dạy rằng sức mạnh
    của sự quán chiếu có tác dụng
  • 15:46 - 15:50
    khắc phục được những hành vi sai trái
    qua thân, khẩu và ý,
  • 15:50 - 15:55
    và khiến bạn hành xử tốt
    qua thân, khẩu, ý. Nói cách khác,
  • 15:55 - 15:59
    tất cả khả năng trau dồi đạo đức
    qua hành động, lời nói,
  • 15:59 - 16:03
    cũng như khả năng suy nghĩ
    theo cách không làm trở ngại
  • 16:03 - 16:08
    cho việc hành thiền, kể cả việc loại trừ
    tâm sân và ham muốn dục lạc,
  • 16:08 - 16:10
    tất cả là do cách thức chúng ta
    suy ngẫm về thế giới,
  • 16:10 - 16:15
    về vạn pháp, không chỉ về việc
    ngồi xuống và vui hưởng sự bình an,
  • 16:15 - 16:20
    mặc dù điều đó cũng đúng một ít, mà chủ yếu
    là cách chúng ta suy tư về mọi thứ.
  • 16:20 - 16:25
    Đây là điều rất thú vị:
    nghĩa là nếu chúng ta học cách suy nghĩ
  • 16:25 - 16:28
    đúng đắn, chúng ta thực sự có thể
    khắc phục được những vấn đề này.
  • 16:28 - 16:31
    Vậy đây là những gì tôi muốn giảng tối nay,
    tôi muốn đào sâu thêm một chút,
  • 16:31 - 16:34
    chúng ta nên suy nghĩ như thế nào
    về những điều này để
  • 16:34 - 16:36
    chúng thực sự giảm bớt.
  • 16:36 - 16:39
    Và rồi, khi các bạn có được
    sức mạnh quán chiếu đó rồi,
  • 16:39 - 16:43
    sức mạnh thứ hai khi đó sẽ đến,
    đó là bhāvanābala.
  • 16:43 - 16:48
    Các bạn có thích những từ Pali không?
    Nghe tuyệt quá, hay quá, phải không?
  • 16:48 - 16:51
    Tôi thích những từ Pali, tôi luôn thấy cần
    trở về với ngôn ngữ Pali,
  • 16:51 - 16:54
    bởi vì tôi thích đọc những bài kinh,
    những lời dạy của Đức Phật.
  • 16:54 - 16:58
    bhāvanābala nghĩa là sức mạnh của thiền,
    hay sức mạnh của sự phát triển tâm linh .
  • 16:58 - 17:02
    Tôi nghĩ trong tiếng Tích Lan, bhāvanā
    được dùng để đặc biệt nói về việc
  • 17:02 - 17:07
    tu thiền, và điều này cũng đúng
    trong phần lớn những bài kinh.
  • 17:07 - 17:12
    Vậy thì, một khi thiền,
    sức mạnh của tu thiền là
  • 17:12 - 17:16
    để phát triển sự định tâm thật sâu
    trên đường đạo, bốn tầng thiền na,
  • 17:16 - 17:19
    bảy yếu tố giác ngộ,
    và những thứ như thế.
  • 17:19 - 17:24
    Vậy, đó là về việc tu thiền
    rất thâm sâu.
  • 17:24 - 17:27
    Nó không liên quan nhiều lắm
    đến việc khắc phục phiền não,
  • 17:27 - 17:30
    mà thực sự là để tiến sâu vào thiền định.
  • 17:30 - 17:35
    Vậy hãy nhớ điều này,
    tập suy nghĩ đúng đắn.
  • 17:35 - 17:38
    Khi suy nghĩ đúng đắn,
    cuộc đời của bạn sẽ bắt đầu thay đổi,
  • 17:38 - 17:41
    cách bạn suy nghĩ về người khác,
    cách bạn quán chiếu về mọi sự,
  • 17:41 - 17:44
    cách bạn nhận thức về thực tại xung
    quanh sẽ thực sự đổi khác,
  • 17:44 - 17:48
    bởi vì bạn suy tư đúng đắn.
  • 17:48 - 17:50
    Vậy chúng ta làm thế nào đây?
    Những gì tôi sẽ làm,
  • 17:50 - 17:54
    đây là cách nói tiêu chuẩn của tôi
    về những thú vui dục lạc,
  • 17:54 - 17:57
    có thể nhiều bạn đã nghe trước đây,
  • 17:57 - 17:59
    nhưng xin đừng vì vậy mà bỏ đi,
  • 17:59 - 18:04
    vì đây là những điều lúc nào cũng
    quan trọng và tuyệt vời nên nghe
  • 18:04 - 18:08
    nhiều nhiều lần, theo ý tôi.
    Tôi đã nghe nó nhiều hơn bất cứ bạn nào,
  • 18:08 - 18:12
    và vẫn còn được truyền cảm hứng
    từ một số những lời dạy này.
  • 18:12 - 18:17
    Vậy thì...để làm rõ vấn đề,
    những gì Đức Phật làm,
  • 18:17 - 18:22
    ngài đưa ra một số ẩn dụ đề cập
    trực tiếp đến những dục lạc,
  • 18:22 - 18:25
    và tôi sẽ kể lại một số
    ẩn dụ này cho các bạn nghe.
  • 18:25 - 18:32
    Hãy nhớ, ẩn dụ và những câu chuyện nhỏ
    Đức Phật dùng là công cụ để suy ngẫm,
  • 18:32 - 18:34
    công cụ cho cách suy nghĩ về thế giới,
  • 18:34 - 18:37
    không phải công cụ để ép buộc bạn
    cách này hay cách khác,
  • 18:37 - 18:41
    mà để quán chiếu tự nhiên, và sự
    trưởng thành của tâm thức là hệ quả của
  • 18:41 - 18:46
    những quán chiếu này.
    Ẩn dụ đầu tiên Đức Phật dùng,
  • 18:46 - 18:49
    một trong những ẩn dụ ngài dùng
  • 18:49 - 18:54
    được gọi là ẩn dụ ngọn đuốc rơm,
    ngọn đuốc rơm đang cháy.
  • 18:54 - 18:59
    Đức Phật dạy rằng,
    hãy tưởng tượng, một người đi đến,
  • 18:59 - 19:04
    trên tay cầm ngọn đuốc bằng rơm,
    ngọn đuốc đang cháy,
  • 19:04 - 19:08
    và họ đi ngược chiều gió,
    gió thổi về một chiều,
  • 19:08 - 19:12
    ngọn đuốc ở trước mặt.
    Việc xảy ra là, ngọn đuốc,
  • 19:12 - 19:17
    tất nhiên những tàn lửa,
    và những thứ đang cháy đều bay ra
  • 19:17 - 19:20
    không ngừng, ngọn đuốc rơm là thế,
    nếu bạn đi ngược chiều gió,
  • 19:20 - 19:26
    mọi thứ, những tàn lửa, sẽ
    bay trúng bạn, và sớm muộn gì
  • 19:26 - 19:29
    nếu không cẩn thận bạn sẽ bị phỏng,
    và nếu bị phỏng,
  • 19:29 - 19:34
    thì thường là bị đau đớn
    mà trong Phật giáo gọi là dukkha, khổ đau.
  • 19:34 - 19:39
    Vậy, nếu muốn tránh bị đốt cháy,
    đây là kiểu ví von ở đây.
  • 19:39 - 19:43
    Điều này có nghĩa là gì?
    Tại sao đây là ẩn dụ về dục lạc thế gian?
  • 19:43 - 19:48
    Có nghĩa là,
    khi bạn nắm giữ ngọn đuốc rơm đó,
  • 19:48 - 19:53
    giống như bạn dính mắc với những đối tượng
    của giác quan và những thú vui dục lạc
  • 19:53 - 19:56
    của thế gian, đúng không?
    Bạn thiết lập mối quan hệ tình yêu,
  • 19:56 - 19:59
    hay theo đuổi một thú tiêu khiển nào đó,
    hay bất kỳ thứ gì khác,
  • 19:59 - 20:02
    và bạn bám víu vào đó,
    cuộc sống của bạn xoay quanh những thứ đó,
  • 20:02 - 20:05
    và khi bạn gắn bó vào những thứ đó
    của thế gian,
  • 20:05 - 20:09
    bởi vì gắn bó với chúng,
    nó giống như có một chút ánh sáng từ
  • 20:09 - 20:12
    ngọn đuốc rơm, và ánh sáng
    từ ngọn đuốc rơm,
  • 20:12 - 20:15
    giống như hạnh phúc có được
    từ những thú vui dục lạc.
  • 20:15 - 20:20
    Nhưng chẳng mấy chốc, bó rơm, hạnh phúc
    đến từ ánh sáng kia, biến thành khổ đau,
  • 20:20 - 20:23
    bởi vì bạn đi ngược chiều gió.
    Khổ đau đó là gì?
  • 20:23 - 20:28
    Đó là ngay khi chúng ta dính mắc
    vào những thứ trên đời,
  • 20:28 - 20:34
    chính là ta đang đi tìm sự khổ đau.
    Tại sao? Bởi vì tất cả mọi thứ trên đời,
  • 20:34 - 20:39
    những thứ trên thế gian vốn dĩ
    là vô thường, luôn có thể thay đổi,
  • 20:39 - 20:44
    ngoài tầm kiểm soát của ta, không đáng
    tin cậy, về cơ bản là không đáng tin cậy,
  • 20:44 - 20:50
    và nếu bạn cố bám víu và gắn bó với
    những gì mà bản chất không đáng tin cậy,
  • 20:50 - 20:55
    bản chất là vô thường,
    thì điều gì sẽ xảy ra? Bạn sẽ khổ đau.
  • 20:55 - 21:00
    Đó là ý tưởng rất cơ bản của đạo Phật,
    nếu mọi thứ là vô thường,
  • 21:00 - 21:06
    đau khổ phải xảy ra như một hệ quả.
    Vậy nên hãy suy nghĩ về điều đó.
  • 21:06 - 21:10
    Thật là như vậy, nó thực sự là có vấn đề,
  • 21:10 - 21:14
    và nhiều khi có người nói,
    “nếu muốn là một Phật tử tốt,
  • 21:14 - 21:17
    thì điều tôi nên làm chỉ là
    tránh mọi dính mắc”.
  • 21:17 - 21:20
    Phải vậy không? Bạn hãy thử xem, để coi
    nó hoạt động như thế nào trong cuộc sống.
  • 21:20 - 21:24
    Hãy thử tránh mọi dính mắc,
    và câu trả lời là không thể nào
  • 21:24 - 21:29
    tránh được mọi dính mắc, có thể nếu bạn là
    A-la-hán, và thường ở thời điểm này,
  • 21:29 - 21:32
    tôi muốn hỏi có bao nhiêu vị A-la-hán
    trong cử tọa ở đây?
  • 21:32 - 21:34
    và thường thì bạn thấy
    không có bao nhiêu, đúng không?
  • 21:34 - 21:37
    Trong cử tọa không có bao nhiêu,
    đó chính là vấn đề,
  • 21:37 - 21:41
    vì bạn không phải A-la-hán,
    nghĩa là bạn sẽ dính mắc. Tại sao?
  • 21:41 - 21:45
    Vì tất cả những thứ này đều xuất phát từ
    ý thức về cái tôi.
  • 21:45 - 21:50
    Khi có nhận thức về một cái tôi bên trong,
    có tính thường hằng, luôn hiện hữu ở đó,
  • 21:50 - 21:55
    cảm giác về cái tôi sẽ coi một số những thứ
    trên thế gian này thuộc về nó.
  • 21:55 - 22:00
    “Những cái này là của tôi
    đây là lĩnh vực kiểm soát của tôi”, ví dụ thế.
  • 22:00 - 22:03
    Ý thức về cái tôi tin rằng
    nó có thể kiểm soát được thế giới,
  • 22:03 - 22:05
    nó quên đi sự vô thường của vạn pháp,
  • 22:05 - 22:10
    và nó như phóng chiếu ý thức về tự ngã
    ra mọi thứ khác,
  • 22:10 - 22:14
    và bởi vì nghĩ mình có thể kiểm soát,
    chúng ta cố gắng nhưng không được.
  • 22:14 - 22:18
    Thế giới luôn vận hành theo
    các nhân và duyên của nó,
  • 22:18 - 22:22
    và khả năng kiểm soát sự vật của chúng ta
    thực sự vô cùng giới hạn.
  • 22:22 - 22:27
    Rồi khi các thứ sụp đổ, chúng ta sầu khổ,
    khóc lóc, tuyệt vọng,
  • 22:27 - 22:31
    bởi vì sự vật không diễn ra theo như
    dự tính, theo như chúng ta muốn,
  • 22:31 - 22:35
    và bởi vì chúng ta không thực sự
    hiểu khái niệm trong nhà Phật về
  • 22:35 - 22:39
    vô thường, về sự không đáng tin cậy.
