3 câu hỏi cho bản thân về quyền công dân Mỹ
-
0:01 - 0:04Bốn năm sau khi đến Hoa Kỳ,
-
0:04 - 0:06như bất kỳ ai 16 tuổi,
-
0:06 - 0:08tôi đã đi lấy bằng lái xe.
-
0:08 - 0:12Sau khi cho nhân viên xem
giấy tờ nhập cư, thẻ xanh, -
0:12 - 0:14cô ấy nói với tôi đó là giả.
-
0:14 - 0:17"Đừng quay lại đây nữa," cô ấy nói.
-
0:17 - 0:20Đó là lúc tôi phát hiện ra
tôi đã ở Mỹ bất hợp pháp. -
0:21 - 0:23Và tôi vẫn ở đây bất hợp pháp.
-
0:23 - 0:25Tôi là nhà báo và nhà làm phim.
-
0:25 - 0:26Tôi tin vào những câu chuyện.
-
0:27 - 0:28Và những gì tôi học được
-
0:28 - 0:31là những gì hầu hết mọi người
không hiểu về nhập cư -
0:31 - 0:35là những gì họ không hiểu về
bản thân họ: -
0:35 - 0:38những câu chuyện di cư xưa của gia đình
và những quá trình họ phải trải qua -
0:38 - 0:41trước khi thẻ xanh và bức tường tồn tại,
-
0:41 - 0:45hoặc điều gì đã định hình sự hiểu biết
của họ về chính quyền công dân. -
0:46 - 0:47Tôi sinh ra ở Philipines.
-
0:47 - 0:50Khi tôi 12 tuổi, mẹ tôi gửi tôi
đến sống với bố mẹ bà, -
0:50 - 0:52ông bà của tôi,
-
0:52 - 0:54hay, theo tiếng Tagalog
của chúng tôi, lolo và lola. -
0:55 - 0:57Tên của Lolo là Teofilo.
-
0:57 - 1:02Khi ông di cư hợp pháp sang Mỹ
và nhập tịch, -
1:02 - 1:05ông ấy đổi tên từ Teofilo thành Ted,
-
1:05 - 1:08theo tên của Ted Danson
từ chương trình truyền hình "Cheers." -
1:08 - 1:10Không thể kiếm được người Mỹ nào hơn thế.
-
1:10 - 1:14Bài hát yêu thích của Lolo là "My Way"
của Frank Sinatra, -
1:14 - 1:18và khi đang tìm cách đưa đứa cháu trai
duy nhất của ông, là tôi, -
1:18 - 1:20đến Mỹ,
-
1:20 - 1:22ông ấy quyết định làm theo cách của mình.
-
1:22 - 1:26Theo Lolo, không có cách nào dễ dàng
và đơn giản để đưa tôi đến đây, -
1:26 - 1:30vì vậy, Lolo đã tiết kiệm 4,500 đô-la -
-
1:30 - 1:32đó là số tiền lớn với
một nhân viên bảo vệ -
1:32 - 1:34chỉ kiếm được không quá
tám đô-la một giờ - -
1:34 - 1:35để trả cho một thẻ xanh giả
-
1:35 - 1:38và cho một kẻ buôn lậu đưa tôi đến Mỹ.
-
1:38 - 1:40Đó là cách tôi đến đây.
-
1:40 - 1:43Tôi không biết đã bao nhiêu lần
mọi người nói với tôi rằng tổ tiên họ -
1:43 - 1:45đã đến Mỹ "đúng cách,"
-
1:45 - 1:47mà tôi nhắc họ,
-
1:47 - 1:49định nghĩa của Mỹ về "đúng cách"
-
1:49 - 1:54đã thay đổi kể từ khi con tàu đầu tiên
của những người định cư thả neo. -
1:55 - 1:58Nước Mỹ như chúng ta biết không chỉ
là một mảnh đất, -
1:58 - 2:02đặc biệt là vì vùng đất mà ngày nay
tạo nên Hợp chủng quốc Hoa Kỳ -
2:02 - 2:05từng thuộc về những người khác
ở các quốc gia khác. -
2:06 - 2:11Nước Mỹ mà chúng ta biết không chỉ
là một quốc gia của những người nhập cư. -
2:11 - 2:15Có hai nhóm người Mỹ không phải
là người nhập cư: -
2:15 - 2:17Người Mỹ bản địa, những người bản địa
của vùng đất này -
2:17 - 2:20và những người bị giết
trong hoạt động diệt chủng; -
2:20 - 2:23và người Mỹ gốc Phi, những người đã bị
bắt cóc, vận chuyển và trở thành nô lệ -
2:23 - 2:25để xây dựng đất nước này.
