-
Gần đây đã có nhiều thảo luận về bệnh sởi
-
Vậy bệnh sởi là gì
-
và có nên chủng ngừa sởi hay không?
-
Hay nó chỉ là một loại bệnh tâm thần?
-
Sởi là một loại virus
-
Có vỏ là các proteins, RNA,
-
kèm theo một số proteins phục vụ sinh sản
-
Virus sởi không thể tự sinh sản
-
nó cần một tế bào chủ để làm giúp việc này
-
Để hiểu về bệnh sởi
-
ta cần tìm hiểu về hệ miễn dịch
-
Bạn có thể đã thấy
-
những hình ảnh miêu tả ở đây
-
Bây giờ chúng ta tập trung vào
-
phần hệ miễn dịch liên quan đến bệnh sởi
-
Virus sởi đột nhập vào cơ thể
-
qua mũi, miệng hoặc mắt
-
Bệnh sởi bắt đầu tấn công từ phổi
-
và nó rất giỏi tấn công hàng rào miễn dịch đầu tiên
-
của cơ thể: đại thực bào
-
- là tế bào bảo vệ phổi khỏi những kẻ xâm nhập
-
Chúng tấn công đại thực bào và giành quyền kiểm soát
-
Virus sởi tái lập trình đại thực bào
-
và biến đại thực bào thành nơi sinh sản của chúng
-
Một khi tế bào đại thực bào đã đầy virus,
-
chúng sẽ rời đi
và tiếp tục quy trình này ở những tế bào khác
-
Nhưng hệ miễn dịch có một vũ khí khác
để chống trả sự lây nhiễm virus:
-
những tế bào sát thủ tự nhiên
-
Các tế bào này thường "tuần tra" khắp cơ thể
-
Nếu phát hiện các viêm nhiễm ở tế bào
chúng sẽ yêu cầu tế bào đó tự diệt
-
Quá trình này rất hiệu quả
trong vòng 10 ngày đầu tiên
-
nên bạn thậm chí không biết rằng
mình đã mắc bệnh sởi
-
Và tiếp theo sẽ là lý do tại sao bệnh sởi nguy hiểm
-
Sau một thời gian chiến đấu và chết đi
-
đại thực bào báo động đến tế bào điều khiển của hệ miễn dịch:
-
tế bào tua
-
Tế bào tua
có nhiệm vụ thu thập mẫu của kẻ xâm nhập
-
mang đến các hạch bạch huyết,
-
kích hoạt những "vũ khí" hạng nặng
-
để giúp đánh lại các viêm nhiễm
một cách nhanh và hệ thống hơn
-
Nhưng virus sởi áp dụng một chiến thuật đáng sợ
-
nó lây nhiễm cho chính tế bào tua
-
và dùng tế bào này như những "con ngựa thành Troa"
để đột nhập sâu hơn vào cơ thể
-
Tế bào tua đã bị lây nhiễm sẽ đi đến các hạch bạch huyết
-
để báo động đến các tế bào miễn dịch khác
-
Khi tế bào tua đến nơi
virus sởi được phát tán đến tế bào T và B
-
Virus sởi tấn công chính các hệ thống
được phát triển để đánh lại nó
-
Bây giờ, mọi thứ tiến triển rất nhanh
-
Trong quá trình đi vào máu,
các hạch bạch huyết phán tán virus khắp nơi
-
Virus sởi tấn công các cơ quan
như lá lách, gan, ruột, và quan trọng nhất, phổi
-
Triệu chứng gồm
sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi, viêm phế quản và phát ban
-
Tại phổi, hệ miễn dịch vốn đang hoạt động tốt
-
Nhưng bây giờ, hàng triệu virus tấn công phổi trong một giây
-
và giết chết vô số tế bào, hủy diệt hệ thống phòng thủ
-
Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu ho ra hàng triệu virus sởi
-
Lúc này, bệnh sởi rất dễ lây
-
Tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90%
-
nếu tiếp xúc trực tiếp với người chưa tiêm ngừa
-
Khi phổi không được bảo vệ, những vi khuẩn hoặc virus khác
-
sẽ tận dụng cơ hội này
-
để xâm nhập vào phổi, gây ra những viêm nhiễm kép dẫn đến viêm phổi,
-
là nguyên nhân tử vong phổ biến nhất do sởi
-
Bây giờ, hệ miễn dịch đã bị tổn thương nghiêm trọng
-
Nhiều hệ thống bảo vệ khác nhau bị hư hại
-
Virus lan tràn khắp nơi, đi đến da
-
xuất hiện phát ban sởi điển hình
-
và trong một số trường hợp, virus sởi
-
tấn công đến não, gây viêm não
-
Nếu vậy, tỷ lệ tử vong sẽ từ 20-40%
-
và có thể gây tổn thương lâu dài hoặc vĩnh viễn
-
Tuy nhiên, ở giai đoạn này cơ thể vẫn chưa đầu hàng
-
và vẫn chống trả quyết liệt
-
Một số tế bào tua vẫn trụ được đủ lâu để kích hoạt
-
các lực lượng kháng virus trong cơ thể
-
Các tương bào tại hạch bạch huyết bắt đầu sản xuất hàng tỷ kháng thể
-
những protein nhỏ bé này sẽ đánh dấu các tế bào bị lây nhiễm
để phá hủy chúng
-
hoặc kết nối các virus lại với nhau
-
Tế bào sát thủ T sẽ đi khắp cơ thể để tiêu diệt những tế bào bị lây nhiễm
-
Sau khoảng 2-3 tuần, cơ thể thường
-
giành phần thắng và đẩy lùi căn bệnh
-
Tuy nhiên, hệ miễn dịch đã vô cùng suy yếu
-
có thể cần đến vài tuần để hồi phục
-
khiến cho cơ thể trở nên dễ tổn thương trước những căn bệnh khác
-
Nhưng nếu đã hồi phục, người bệnh sẽ miễn dịch khỏi căn bệnh này
-
virus sởi đã đi vào bộ nhớ của hệ miễn dịch mãi mãi
-
Bệnh sởi rất nguy hiểm
-
Mặc dù 84% dân số đã được tiêm ngừa sởi
-
vẫn có đến 122.000 người chết vì bệnh này trong năm 2014
-
Một số người không thể tiêm ngừa
-
có thể do trẻ tuổi, hóa trị hoặc HIV
-
hoặc có thể do dị ứng với vắc xin
-
Họ cần chúng ta giúp tiêu diệt căn bệnh này
-
Vắc xin ngừa sởi thì an toàn, rẻ tiền và sẵn có
-
Bệnh sởi hoàn toàn không mang lại lợi ích gì cho con người
-
Căn bệnh không giúp cải thiện hệ miễn dịch
-
Hầu hết những người không chịu tiêm vắc xin cho con của họ chỉ vì muốn điều tốt đẹp đến con của mình
-
Điều này rất đáng quý
-
Nhưng hãy hỏi bản thân mình
-
Tôi có đang đặt mạng sống của con mình
và con của người khác vào hiểm nguy
-
khi tôi không tiêm ngừa bệnh sởi?
-
Câu trả lời, đáng buồn là, có.
-
Chúng ta đừng nên đổ lỗi cho nhau
-
mà hãy đồng lòng cùng tiêu diệt virus này
-
Cùng nhau, chúng ta có thể xóa sổ con quái vật đáng sợ này
-
và khiến căn bệnh này thuộc một nơi tốt hơn cho nó:
-
dĩ vãng