    Hãy nhớ lấy điều đó nhé.
  • 22:39 - 22:43
    Nếu nhớ điều này bạn sẽ không bám víu
    quá nhiều vào ngọn đuốc rơm nữa,
  • 22:43 - 22:47
    bạn sẽ thấy rằng ngọn đuốc rơm
    vốn có vấn đề, bạn sẽ bị đốt cháy,
  • 22:47 - 22:53
    và nếu bị cháy, bị bỏng,
    dĩ nhiên, sau đó bạn sẽ chết!
  • 22:53 - 22:56
    Đó là điều xảy ra khi bạn bị cháy,
    và đó thực sự là vấn đề cho bạn.
  • 22:56 - 23:00
    Vì vậy, bạn bám víu ít hơn một tí,
    bạn kiếm tìm hạnh phúc và sự hài lòng
  • 23:00 - 23:04
    trong thế gian ở những nơi hơi khác hơn,
    không quá nhiều ở những nơi
  • 23:04 - 23:07
    mà bạn phải bám víu
    và dính mắc quá mạnh.
  • 23:07 - 23:10
    Ẩn dụ ngọn đuốc rơm,
  • 23:10 - 23:15
    một trong những ẩn dụ chủ yếu, cơ bản nhất
    cho vấn đề dục lạc của thế gian.
  • 23:15 - 23:20
    Nếu quay vào nội tâm, sẽ hơi khác một tí
    vì bạn không dính mắc quá mạnh
  • 23:20 - 23:23
    với những trạng thái của tâm,
    nó nhẹ nhàng hơn nhiều
  • 23:23 - 23:26
    đối với những thứ đó.
  • 23:26 - 23:31
    Ẩn dụ thứ 2. Đây là ẩn dụ của
    Đức Phật khi ngài nói về
  • 23:31 - 23:38
    loài chim, về con chim này
    kiểu như chụp được miếng thịt,
  • 23:38 - 23:42
    và dĩ nhiên lấy được miếng thịt
    nó rất sung sướng, phải vậy không?
  • 23:42 - 23:47
    Rồi nó bay lên, giữ miếng thịt
    trong móng vuốt nhỏ và bay đi.
  • 23:47 - 23:51
    Nhưng tất nhiên, có nhiều con chim khác
    cũng muốn có được miếng thịt,
  • 23:51 - 23:54
    bạn khó được yên thân nếu bạn là con chim
    đang giữ miếng thịt.
  • 23:54 - 23:58
    Những con chim khác cũng muốn nó.
    Vậy nên vừa khi nó bay đi,
  • 23:58 - 24:01
    những con chim khác cũng cất cánh,
    đuổi theo con chim kia để chộp lấy nó,
  • 24:01 - 24:04
    tìm cách giật miếng thịt ra
    khỏi móng vuốt của nó,
  • 24:04 - 24:10
    Và Đức Phật dạy, nếu con chim kia không
    buông miếng thịt ra ngay
  • 24:10 - 24:14
    thì chuyện gì sẽ xảy ra cho nó?
    Chắc chắn nó sẽ khổ đau hoặc sẽ chết
  • 24:14 - 24:17
    bởi vì nó sẽ phải giành giật với
    những con chim khác, đúng không?
  • 24:17 - 24:21
    Đó là hệ quả của việc
    nắm giữ miếng thịt.
  • 24:21 - 24:28
    Và các bạn hẳn đã hiểu, miếng
    thịt ở đây là ẩn dụ cho
  • 24:28 - 24:33
    thú vui nhục dục, hay các đối tượng
    giác quan trên đời.
  • 24:33 - 24:38
    Bởi vì khi bạn ôm giữ những thứ đó,
    thì vấn đề là trên thế gian
  • 24:38 - 24:42
    cũng có những người khác ham muốn
    cùng những thứ đó, phải không?
  • 24:42 - 24:46
    Ngay khi bạn tìm được một người
    tuyệt vời để chia xẻ cuộc sống ,
  • 24:46 - 24:49
    bạn nghĩ tới việc
    xây dựng gia đình với họ,
  • 24:49 - 24:52
    bạn sẽ thấy có những người khác cũng
    thích người đó, phải vậy không?
  • 24:52 - 24:56
    Thật phiền nhiễu! Và cho dù bạn thực sự
    có được quan hệ tình cảm tốt đẹp,
  • 24:56 - 25:00
    bạn tìm được người để sống chung,
    tất nhiên bạn thường hơi lo
  • 25:00 - 25:04
    người đó có thể sẽ bỏ bạn,
    có thể họ sẽ tìm thấy một người khác.
  • 25:04 - 25:08
    Luôn có một nỗi quan tâm tiềm ẩn
    bởi vì bạn không thể biết được.
  • 25:08 - 25:11
    Việc này chẳng khác gì việc giành giật
    miếng thịt vậy, đúng không?
  • 25:11 - 25:16
    Chúng ta giành nhau về các thứ trên đời,
    và đời thì đầy những việc như vậy,
  • 25:16 - 25:21
    rõ ràng đó là cách chúng ta sống,
    cách thế giới vận hành, tranh giành
  • 25:21 - 25:25
    nguồn tài nguyên hạn chế.
    Ai cũng muốn có thêm,
  • 25:25 - 25:29
    chẳng ai hoàn toàn toại nguyện,
    không có điểm dừng đối với lòng tham,
  • 25:29 - 25:32
    và bởi vì không có điểm dừng
    đối với tất cả chúng ta,
  • 25:32 - 25:34
    chúng ta tranh giành nguồn tài nguyên hạn chế,
  • 25:34 - 25:37
    luôn muốn có thêm,
    luôn muốn đi đến một nơi khác.
  • 25:37 - 25:42
    Có một câu chuyện hay trong...
    đây là trong bài kinh gọi là
  • 25:42 - 25:46
    “Ratthapala Sutta”, bài kinh rất hay
    mà tôi đề nghị mọi người nên đọc
  • 25:46 - 25:49
    nếu có cơ hội, chuyện một chàng trai trẻ
    con một gia đình rất giàu,
  • 25:49 - 25:54
    và đi xuất gia vào thời Đức Phật.
    Anh ta có mọi thứ trên đời
  • 25:54 - 25:56
    nhưng bỏ đi xuất gia,
    cha mẹ anh ta tìm cách ngăn cản...
  • 25:56 - 25:59
    Tôi sẽ không kể toàn bộ câu chuyện,
    một câu chuyện dài,
  • 25:59 - 26:04
    một chuyện hay, buồn cười,
    và cũng thú vị,
  • 26:04 - 26:06
    đây là một nét đẹp
    của những lời dạy của Đức Phật,
  • 26:06 - 26:10
    nó vừa giải trí thú vị,
    lại vừa sâu sắc, uyên thâm
  • 26:10 - 26:12
    một sự kết hợp tuyệt vời.
  • 26:12 - 26:15
    Dù sao đi nữa, anh ta xuất gia,
    cưỡng lại ý muốn của cha mẹ,
  • 26:15 - 26:18
    cha mẹ anh cực lực chống đối,
    nhưng anh vẫn đi,
  • 26:18 - 26:22
    và rồi anh trở thành một vị a-la-hán.
    Sau khi trở thành a-la-hán anh trở về nhà,
  • 26:22 - 26:25
    cha mẹ anh tìm cách dụ dỗ anh
    trở lại đời sống cư sĩ,
  • 26:25 - 26:28
    “ồ, con hãy về để hưởng tất cả số
    vàng bạc châu báu này.”
  • 26:28 - 26:31
    Anh ta về và vì đã là a-la-hán,
    đã hoàn toàn giác ngộ, anh không màng tới
  • 26:31 - 26:35
    vàng bạc và những thứ như vậy,
    cho nên anh ta kiểu như gạt cha mẹ ra,
  • 26:35 - 26:38
    gọi cha là “gia chủ”,
    đó là một trong những điều tôi nhớ
  • 26:38 - 26:41
    trong bài kinh
    Anh ta gọi người cha là “gia chủ”,
  • 26:41 - 26:43
    tôi thì không bao giờ dám thử
    gọi cha tôi như thế,
  • 26:43 - 26:48
    bởi vì tôi nghĩ gọi vậy
    sẽ tạo rất nhiều rối rắm (cười lớn).
  • 26:48 - 26:50
    “Gia chủ”...OK
  • 26:50 - 26:57
    nhưng ...rồi anh ta nhận ra...,
    cuối cùng cha mẹ anh ta đành bỏ cuộc,
  • 26:57 - 27:00
    và anh ta bỏ đi vào rừng,
    anh ta đi vào rừng,
  • 27:00 - 27:06
    và vị vua cai trị vùng đó ra chào anh ta,
    vị vua đến và hỏi,
  • 27:06 - 27:09
    lúc đó vị vua đã rất già,
    vua hỏi Ratthapala
  • 27:09 - 27:13
    “Ôi, ngươi có tất cả mọi thứ ,
    có học vấn cao,
  • 27:13 - 27:16
    có gia đình danh giá,
    có tiền bạc của cải, bạn bè,
  • 27:16 - 27:21
    có mọi thứ trên đời, cớ sao mà lại
    đi tu? Ngươi điên à?”
  • 27:21 - 27:24
    Không, ông vua không nói thế, tôi tự thêm vào,
    câu đó không có trong kinh,
  • 27:24 - 27:27
    tôi thêm vào chút ít cho thú vị...
  • 27:27 - 27:30
    Bởi vì quá kính ngưỡng vua không thể
    hỏi một câu như thế,
  • 27:30 - 27:34
    nhưng ông hỏi,
    “tại sao người lại đi tu? Có phải vì...
  • 27:34 - 27:38
    lý do là gì?”
    Ratthapala trả lời,
  • 27:38 - 27:42
    “vâng, bởi vì tôi hiểu
    bốn chân lý (nguyên tắc) của Pháp”,
  • 27:42 - 27:48
    và một trong bốn chân lý đó là
    thế gian là nô lệ của tham ái,
  • 27:48 - 27:52
    là vô độ,
    là kẻ nô lệ của ham muốn.
  • 27:52 - 27:56
    Bạn không làm chủ được, đây là lý do
    vì sao đôi khi chúng ta thích có ham muốn
  • 27:56 - 27:58
    bởi vì chúng ta nghĩ mình làm chủ,
  • 27:58 - 28:02
    ham muốn này là của tôi, tôi sẽ dùng nó
    làm phương tiện để đạt được các thứ.
  • 28:02 - 28:07
    Không, nó hoàn toàn ngược lại, một lần nữa
    Đức Phật đã xoay thế gian 180 độ.
  • 28:07 - 28:10
    Sự thật ngược lại, bạn là nô lệ,
    tham ái là chủ.
  • 28:10 - 28:14
    Bạn nói, “vâng ạ, thưa chủ nhân,
    hãy dẫn tôi đi bất cứ nơi nào ngài muốn”,
  • 28:14 - 28:19
    và bạn đi theo người chủ. Tham ái là chủ
    của bạn. Bạn có thấy điều đó không?
  • 28:19 - 28:22
    Lý do bạn không thấy được là vì
    bạn có ý thức về cái tôi,
  • 28:22 - 28:25
    nó bảo bạn là người chỉ huy,
    và bạn đang làm những thứ này,
  • 28:25 - 28:28
    nhưng thực ra không đúng.
    Sự thật, tham ái chỉ huy
  • 28:28 - 28:33
    và bạn đi theo như con chó ngu ngốc
    bị cột dây dẫn đi hay tương tự như thế,
  • 28:33 - 28:35
    bị dắt đi ngã này, đi ngã kia,
  • 28:35 - 28:38
    “vâng, thưa ngài, bây giờ ngài
    muốn đi đâu nữa?”
  • 28:38 - 28:41
    Đó là tham ái đấy, và thật là
    đáng sợ khi nghĩ về điều này.
  • 28:41 - 28:45
    Vậy đây là những gì Ratthapala nói với
    vua, và vị vua trả lời,
  • 28:45 - 28:47
    “Ta không hiểu,
    ngài đang nói về cái gì vậy?”
  • 28:47 - 28:53
    Ratthapala nói, “ Vâng, thưa bệ hạ,
    hãy tưởng tượng
  • 28:53 - 28:56
    ngài đã giàu có,
    ngài có một vương quốc rộng lớn,
  • 28:56 - 29:01
    có vàng bạc chất đầy trong những
    nhà kho khổng lồ, ngài có lúa gạo,
  • 29:01 - 29:05
    ngài có mọi thứ trong vương quốc to lớn
    này, nhưng thử nghĩ xem, nếu có người đi từ
  • 29:05 - 29:10
    phía tây đến thưa “Tâu bệ hạ,
    ở phía tây vương quốc của ngài
  • 29:10 - 29:14
    có một vương quốc khác
    đầy vàng bạc, kho báu tràn đầy,
  • 29:14 - 29:18
    có đủ các loại voi và ngựa
    và nhiều thứ khác như vậy”
  • 29:18 - 29:22
    Voi, ngựa và gia súc
    là những thứ phần lớn
  • 29:22 - 29:25
    được xem là sự giàu có vào thời đó.