-
2:26 - 2:29Mỹ, trên tất cả, là một ý tưởng,
-
2:29 - 2:32dù không thực tế và chưa hoàn hảo
tới mức nào, -
2:32 - 2:36chỉ tồn tại vì những người định cư
đầu tiên đến đây một cách tự do -
2:36 - 2:38mà không cần lo lắng về quốc tịch.
-
2:38 - 2:41Vậy, bạn đến từ đâu?
-
2:41 - 2:42Bạn đến bằng cách nào?
-
2:43 - 2:44Ai đã trả tiền?
-
2:44 - 2:47Trên khắp nước Mỹ,
trước nhiều nhóm khán giả khác nhau -- -
2:47 - 2:48nhóm bảo thủ và nhóm tiến bộ,
-
2:48 - 2:50học sinh trung học và người lớn tuổi --
-
2:50 - 2:52tôi đã hỏi những câu hỏi đó.
-
2:52 - 2:54Là một người da màu,
tôi luôn được hỏi tôi đến từ đâu, -
2:54 - 2:57như trong, "Bạn thật sự đến từ đâu?"
-
2:57 - 3:00Vì vậy, tôi cũng đã hỏi những
người da trắng họ thật sự đến từ đâu. -
3:00 - 3:03Sau khi hỏi một sinh viên
tại Đại học Georgia -
3:03 - 3:04anh ấy đến từ đâu,
-
3:04 - 3:06anh ấy nói, "Tôi là người Mỹ."
-
3:06 - 3:09"Tôi biết," tôi nói,
"nhưng bạn đến từ đâu?" -
3:09 - 3:11"Tôi là người da trắng," anh ta trả lời.
-
3:11 - 3:14“Nhưng da trắng không phải
là một quốc gia,” tôi nói. -
3:14 - 3:16"Tổ tiên của bạn đến từ đâu?"
-
3:16 - 3:18Khi anh ta nhún vai trả lời,
-
3:18 - 3:20tôi đã nói,
-
3:20 - 3:21“Chà, bạn đến từ đâu?
-
3:21 - 3:24Bạn đến đây bằng cách nào?
Ai đã trả tiền? " -
3:25 - 3:26Anh ấy không thể trả lời.
-
3:26 - 3:29Tôi không nghĩ bạn có thể nói về
nước Mỹ với tư cách nước Mỹ -
3:29 - 3:33mà không trả lời ba câu hỏi cốt lõi đó.
-
3:33 - 3:36Nhập cư là huyết mạch của Hoa Kỳ,
-
3:36 - 3:39đất nước này đã tự phục hồi như thế
nào trong nhiều thế kỷ, -
3:39 - 3:44từ những người định cư và nhà cách mạng,
người đã sống ở 13 thuộc địa ban đầu -
3:44 - 3:47đến hàng triệu người nhập cư,
chủ yếu đến từ Châu Âu, -
3:47 - 3:50người đã không ngừng khai
phá vùng đất này. -
3:50 - 3:53Mặc dù người Mỹ bản địa đã ở đây
-
3:53 - 3:56và có bản sắc bộ lạc riêng
và ý thức về quyền công dân, -
3:56 - 4:02họ không được xem là công dân Mỹ
cho đến khi có Đạo luật Công dân 1924. -
4:02 - 4:07Bước ngoặt của Đạo luật Quyền công dân
năm 1964 mà người Mỹ gốc Phi đã đấu tranh -
4:07 - 4:11đã truyền động lực cho
Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch năm 1965, -
4:12 - 4:15điều đã chấm dứt hệ thống
bài trừ dựa trên chủng tộc của Mỹ -
4:15 - 4:18đã tồn tại trong suốt 40 năm.
-
4:19 - 4:21Tôi có thể tiếp tục nói về điều này,
-
4:21 - 4:24nhưng ý tôi là, quan điểm
lớn hơn ở đây là: -
4:24 - 4:26Bao nhiêu trong số chúng ta,
-
4:26 - 4:29dù là những người nhập cư
trong quá khứ hay hiện tại, -
4:29 - 4:32hiểu về những phần cốt yếu này
của lịch sử Mỹ? -
4:32 - 4:36Bao nhiêu phần của lịch sử này đã tạo nên
bài kiểm tra công dân Mỹ thật sự? -
4:36 - 4:38Bạn đã từng thấy nó chưa?
