Return to Video

Khiêm nhường - và các bài học khác từ triết lý của nước

  • 0:01 - 0:03
    Có thể bạn biết cái cảm giác
  • 0:03 - 0:07
    thức dậy với một đống tin nhắn
    chưa đọc trong điện thoại.
  • 0:07 - 0:10
    Lịch làm việc thì đầy ắp các cuộc hẹn,
  • 0:10 - 0:12
    đôi khi được đánh dấu hai, ba lần.
  • 0:13 - 0:15
    Bạn thấy thật bận bịu.
  • 0:15 - 0:17
    Và cảm thấy mình được việc.
  • 0:19 - 0:23
    Nhưng cuối cùng thì,
    bạn vẫn thấy thiếu một cái gì đó.
  • 0:24 - 0:26
    Bạn cố tìm xem đó là gì.
  • 0:27 - 0:29
    Nhưng trước khi tìm ra,
  • 0:29 - 0:30
    ngày tiếp theo lặp lại y chang.
  • 0:32 - 0:35
    Đó là những gì tôi từng cảm thấy
    hai năm trước.
  • 0:36 - 0:38
    Tôi thấy căng thẳng;
    thấy lo lắng,
  • 0:39 - 0:40
    thấy mình như đang mắc kẹt.
  • 0:41 - 0:44
    Thế giới quanh tôi
    chuyển động quá nhanh
  • 0:45 - 0:47
    Và tôi không biết mình phải làm gì.
  • 0:48 - 0:50
    Tôi bắt đầu tự hỏi:
  • 0:50 - 0:52
    Làm cách nào để bắt kịp mọi thứ?
  • 0:52 - 0:55
    Làm cách nào để
    tìm được sự mãn nguyện,
  • 0:55 - 0:59
    trong một thế giới chuyển động
    nhanh như
  • 1:00 - 1:02
    thậm chí, nhanh hơn ta nghĩ?
  • 1:04 - 1:05
    Tôi bắt đầu tìm kiếm câu trả lời.
  • 1:06 - 1:08
    Tôi nói với nhiều người,
    tôi nói với bạn bè,
  • 1:08 - 1:10
    tôi nói với gia đình mình.
  • 1:10 - 1:14
    Thậm chí, tôi còn tìm đọc
    rất nhiều sách self-help.
  • 1:14 - 1:16
    Nhưng tôi vẫn không hài lòng.
  • 1:16 - 1:19
    Thành thật thì, càng đọc self-help,
  • 1:19 - 1:21
    tôi lại càng căng thẳng và lo lắng.
  • 1:22 - 1:23
    (Cười)
  • 1:23 - 1:26
    Giống như tôi cho tâm trí
    ăn nhiều thức ăn nhanh
  • 1:26 - 1:29
    và thần kinh tôi bị béo phì.
  • 1:29 - 1:31
    (Cười)
  • 1:31 - 1:32
    Tôi đã định bỏ cuộc,
  • 1:33 - 1:36
    đến một ngày, tôi thấy quyển sách này.
  • 1:36 - 1:41
    "Đạo Đức Kinh:
    Sách về Đạo và Đức."
  • 1:42 - 1:45
    Đây là tư tưởng triết học cổ đại Trung Hoa
  • 1:45 - 1:48
    được viết ra cách nay hơn 2.600 năm.
  • 1:49 - 1:53
    Đến giờ, đây là quyển sách mỏng nhất,
    bé nhất trên kệ sách .
  • 1:54 - 1:56
    Chỉ có 81 trang.
  • 1:56 - 1:59
    Mỗi trang có một bài thơ ngắn.
  • 1:59 - 2:03
    Tôi nhớ đã lật đến
    một bài thơ đặc biệt.
  • 2:03 - 2:04
    Nó đây.
  • 2:04 - 2:06
    Thật đẹp, phải không?
  • 2:06 - 2:07
    (Cười)
  • 2:07 - 2:09
    Để tôi đọc to
    cho các bạn nghe.
  • 2:09 - 2:13
    "Bậc thượng thiện giống như nước.
  • 2:13 - 2:16
    Làm lợi vạn vật mà không tranh giành.
  • 2:17 - 2:20
    Lựa chỗ thấp mà trú ngụ.
  • 2:20 - 2:23
    Trong tâm tính, nó thâm sâu.
  • 2:23 - 2:26
    Trong diễn đạt, nó trung thực.
  • 2:27 - 2:29
    Bị ngăn trở, nó vẫn mềm mỏng.
  • 2:31 - 2:33
    Chịu dẫn dắt, nó không kiểm soát.
  • 2:33 - 2:36
    Lúc hành động, nó hoà hợp với thời.