  • 29:25 - 29:29
    “Nhưng mặc dù vương quốc
    phía tây này có tất cả những thứ đó,
  • 29:29 - 29:34
    binh lính của họ yếu kém hơn ngài.
    Nếu muốn, ngài có thể chiếm lĩnh đất nước đó.
  • 29:34 - 29:37
    Ngài sẽ làm gì, thưa bệ hạ?”
  • 29:37 - 29:41
    Nhà vua trả lời,
    “ồ, tất nhiên ta sẽ chiếm lấy nó!”
  • 29:41 - 29:46
    Và, như thể lấn chiếm nước khác là điều
    tất nhiên nếu mình có thể làm được,
  • 29:46 - 29:49
    vị sư hỏi tiếp, “và, nếu có
    người khác đến từ phía bắc,
  • 29:49 - 29:52
    và cũng nói y như vậy,
    Bệ hạ sẽ làm gì?”
  • 29:52 - 29:54
    “Ồ, ta cũng sẽ lấn chiếm
    nước đó”.
  • 29:54 - 29:58
    “Nếu một người khác đến từ phía đông?”
    “Cũng chiếm luôn nước đó”
  • 29:58 - 30:02
    “Từ phía nam?” “Chiếm nó luôn”.
    “Ở lục địa khác?” “Chiếm luôn!”
  • 30:02 - 30:04
    “Có vương quốc nào
    ngài sẽ không chinh phục?”
  • 30:04 - 30:07
    Một lần nữa, không có câu hỏi đó,
    nhưng nó có hàm ý,
  • 30:07 - 30:10
    “Tất nhiên là không! Phải chinh phục bất kỳ
    cái gì nếu nó yếu hơn ta,
  • 30:10 - 30:14
    ta sẽ chinh phục nó”
    Vậy lòng ham muốn dừng ở đâu?
  • 30:14 - 30:18
    Nó không có giới hạn, phải không?
    Nó chỉ gia tăng, gia tăng, gia tăng,
  • 30:18 - 30:22
    và một khi đã có cả trái đất này,
    bạn sẽ nhắm tới Hỏa tinh
  • 30:22 - 30:26
    và có thể cả Kim tinh,
    bởi vì bạn chưa hài lòng.
  • 30:26 - 30:29
    Và rồi tiếp đến Thái dương hệ
    rồi thiên hà tiếp theo.
  • 30:29 - 30:33
    Và tôi đoán lý do tại sao tất cả các nhà
    vật lý học đều có ý tưởng về đa vũ trụ,
  • 30:33 - 30:36
    các bạn đã nghe về đa vũ trụ chưa?
    Ý tưởng này trong thiên văn học,
  • 30:36 - 30:40
    cho rằng không phải chỉ có một vũ trụ
    mà có nhiều vũ trụ.
  • 30:40 - 30:44
    Tôi nghĩ họ thấy rằng với lòng
    tham, khi toàn vũ trụ là của bạn
  • 30:44 - 30:49
    thì lòng tham sẽ đi về đâu?
    “OK tốt hơn nên xây dựng, tạo nên đa vũ trụ,
  • 30:49 - 30:52
    như vậy họa may mới
    thỏa mãn được lòng tham của chúng ta”.
  • 30:52 - 30:56
    Tôi nghĩ quan niệm đa vũ trụ
    xuất phát từ đó, có thể là một động lực
  • 30:56 - 31:03
    tiềm ẩn trong tiềm thức của lòng tham
    đã làm nảy sinh ý tưởng về
  • 31:03 - 31:07
    đa vũ trụ. Đây là một tư tưởng nghịch thuyết,
    đừng nói với bất kỳ nhà thiên văn nào
  • 31:07 - 31:10
    họ sẽ bảo các bạn
    tôi là một người ngớ ngẩn, ngu dốt.
  • 31:10 - 31:13
    Tôi không rành về thiên văn học
    hay vật lý học, dĩ nhiên.
  • 31:13 - 31:15
    Nhưng dù sao nghe cũng có vẻ hợp lý,
    đúng không?
  • 31:15 - 31:19
    Bởi vì lòng tham là vô cùng,
    không có giới hạn, nó vẫn tiếp tục,
  • 31:19 - 31:23
    tiếp tục và tiếp tục. Đây chính là vấn đề.
    Chuyện là như vậy
  • 31:23 - 31:28
    là tại sao không bao giờ đủ, không bao giờ
    đủ để thỏa mãn mọi người,
  • 31:28 - 31:32
    đây là tại sao chúng ta tham lam, ham muốn,
    một trong những lý do tại sao chúng ta có vụ
  • 31:32 - 31:37
    điều tra qua Ủy Ban Ngân Hàng Hoàng Gia ở Úc
    hiện nay, bởi vì con người quá tham lam
  • 31:37 - 31:40
    và khi không có đủ thì giành giật.
    Nơi làm việc đầy trò chính trị,
  • 31:40 - 31:44
    người ta giành giật ở sở làm,
    tìm cách hạ thấp người khác,
  • 31:44 - 31:48
    tự tâng bốc mình lên
    để được thăng chức
  • 31:48 - 31:51
    hay được tiền thưởng hay cái gì đó,
    và những thứ này chính là vấn đề,
  • 31:51 - 31:55
    giành giật các thứ,
    luôn tìm cách tiến thân,
  • 31:55 - 31:58
    và sẽ có nhiều tổn thất
    đó là điều khó tránh.
  • 31:58 - 32:03
    Vậy thì, theo tôi, đây là một vấn đề
    khó khăn của dục lạc,
  • 32:03 - 32:09
    dục lạc vốn chứa đầy xung đột,
    vốn hay dẫn đến bạo động,
  • 32:09 - 32:13
    dẫn đến chiến tranh
    và mọi vấn đề khác, đúng không?
  • 32:13 - 32:16
    Các bạn có thể thấy
    tại sao nó phải như vậy,
  • 32:16 - 32:20
    bởi vì không bao giờ có đủ cho
    tất cả mọi người, vì lòng tham là vô tận,
  • 32:20 - 32:24
    và chúng ta muốn những thứ giống nhau,
    và cuối cùng chúng ta sẽ giành nhau,
  • 32:24 - 32:28
    tranh giành gia tài,
    tranh giành chức vụ,
  • 32:28 - 32:32
    tranh giành miếng bánh cuối cùng,
    là trẻ con thì giành nhau đồ chơi.
  • 32:32 - 32:35
    Dù đó là gì, thế giới dục lạc luôn có
  • 32:35 - 32:39
    xu hướng dẫn tới tranh chấp và bạo động.
  • 32:39 - 32:42
    Hãy suy nghĩ về điều đó, nó thật là
    đáng chán trong một nghĩa nào đó, đúng không?
  • 32:42 - 32:47
    Ta không thể thực sự có một thế giới yên ổn
    khi còn có hệ lụy với dục lạc.
  • 32:47 - 32:51
    Vậy đó là ẩn dụ thứ hai của
    Đức Phật
  • 32:51 - 32:53
    và theo tôi đó là một ẩn dụ đầy uy lực.
  • 32:53 - 33:00
    Ẩn dụ thứ ba của Đức Phật,
    không phải thứ ba của ngài, mà là
  • 33:00 - 33:05
    ẩn dụ thứ ba trong buổi giảng này,
    là ẩn dụ về giấc mơ.
  • 33:05 - 33:08
    Đức Phật dạy rằng những thú vui dục lạc
    giống như một giấc mơ.
  • 33:08 - 33:12
    Chúng ta nói về thế giới không thực,
    đôi khi như một ảo tưởng,
  • 33:12 - 33:17
    như một sự phóng chiếu của tâm,
    hão huyền, và dục lạc,
  • 33:17 - 33:21
    những thú vui dục lạc cũng thế.
    Nếu suy tư về nó một lần nữa,
  • 33:21 - 33:26
    sẽ thấy khá rõ ràng tại sao lại như vậy.
    Những ẩn dụ này, theo tôi,
  • 33:26 - 33:31
    rất dễ hiểu. Tại sao lại như vậy?
    Tại sao nó như một giấc mộng?
  • 33:31 - 33:35
    Lý do là bởi vì
    cách chúng ta suy nghĩ về các thứ,
  • 33:35 - 33:38
    cách chúng ta suy nghĩ về những sở hữu,
    cách chúng ta suy nghĩ,
  • 33:38 - 33:40
    khi tôi có được nhà mới này,
    khi tôi có được chiếc xe này,
  • 33:40 - 33:43
    khi tôi có được quan hệ tình yêu này
    hay bất kỳ cái gì khác,
  • 33:43 - 33:47
    ý tưởng trong đầu bạn
    rất khác với thực tế, đúng không?
  • 33:47 - 33:51
    Chúng ta biết rằng, nhất là trong
    quan hệ tình yêu, khi bạn yêu ai,
  • 33:51 - 33:55
    bạn có ý tưởng
    về một người bạn đời hoàn hảo,
  • 33:55 - 33:58
    bạn không thể tìm thấy
    bất cứ điểm tiêu cực nào về họ cả,
  • 33:58 - 34:04
    bởi vì bạn quá thiên kiến,
    bạn chỉ nhìn thấy một mặt của họ.
  • 34:04 - 34:07
    Nhưng dĩ nhiên thực tế
    rộng lớn hơn nhiều.
  • 34:07 - 34:11
    Vậy nên thực tế hóa ra
    rất, rất khác với sự tưởng tượng.
  • 34:11 - 34:14
    Điều đó cũng đúng với những thứ nhỏ hơn
    trong đời sống. Bạn có xe mới,
  • 34:14 - 34:18
    bạn mơ ước đủ thứ về xe này,
    đối với vài người, không phải với tất cả,
  • 34:18 - 34:22
    nhưng một số người có những
    mơ tưởng như thế, nhưng trên thực tế,
  • 34:22 - 34:25
    sau khi lái được vài tuần,
    nó trở thành bình thường trở lại,
  • 34:25 - 34:28
    và rồi trí tưởng tượng lại tiếp tục,
    lại xây đắp.
  • 34:28 - 34:32
    Tôi nhớ hồi tôi còn trẻ,
    nghĩa là cách đây đã lâu,
  • 34:32 - 34:37
    nhưng vẫn còn trẻ, (cười lớn)
    lúc còn ở đại học,
  • 34:37 - 34:41
    ví dụ, cách đây đã 30 năm
    hay hơn thế,
  • 34:41 - 34:44
    tôi nhớ là có suy nghĩ về
    tương lai của mình, và tôi nghĩ,
  • 34:44 - 34:48
    ấy, ta sẽ có một việc làm thật tốt,
    sẽ kiếm được thật nhiều tiền,
  • 34:48 - 34:53
    sẽ làm đủ thứ điều thú vị,
    sẽ có một người vợ như thế này
  • 34:53 - 34:57
    như thế kia, sẽ sống
    hạnh phúc, sẽ có…
  • 34:57 - 35:01
    mọi thứ sẽ tốt lành, sẽ có
    bạn tốt, và những thứ như vậy,
  • 35:01 - 35:04
    thật ra không hẳn như vậy,
    tôi nói thêm vào,
  • 35:04 - 35:07
    nhưng cũng gần giống như thế,
    giấc mơ về tương lai,
  • 35:07 - 35:11
    nhất là mơ về, các bạn biết đấy,
    bạn gái và vợ, những thứ đó,
  • 35:11 - 35:15
    có ngôi nhà đẹp, và bạn có thể thấy
    nó phí thì giờ biết bao, phải không?
  • 35:15 - 35:19
    Khi nhìn lại thì thấy đó là một
    lầm lẫn hoàn toàn!
  • 35:19 - 35:23
    Khi nói ước mơ thường không đúng
    thì đây gần như là tột đỉnh của sai lạc.
  • 35:23 - 35:27
    Hoàn toàn sai. Nhưng thực tế là,
    đối với tất cả chúng ta,
  • 35:27 - 35:29
    ít nhiều là như thế,
  • 35:29 - 35:32
    bạn mơ ước một thứ gì đó, bạn
    hình dung nó sẽ là như thế,
  • 35:32 - 35:35
    và thực tế nó luôn luôn khác, phải không?
