-
(Chuông)
-
Thưa Thầy, thưa Tăng đoàn
-
Làm sao để con tin vào chính mình?
-
Lòng tin là thứ ta trau dồi,
-
chúng ta nên trau dồi
-
Và nó dựa trên kinh nghiệm của ta.
-
Tin cậy là tin tưởng,
đặt niềm tin vào điều gì đó.
-
Và ta chỉ tin cậy vào chứng cớ,
-
vào những điều hiển hiện.
-
Giả sử con nói con tin cậy
vào sự tu tập, tin cậy nơi Pháp
-
Ta có tin cậy Pháp không?
-
Ta có thế tin tưởng
sự tu tập của ta không?
-
Đôi khi con nghi ngờ...
về sự thực tập của mình,
-
về những gì con học được nơi Pháp
-
Nhưng sự nghi hoặc đó không có nghĩa là...
-
Nó không hẳn là tiêu cực.
-
Bởi vì có nỗi hoài nghi
giúp con tiến sâu hơn
-
và có được hiểu biết sâu sắc hơn
-
Như vậy sự hoài nghi có thể hữu ích.
-
Sự hoài nghi hoặc có thể là tích cực.
-
Vì vậy khi hoài nghi ta phải hít thở
và nhận diện bản chất của nó.
-
Đừng vội nghĩ nó là điều tiêu cực.
-
Trong truyền thống Thiền có câu:
'Nghi ngờ càng nhiều, giác ngộ càng lớn.'
-
Đầu tiên ta phải nghi ngờ.
-
Và sau đó ta phải
học cách nhận biết sự thật
-
và gây dựng đức tin.
-
Như việc thực hành chánh niệm hơi thở,
-
ai đó cố chứng minh cho con rằng
hơi thở chánh niệm là tốt,
-
rằng nó có thể giúp con rất nhiều.
-
Nhưng con đừng tin lời người đó vội.
-
Con phải thực tập để thấy có
có thể thực sự giúp con được không.
-
Đó là điều Bụt nói.
-
Đừng vội tin vào điều gì cả
-
cho dù nó có được phát ngôn
bởi một vị thầy nổi tiếng,
-
cho dù nó có được viết trong thánh kinh.
-
Đó là điều Bụt nói.
-
Khi con nghe điều gì tốt đẹp
con phải học cách thực tập nó.
-
Và nếu nó công hiệu với con
-
và nếu con thấy nó công hiệu với người khác,
-
con có thể tin cậy được,
con có thể tin tưởng nó.
-
Và đó là điều Bụt nói trong kinh Kalama.
-
Bụt đã giảng cho một
nhóm thanh niên thuộc bộ lạc Kalama.
-
Họ đã hỏi Bụt rằng nên tin vào điều gì,
-
bởi vì nhiều vị thầy đã đến với họ.
-
Và tất cả đều nói rằng lời giáo huấn và
phép tu của họ là tốt nhất.
-
Vì vậy Bụt nói:
-
"Đừng vội tin vào thứ gì cho dù điều đó
được dạy bởi một vị thầy lớn
-
hoặc thậm chí được viết trong thánh kinh."
-
Con phải tin vào bằng cớ,
như một nhà khoa học.
-
Vì vậy nếu con thực tập hơi thở chánh niệm
-
và con kiên trì thực tập,
-
con sẽ học được từ đó
-
con sẽ nhận ra thực tập hơi thở chánh niệm
-
có thể giúp con tăng cường sức khỏe,
-
có thể...
-
có thể giúp con nhận diện được
các điều kiện hạnh phúc con đang có,
-
có thể giúp con giải quyết được
một cảm xúc đau khổ, một cảm thọ khó chịu.
-
Ban đầu, con chưa làm được ngay.
-
Nhưng khi con thực sự cố gắng thực tập
-
và con thấy rằng...sự thực tập công hiệu.
-
Và con tin cậy nơi phép thực tập.
-
Và khi con tin cậy nơi phép thực tập,
con sẽ tin cậy nơi con.
-
vì con là người đã thực hành phép tu đó.
-
Và con nói rằng
: "Tôi có thể làm được điều đó."
-
Khi con thấy một người đau khổ
hãy thực tập giới thứ tư.
-
Hãy nói gì đó, làm gì đó
để giúp người đó bớt khổ.
-
Khi con gắng làm điều đó vài lần.
-
Và một ngày con sẽ thấy nó công hiệu.
-
Nên con tin vào sự thực tập giới thứ tư.
-
Và con tin cậy vào chính mình.
-
Con có thể làm được!
-
Con có thể giúp một người bớt khổ.
-
Con có thể giúp chính mình bớt khổ.
-
Và đức tin được tạo dựng
như thế: thử nghiệm, thực tập.
-
Và ta biết rằng trong giáo lý
-
tổ tiên đã cho ta vô vàn những
điều tốt đẹp, những hạt giống thiện lành.
-
Để chúng ta khám phá những điều tốt đẹp
này và cho phép chúng...hiển lộ.
-
Hạt giống của hiểu biết, hạt giống của an vui,
-
hạt giống của tha thứ, hạt giống của từ bi
-
đều ở trong chúng ta.
-
Ta nghe Bụt nói ta có
những điều tốt lành đó trong mình,
-
nhưng ta phải thực tập để
thực sự nhận diện
sự tồn tại của chúng
-
Đôi khi chúng đã hiển lộ trong quá khứ.
-
Và nếu con thực tập chúng sẽ
tiếp tục hiển lộ tốt hơn trong tương lai.
-
Và đó là cách để trau dồi đức tin.
-
(Chuông)