-
(Chuông)
-
(Tiếng Pháp) Câu hỏi của chúng con là:
Có sự sống sau cái chết?
-
(Tiếng Anh) Câu hỏi là:
Có sự sống sau cái chết?
-
Hai người, một câu hỏi?
-
(Cười)
-
Sự sống luôn luôn có mặt
vào cùng một thời điểm với cái chết,
-
chứ không phải chỉ có trước cái chết!
-
Và...
-
Nó không thể tách rời khỏi cái chết.
-
Nơi nào có sự sống, nơi đó có cái chết.
Nơi nào có cái chết, nơi đó có sự sống.
-
Điều này cần đến thiền định một chút.
-
Trong Đạo Phật, chúng ta
thường nói về "tương tức",
-
"Tương tức".
-
Nghĩa là con không đứng một mình.
-
Con luôn tương tức với các thứ khác.
-
Giống như bên trái và bên phải.
-
Nếu không có bên phải
thì không có bên trái.
-
Nếu không có bên trái
thì không có bên phải.
-
Không thể tách bên trái khỏi bên phải.
-
Không thể tách bên phải khỏi bên trái.
-
Ví như Thầy bảo một trong hai con
mang bên trái đi về Xóm Hạ.
-
và người kia mang bên phải
đi về Xóm Mới.
-
Điều đó là không thể!
-
Bên phải và bên trái,
chúng muốn được cùng nhau.
-
Bởi nếu không có bên kia,
bên này cũng không thể tồn tại.
-
Điều này rất rõ ràng.
-
Cũng giống như bên trên và bên dưới.
-
Không thể có bên trên
nếu không có bên dưới.
-
Trong đạo Bụt, chúng ta
gọi đó là 'tương tức', 'interêtre'.
-
Mọi sự đều có mặt cùng nhau và cùng lúc.
-
Bởi vậy khi Chúa nói:
-
"Để ánh sáng ngự trị",
-
ánh sáng nói:
-
"Con cần phải đợi,
thưa Chúa, con cần phải đợi".
-
Chúa nói:" Con đang đợi điều gì?"
-
Ánh sáng trả lời:
"Con đang đợi bóng tối đến cùng hiển hiện".
-
Bởi ánh sáng và bóng tối, chúng tương tức.
-
Và Chúa nói:
" Bóng tối đã luôn ở đây rồi".
-
Ánh sáng thưa:
"Thế thì, con cũng đã ở đây rồi".
-
Trường hợp của
cái tốt và cái xấu cũng vậy.
-
Trước và sau,
-
đây và đó,
bạn và tôi.
-
Tôi không thể tồn
tại ở đó mà không có bạn.
-
Hoa sen không thể tồn tại mà không có bùn.
-
Không thể.
-
Không có hạnh phúc
nào không đi cùng với khổ đau.
-
Không có sự sống nào mà
tách rời với cái chết.
-
Khi một nhà sinh học quan sát...
-
cơ thể con người,
-
ông thấy rằng sự sống
và cái chết xảy ra cùng nhau trong cơ thể.
-
Mỗi khoảnh khắc,
-
hàng nghìn tế bào đang chết.
-
Khi con thử gãi như thế này,
rất nhiều tế bào khô rơi xuống.
-
Đó là các tế bào chết.
-
Và hàng ngày mỗi phút giây
rất nhiều tế bào chết.
-
Con quá bận nên con
không chú ý rằng con đang chết.
-
Khi chúng chết, tức là con đang chết.
-
Con nghĩ là con chưa chết,
-
rằng phải 50 hay 70 năm nữa.
-
Điều này không đúng!
-
Sự chết không phải ở đâu xa, sự chết
xảy ra ở ngay tại đây và ngay lúc này.
-
"la mort", hay sự chết,
đang xảy ra vào mỗi khoảnh khắc.
-
Và vì nhờ sự chết của các tế bào,
-
mới có sự sinh ra của các tế bào khác.
-
Vào khoảnh khắc hiện tại rất
nhiều tế bào cũng đang được sinh ra.
-
Chúng ta không có đủ thì giờ
tổ chức sinh nhật cho chúng.
-
Sự thật là,
về mặt khoa học mà nói,
-
ta cũng có thể thấy sinh
và diệt đang xảy ra lúc này.
-
và nhờ các tế bào chết đi
mà tế bào khác được sinh ra.
-
Vì có tế bào sinh ra,
nên có tế bào chết đi.
-
Chúng dựa vào nhau để hiện hữu.
-
Con đang trải qua sự diệt và sự sinh
-
vào mỗi khoảnh khắc.
-
Đừng nghĩ con chỉ được
sinh ra vào một khoảnh khắc nào đó.
-
Giây phút được viết vào giấy khai sinh
-
chỉ là một khoảnh khắc.
-
Và đó cũng không phải là khoảnh khắc
đầu tiên của con trên đời.
-
Trước khoảnh khắc đó, con đã có mặt
trên đời từ nhiều giây phút trước rồi.
-
Trước khi con được thụ thai trong bụng mẹ,
-
con đã hiện hữu trong ba và mẹ con rồi,
-
dưới một dạng thể khác.
-
Vì vậy không có sinh, không có sự
bắt đầu thực sự, và không có kết thúc.
-
Khi chúng ta biết
sinh và diệt luôn ở cùng nhau
-
ta không còn sợ cái chết nữa
-
bởi trong giây phút sinh cũng đã có tử.
-
(Tiếng Pháp) Sự sống đến từ cái chết
-
Chúng không thể tách rời nhau.
-
Đây là phép thiền định rất sâu.
-
Con không nên chỉ thiền định
bằng tư duy.
-
Con còn cần quan sát
cuộc sống xung quanh...
-
trong đời sống hàng ngày.
-
Và con sẽ thấy cái sinh và cái diệt
tương tức với nhau trong mọi thứ:
-
cây cối, động vật, thời tiết,
các vấn đề, năng lượng...
-
Các nhà khoa học đã nói,
-
không có sinh, không có diệt.
-
(Tiếng Pháp) Chẳng cái gì được tạo ra,
chẳng cái gì mất đi.
-
Chỉ có sự chuyển hóa.
-
Sự chuyển hóa là có thể, là thực.
-
Sinh diệt là không thực.
-
Cái mà con gọi là sống và chết
đó chỉ là sự chuyển hóa mà thôi.
-
Khi con thực hiện một phản ứng hóa học,
-
con trộn các chất với nhau.
-
Khi các chất tiếp xúc với nhau,
chúng tạo ra sự chuyển hóa.
-
Có lúc con nghĩ chất đó không còn nữa,
-
nó đã biến mất.
-
Nhưng thực ra, nếu nhìn sâu,
con sẽ thấy chất đó vẫn còn
-
dưới một hình thức khác.
-
Khi con nhìn lên trời
con không thấy đám mây.
-
Con nghĩ đám mây đã chết,
-
nhưng thực ra, đám mây liên tục chuyển
thành cơn mưa và cứ vậy...
-
Tức là sống và chết chỉ là thứ thấy
trên bề mặt.
-
Nếu con tiếp tục, nhìn sâu hơn,
sẽ không còn sống và chết.
-
Chỉ có sự tiếp nối.
-
Và khi con chạm đến sự tiếp nối,
đến bản chất của sinh và diệt,
-
con sẽ không còn sợ hãi cái chết nữa.
-
Không phải chỉ có đạo Bụt mới nói về
không sinh không diệt,
-
mà các nhà khoa học cũng nói về
không sinh không diệt.
-
Hai bên có thể trao đổi kiến thức với nhau
Rất là thú vị.
-
Chúng ta được mời sống cuộc đời mình
một cách sâu sắc hơn.
-
Như thế ta có thể chạm tới
tự tánh của không sinh, không diệt.
-
Và, câu trả lời của Thầy là...
-
lời mời thực tập.
-
Chúng ta hãy sống đời mình
chánh niệm hơn, tập trung hơn
-
để xúc chạm một cách sâu sắc hơn
với những gì đang xảy ra.
-
Khi đó ta sẽ có cơ hội được tiếp xúc với
tự tánh chân thật của thực tại:
-
không sinh không diệt.
-
Đó là cái mà đạo Bụt nhắc đến
với khái niệm "Niết bàn".
-
'Niết bàn' là không sinh, không diệt.
-
Trong Thiên Chúa giáo các con gọi là:
-
'Đấng Tối cao', là 'Chúa'
-
Chúa là tự tánh chân thật của
không sinh không diệt.
-
Chúng ta không phải đi tìm Chúa.
-
Chúa là tự tánh chân thật của chính ta.
-
Như là một con sóng.
-
Con sóng tin rằng nó có sinh và diệt.
-
Mỗi khi nhô lên, và bắt đầu lao xuống,
-
nó sợ chết.
-
Con sóng sợ chết.
-
Nhưng nếu nó nhận ra rằng
nó là nước,
-
nó sẽ chẳng còn sợ nữa.
-
Trước khi đi lên, nó là nước.
Đi xuống, nó là nước.
-
Sau khi đi xuống,
nó vẫn tiếp tục là nước.
-
Không có cái chết.
-
Vì vậy quan trọng là
con sóng phải biết thiền,
-
để nhận ra rằng nó là sóng,
nhưng đồng thời cũng là nước.
-
Và khi nó biết nó là nước,
nó sẽ không còn sợ hãi nữa.
-
Đi lên nó cảm thấy tốt,
đi xuống nó cũng cảm thấy tốt.
-
Nó không còn sợ hãi.
-
Đám mây cũng vậy,
sẽ không còn sợ chết.
-
Chúng biết rằng, nếu chúng không là mây,
chúng có thể là cái gì đó khác,
-
cũng đẹp như vậy, như là mưa
hay là tuyết.
-
Vì thế sóng không đi tìm nước.
-
Nó không phải đi đâu tìm nước,
-
Bởi vì ngay lúc này, ngay ở đây,
nó đã là nước.
-
Với Chúa cũng vậy.
-
Ta không phải...
-
đi tìm Chúa.
-
Chúng ta là Chúa,
Chúa là tự tánh chân thật của chúng ta.
-
Con không phải đi đâu
để tìm kiếm Niết bàn.
-
Niết bàn là bản chất của chúng ta.
-
Đó là lời dạy của Bụt.
-
Một số chúng ta đã có thể
nhận ra điều đó.
-
Chúng ta tận hưởng
giây phút hiện tại.
-
Chúng ta biết rằng
chúng ta không thể chết.
-
(Chuông)