  • 35:35 - 35:39
    Cuộc đời giống như giấc mơ, hướng tới
    những điều không bao giờ xảy ra,
  • 35:39 - 35:41
    và rồi, khi có được những thứ đó,
  • 35:41 - 35:44
    và nhận ra rằng
    nó không như giấc mơ,
  • 35:44 - 35:47
    bạn nghĩ đến những thứ khác,
    thay đổi giấc mơ chút xíu,
  • 35:47 - 35:49
    nhưng nó vẫn là một giấc mơ,
    nó sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
  • 35:49 - 35:53
    Chúng ta sống trong đời này
    một đời sống nhằm đạt được một điều gì đó,
  • 35:53 - 35:58
    chúng ta sống đời sống trong mơ
    mà thực tế không bao giờ như vậy.
  • 35:58 - 36:00
    Phần lớn cuộc sống là như vậy,
    và đó là một trong những lý do
  • 36:00 - 36:04
    tại sao sự tỉnh thức (mindfulness) là việc quá khó làm,
    bởi vì nếu bạn sống trong mơ,
  • 36:04 - 36:08
    trong tham lam, trong ham muốn,
    tâm bạn luôn hướng về một thứ khác,
  • 36:08 - 36:12
    không bao giờ thực sự hạnh phúc
    ở giây phút hiện tại.
  • 36:12 - 36:13
    Vậy nên khi bạn buông bỏ những thứ đó,
  • 36:13 - 36:17
    tâm bạn sẽ an trú nhiều hơn
    trong giây phút hiện tại.
  • 36:17 - 36:20
    Đó là ẩn dụ về giấc mơ.
  • 36:20 - 36:24
    Một ẩn dụ khác mà tôi rất thích
    trong kinh
  • 36:24 - 36:28
    là ẩn dụ về đồ vay mượn.
    Đức Phật dạy rằng
  • 36:28 - 36:33
    “hãy tưởng tượng một người giàu có”
    ngày xưa, người giàu
  • 36:33 - 36:37
    khá khiêm tốn so với người giàu
    thời nay, người giàu ấy đánh xe,
  • 36:37 - 36:41
    ô xin lỗi, không phải người giàu, tôi muốn nói
    một người bình thường mượn
  • 36:41 - 36:44
    những vật dụng của người giàu.
    Vì vậy, anh ta mượn cỗ xe đẹp,
  • 36:44 - 36:48
    đồ trang sức quý giá,
    như bông tai đẹp và những thứ như vậy,
  • 36:48 - 36:50
    và như thế được xem là
    người giàu có vào thời đó,
  • 36:50 - 36:53
    cỗ xe đẹp và bông tai đẹp,
  • 36:53 - 36:58
    anh đánh chiếc xe đi loanh quanh,
    với đôi bông tai đẹp,
  • 36:58 - 37:05
    anh ta đánh xe đi quanh phố,
    khiêm tốn,
  • 37:05 - 37:08
    và thiên hạ nhìn anh ta,
    “trông kìa, hãy nhìn ông đại phú,
  • 37:08 - 37:12
    “ông ta rất giàu, đó là cách
    hưởng thụ của người giàu!”
  • 37:12 - 37:15
    Thiên hạ nói như thế về anh ta,
    và dĩ nhiên khi thiên hạ chỉ vào bạn,
  • 37:15 - 37:19
    và nói, “ông thật giàu có”, cái tôi của bạn
    bắt đầu được thổi phồng lên ngay, đúng không?
  • 37:19 - 37:23
    “Phải, ta là người quan trọng,
    ta giàu có, các người thua ta.”
  • 37:23 - 37:25
    “Ta hơn vì ta giàu có
    hơn các người”
  • 37:25 - 37:29
    Điều này thường xảy ra nếu bạn giàu có,
    bạn bắt đầu thấy mình quan trọng hơn.
  • 37:29 - 37:32
    Đó chỉ là điều tất yếu, thế thôi
    nhưng thật đáng tiếc
  • 37:32 - 37:34
    đó là thực tế của nhân loại,
  • 37:34 - 37:37
    chúng ta là như thế đó.
    Đó là thực tế của cuộc đời.
  • 37:37 - 37:41
    Và dĩ nhiên, bởi vì đây là những thứ
    vay mượn, khi người chủ trở về
  • 37:41 - 37:46
    và lấy lại cỗ xe, lấy lại
    bông tai, thì anh ta cảm thấy thế nào?
  • 37:46 - 37:51
    Anh ta cảm thấy trần trụi, cảm thấy như
    những gắn bó anh ta có
  • 37:51 - 37:55
    trên những thứ này, thứ nọ,
    ý thức về con người mình
  • 37:55 - 37:59
    qua sự sở hữu những thứ đó,
    đột nhiên bị lấy mất đi.
  • 37:59 - 38:02
    Bạn cảm thấy trơ trụi,
    thấy một cái gì đó mất đi,
  • 38:02 - 38:06
    “Ủa, té ra tôi đâu giàu có gì!”
    Giống như bạn bị sốc, bạn
  • 38:06 - 38:11
    quên rằng những đồ đạc đó toàn là
    vay mượn, đó là vấn đề.
  • 38:11 - 38:15
    Và thực tế cuộc sống của chúng ta
    chỉ toàn đồ vay mượn.
  • 38:15 - 38:19
    Đồ gì vay mượn ở đời?
    Nếu bạn suy nghĩ một chút
  • 38:19 - 38:23
    hầu như tất cả những gì chúng ta có
    trên đời này đều là vay mượn, phải không?
  • 38:23 - 38:26
    Mọi thứ bạn sở hữu trong đời,
    quan hệ tình cảm,
  • 38:26 - 38:30
    tình bằng hữu,
    cơ thể vật lý của bạn,
  • 38:30 - 38:33
    rút cục cũng là vay mượn.
    Tại sao gọi là vay mượn?
  • 38:33 - 38:38
    Bởi vì rất thường xuyên khi tự nhiên đến,
    vô thường đến, sự không chắc chắn đến
  • 38:38 - 38:43
    và cướp nó đi, và chẳng có gì bạn có thể
    làm để ngăn chận, hay giữ nó lại.
  • 38:43 - 38:48
    Vào giờ phút cuối cùng, khi bạn chết,
    bạn sẽ phải rời mọi thứ.
  • 38:48 - 38:53
    Gần như mọi thứ trên đời, nhất là
    những thứ trong thế giới của giác quan,
  • 38:53 - 38:58
    đều là của vay mượn - bạn không thể
    nắm giữ chúng, phải bỏ lại thôi.
  • 38:58 - 39:02
    Điều này có nghĩa là gì?
    Và nó thực sự rất...tôi chẳng biết,
  • 39:02 - 39:05
    nó rất mạnh mẽ, các bạn biết không,
    nếu các bạn suy nghĩ về cuộc đời,
  • 39:05 - 39:07
    nếu bạn vay mượn một thứ gì,
    bạn thuê một thứ gì,
  • 39:07 - 39:10
    tỷ như thuê một căn hộ
    trong vài tháng,
  • 39:10 - 39:13
    bạn sẽ đầu tư
    bao nhiêu vào
  • 39:13 - 39:15
    một căn hộ bạn thuê
    của người khác?
  • 39:15 - 39:18
    Không nhiều lắm, bởi vì bạn sẽ không
    được hưởng gì mấy từ sự đầu tư đó,
  • 39:18 - 39:21
    chính người chủ nhân mới hưởng,
    không phải bạn.
  • 39:21 - 39:23
    Vì vậy, nếu mọi thứ trong đời bạn
    đều là của vay mượn,
  • 39:23 - 39:27
    nghĩa là bạn sẽ bắt đầu bớt đầu tư
    vào những thứ vay mượn trên đời,
  • 39:27 - 39:31
    và thay vào đó, bạn sẽ khởi sự đầu tư vào
    những thứ thực sự vượt xa hơn thế,
  • 39:31 - 39:37
    những thứ có chiều sâu hơn, có
    ý nghĩa sâu sắc và thỏa nguyện hơn .
  • 39:37 - 39:41
    Đó là gì? Sự khác biệt ở đây
    tất nhiên là
  • 39:41 - 39:45
    giữa việc chỉ tập trung
    vào kiếp sống nhỏ bé này,
  • 39:45 - 39:48
    vào mảnh đời ngắn ngủi
    của chúng ta ở đây và bây giờ,
  • 39:48 - 39:52
    và so sánh nó với sự hiện hữu mà ta có,
    theo quan điểm Phật giáo,
  • 39:52 - 39:57
    sự hiện hữu rộng lớn bao gồm cả
    những kiếp sống trong quá khứ và tương lai,
  • 39:57 - 40:02
    đó là bức tranh toàn cảnh, to rộng hơn
    rất nhiều cái thực tế nhỏ bé mà chúng ta
  • 40:02 - 40:06
    biết đến bây giờ, trong kiếp sống này.
    Đây là lý do tại sao ý tưởng về sự tái-sanh,
  • 40:06 - 40:10
    tái-hiện hữu, tái-tử,
    tái-mọi thứ là rất quan trọng,
  • 40:10 - 40:14
    bởi vì nó thay đổi sự tính toán của bạn
    về điều gì là quan trọng,
  • 40:14 - 40:17
    chúng ta nên sống thế nào,
    điều gì quan trọng trong cuộc sống?
  • 40:17 - 40:21
    Cái gì không phải là hàng vay mượn
    theo ý nghĩa này?
  • 40:21 - 40:24
    Cái không phải là hàng vay mượn
    chính là tâm của bạn. Tại sao?
  • 40:24 - 40:28
    Bởi vì tâm bạn là cái vượt ra khỏi
    cuộc sống bình thường này
  • 40:28 - 40:30
    và bạn mang nó theo bạn vào tương lai.
  • 40:30 - 40:34
    Nếu bạn trau dồi một cái tâm tốt đẹp
    trong đời này, nếu bạn trau dồi
  • 40:34 - 40:37
    một cái tâm nhẹ nhàng, đầy đủ phước đức,
    niềm vui và những phẩm chất tốt,
  • 40:37 - 40:42
    đó là những thứ bạn mang theo bạn vào
    tương lai. Và đừng lầm lẫn,
  • 40:42 - 40:46
    điều đó có thể làm được, bạn có thể thay đổi,
    bạn có thể trở nên tươi sáng hơn,
  • 40:46 - 40:48
    bạn có thể trở nên hạnh phúc hơn.
    Nó là một quá trình tuần tự,
  • 40:48 - 40:53
    đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm, nhưng có thể
    làm được. Chúng ta làm như thế nào?
  • 40:53 - 41:03
    Cách chúng ta làm không phải
    là cách quá chú trọng vào kết quả
  • 41:03 - 41:06
    và những mục tiêu trong đời sống này,
  • 41:06 - 41:10
    mà tập trung nhiều hơn vào quá trình,
    tập trung nhiều hơn vào cách
  • 41:10 - 41:15
    chúng ta đạt được những thứ này,
    thay vì chỉ cốt đạt được mục tiêu.
  • 41:15 - 41:17
    Và, theo tôi đây là một trong
  • 41:17 - 41:20
    những điều cốt lõi và
    sự khác biệt cốt lõi trong đời sống.
  • 41:20 - 41:23
    Đại đa số con người,
    vì chúng ta thích thú trong cõi dục,
  • 41:23 - 41:28
    trong vật chất, chúng ta luôn muốn
    gia tăng những dục lạc trên đời,
  • 41:28 - 41:33
    chúng ta nhắm vào những mục đích đó,
    làm sao để đạt chúng, và vấn đề thường là
  • 41:33 - 41:37
    mục tiêu biện minh cho phương tiện,
    cứu cánh biện minh cho phương tiện.
  • 41:37 - 41:41
    Một trong những câu nói của người xưa mà
    dĩ nhiên là hoàn toàn vô nghĩa
  • 41:41 - 41:45
    theo quan điểm nhà Phật,
    vì chúng ta muốn đạt được những mục tiêu đó
  • 41:45 - 41:49
    và bất kỳ phương tiện nào chúng ta sử dụng
    để đạt được đều không thành vấn đề.
  • 41:49 - 41:51
    Dĩ nhiên, vấn đề là với cách đó
  • 41:51 - 41:53
    bạn có thể đạt được
    rất nhiều thứ trong đời này,
  • 41:53 - 41:58
    bạn làm cho cuộc sống này rất đẹp,
    bạn có đủ mọi thứ trong đời này,
  • 41:58 - 42:03
    nhưng như một phần tất yếu
    bạn dùng mọi con đường tắt,
  • 42:03 - 42:06
    bạn làm những điều tồi tệ với người khác.
    Khi đến cuối cuộc đời,
  • 42:06 - 42:09
    hãy tưởng tượng bạn cảm thấy thế nào.
