Return to Video

Có 4 loại vắc xin COVID-19: đây là cách chúng hoạt động.

  • 0:01 - 0:03
    Mọi loại vắc-xin COVID-19
    đang được phát triển
  • 0:03 - 0:07
    đều hướng tới tạo miễn dịch
    đối với vi rút SARS-CoV-2
  • 0:07 - 0:09
    bằng cách tạo đáp ứng miễn dịch
    với các kháng nguyên
  • 0:09 - 0:14
    thường là những gai protein đặc trưng
    trên vỏ ngoài của virus.
  • 0:16 - 0:18
    [VẮC-XIN SỐNG GIẢM ĐỘC LỰC]
  • 0:19 - 0:21
    Cách thức của vài loại
    vắc-xin truyền thống
  • 0:21 - 0:24
    là biến đổi vi rút, để làm
    vi rút yếu đi hoặc bị vô hiệu hóa.
  • 0:26 - 0:28
    Để khi được đưa vào cơ thể,
  • 0:28 - 0:31
    có thể tạo đáp ứng miễn dịch
    với kháng nguyên
  • 0:31 - 0:33
    mà không để vi rút gây bệnh.
  • 0:34 - 0:38
    Khi hệ miễn dịch tiếp xúc
    với vi rút đã suy yếu,
  • 0:38 - 0:39
    các cơ chế phòng vệ,
  • 0:39 - 0:41
    như các kháng thể
    và tế bào lympho T của cơ thể
  • 0:41 - 0:44
    sẽ tấn công vi rút hoặc
    những tế bào nhiễm vi rút.
  • 0:45 - 0:50
    Trong quá trình đó, các tế bào chuyên biệt
    sẽ ghi nhớ đặc điểm của kháng nguyên
  • 0:50 - 0:54
    và chuẩn bị hệ miễn dịch
    để sản xuất tế bào và kháng thể
  • 0:54 - 0:56
    nhanh chóng tấn công
    các protein này.
  • 0:57 - 1:01
    Nên ở lần tiếp xúc kế tiếp của người này
    với cùng vi rút đó,
  • 1:01 - 1:04
    hệ miễn dịch sẽ sẵn sàng
    đánh bại vi rút.
  • 1:10 - 1:12
    [VẮC-XIN TIỂU ĐƠN VỊ PROTEIN]
  • 1:12 - 1:14
    Thay vì dùng toàn bộ vi rút,
  • 1:14 - 1:19
    có thể kích hoạt hệ miễn dịch
    bằng cách chỉ dùng một phần của vi rút,
  • 1:19 - 1:20
    như những gai protein chẳng hạn.
  • 1:22 - 1:23
    Những vắc-xin tiểu đơn vị này
  • 1:23 - 1:27
    có lợi thế về giá thành
    và quy trình sản xuất
  • 1:27 - 1:30
    và không thể gây bệnh
  • 1:30 - 1:34
    vì một phần của vi rút
    không có khả năng lây nhiễm tế bào chủ.
  • 1:35 - 1:39
    Tuy nhiên, chúng khó bị
    các tế bào miễn dịch nhận ra hơn
  • 1:39 - 1:41
    khi tấn công
    các tế bào đã nhiễm bệnh,
  • 1:42 - 1:45
    tức là chúng kích hoạt
    các đáp ứng miễn dịch yếu hơn.
  • 1:46 - 1:47
    Do vậy,
  • 1:47 - 1:52
    vắc-xin tiểu đơn vị thường
    có thành phần hóa học được gọi là tá dược,
  • 1:52 - 1:56
    được chế biến nhằm kích thích
    đáp ứng miễn dịch mạnh hơn
  • 1:56 - 1:58
    và cũng có thể cần đến
    các mũi tiêm nhắc lại.
  • 2:01 - 2:05
    Không phải mục tiêu của mọi vắc-xin
    đều là đưa kháng nguyên vào cơ thể.
  • 2:05 - 2:08
    Một số sử dụng tế bào
    của cơ thể bệnh nhân
  • 2:08 - 2:10
    để tự sản xuất kháng nguyên.
  • 2:10 - 2:15
    Ví dụ như vắc-xin véc tơ vi rút
    và vắc-xin mRNA
  • 2:15 - 2:18
    Mục đích của cả hai loại trên
    là đưa một đoạn mã di truyền ngắn
  • 2:18 - 2:20
    lấy từ mầm bệnh mục tiêu,
  • 2:20 - 2:24
    mà trong trường hợp này
    là vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19,
  • 2:24 - 2:25
    vào tế bào của bệnh nhân.
  • 2:25 - 2:28
