(Chuông) (Tiếng Pháp) Câu hỏi của chúng con là: Có sự sống sau cái chết? (Tiếng Anh) Câu hỏi là: Có sự sống sau cái chết? Hai người, một câu hỏi? (Cười) Sự sống luôn luôn có mặt vào cùng một thời điểm với cái chết, chứ không phải chỉ có trước cái chết! Và... Nó không thể tách rời khỏi cái chết. Nơi nào có sự sống, nơi đó có cái chết. Nơi nào có cái chết, nơi đó có sự sống. Điều này cần đến thiền định một chút. Trong Đạo Phật, chúng ta thường nói về "tương tức", "Tương tức". Nghĩa là con không đứng một mình. Con luôn tương tức với các thứ khác. Giống như bên trái và bên phải. Nếu không có bên phải thì không có bên trái. Nếu không có bên trái thì không có bên phải. Không thể tách bên trái khỏi bên phải. Không thể tách bên phải khỏi bên trái. Ví như Thầy bảo một trong hai con mang bên trái đi về Xóm Hạ. và người kia mang bên phải đi về Xóm Mới. Điều đó là không thể! Bên phải và bên trái, chúng muốn được cùng nhau. Bởi nếu không có bên kia, bên này cũng không thể tồn tại. Điều này rất rõ ràng. Cũng giống như bên trên và bên dưới. Không thể có bên trên nếu không có bên dưới. Trong đạo Bụt, chúng ta gọi đó là 'tương tức', 'interêtre'. Mọi sự đều có mặt cùng nhau và cùng lúc. Bởi vậy khi Chúa nói: "Để ánh sáng ngự trị", ánh sáng nói: "Con cần phải đợi, thưa Chúa, con cần phải đợi". Chúa nói:" Con đang đợi điều gì?" Ánh sáng trả lời: "Con đang đợi bóng tối đến cùng hiển hiện". Bởi ánh sáng và bóng tối, chúng tương tức. Và Chúa nói: " Bóng tối đã luôn ở đây rồi". Ánh sáng thưa: "Thế thì, con cũng đã ở đây rồi". Trường hợp của cái tốt và cái xấu cũng vậy. Trước và sau, đây và đó, bạn và tôi. Tôi không thể tồn tại ở đó mà không có bạn. Hoa sen không thể tồn tại mà không có bùn. Không thể. Không có hạnh phúc nào không đi cùng với khổ đau. Không có sự sống nào mà tách rời với cái chết. Khi một nhà sinh học quan sát... cơ thể con người, ông thấy rằng sự sống và cái chết xảy ra cùng nhau trong cơ thể. Mỗi khoảnh khắc, hàng nghìn tế bào đang chết. Khi con thử gãi như thế này, rất nhiều tế bào khô rơi xuống. Đó là các tế bào chết. Và hàng ngày mỗi phút giây rất nhiều tế bào chết. Con quá bận nên con không chú ý rằng con đang chết. Khi chúng chết, tức là con đang chết. Con nghĩ là con chưa chết, rằng phải 50 hay 70 năm nữa. Điều này không đúng! Sự chết không phải ở đâu xa, sự chết xảy ra ở ngay tại đây và ngay lúc này. "la mort", hay sự chết, đang xảy ra vào mỗi khoảnh khắc. Và vì nhờ sự chết của các tế bào, mới có sự sinh ra của các tế bào khác. Vào khoảnh khắc hiện tại rất nhiều tế bào cũng đang được sinh ra. Chúng ta không có đủ thì giờ tổ chức sinh nhật cho chúng. Sự thật là, về mặt khoa học mà nói, ta cũng có thể thấy sinh và diệt đang xảy ra lúc này. và nhờ các tế bào chết đi mà tế bào khác được sinh ra. Vì có tế bào sinh ra, nên có tế bào chết đi. Chúng dựa vào nhau để hiện hữu. Con đang trải qua sự diệt và sự sinh vào mỗi khoảnh khắc. Đừng nghĩ con chỉ được sinh ra vào một khoảnh khắc nào đó. Giây phút được viết vào giấy khai sinh chỉ là một khoảnh khắc. Và đó cũng không phải là khoảnh khắc đầu tiên của con trên đời. Trước khoảnh khắc đó, con đã có mặt trên đời từ nhiều giây phút trước rồi. Trước khi con được thụ thai trong bụng mẹ, con đã hiện hữu trong ba và mẹ con rồi, dưới một dạng thể khác. Vì vậy không có sinh, không có sự bắt đầu thực sự, và không có kết thúc. Khi chúng