    Khi đến cuối cuộc đời,
  • 42:09 - 42:11
    bạn đã gầy dựng được mọi thứ,
  • 42:11 - 42:15
    và tất cả những điều bạn gây dựng nên
    chúng là sở hữu của thế gian này,
  • 42:15 - 42:20
    chúng là đồ vay mượn, bây giờ bạn
    sẽ phải từ bỏ tất cả những thứ này,
  • 42:20 - 42:25
    trong khi đó, bạn đã làm rất nhiều
    điều bất thiện khiến tâm bạn trĩu xuống,
  • 42:25 - 42:27
    khiến nó đen tối hơn một chút,
    khó chịu hơn một chút,
  • 42:27 - 42:32
    nặng nề hơn một chút. Đó là tất cả
    những gì bạn còn lại khi chết.
  • 42:32 - 42:34
    Bạn cảm thấy thế nào?
  • 42:34 - 42:37
    Bạn cảm thấy như đã bỏ phí một cơ hội.
    Bạn cảm thấy chẳng còn gì nữa cả,
  • 42:37 - 42:40
    bạn như có cảm giác
    trống rỗng và hoang mang,
  • 42:40 - 42:45
    “Ta đã lãng phí cơ hội,
    ta đã sống một cuộc đời chỉ tập trung
  • 42:45 - 42:49
    vào những thứ thuộc về thế gian này,
    ta không thể mang theo thứ gì
  • 42:49 - 42:52
    ngoại trừ sự bất thiện
    ta đã từng làm,
  • 42:52 - 42:56
    và nó đã hại ta rồi, tương lai
    bây giờ thấy rất mù mịt”.
  • 42:56 - 42:59
    Đây là vấn đề khi chỉ biết
    chú trọng vào những thứ đó.
  • 42:59 - 43:03
    Bởi vậy, thay vì chú trọng vào mục tiêu,
    thay vì chú trọng vào kết quả,
  • 43:03 - 43:08
    quan điểm của đạo Phật là chú tâm
    vào quá trình, vào cách thức,
  • 43:08 - 43:11
    cách chúng ta đạt được những mục tiêu đó,
    cách chúng ta đạt được điều đó,
  • 43:11 - 43:16
    và rồi, nếu không đạt được mục tiêu,
    nếu không đạt được những điều
  • 43:16 - 43:19
    mà chúng ta muốn đạt được trong đời,
    thì cũng chẳng sao cả,
  • 43:19 - 43:23
    bởi vì bằng cách chú trọng vào quá trình,
    chúng ta đã tự nâng mình lên,
  • 43:23 - 43:25
    tự làm cho tâm tươi sáng hơn,
  • 43:25 - 43:28
    và khi đến cuối cuộc đời,
    chúng ta cảm thấy
  • 43:28 - 43:32
    “OK, có thể ta không đạt được gì mấy
    trong đời này, nhưng có sao đâu?
  • 43:32 - 43:36
    Tất cả đều phải bỏ lại thôi,
    điều duy nhất ta đạt được là vun bồi
  • 43:36 - 43:40
    cho tâm được tươi sáng và hạnh phúc hơn”.
    Và, kỳ lạ thay, ở giờ phút này
  • 43:40 - 43:44
    đó là điều duy nhất quan trọng,
    mọi thứ khác đều không đáng kể.
  • 43:44 - 43:48
    Vì vậy nó thay đổi dự tính của bạn.
    Ẩn dụ về đồ vay mượn,
  • 43:48 - 43:51
    khiến bạn nhìn cuộc đời
    một cách hoàn toàn khác hẳn.
  • 43:51 - 43:54
    Đó là điều có tác động mạnh
    và tuyệt diệu.
  • 43:54 - 43:58
    Các bạn biết không, những người
    đã chọn con đường tắt,
  • 43:58 - 44:02
    có lẽ có vài thứ
    đã được phát hiện bởi
  • 44:02 - 44:06
    Ủy ban Ngân hàng Hoàng Gia (điều tra tham nhũng)
    và những việc như thế, tại sao họ làm vậy?
  • 44:06 - 44:09
    Họ tập trung vào mục tiêu,
    không tập trung vào quá trình,
  • 44:09 - 44:12
    và khi làm như vậy,
    họ đã tự đánh lừa mình,
  • 44:12 - 44:16
    họ đã phạm sai lầm,
    và tạo sự bất thiện trong tâm,
  • 44:16 - 44:19
    đồng thời
    chạy theo những thứ trần tục
  • 44:19 - 44:24
    vốn dĩ là
    vô thường và lắm vấn đề.
  • 44:24 - 44:28
    Vậy thì đó là
    ẩn dụ về đồ vay mượn.
  • 44:28 - 44:35
    Ẩn dụ tiếp theo là ẩn dụ
    về rừng rậm hay khu rừng.
  • 44:35 - 44:39
    Đức Phật dạy, hãy tưởng tượng
    hai người sống trong làng,
  • 44:39 - 44:43
    hay trong một thành phố,
    và họ đi vào khu rừng.
  • 44:43 - 44:45
    Khi vào rừng,
  • 44:45 - 44:50
    người thứ nhất đi vào
    rừng, nhìn quanh,
  • 44:50 - 44:54
    khu rừng rất tối,
    rậm rạp và dày đặc,
  • 44:54 - 44:57
    anh ta không thể thấy xa
    về bất kỳ hướng nào,
  • 44:57 - 44:59
    nhưng anh ta cứ đi lang thang trong rừng,
  • 44:59 - 45:05
    tìm những thứ có thể khiến anh ta vui,
    thế rồi anh ta đến trước một cây xoài,
  • 45:05 - 45:09
    “tuyệt!”, cây xoài xum xuê đầy quả chín
    trên cây, anh ta trèo lên,
  • 45:09 - 45:13
    anh ta trèo lên cây xoài,
    ngồi trên cây hái xoài ăn,
  • 45:13 - 45:17
    và lúc anh đang ăn,
    vì xoài rất ngon.
  • 45:17 - 45:19
    Quý vị ở đây có ai
    không thích xoài?
  • 45:19 - 45:23
    Ai cũng thích xoài chín ngon ngọt,
    ...có thể không phải tất cả mọi người,
  • 45:23 - 45:26
    luôn có thể có
    những người khác biệt,
  • 45:26 - 45:29
    nhưng đa số ai cũng thích xoài chín.
  • 45:29 - 45:34
    Anh ta trèo lên cây, thưởng thức
    xoài chín, và vì mải mê,
  • 45:34 - 45:37
    anh mất sự chú ý, không biết gì đến
    xung quanh, “ồ, xoài ngon quá!”
  • 45:37 - 45:43
    và cứ ngồi đó, kiểu như
    say sưa với xoài.
  • 45:43 - 45:47
    Thế rồi, có người đàn ông khác đến.
    Các bạn nghĩ rượu là tệ,
  • 45:47 - 45:50
    nhưng có lẽ xoài còn tệ hơn,
    ở một khía cạnh nào đó.
  • 45:50 - 45:53
    Khi người kia đến,
    anh này thì không biết
  • 45:53 - 45:54
    cách trèo cây, anh ta nghĩ
  • 45:54 - 45:58
    “A, mấy trái xoài ngon lành kia,
    làm sao hái được chúng đây, hừm, OK.”
  • 45:58 - 46:03
    Anh ta bèn rút cái rìu ra,
    bắt đầu chặt ở gốc cây xoài.
  • 46:03 - 46:07
    Đức Phật dạy, “nếu người
    đang ngồi trên cây xoài đó,
  • 46:07 - 46:11
    không trèo xuống kịp thời,
    thì chuyện gì sẽ xảy ra?”
  • 46:11 - 46:14
    Đương nhiên anh ta sẽ ngã xuống,
    sẽ gãy chân, gãy tay,
  • 46:14 - 46:19
    hoặc cũng có thể chết nếu rớt từ trên cao,
    đó là điều sẽ xảy ra, đúng không?
  • 46:19 - 46:22
    Vậy nên đây là vấn đề,
    và ý chính ở đây là gì?
  • 46:22 - 46:28
    Ý chính là hai người đàn ông này,
    hai người này đi vào rừng rậm,
  • 46:28 - 46:31
    đi vào khu rừng,
    rừng ở đây, theo chỗ tôi hiểu,
  • 46:31 - 46:34
    là ẩn dụ cho thế giới của giác quan.
  • 46:34 - 46:39
    Chúng ta ở trong thế giới của dục lạc,
    khi bạn ở thành phố
  • 46:39 - 46:42
    thì có đủ loại dục lạc chờ đợi bạn,
    các quán cà phê,
  • 46:42 - 46:46
    các trò giải trí, đó là những nơi
    mà bạn có thể tìm được người bạn đời
  • 46:46 - 46:50
    và những thứ như vậy.
    Đô thị là nơi chốn của dục lạc.
  • 46:50 - 46:54
    Dạo quanh thành phố,
    ngắm nhìn mọi thứ có tiềm năng là
  • 46:54 - 46:57
    những thú vui dục lạc.
    Dạo quanh trong rừng rậm
  • 46:57 - 47:01
    cũng thế, giống như nơi đô thị,
    rừng là nơi bạn không thể
  • 47:01 - 47:06
    nhìn được xa, phải không? Khi bạn
    ở trong cõi dục lạc,
  • 47:06 - 47:10
    tâm bạn bị hạn chế, tâm bạn không
    bao la và mở rộng
  • 47:10 - 47:14
    như có thể có khi hành thiền.
    Nó bị hạn chế và co cụm.
  • 47:14 - 47:20
    Bạn không thể nhìn xa, bạn không có cái
    nhìn bao quát, cái nhìn toàn cảnh,
  • 47:20 - 47:23
    bạn thiếu góc nhìn về những gì đang xảy ra,
    đó là vấn đề khi ở trong rừng rậm,
  • 47:23 - 47:27
    tất cả những gì bạn làm là để tìm tới
    thú vui kế tiếp, đúng vậy không?
  • 47:27 - 47:29
    Cuộc đời cũng gần giống như vậy,
    đi tìm niềm vui kế tiếp,
  • 47:29 - 47:32
    hạnh phúc kế tiếp,
    những gì chúng ta có thể làm kế tiếp.
  • 47:32 - 47:36
    Chừng nào mình đi nghỉ hè?
    Mình đi ăn quán nào tối nay?
  • 47:36 - 47:40
    Chúng ta sẽ làm gì ? Luôn nghĩ
    đến những thú vui hơn trong tương lai,
  • 47:40 - 47:45
    và trong khi đắm chìm trong những lạc thú đó,
    đắm chìm trong vui thú
  • 47:45 - 47:50
    của giác quan, vì đang đam mê,
    đang say sưa,
  • 47:50 - 47:52
    bạn đánh mất sự tỉnh thức,
  • 47:52 - 47:56
    và trước khi bạn kịp nhận ra
    thì đã đến lúc mình phải chết, đúng không?
  • 47:56 - 48:00
    Trước khi bạn nhận ra thì đã 75, 80, 85 tuổi ,
    tôi không biết ngày nay người ta chết
  • 48:00 - 48:03
    ở tuổi nào, ở nhiều lứa tuổi khác nhau,
    và thế là hết, bạn lãnh đủ,
  • 48:03 - 48:08
    bạn coi như xong, và bởi vì bạn
    cứ mãi say sưa,
  • 48:08 - 48:10
    cứ mãi mê đắm
    quá nhiều trên đường đời,
  • 48:10 - 48:14
    bạn mất tỉnh thức,
    mất khả năng suy nghĩ rõ ràng
  • 48:14 - 48:19
    về những gì thực sự quan trọng trên đời,
    rồi khi tử thần đến bất ngờ,
  • 48:19 - 48:23
    khi giờ phút cuối đến, tất nhiên là
    bạn chưa sẵn sàng khi nó xảy ra.
  • 48:23 - 48:27
    Bạn say sưa, vì say sưa
  • 48:27 - 48:30
    bạn quên rằng sống thiện lành là quan trọng,
    bạn quên rằng lòng từ ái,
  • 48:30 - 48:34
    lòng bi mẫn, sự bình an trong cuộc sống,
    thực ra rất cần thiết để cho
  • 48:34 - 48:36
    chúng ta được thực sự hạnh phúc
    theo một nghĩa sâu sắc hơn,
  • 48:36 - 48:40
    và giúp cho việc thực hành con đường tâm linh.
    Bạn quên hết những điều đó,
  • 48:40 - 48:44
    và khi chết, bạn chết một cách khốn khổ,
    tự hỏi mình đã làm những gì.
  • 48:44 - 48:48
    Vậy giải pháp thay thế là gì?
    Giải pháp thay thế là:
  • 48:48 - 48:51
    và đây là một ẩn dụ thú vị khác
    trong kinh,
  • 48:51 - 48:56
    ẩn dụ về hai người bạn đi xuyên qua
    rừng rậm, xuyên qua khu rừng
  • 48:56 - 49:02
    dày đặc của dục lạc, tầm nhìn về mọi hướng
    phía trước không được xa lắm,
  • 49:02 - 49:05
    rồi họ đến một ngọn đồi,
    cao gần như ngọn núi,
  • 49:05 - 49:09
    và người này bảo người kia,
    “hãy leo lên đỉnh đồi,
  • 49:09 - 49:12
    lên đỉnh núi”.
    Người kia nói, “không, không,
  • 49:12 - 49:14
    “tôi không có hứng, tôi sẽ ở lại
    dưới này.”
  • 49:14 - 49:17
    Bạn kia nói,
    “Được rồi, tôi sẽ leo lên một mình”.
  • 49:17 - 49:20
    Nói rồi anh ta leo lên đỉnh núi,
  • 49:20 - 49:23
    khi lên tới nơi, anh ta nói,
  • 49:23 - 49:26
    “Ồ, bạn sẽ thấy, khi đứng trên đỉnh núi,
  • 49:26 - 49:31
    ta có thể thấy những cánh đồng, làng mạc,
    những con đường,
  • 49:31 - 49:35
    có thể thấy mọi thứ,
    hồ nước, vườn tược, lùm cây,
  • 49:35 - 49:38
    tất cả những thứ đó!”.
    Anh ta hét vọng xuống người bạn kia,
  • 49:38 - 49:41
    “Chà! Tôi có thể thấy mọi thứ từ
    chỗ đỉnh này”. Người bạn kia nói,
  • 49:41 - 49:45
    “còn lâu, chắc chắn không thể nào
    bạn có thể thấy chúng từ đỉnh núi.”
  • 49:45 - 49:48
    và người trên đỉnh núi
    thấy hơi khó chịu
  • 49:48 - 49:51
    vì anh ta có thể thấy được những thứ đó.
    Vậy nên anh ta đi xuống
  • 49:51 - 49:54
    chân núi, chụp tay bạn mình,
  • 49:54 - 49:58
    không quá thô bạo bởi vì
    anh ta là một Phật tử chân chính, chỉ tí thôi,
  • 49:58 - 50:01
    “Được rồi, hãy theo tôi!”
    Anh ta lôi bạn lên đỉnh núi,
  • 50:01 - 50:04
    anh ta như khỏe ra khi có chuyện
    quan trọng cần cho người khác biết,
  • 50:04 - 50:08
    anh kéo bạn đi lên một mạch, và nói,
    “Hãy nhìn kìa, bạn thấy gì?”
  • 50:08 - 50:13
    “Ồ, đúng, tôi thấy cánh đồng, vườn,
    bụi cây, làng, đường sá, tất cả mấy thứ đó”
  • 50:13 - 50:18
    “Thế tại sao khi ở chân núi
    bạn nói chẳng thấy gì cả?”
  • 50:18 - 50:22
    Người bạn trả lời, “bởi vì khi
    ở chân núi tôi bị chính
  • 50:22 - 50:26
    ngọn núi này che khuất nên
    không thể thấy được mấy thứ đó”.
  • 50:26 - 50:31
    Và ý chính ở đây là khi bạn đang
    đắm chìm trong dục lạc,
  • 50:31 - 50:34
    khi bạn đang ở giữa các đối tượng
    dục lạc trên thế gian ,
  • 50:34 - 50:37
    bạn không có cái nhìn xa,
    cái nhìn toàn cảnh,
  • 50:37 - 50:41
    bạn giống như cá trong nước,
    chỉ biết có nước, bạn không có khái niệm
  • 50:41 - 50:45
    về bất kỳ thứ gì khác, bạn không thể nào
    hiểu được nhục dục.
  • 50:45 - 50:49
    Khi thực hành con đường tâm linh,
    bạn nâng cao mình lên, dần dần
  • 50:49 - 50:54
    thoát ra khỏi dục lạc, cho đến một ngày
    bạn đạt tới trạng thái định (samādhi)
  • 50:54 - 50:57
    và khi bạn đạt tới trạng thái
    samādhi lần đầu tiên,
  • 50:57 - 51:01
    khi bạn tách mình ra khỏi thế giới
    của nhục dục lần đầu tiên,
  • 51:01 - 51:04
    bạn mới có được tầm nhìn từ trên cao
    của con chim diều hâu, (cái nhìn toàn diện)
  • 51:04 - 51:06
    bạn mới thực sự thấy được
    những gì đang xảy ra.
  • 51:06 - 51:10
    Khi đó bạn sẽ hiểu được dục lạc,
    khi đó bạn sẽ biết vấn đề của những thứ này.
  • 51:10 - 51:15
    Điều này trái ngược với khi bạn ở
    trong rừng, rừng rậm.
  • 51:15 - 51:18
    Khi đó bạn mới hiểu được vấn đề,
    mới hiểu được những gì đang xảy ra.
  • 51:18 - 51:23
    Hầu như lúc nào chúng ta cũng say sưa,
    bị cuốn theo, vì lý do này,
  • 51:23 - 51:28
    đôi khi chúng ta cần phải có chút ít
    niềm tin vào giáo lý của
  • 51:28 - 51:32
    Đức Phật, vào sự hứa hẹn về những gì
    thiền thực sự có thể mang lại cho ta.
  • 51:32 - 51:37
    Vậy hứa hẹn đó là gì?
    Đây là ẩn dụ cuối cùng,
  • 51:37 - 51:40
    đúng ra là vài ẩn dụ nữa,
    để xem như thế nào,
  • 51:40 - 51:43
    tôi chỉ còn vài phút nữa thôi,
    nếu không sẽ vượt quá thời gian hạn định.
  • 51:43 - 51:47
    Ẩn dụ cuối cùng
    tôi muốn trình bày tối nay,
  • 51:47 - 51:49
    là ẩn dụ về con chó,
  • 51:49 - 51:54
    ẩn dụ con chó nói về
    con chó đói.
  • 51:54 - 51:57
    Nếu các bạn đã từng thấy
    những con chó này bên Ấn Độ,
  • 51:57 - 51:59
    chúng luôn bị đói,
    luôn đi tìm thức ăn,
  • 51:59 - 52:02
    chúng không như những con chó
    được cưng chiều ở Tây phương.
  • 52:02 - 52:05
    Với những con chó chúng ta
    nuôi nấng, chúng rất hạnh phúc,
  • 52:05 - 52:09
    nhưng ở Ấn Độ thì chúng
    ốm đói, thảm hại,
  • 52:09 - 52:13
    chúng luôn sợ người ta
    đánh đập chúng và những việc như vậy.
  • 52:13 - 52:19
    Những con chó này ở Ấn Độ
    chạy rong, từ tiệm thịt này
  • 52:19 - 52:22
    đến tiệm thịt khác, và bất cứ khi nào
    chúng đến tiệm thịt
  • 52:22 - 52:26
    người chủ tiệm chẳng cho chúng miếng nào.
    Bạn không phí thịt ngon cho
  • 52:26 - 52:30
    con chó lạ ốm đói tinh ranh
    luôn lảng vảng xung quanh.
  • 52:30 - 52:33
    Nhưng người chủ tiệm,
    vì cũng có chút lòng bi mẫn,
  • 52:33 - 52:36
    khi đã lóc hết thịt,
    chỉ còn xương
  • 52:36 - 52:40
    ông ta quẳng khúc xương cho con chó,
    và dĩ nhiên khúc xương này
  • 52:40 - 52:43
    đã được lóc hết thịt,
    chỉ còn dính lại chút máu.
  • 52:43 - 52:49
    Con chó gặm miếng xương,
    nhưng chỉ còn chút vị của máu,
  • 52:49 - 52:55
    và chỉ càng làm cho nó thèm khát
    có được miếng thịt, có được thức ăn.
  • 52:55 - 52:59
    Thèm thuồng hơn. Vì vậy ngay sau khi
    liếm hết máu trên khúc xương đó,
  • 52:59 - 53:03
    nó chạy sang tiệm thịt
    bên cạnh, vẫn còn thèm thuồng,
  • 53:03 - 53:07
    còn ham muốn, cố kiếm một cái gì đó.
    Nó chạy sang tiệm thịt bên cạnh,
  • 53:07 - 53:11
    điều tương tự lại xảy ra,
    không có thịt, không có đồ ăn,
  • 53:11 - 53:16
    không có gì làm no bụng,
    rồi lại thèm muốn,
  • 53:16 - 53:21
    lại phải liếm máu và chẳng có được
    gì khác. Và cứ thế tiếp tục,
  • 53:21 - 53:25
    từ tiệm thịt này qua tiệm thịt khác,
    từ nhà này sang nhà khác
  • 53:25 - 53:30
    đời này sang đời khác, cho đến a-tăng-kỳ kiếp.
    Đây là ẩn dụ về con người,
  • 53:30 - 53:33
    ẩn dụ luôn chạy theo dục lạc,
  • 53:33 - 53:36
    không bao giờ đem lại sự hài lòng thật sự,
  • 53:36 - 53:39
    không bao giờ đem lại bất kỳ cảm giác
    mãn nguyện và sự hoàn tất nào,
  • 53:39 - 53:42
    không bao giờ là mục tiêu thực sự,
    là mục đích thực sự trong cuộc sống,
  • 53:42 - 53:45
    nó chẳng bao giờ thực sự đưa bạn đến đâu.
  • 53:45 - 53:49
    Bạn luôn tiếp tục làm điều tương tự,
    lặp đi lặp lại mãi.
  • 53:49 - 53:52
    Đây thực sự là vấn đề của
    lòng ham muốn dục lạc,
  • 53:52 - 53:57
    nó không có điểm cuối cùng, không có
    mục đích, không biết đi đâu,
  • 53:57 - 53:59
    chúng ta chỉ làm cùng một việc
    lặp đi lặp lại, lặp đi lặp lại.
  • 53:59 - 54:04
    Đây là ẩn dụ con chó.
    Vậy lựa chọn khác là gì?
  • 54:04 - 54:06
    Con đường của đạo Phật là lời giải đáp.
  • 54:06 - 54:09
    Đức Phật dạy,
    “Có một niềm hạnh phúc khác thay thế”
  • 54:09 - 54:13
    Hạnh phúc đó dẫn tới
    viên mãn thực sự, trọn vẹn thực sự,
  • 54:13 - 54:16
    là điểm cuối thực sự
    theo đúng nghĩa của nó.
  • 54:16 - 54:20
    Hạnh phúc đó là gì?
    Nó bắt đầu qua việc thực hành từ ái,
  • 54:20 - 54:24
    rộng lượng và từ bi trong thế giới này,
    và khi bạn thực hành,
  • 54:24 - 54:28
    tôi thực sự khuyên mọi người
    hãy suy nghĩ thật cẩn thận về điều này,
  • 54:28 - 54:32
    khi bạn làm một hành động tử tế,
    một hành động rộng lượng,
  • 54:32 - 54:37
    bạn tự cảm thấy như thế nào?
    Tôi chắc chắn bạn sẽ nhận thấy
  • 54:37 - 54:40
    khi bạn làm một hành động tử tế,
    thực sự phát xuất từ tấm lòng của bạn,
  • 54:40 - 54:44
    bạn cảm thấy hài lòng về bản thân.
    Cảm giác đó như thế nào?
  • 54:44 - 54:48
    Bạn cũng sẽ nhận thấy
    đó là một cảm giác rất khác
  • 54:48 - 54:51
    so với cảm giác hài lòng
    khi bạn có được do lòng tham muốn.
  • 54:51 - 54:55
    Khi ham muốn, cảm giác mãn nguyện
    chỉ cạn cợt và trống rỗng.
  • 54:55 - 54:59
    Khi làm với lòng tham,
    ham muốn sẽ sớm xuất hiện trở lại,
  • 54:59 - 55:03
    đó là loại cảm giác hài lòng
    trống rỗng mà bạn có được.
  • 55:03 - 55:07
    Nhưng niềm vui có được nhờ sống tốt,
    nhờ làm những việc đúng đắn,
  • 55:07 - 55:12
    là sự mãn nguyện, là niềm vui
    không có ham muốn đi kèm.
  • 55:12 - 55:17
    Không có ham muốn, nó là
    niềm vui ở giây phút hiện tại,
  • 55:17 - 55:22
    vì thế, nó là sự an lạc và
    hạnh phúc tuyệt vời.
  • 55:22 - 55:26
    Nó có được chỉ bằng cách sống
    tử tế và từ ái,
  • 55:26 - 55:30
    sống biết quan tâm, trung thực,
    và làm những việc hợp đạo trong đời.
  • 55:30 - 55:34
    Và khi tiếp tục làm những điều đó,
    khi hành thiền, khi các bạn đến
  • 55:34 - 55:38
    trung tâm Dhammaloka vào mỗi tối Thứ Sáu,
    hay có thể buổi thiền Thứ bảy,
  • 55:38 - 55:42
    hay khi bạn bắt đầu đến Jhana Grove
    dự vài khóa thiền hay gì đó.
  • 55:42 - 55:47
    Khi làm những việc đó, thiền của bạn
    dần dần sẽ ngày càng trở nên sâu hơn,
  • 55:47 - 55:52
    và khi thiền tiến sâu hơn,
    niềm hạnh phúc mà bạn có được
  • 55:52 - 55:56
    qua cách sống thiện lành ngày càng
    thấm nhập vào tâm,
  • 55:56 - 55:59
    bạn ngày càng nhận ra điều này
    qua việc hành thiền,
  • 55:59 - 56:03
    chỉ cần ngồi hướng tâm vào trong,
    ở bên trong bạn,
  • 56:03 - 56:08
    tìm thấy nơi nương tựa đích thực bên trong,
    hạnh phúc, niềm vui,
  • 56:08 - 56:11
    ngày càng trở nên mạnh mẽ,
    ngày càng ở trong giây phút hiện tại,
  • 56:11 - 56:17
    ngày càng hợp nhất, cho đến một ngày
    bạn đạt tới trạng thái samādhi,
  • 56:17 - 56:22
    một trạng thái thiền định rất sâu.
    Khi làm được điều này, một ngày kia
  • 56:22 - 56:27
    bạn sẽ ngộ ra rằng bạn đã tìm thấy
    cảm giác hoàn toàn toại nguyện,
  • 56:27 - 56:30
    cảm giác viên mãn hoàn toàn.
  • 56:30 - 56:34
    Chẳng còn gì phải làm,
    chẳng còn nơi nào khác phải đi.
  • 56:34 - 56:39
    Trước đó bạn luôn bị tác động bởi sự khao khát,
    bởi lòng ham muốn. Sự khao khát luôn
  • 56:39 - 56:44
    hứa hẹn sẽ làm bạn toại nguyện.
    Hãy nghĩ lại xem, bất kỳ khi nào bạn nghĩ
  • 56:44 - 56:47
    về một quan hệ tình cảm hay nghĩ về bất cứ
    đối tượng dục lạc nào trên thế gian,
  • 56:47 - 56:51
    luôn có triển vọng bạn sẽ được
    mãn nguyện, nhưng nó không được dài lâu.
  • 56:51 - 56:55
    Và ngay cả khi bạn đạt được thì cũng chẳng
    thú vị gì lắm. Khao khát vẫn còn đó.
  • 56:55 - 57:00
    Trong khi ở đây, lần đầu tiên trong đời
    bạn tìm được sự toại nguyện tuyệt đối.
  • 57:00 - 57:03
    Sự khát khao hoàn toàn biến mất.
    Chẳng còn ham muốn nào nữa.
  • 57:03 - 57:07
    Chẳng cần phải đi đâu khác nữa.
    Vậy nghĩa là sao?
  • 57:07 - 57:11
    Nó có nghĩa là,
    và đây là tại sao nó rất sâu sắc,
  • 57:11 - 57:13
    bạn đã tìm thấy được
  • 57:13 - 57:17
    lời giải đáp cho chính câu hỏi
    về ý nghĩa của cuộc đời.
  • 57:17 - 57:21
    Giây phút không còn sự thúc đẩy,
    không còn ý muốn (will-tác ý) nữa
  • 57:21 - 57:25
    không còn khao khát, theo đuổi.
    Bạn đã tìm thấy thứ gì
  • 57:25 - 57:27
    mà ở nơi đó bạn hoàn toàn mãn nguyện
    và hài lòng.
  • 57:27 - 57:32
    Nội tâm bạn đã đầy đủ,
    không thiếu thốn gì cả,
  • 57:32 - 57:35
    tất cả biến mất, hoàn toàn toại nguyện,
  • 57:35 - 57:38
    đó là giải đáp cho câu hỏi về
    ý nghĩa của cuộc đời.
  • 57:38 - 57:41
    Bạn đã tìm ra
    ý nghĩa đích thực của cuộc đời.
  • 57:41 - 57:43
    Đó là những gì con đường đạo Phật hứa hẹn,
  • 57:43 - 57:47
    đây là lý do tại sao nó cực kỳ
    phi thường và sâu sắc,
  • 57:47 - 57:51
    nó thực sự cho bạn lời giải đáp về
    ý nghĩa của cuộc đời.
  • 57:51 - 57:55
    Và theo tôi, nếu chúng ta có thể
    nắm bắt và hiểu được điều này,
  • 57:55 - 57:59
    thì từ đó sẽ có sự dấn thân
    và kiên trì trên con đường Phật giáo,
  • 57:59 - 58:02
    bởi vì bạn hiểu
    không có gì khác để tìm kiếm,
  • 58:02 - 58:06
    chỉ có vậy thôi, nó là ý nghĩa
    đích thực của cuộc đời.
  • 58:06 - 58:09
    Dĩ nhiên, bạn có thể đạt được
    trạng thái định tĩnh đó,
  • 58:09 - 58:11
    và rồi có thể đánh mất nó sau đó.
  • 58:11 - 58:16
    Vì vậy mà có khái niệm về cái nhìn sâu sắc (insight),
    Sự phân tích cuối cùng,
  • 58:16 - 58:20
    nó là cái nhìn sâu sắc, là sự hiểu biết,
    giúp phá vỡ toàn bộ quá trình này,
  • 58:20 - 58:22
    và làm cho tham ái
    chấm dứt vĩnh viễn.
  • 58:22 - 58:25
    Đó là chỗ bạn ngộ ra
    ý nghĩa cuối cùng của cuộc đời qua
  • 58:25 - 58:30
    sự hành trì của Phật giáo. Và tất cả
    những điều này hướng chúng ta tới
  • 58:30 - 58:35
    ý thức kiếm tìm ý nghĩa đích thực
    của cuộc đời, nhưng để làm vậy,
  • 58:35 - 58:39
    trong quá trình tu tập, bạn cũng dần dần
    từ bỏ mọi trần cảnh,
  • 58:39 - 58:42
    mọi ham muốn dục lạc trên thế gian này,
    bạn dần dần từ bỏ,
  • 58:42 - 58:44
    cho đến một ngày bạn thực sự đạt được điều này.
  • 58:44 - 58:48
    Khi đó bạn sẽ hiểu
    cuộc đời đích thực là gì,
  • 58:48 - 58:50
    bạn sẽ hiểu mục đích của tất cả những thứ này,
  • 58:50 - 58:56
    bạn sẽ hiểu tại sao cần thiết phải
    từ bỏ những thứ này trên con đường đạo.
  • 58:56 - 58:59
    Vì vậy xin đừng trở về nhà và nghĩ
  • 58:59 - 59:02
    là bạn sẽ từ bỏ
    mọi dục lạc tức thời,
  • 59:02 - 59:06
    vứt hết mọi thứ tốt đẹp
    trong đời, đừng làm thế,
  • 59:06 - 59:08
    chỉ nên suy gẫm về những điều này,
    suy gẫm về chúng,
  • 59:08 - 59:12
    nghĩ về chúng, xem chúng có ý nghĩa
    với bạn không, để chúng thấm nhập vào tâm
  • 59:12 - 59:16
    và trở thành trí tuệ của bạn chứ không
    phải là trí tuệ của Đức Phật hay của người khác,
  • 59:16 - 59:19
    và khi chúng thấm nhập, dần dần,
  • 59:19 - 59:23
    cuộc đời bạn tự nó sẽ bắt đầu
    rẽ qua một con đường khác,
  • 59:23 - 59:27
    và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy hài lòng hơn,
    có nhiều ý nghĩa hơn trong cuộc sống,
  • 59:27 - 59:32
    tất cả sẽ trở thành
    sâu sắc hơn như một hệ quả.
  • 59:32 - 59:35
    OK, tối nay chỉ có vậy thôi.
  • 59:35 - 59:42
    (Cử tọa) Lành thay, lành thay, lành thay!
  • 59:46 - 59:50
    OK, có ai...
    Cám ơn các bạn rất nhiều.
  • 59:50 - 59:57
    Có ai có câu hỏi gì
    hay bình luận hay gì khác không?
  • 60:04 - 60:10
    (Người hỏi) Thưa thầy, những bài kinh nói về
    những bậc thánh nhập lưu vui hưởng dục lạc...
  • 60:10 - 60:17
    Con chỉ, thưa thầy, con tự hỏi,
    những cơ may của chúng con...(cười lớn)
  • 60:17 - 60:22
    (Ajahn) À, đó là một con đường dài, và cho dù
    bạn có tuệ giác đầy đủ về cuộc đời,
  • 60:22 - 60:26
    nếu bạn là thánh nhập lưu,
    nhất là nếu bạn là cư sĩ tại gia,
  • 60:26 - 60:30
    thực tế là bạn thường không có
    thì giờ để hành thiền gì nhiều,
  • 60:30 - 60:33
    và khi không có thì giờ thì bạn
    đi tìm niềm vui ở chỗ khác,
  • 60:33 - 60:37
    bạn lại kiếm tìm niềm vui
    trong dục lạc. Đó là điều tự nhiên,
  • 60:37 - 60:40
    nhưng tâm của vị thánh nhập lưu
    có khuynh hướng thiên về thiền,
  • 60:40 - 60:46
    luôn muốn trở về điều này, và
    sự ham mê sẽ chỉ ở mức độ cơ bản,
  • 60:46 - 60:50
    rất là thấp so với sự ham mê
    của đại đa số con người.
  • 60:50 - 60:53
    Vì vậy đừng lo bạn có khả năng hay không,
    nó không thực sự là về khả năng,
  • 60:53 - 60:55
    mà là liệu bạn có
    đi đúng đường không.
  • 60:55 - 60:57
    Miễn là bạn đang đi đúng đường,
  • 60:57 - 61:01
    miễn là bạn thấy cuộc đời mình
    có thay đổi, nếu bạn tiếp tục,
  • 61:01 - 61:05
    cuối cùng bạn cũng sẽ tới nơi,
    miễn là sự thay đổi tiếp tục diễn ra,
  • 61:05 - 61:11
    cuối cùng bạn cũng sẽ phải đạt được
    bất cứ mục đích nào bạn mong muốn.
  • 61:13 - 61:16
    OK, có ai hỏi nữa không?
    Xin đừng ngại.
  • 61:16 - 61:19
    Nếu bạn chưa bao giờ đặt câu hỏi trước đây
    thì đây là cơ hội, đúng vậy, lần đầu tiên
  • 61:19 - 61:25
    luôn luôn thú vị, sao, mọi người hài lòng
    không? Không ai muốn hỏi gì à?
  • 61:25 - 61:30
    OK, tôi không biết liệu điều này có
    nghĩa là các bạn hoàn toàn bị thuyết phục,
  • 61:30 - 61:34
    hay rất là nghi hoặc,
    nhưng cũng không sao,
  • 61:34 - 61:37
    hãy lấy vài câu hỏi từ các nước khác.
  • 61:37 - 61:41
    Có ba câu hỏi từ xứ ngoài.
    Câu thứ nhất của Wolfram,
  • 61:41 - 61:47
    Đức quốc, câu hỏi là,
    “Mình có được tự do vui hưởng mọi thứ
  • 61:47 - 61:53
    miễn là không dính mắc với chúng?
    Chỉ buông bỏ ham muốn, là mất
  • 61:53 - 62:00
    hứng thú một cách tự nhiên và dần dần
    chứ không chối bỏ hay đè nén niềm vui?”
  • 62:00 - 62:07
    Theo tôi, bạn nên vui hưởng cuộc sống,
    tôi nghĩ điều này là quan trọng.
  • 62:07 - 62:11
    Ý tưởng cho rằng có thể sống một
    cuộc sống không hưởng thụ, và chỉ như
  • 62:11 - 62:17
    sống, không có niềm vui, kiểu như
    chỉ trông chờ hạnh phúc từ đạo lộ,
  • 62:17 - 62:22
    tôi nghĩ là không thể, vì vậy hãy cứ vui hưởng
    những hạnh phúc bình thường trong cuộc sống
  • 62:22 - 62:27
    và hãy để nó tiến triển dần dần,
    giảm dần niềm vui
  • 62:27 - 62:31
    đến từ dục lạc, và tăng
    dần niềm vui
  • 62:31 - 62:34
    từ sự hành đạo.
    Đó thực sự là phương cách lý tưởng,
  • 62:34 - 62:38
    như vậy bạn không cảm thấy thiếu
    hạnh phúc và niềm vui trong đời.
  • 62:38 - 62:41
    Tuy nhiên, ý tưởng vui hưởng
    dục lạc mà không bị
  • 62:41 - 62:44
    dính mắc với nó,
    thì đó là điều bất khả thi, đúng không?
  • 62:44 - 62:47
    Bạn sẽ dính mắc với nó,
    bạn không có chọn lựa,
  • 62:47 - 62:52
    dính mắc là sự thể hiện tự nhiên của
    bản ngã. Nếu bạn còn cái ngã,
  • 62:52 - 62:54
    ngoại trừ khi bạn là thánh nhập lưu,
    A-la-hán,
  • 62:54 - 62:57
    bạn sẽ còn dính mắc với các thứ,
    đó là những gì bản ngã làm,
  • 62:57 - 63:01
    đó là một phần của bản ngã.
    Vì vậy, đừng lo quá
  • 63:01 - 63:04
    nếu bạn bị dính mắc, một chút
    dính mắc sẽ có đó,
  • 63:04 - 63:08
    hãy chuyển dính mắc của bạn sang
    những thứ đáng dính mắc.
  • 63:08 - 63:14
    Dính mắc một chút với giới luật,
    với tâm từ, với lòng bi mẫn,
  • 63:14 - 63:18
    với những thứ tích cực, nếu bạn
    dính mắc nhiều hơn với những thứ tích cực
  • 63:18 - 63:22
    thì bạn có thể buông bỏ chút ít dính mắc
    với những thứ xấu. Đúng không?
  • 63:22 - 63:26
    Tôi nói “xấu” là những thứ không mấy
    cao cả và đáng quý.
  • 63:26 - 63:30
    Và dần dần trong khi bạn làm thế,
    bạn sẽ di chuyển,
  • 63:30 - 63:36
    giống như leo lên cái thang,
    có thể nói vậy, với tới nấc cao hơn,
  • 63:36 - 63:39
    bám lấy nấc cao hơn,
    buông nấc thấp hơn,
  • 63:39 - 63:42
    bám vào những gì cao hơn.
    Và khi làm thế,
  • 63:42 - 63:45
    sự dính mắc của bạn sẽ thực sự
    nhẹ dần khi bạn leo lên thang.
  • 63:45 - 63:49
    Dính mắc với thú vui dục lạc
    rất khó gỡ,
  • 63:49 - 63:51
    càng lên cao
    nó càng nhẹ bớt
  • 63:51 - 63:56
    cho đến khi mọi dính mắc đều biến mất.
    Như vậy không sao cả. Đừng quá lo
  • 63:56 - 64:01
    nếu còn chút dính mắc ở đó, thay vào đó
    hãy cố gắng chuyển dính mắc vào những thứ
  • 64:01 - 64:06
    cao cả và buông bỏ những thứ kém hơn
    và trên đường đạo đừng quá ép buộc.
  • 64:06 - 64:10
    Theo tôi, một trong những điều rất
    quan trọng trên đường tu Phật là
  • 64:10 - 64:14
    phải thích thú, phải làm cho nó
    thú vị và đáng yêu thích,
  • 64:14 - 64:19
    nếu làm được điều này bạn sẽ ở trên
    con đường tu Phật rất lâu dài.
  • 64:19 - 64:23
    Nếu bạn làm cho nó khốn khổ, làm cho
    nó quá gian nan, quá khó khăn cho bạn
  • 64:23 - 64:26
    thì bạn sẽ không thể nào
    duy trì được lâu dài.
  • 64:26 - 64:32
    Vậy hãy làm như thế, và hy vọng bạn sẽ
    kiên trì bên bỉ.
  • 64:32 - 64:35
    Dầu sao cũng rất vui được nghe tin từ bạn Wolfram.
  • 64:35 - 64:41
    Câu hỏi số 2 từ Hadeel, Do Thái,
    “làm sao khắc phục sự ham muốn thể xác
  • 64:41 - 64:45
    với người mà ta có quan hệ
    tình cảm lãng mạn?”
  • 64:45 - 64:50
    Hừm, có lẽ khó được.
    Đây là vấn đề, có lẽ, có lẽ
  • 64:50 - 64:56
    không thể làm được, vậy nên đừng quá lo
    về điều đó, hãy cố gắng tu tập với
  • 64:56 - 65:00
    khả năng tốt nhất của bạn, đừng cố
    vượt qua những thứ đó, như bạn biết,
  • 65:00 - 65:03
    nếu bạn có quan hệ tình yêu lãng mạn
    thì đó cũng là một phần lý do
  • 65:03 - 65:05
    tại sao bạn có quan hệ này,
    nếu không thì có thể bạn đã không
  • 65:05 - 65:07
    có quan hệ lãng mạn này.
  • 65:07 - 65:10
    Vậy thì kiểu như bạn đã chấp nhận
    điều này khi có quan hệ tình cảm ,
  • 65:10 - 65:15
    vậy chỉ nên suy tư về những ẩn dụ này,
    thực hành con đường đạo và chờ xem.
  • 65:15 - 65:17
    Nào ai biết nó sẽ dẫn bạn tới đâu
    trong tương lai,
  • 65:17 - 65:21
    thực sự bạn không thể khắc phục ham muốn
    đó khi đang có quan hệ lãng mạn.
  • 65:21 - 65:24
    Vậy, chỉ thực hành, chờ xem những gì xảy ra,
    biết đâu sau này
  • 65:24 - 65:27
    điều gì đó sẽ xảy ra,
    khi đó mọi việc sẽ thay đổi,
  • 65:27 - 65:34
    nhưng trong lúc này, hãy coi đó
    là một điều bắt buộc
  • 65:34 - 65:37
    khi bạn đang ở trong
    quan hệ tình cảm đó.
  • 65:37 - 65:40
    Câu hỏi 3, của Evy từ Hoa Kỳ,
    “Có thể nào sự dính mắc với những điều thiện lành
  • 65:40 - 65:45
    như sự thực hành tâm linh cũng có
    tiềm năng trở thành một dạng của
  • 65:45 - 65:49
    dục lạc nếu tiếp cận
    sai cách?”
  • 65:49 - 65:53
    Hừm...nó không bao giờ có thể là dục lạc
  • 65:53 - 65:57
    bởi vì dính mắc với sự thực hành
    tâm linh không phải nhục dục,
  • 65:57 - 66:01
    nó là một loại dính mắc khác, và
    như tôi đã nói, theo tôi, dính mắc chút ít
  • 66:01 - 66:05
    với sự thực hành tâm linh
    thực sự là điều rất tốt,
  • 66:05 - 66:08
    bởi vì nếu bạn không
    dính mắc với những giới luật,
  • 66:08 - 66:10
    thì điều gì sẽ xảy ra?
    Bạn sẽ không giữ giới, về cơ bản
  • 66:10 - 66:14
    nó là như vậy, bởi vì luôn
    có một ham muốn nào đó muốn
  • 66:14 - 66:17
    phá giới, vì vậy nếu bạn không
    dính mắc, bạn sẽ nhún vai,
  • 66:17 - 66:21
    “ồ, vậy thì đã sao”, và cứ làm những gì bạn
    muốn làm. Vì vậy, một chút dính mắc,
  • 66:21 - 66:25
    một chút quyết tâm, có lẽ
    dùng từ này đúng hơn,
  • 66:25 - 66:28
    một chút quyết tâm với giới luật
    thực là quan trọng,
  • 66:28 - 66:31
    nếu không bạn sẽ không bao giờ
    thực sự đạt tới mục đích.
  • 66:31 - 66:34
    Vì vậy, nói một cách tổng quát, tôi nghĩ
    một chút dính mắc với con đường tu Phật
  • 66:34 - 66:39
    là tốt, đúng không? Tôi muốn nói, tôi
    hãnh diện mình là một Phật tử,
  • 66:39 - 66:43
    và tôi chắc chắn có một chút dính mắc với
    đường tu, nếu không tôi sẽ không còn
  • 66:43 - 66:47
    là một thầy tu, thay vào đó tôi sẽ làm
    đủ mọi thứ chuyện khác.
  • 66:47 - 66:51
    Vậy nên một chút dính mắc là tốt,
    nhưng đừng quá dính mắc,
  • 66:51 - 66:54
    dính mắc không đúng thứ,
    không phải thứ dẫn bạn đến chỗ cãi nhau.
  • 66:54 - 66:58
    Ví dụ, có nhiều người nói,
    “Tôi tin vào sự tái sanh”
  • 66:58 - 67:01
    “Cái gì? Khùng à! Tin vào tái sanh ư...”
    “Không, tái sanh là điều có thật!”...
  • 67:01 - 67:04
    Những chuyện như vậy. Và khi bạn
    dây dưa vào mấy chuyện đó rồi
  • 67:04 - 67:10
    thì nó trở thành có vấn đề. Cũng như,
    hãy cẩn thận với loại dính mắc:
  • 67:10 - 67:13
    đừng quá dính mắc với một cá nhân nào đó,
  • 67:13 - 67:17
    theo tôi, đây là một trong những
    mối nguy hiểm trên đường tâm linh,
  • 67:17 - 67:20
    bạn có thể thấy mọi nơi trên thế giới
    trong những vấn đề tâm linh,
  • 67:20 - 67:24
    người ta dính mắc với các vị đạo sư,
    dính mắc với những vị thầy,
  • 67:24 - 67:27
    điều đó có thể dẫn tới nhiều phiền não,
    dẫn tới chuyện lạm dụng,
  • 67:27 - 67:31
    nó có thể dẫn tới nhiều
    phiền muộn nếu người đó
  • 67:31 - 67:34
    quyết định cởi áo,
    ví dụ như thế, đúng không?
  • 67:34 - 67:36
    Bạn dính mắc với một người nào đó,
    bạn nghĩ, “ồ, họ là một bậc A-la-hán”,
  • 67:36 - 67:38
    tôi đã từng thấy điều đó rất nhiều lần.
  • 67:38 - 67:41
    Là cư sĩ tại gia thật khó mà biết
    ai là A-la-hán, đúng không?
  • 67:41 - 67:43
    Bạn gán cho người ta,
  • 67:43 - 67:46
    bạn nói, “đúng vậy, người này
    chắc chắn là một vị A-la-hán”.
  • 67:46 - 67:49
    Và ngày hôm sau người đó lập gia đình,
    “Coi này, điều gì xảy ra vậy?”
  • 67:49 - 67:53
    Vậy nên phải rất cẩn thận trong việc này,
    đôi khi nó rất, rất là khó,
  • 67:53 - 67:56
    có người có thể rất lôi cuốn,
    họ nói rất hay,
  • 67:56 - 67:59
    họ có tất cả tài thu hút
    như nam châm hay gì đó,
  • 67:59 - 68:00
    và bạn bị họ lôi cuốn,
  • 68:00 - 68:03
    và rồi khi bạn bị
    thu hút vào họ- ùm!
  • 68:03 - 68:08
    Họ làm đủ chuyện tồi tệ,
    và đó luôn là chuyện không tốt.
  • 68:08 - 68:12
    Vì vậy, hãy dính mắc đúng thứ,
    dính mắc với sự cẩn thận,
  • 68:12 - 68:16
    luôn phải tìm hiểu, và khi làm vậy rồi
    thì chẳng có gì sai trái với việc dính mắc.
  • 68:16 - 68:20
    Thật ra, dính mắc là một phần
    tất có của ý thức về bản ngã,
  • 68:20 - 68:24
    bạn thực sự không thể tránh nó được,
    trừ khi bạn hoàn toàn giác ngộ
  • 68:24 - 68:31
    hay giác tỉnh.
    Đó là những câu trả lời của tôi.
  • 68:31 - 68:34
    Có ai còn muốn nói gì nữa không?
    Mọi người đều hài lòng, hay...
  • 68:34 - 68:37
    Tôi không chắc các bạn thế nào
    nhưng dầu sao các bạn không đặt câu hỏi...
  • 68:37 - 68:42
    Vậy thì chúng ta hãy đảnh lễ
    Đức Phật, Pháp và Tăng.
  • 68:42 - 68:47
    (Ajahn quay về phía tượng Phật)
  • 68:47 - 68:52
    Con xin đảnh lễ vị Ứng Cúng...
    (những câu tụng sau không nghe rõ)
  • 68:52 - 69:31
    (những câu tụng sau không nghe rõ)
Title:
Làm thế nào để giảm dần những ham muốn dục lạc. | Ajahn Brahmali | 4 tháng 5, 2018
Description:

Những thú vui qua giác quan thường rất khó từ bỏ. Ajahn Brahmali dùng những ẩn dụ trong kinh để dạy cho chúng ta phương pháp bền vững để có thể giảm dần những ham muốn dục lạc, từ từ tiến sâu hơn trong thiền và thoát dần những trói buộc cột chúng ta vào vòng sinh tử luân hồi.

more » « less
Video Language:
English
Team:
Buddhist Society of Western Australia
Project:
Friday Night Dhamma Talks
Duration:
01:09:36

Vietnamese subtitles

Revisions