-
4:38 - 4:39Nó hầu hết là kiểm tra nói,
-
4:39 - 4:44và nhân viên chính phủ sẽ hỏi
ứng viên tới 10 trong số 100 câu hỏi. -
4:44 - 4:48Để đỗ, ứng viên phải
trả lời đúng ít nhất sáu câu. -
4:48 - 4:50Tôi đã xem qua bài kiểm tra gần đây,
-
4:50 - 4:54và tôi thấy kinh ngạc
trước những câu hỏi được đưa ra -
4:54 - 4:58và điều tạo nên những câu trả lời
được chấp nhận với những bỏ sót rõ ràng. -
4:58 - 5:01Có một câu hỏi về
tượng Nữ thần Tự do và vị trí của nó. -
5:01 - 5:03Không có một câu hỏi nào về đảo Ellis,
-
5:03 - 5:06về Hoa Kỳ với tư cách một quốc gia nhập cư
-
5:06 - 5:09và hàng loạt những luật chống nhập cư
đã được thông qua. -
5:09 - 5:12Không có điều gì về
lịch sử của người Mỹ bản địa. -
5:12 - 5:16Có một câu hỏi về điều mà
Martin Luther King, Jr. đã làm, -
5:16 - 5:19nhưng phần lớn là những nội dung
thiếu sót và vô trách nhiệm -
5:19 - 5:21về người Mỹ gốc Phi.
-
5:21 - 5:22Đây là một ví dụ.
-
5:22 - 5:27Câu hỏi số 74 của phần lịch sử Hoa Kỳ
-
5:27 - 5:32yêu cầu ứng viên "nêu một lý do
đã dẫn đến cuộc Nội chiến." -
5:32 - 5:35Có ba câu trả lời được chấp nhận:
-
5:35 - 5:37chế độ nô lệ,
-
5:37 - 5:39quyền của các tiểu bang,
-
5:39 - 5:41những lý do kinh tế.
-
5:41 - 5:45Lola và Lolo của tôi
có nhận được câu hỏi ấy không? -
5:45 - 5:46Nếu họ có,
-
5:46 - 5:49họ có hiểu được lịch sử đằng sau nó không?
-
5:49 - 5:51Vậy còn các chú và các dì
và các anh em họ của tôi -
5:51 - 5:55và hàng triệu người nhập cư khác
đã làm bài kiểm tra này -
5:55 - 5:56để trở thành công dân Mỹ?
-
5:57 - 6:00Người nhập cư biết được những gì
về Mỹ trước khi họ đến đây? -
6:00 - 6:04Chúng ta đang xin loại quốc tịch nào?
-
6:04 - 6:08Và đó có đúng là quốc tịch mà
chúng ta thật sự muốn không? -
6:09 - 6:12Hãy nghĩ về nó --
tôi đã nghĩ rất nhiều về điều ấy -- -
6:12 - 6:16Một quốc tịch tôn quý trông như thế nào?
-
6:16 - 6:20Làm sao để tôi xin được nó
khi tôi mới đến đây vào 26 năm trước, -
6:20 - 6:22khi người gốc Phi và bản địa
-
6:22 - 6:25những người đã từng ở đây,
trên đất Mỹ, hàng trăm năm -
6:25 - 6:27vẫn đang chờ đến lượt họ?
-
6:27 - 6:30Một trong những tác giả yêu thích
của tôi là Toni Morrison. -
6:30 - 6:34Vào năm 1996, một năm trước khi tôi biết
mình đã ở quốc gia này bất hợp pháp, -
6:34 - 6:37lớp Tám của tôi được giao
đọc tác phẩm "The Bluest Eye," -
6:37 - 6:39cuốn sách đầu tiên của Morrison.
-
6:39 - 6:43Đầu tiên, cuốn sách đã thách thức tôi
với những câu hỏi khó. -
6:43 - 6:45Tại sao Pecola Breedlove,
-
6:45 - 6:48cô gái da đen này là
nhân vật trung tâm của cuốn sách, -
6:48 - 6:51tại sao cô ấy lại muốn
có một đôi mắt xanh? -
6:51 - 6:52Ai đã nói với cô rằng cô muốn nó?
-
6:53 - 6:54Tại sao cô ấy tin họ?