  • 2:36 - 2:39
    Hài lòng với chính mình
  • 2:39 - 2:42
    Nên nước không bao giờ lầm lỗi."
  • 2:43 - 2:46
    Wow! Tôi vẫn nhớ
    khi lần đầu đọc bài thơ này.
  • 2:46 - 2:50
    Tôi cảm thấy rùng mình
    dọc xương sống.
  • 2:50 - 2:53
    Tôi vẫn có cảm giác này
    khi đọc nó cho các bạn.
  • 2:53 - 2:56
    Sự lo lắng và căng thẳng của tôi
    đột nhiên biến mất.
  • 2:57 - 2:59
    Kể từ ngày đó,
  • 2:59 - 3:04
    tôi cố áp dụng các ý niệm
    trong bài thơ này vào cuộc sống của mình.
  • 3:04 - 3:08
    Và hôm nay, tôi muốn chia sẻ với các bạn
    ba bài học mà tôi rút ra
  • 3:08 - 3:10
    từ triết lý của nước -
  • 3:10 - 3:14
    ba bài học mà tôi tin
    đã giúp tôi tìm được sự mãn nguyện
  • 3:14 - 3:16
    trong hầu hết những việc mình làm.
  • 3:17 - 3:20
    Bài học đầu tiên là sự khiêm nhường.
  • 3:20 - 3:23
    Khi ta nghĩ về nước
    chảy ở một dòng sông,
  • 3:23 - 3:25
    nước luôn chảy dưới thấp.
  • 3:26 - 3:29
    Nước giúp cây cối phát triển
    và giúp muôn thú sinh sống.
  • 3:29 - 3:32
    Nước không hề thu hút
    sự chú ý về mình,
  • 3:32 - 3:34
    nước cũng không cần
    bất kỳ phần thưởng nào.
  • 3:35 - 3:38
    Nước khiêm nhường.
  • 3:38 - 3:40
    Nhưng nếu không có sự đóng góp
    khiêm nhường của nước,
  • 3:40 - 3:44
    cuộc sống mà ta biết
    sẽ không thể hiện hữu.
  • 3:45 - 3:48
    Sự khiêm nhường của nước
    dạy tôi vài điều quan trọng.
  • 3:48 - 3:52
    Nó dạy tôi rằng thay vì hành xử
    như thể tôi biết rõ mình đang làm gì
  • 3:52 - 3:54
    hay tôi biết hết mọi câu trả lời,
  • 3:54 - 3:56
    Hoàn toàn ổn khi nói:
  • 3:56 - 3:57
    "Tôi không biết.
  • 3:57 - 3:59
    Tôi muốn học thêm nữa,
  • 3:59 - 4:01
    và tôi cần bạn giúp."
  • 4:01 - 4:05
    Nó cũng dạy tôi rằng, thay vì
    khoe khoang những gì đạt được,
  • 4:05 - 4:10
    khuyến khích người khác thành công
    cũng khiến ta cảm thấy mãn nguyện.
  • 4:10 - 4:14
    Nó dạy tôi rằng, thay vì làm những điều
    để vượt lên phía trước,
  • 4:14 - 4:16
    sẽ đáng giá và ý nghĩa hơn
  • 4:16 - 4:20
    nếu giúp người khác vượt qua
    khó khăn để đi đến thành công.
  • 4:20 - 4:23
    Thái độ khiêm nhường ấy
    đã giúp tôi có được
  • 4:23 - 4:26
    nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn
    với những người xung quanh.
  • 4:27 - 4:31
    Tôi thực sự quan tâm đến
    các câu chuyện và trải nghiệm
  • 4:31 - 4:33
    khiến họ trở nên
    độc đáo và tuyệt diệu.
  • 4:33 - 4:35
    Cuộc sống trở nên vui hơn,
  • 4:35 - 4:38
    vì mỗi ngày, tôi khám phá thêm
    nhiều điều thú vị, nhiều ý tưởng
  • 4:38 - 4:41
    và giải pháp mới cho các vấn đề
    tôi chưa từng biết.
  • 4:41 - 4:45
    Tất cả nhờ vào ý tưởng và sự giúp đỡ
    của những người khác.
  • 4:45 - 4:48
    Mọi dòng chảy rồi sẽ về với biển
  • 4:48 - 4:50
    vì biển thấp hơn các dòng chảy đấy.
  • 4:51 - 4:55
    Sự khiêm nhường cho nước quyền năng.
  • 4:55 - 4:59
    Nhưng tôi nghĩ nó giúp ta
    giữ được sự tỉnh táo
  • 4:59 - 5:00
    để hiện hữu,
  • 5:00 - 5:05
    để học và chuyển hóa từ câu chuyện
    của những người quanh mình.