ta biết sinh và diệt luôn ở cùng nhau ta không còn sợ cái chết nữa bởi trong giây phút sinh cũng đã có tử. (Tiếng Pháp) Sự sống đến từ cái chết Chúng không thể tách rời nhau. Đây là phép thiền định rất sâu. Con không nên chỉ thiền định bằng tư duy. Con còn cần quan sát cuộc sống xung quanh... trong đời sống hàng ngày. Và con sẽ thấy cái sinh và cái diệt tương tức với nhau trong mọi thứ: cây cối, động vật, thời tiết, các vấn đề, năng lượng... Các nhà khoa học đã nói, không có sinh, không có diệt. (Tiếng Pháp) Chẳng cái gì được tạo ra, chẳng cái gì mất đi. Chỉ có sự chuyển hóa. Sự chuyển hóa là có thể, là thực. Sinh diệt là không thực. Cái mà con gọi là sống và chết đó chỉ là sự chuyển hóa mà thôi. Khi con thực hiện một phản ứng hóa học, con trộn các chất với nhau. Khi các chất tiếp xúc với nhau, chúng tạo ra sự chuyển hóa. Có lúc con nghĩ chất đó không còn nữa, nó đã biến mất. Nhưng thực ra, nếu nhìn sâu, con sẽ thấy chất đó vẫn còn dưới một hình thức khác. Khi con nhìn lên trời con không thấy đám mây. Con nghĩ đám mây đã chết, nhưng thực ra, đám mây liên tục chuyển thành cơn mưa và cứ vậy... Tức là sống và chết chỉ là thứ thấy trên bề mặt. Nếu con tiếp tục, nhìn sâu hơn, sẽ không còn sống và chết. Chỉ có sự tiếp nối. Và khi con chạm đến sự tiếp nối, đến bản chất của sinh và diệt, con sẽ không còn sợ hãi cái chết nữa. Không phải chỉ có đạo Bụt mới nói về không sinh không diệt, mà các nhà khoa học cũng nói về không sinh không diệt. Hai bên có thể trao đổi kiến thức với nhau Rất là thú vị. Chúng ta được mời sống cuộc đời mình một cách sâu sắc hơn. Như thế ta có thể chạm tới tự tánh của không sinh, không diệt. Và, câu trả lời của Thầy là... lời mời thực tập. Chúng ta hãy sống đời mình chánh niệm hơn, tập trung hơn để xúc chạm một cách sâu sắc hơn với những gì đang xảy ra. Khi đó ta sẽ có cơ hội được tiếp xúc với tự tánh chân thật của thực tại: không sinh không diệt. Đó là cái mà đạo Bụt nhắc đến với khái niệm "Niết bàn". 'Niết bàn' là không sinh, không diệt. Trong Thiên Chúa giáo các con gọi là: 'Đấng Tối cao', là 'Chúa' Chúa là tự tánh chân thật của không sinh không diệt. Chúng ta không phải đi tìm Chúa. Chúa là tự tánh chân thật của chính ta. Như là một con sóng. Con sóng tin rằng nó có sinh và diệt. Mỗi khi nhô lên, và bắt đầu lao xuống, nó sợ chết. Con sóng sợ chết. Nhưng nếu nó nhận ra rằng nó là nước, nó sẽ chẳng còn sợ nữa. Trước khi đi lên, nó là nước. Đi xuống, nó là nước. Sau khi đi xuống, nó vẫn tiếp tục là nước. Không có cái chết. Vì vậy quan trọng là con sóng phải biết thiền, để nhận ra rằng nó là sóng, nhưng đồng thời cũng là nước. Và khi nó biết nó là nước, nó sẽ không còn sợ hãi nữa. Đi lên nó cảm thấy tốt, đi xuống nó cũng cảm thấy tốt. Nó không còn sợ hãi. Đám mây cũng vậy, sẽ không còn sợ chết. Chúng biết rằng, nếu chúng không là mây, chúng có thể là cái gì đó khác, cũng đẹp như vậy, như là mưa hay là tuyết. Vì thế sóng không đi tìm nước. Nó không phải đi đâu tìm nước, Bởi vì ngay lúc này, ngay ở đây, nó đã là nước. Với Chúa cũng vậy. Ta không phải... đi tìm Chúa. Chúng ta là Chúa, Chúa là tự tánh chân thật của chúng ta. Con không phải đi đâu để tìm kiếm Niết bàn. Niết bàn là bản chất của chúng ta. Đó là lời dạy của Bụt. Một số chúng ta đã có thể nhận ra điều đó. Chúng ta tận hưởng giây phút hiện tại. Chúng ta biết rằng chúng ta không thể chết. (Chuông)