-
6:55 - 6:58Morrison nói rằng cô ấy viết cuốn sách
để phác họa những gì xảy ra -
6:58 - 7:03khi một người đầu hàng
trước thứ cô ấy gọi là "đại tự sự." -
7:04 - 7:10"Định nghĩa," Morrison nói, "được viết bởi
người cầm quyền, không phải kẻ bị trị." -
7:11 - 7:13Khi tôi nhận ra
mình đã ở đây bất hợp pháp, -
7:13 - 7:19Tôi tự thuyết phục, nếu không là công dân
hợp pháp trên khai sinh hay luật pháp, -
7:19 - 7:22thì vẫn còn một hình thức công dân khác.
-
7:22 - 7:25Quyền công dân qua việc tham gia:
-
7:25 - 7:26tôi hội nhập.
-
7:26 - 7:30Tôi hội nhập với những người Mỹ,
kể cả những người không muốn tôi ở đây. -
7:31 - 7:33Quyền công dân qua việc đóng góp:
-
7:33 - 7:37tôi trả lại cho cộng đồng của mình
bằng bất cứ cách nào tôi có thể. -
7:37 - 7:41Là một doanh nhân không chính thống --
và vâng, khái niệm này tồn tại đấy -- -
7:41 - 7:43tôi đã thuê nhiều công dân Mỹ.
-
7:43 - 7:46Quyền công dân qua việc giáo dục:
-
7:46 - 7:50chúng ta không thể đợi người khác
để dạy cho ta về quá khứ -
7:50 - 7:52và cách chúng ta đến với thực tại này.
-
7:52 - 7:55Chúng ta phải tự giáo dục bản thân
và người thân của mình. -
7:56 - 8:00Quyền công dân là điều gì đó vĩ đại
hơn cả bản thân mình: -
8:00 - 8:03Chúng ta đang, tôi nghĩ,
dù là cá nhân hay tập thể, -
8:03 - 8:06viết lại cuốn đại tự sự của Hoa Kỳ.
-
8:06 - 8:10Những người, từng bị trị, bây giờ
đứng lên nắm quyền quyết định. -
8:10 - 8:13Họ đang hỏi những câu hỏi cần được hỏi.
-
8:13 - 8:15Phần cốt yếu của việc định nghĩa lại
-
8:15 - 8:18là cách ta xác định
không chỉ ai là một người Mỹ -
8:18 - 8:20mà còn những điều gì
cấu thành quyền công dân. -
8:20 - 8:24Điều mà, theo tôi, là trách nhiệm
của chúng ta đối với nhau. -
8:25 - 8:28Thế nên, hãy suy nghĩ
về câu chuyện của cá nhân mình -
8:28 - 8:29và hãy tự hỏi:
-
8:30 - 8:31Mình đến từ đâu?
-
8:32 - 8:33Mình đến bằng cách nào?
-
8:34 - 8:35Ai đã trả tiền?
- Title:
- 3 câu hỏi cho bản thân về quyền công dân Mỹ
- Speaker:
- Jose Antonio Vargas
- Description:
-
Vào năm 16 tuổi, nhà báo và nhà làm phim Jose Antonio Vargas nhận ra rằng anh ấy đã ở Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp. Từ đó, anh ấy đã luôn ngẫm nghĩ về việc nhập cư và ý nghĩa của việc là một công dân Hoa Kỳ -- cho dù đó là trên khai sinh, luật pháp hay cách khác. Trong cuộc nói chuyện sâu sắc này, Vargas kêu gọi một sự thay đổi trong cách chúng ta suy nghĩ về quyền công dân và khuyến khích tất cả chúng ta suy nghĩ lại về lịch sử của chính mình bằng cách trả lời ba câu hỏi: Mình đến từ đâu? Mình đến đây bằng cách nào? Ai đã trả tiền?
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 08:48
![]() |
Anh Pham approved Vietnamese subtitles for 3 questions to ask yourself about US citizenship | |
![]() |
Anh Pham edited Vietnamese subtitles for 3 questions to ask yourself about US citizenship | |
![]() |
Tonight Last week accepted Vietnamese subtitles for 3 questions to ask yourself about US citizenship | |
![]() |
Phương Trịnh edited Vietnamese subtitles for 3 questions to ask yourself about US citizenship | |
![]() |
Phương Trịnh edited Vietnamese subtitles for 3 questions to ask yourself about US citizenship | |
![]() |
Phương Trịnh edited Vietnamese subtitles for 3 questions to ask yourself about US citizenship | |
![]() |
Phương Trịnh edited Vietnamese subtitles for 3 questions to ask yourself about US citizenship | |
![]() |
Phương Trịnh edited Vietnamese subtitles for 3 questions to ask yourself about US citizenship |