  • 5:06 - 5:09
    Bài học thứ hai mà tôi học là hòa hợp.
  • 5:10 - 5:12
    Khi dòng nước chảy về phía tảng đá,
  • 5:12 - 5:14
    nó chảy vòng qua đá.
  • 5:14 - 5:17
    Nước không bực bội,
    Nước không giận dữ,
  • 5:17 - 5:18
    Nước không khó chịu.
  • 5:18 - 5:20
    Thực sự là nước không tỏ thái độ gì.
  • 5:21 - 5:25
    Khi đối mặt với trở ngại,
    nước sẽ tìm ra cách giải quyết,
  • 5:26 - 5:28
    không áp lực, không đối đầu.
  • 5:30 - 5:33
    Khi ngẫm nghĩ về điều này,
    tôi bắt đầu hiểu ra
  • 5:33 - 5:36
    tại sao mình căng thẳng.
  • 5:36 - 5:38
    Thay vì hòa hợp
    với môi trường xung quanh,
  • 5:38 - 5:40
    tôi chống lại nó.
  • 5:40 - 5:42
    Tôi buộc mọi thứ thay đổi
  • 5:42 - 5:46
    vì cho rằng mình phải thành công
    hay để thể hiện bản thân.
  • 5:47 - 5:48
    Cuối cùng thì, không gì thay đổi.
  • 5:49 - 5:50
    Và tôi càng bực bội.
  • 5:51 - 5:55
    Chuyển sự chú ý
    từ đạt được nhiều thành công hơn,
  • 5:55 - 5:57
    sang nhiều hòa hợp hơn,
  • 5:57 - 6:01
    ngay lập tức, tôi cảm thấy
    bình tĩnh và tập trung.
  • 6:01 - 6:04
    Tôi bắt đầu tự hỏi:
  • 6:04 - 6:06
    Cách cư xử này có khiến tôi,
  • 6:06 - 6:09
    và môi trường xung quanh
    hòa hợp hơn?
  • 6:09 - 6:12
    Điều này có phù hợp
    với bản chất của tôi?
  • 6:12 - 6:15
    Tôi trở nên thoải mái hơn,
    đơn giản là chính mình,
  • 6:15 - 6:18
    thay vì cố trở thành một người
    mà tôi mong đợi.
  • 6:20 - 6:22
    Công việc trở nên dễ dàng hơn,
  • 6:22 - 6:25
    vì tôi không còn chú ý
    vào những việc mình không thể điều khiển
  • 6:25 - 6:27
    mà chỉ làm những gì có thể.
  • 6:27 - 6:29
    Tôi ngừng tranh đấu với bản thân,
  • 6:29 - 6:33
    tôi học cách làm việc với hoàn cảnh
    để tìm cách giải quyết vấn đề.
  • 6:34 - 6:36
    Tự nhiên không vội vã.
  • 6:37 - 6:39
    Nhưng mọi thứ vẫn được hoàn thành.
  • 6:40 - 6:43
    Đó là cách Đạo Đức Kinh nói về
    năng lượng của sự hòa hợp.
  • 6:44 - 6:48
    Cũng như nước luôn có cách giải quyết
    mà không áp lực hay đối đầu,
  • 6:49 - 6:53
    tôi tin ta sẽ tìm được cảm giác bằng lòng
    khi thử chuyển sự chú ý
  • 6:53 - 6:56
    từ cố đạt được nhiều thành công
  • 6:56 - 6:58
    sang hòa hợp.
  • 6:59 - 7:03
    Bài học thứ ba tôi học được
    từ triết lý về nước
  • 7:03 - 7:05
    là sự cởi mở.
  • 7:06 - 7:08
    Nước sẵn sàng thay đổi.
  • 7:08 - 7:12
    Tùy theo nhiệt độ,
    nước có thể ở thể lỏng, rắn hoặc khí.
  • 7:12 - 7:14
    Tùy theo vật chứa,
  • 7:15 - 7:18
    nước có thể là bình trà,
    chiếc tách hay bình hoa.
  • 7:19 - 7:23
    Thực tế, khả năng thay hình đổi dạng
    và sự uyển chuyển
  • 7:23 - 7:25
    giúp nước tồn tại bao đời,
  • 7:25 - 7:28
    dù môi trường xung quanh có thay đổi.
  • 7:29 - 7:32
    Chúng ta sống trong thời đại
    liên tục thay đổi.
  • 7:33 - 7:36
    Không còn có thể trông mong
    sự ổn định ở mỗi một công việc
  • 7:36 - 7:39
    hay chỉ theo đuổi mỗi một nghề.
  • 7:39 - 7:43
    Chúng ta cũng được trông đợi
    luôn tự đổi mới kỹ năng
  • 7:43 - 7:45
    để giữ được giá trị.
  • 7:45 - 7:48
    Tại nơi làm việc, chúng ta tổ chức
    các cuộc "hackathon",
  • 7:48 - 7:50
    nơi các nhóm nhỏ
    hay các cá nhân cùng nhau
  • 7:51 - 7:54
    giải quyết công việc trong
    khung thời gian nhất định.
  • 7:54 - 7:57
    Điều làm tôi thấy thú vị là
    những nhóm thắng cuộc
  • 7:57 - 8:00
    thường không phải là nhóm
    có các thành viên giàu kinh nghiệm,
  • 8:00 - 8:03
    mà gồm các thành viên
    luôn sẵn sàng học hỏi,
  • 8:03 - 8:05
    sẵn sàng quên để học,
  • 8:05 - 8:07
    và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau,
  • 8:07 - 8:10
    xoay trở để giải quyết
    các tình huống luôn thay đổi.
  • 8:11 - 8:13
    Cuộc sống đôi khi giống như "hackathon".
  • 8:14 - 8:18
    Mỗi người chúng ta
    phải tiến bước, mở lòng
  • 8:18 - 8:21
    và cùng tạo nên hiệu ứng.
  • 8:21 - 8:25
    Ta có thể nấp mình đằng sau
    cánh cửa đóng kín, tiếp tục bị tê liệt
  • 8:25 - 8:28
    vì những suy nghĩ hạn hẹp:
  • 8:28 - 8:30
    "Tôi sẽ chẳng bao giờ có thể
    bàn về triết học Trung Hoa
  • 8:30 - 8:32
    trước đám đông."
  • 8:32 - 8:33
    (Cười)
  • 8:33 - 8:36
    Hay ta có thể mở lòng
    và tận hưởng chuyến đi.
  • 8:36 - 8:39
    Đây chắc chắn là một trải nghiệm thú vị.
  • 8:39 - 8:43
    Thế nên, khiêm nhường, hòa hợp và cởi mở
  • 8:43 - 8:47
    là những bài học tôi học được
    từ triết lý của nước cho đến giờ.
  • 8:47 - 8:49
    Nước được viết tắt rất đẹp là H-H-O,
  • 8:49 - 8:51
    hay H2O.
  • 8:51 - 8:52
    (Cười)
  • 8:52 - 8:56
    Nước cũng trở thành kim chỉ nam
    cho cuộc sống của tôi.
  • 8:56 - 8:59
    Vì thế bây giờ, mỗi khi căng thẳng,
  • 8:59 - 9:02
    chưa mãn nguyện, lo lắng
    hay chỉ là không chắc sẽ làm gì,
  • 9:02 - 9:04
    tôi sẽ đơn giản hỏi:
  • 9:04 - 9:06
    Nước sẽ làm gì?
  • 9:06 - 9:07
    (Cười)
  • 9:07 - 9:11
    Câu hỏi đơn giản và đầy quyền năng này
    được truyền cảm hứng từ một quyển sách
  • 9:11 - 9:15
    được viết từ lâu trước thời đại
    bitcoin, công nghệ-tài chính, kỹ thuật số
  • 9:15 - 9:18
    đã làm thay đổi cuộc sống của tôi
    theo chiều hướng tốt hơn.
  • 9:18 - 9:21
    Hãy thử, và cho tôi biết
    nó giúp được gì cho các bạn.
  • 9:21 - 9:23
    Và tôi rất mong đợi điều đó.
  • 9:23 - 9:24
    Xin cám ơn.
  • 9:24 - 9:29
    (Vỗ tay)
Title:
Khiêm nhường - và các bài học khác từ triết lý của nước
Speaker:
Rayond Tang
Description:

Làm thế nào để tìm được sự mãn nguyện trong một thế giới đầy biến động? Raymond Tang đã đánh vật với câu hỏi này cho đến khi tình cờ đọc được triết lý từ Đạo Đức Kinh. Trong đó, anh tìm được một bài thơ so sánh cái thiện với nước, một ý niệm mà anh đang áp dụng vào cuộc sống của mình. Trong bài nói chuyện duyên dáng này, anh chia sẻ ba bài học mà anh học được từ "triết lý của nước". "Nước sẽ làm gì?", Tang hỏi. "Câu trả lời đơn giản và đầy quyền năng này ... đã làm thay đổi cuộc sống tôi, theo chiều hướng tốt hơn."

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:42

Vietnamese subtitles

Revisions