    Bằng cách lấy quyền kiểm soát
    các cơ chế tế bào,
  • 2:28 - 2:31
    những loại vắc-xin này bắt chước
    cách nhân bản thông thường của vi rút
  • 2:31 - 2:33
    khi lây nhiễm tự nhiên.
  • 2:33 - 2:35
    Nhưng thay vì nhân bản vi rút,
  • 2:35 - 2:38
    các tế bào chỉ sản xuất
    một lượng lớn kháng nguyên
  • 2:38 - 2:41
    về sau này sẽ kích hoạt
    đáp ứng ứng miễn dịch mạnh mẽ.
  • 2:43 - 2:44
    [VẮC-XIN VÉC TƠ VI RÚT]
  • 2:46 - 2:48
    Vắc-xin véc tơ vi rút
    làm được điều này
  • 2:48 - 2:52
    bằng cách đưa một đoạn mã di truyền
    của kháng nguyên vào một vi rút vô hại,
  • 2:52 - 2:55
    đóng vai trò như một hệ thống
    vận chuyển hiệu quả
  • 2:55 - 2:58
    để đưa mã di truyền đó vào tế bào
    mà không gây bệnh.
  • 3:00 - 3:02
    Tuy rất khó sản xuất,
    song vắc-xin véc tơ vi rút
  • 3:02 - 3:05
    có thể kích hoạt
    các đáp ứng miễn dịch mạnh mẽ
  • 3:05 - 3:07
    mà không cần tá dược.
  • 3:07 - 3:11
    Theo lý thuyết, một loại véc-tơ vi rút
    có thể dùng để vận chuyển mã
  • 3:11 - 3:13
    cho một loạt kháng nguyên khác nhau,
  • 3:13 - 3:15
    điều này có thể giúp tăng tốc độ
    sản xuất vắc-xin.
  • 3:18 - 3:21
    [VẮC-XIN AXIT NUCLEIC]
  • 3:21 - 3:25
    Vắc-xin axit nucleic,
    giống như vắc-xin mRNA và vắc-xin DNA,
  • 3:25 - 3:29
    cũng bao gồm việc đưa mã di truyền
    vào tế bào để sản xuất kháng nguyên.
  • 3:29 - 3:32
    Nhưng thay vì dùng vi rút để vận chuyển,
  • 3:32 - 3:35
    những vắc-xin này
    đi con đường trực tiếp hơn
  • 3:35 - 3:38
    đó là đưa mã di truyền
    thẳng vào tế bào
  • 3:38 - 3:40
    khi được gắn vào một phân tử
  • 3:40 - 3:43
    hoặc được nhét vào các tế bào
    bằng "súng bắn gen."
  • 3:45 - 3:48
    Sản xuất các vắc-xin này
    thường nhanh và rẻ,
  • 3:48 - 3:50
    nhưng đây là công nghệ còn khá mới.
  • 3:52 - 3:55
    Với hàng trăm loại vắc-xin COVID-19
    đang được phát triển,
  • 3:55 - 3:58
    có khả năng sẽ cần kết hợp
    các phương thức khác nhau
  • 3:58 - 4:01
    để ngăn chặn sự lây lan toàn cầu
    của vi rút corona.
  • 4:01 - 4:03
    và kết thúc đại dịch.
  • 4:03 - 4:06
    Người dịch: Hòa Phạm
    Người hiệu đính: Nguyệt Nguyễn
Title:
Có 4 loại vắc xin COVID-19: đây là cách chúng hoạt động.
Description:

Cuộc chiến chống lại COVID-19 đã chứng kiến những loại vắc xin được phát triển với tốc độ kỷ lục, với hơn 170 loại vắc xin đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nhưng chúng khác nhau như thế nào, và chúng sẽ bảo vệ loài người khỏi dịch bệnh ra sao?

Đăng ký để nhận được nhiều video hơn: http://bit.ly/2VBpGY7

Theo dõi Tổ chức Gavi:
Twitter: https://twitter.com/gavi
Facebook: https://www.facebook.com/gavi
Instagram: https://www.instagram.com/gavialliance
LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/gavi

Thêm thông tin chi tiết về Gavi tại: http://www.gavi.org

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
COVID-19 Pandemic
Duration:
04:10

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions