< Return to Video

Hãy yêu thương, dù có thế nào chăng nữa

  • 0:01 - 0:04
    "Ngay cả trong những thuật ngữ thuần túy phi tôn giáo
  • 0:04 - 0:11
    đồng tính đại diện cho sự lệch lạc tính năng tình dục
  • 0:11 - 0:15
    Một sự thay thế tầm thường thảm hại cho thực tại
  • 0:15 - 0:19
    một sự trốn tránh đáng thương khỏi cuộc sống thực tại.
  • 0:19 - 0:22
    Vì thế, đồng tính không đáng nhận được sự đồng cảm
  • 0:22 - 0:24
    không xứng đáng được nhận điều trị
  • 0:24 - 0:27
    như một sự đọa đày cho nhóm người thứ yếu,
  • 0:27 - 0:34
    nó cũng không đáng được nhìn nhận là gì
    ngoài một căn bệnh ác tính."
  • 0:34 - 0:37
    Điều này được đăng trong tạp chí Thời Đại năm 1966
    Khi tôi được 3 tuổi
  • 0:37 - 0:41
    Nhưng, năm ngoái, Tổng thống Hoa Kỳ
  • 0:41 - 0:45
    đã bày tỏ sự ủng hộ với hôn nhân đồng giới.
  • 0:45 - 0:52
    (Vỗ Tay)
  • 0:52 - 0:58
    Câu hỏi của tôi là: Làm sao chúng ta đã
    có thể đạt đến kết quả này?
  • 0:58 - 1:02
    Làm thế nào một căn bệnh
    lại trở thành một đặc điểm nhân dạng?
  • 1:02 - 1:05
    Khi tôi có lẽ được 6 tuổi,
  • 1:05 - 1:09
    Tôi đi mua giày với mẹ và em trai.
  • 1:09 - 1:11
    Khi mua xong giầy,
  • 1:11 - 1:16
    người bán hàng nói chúng tôi mỗi người
    có thể lấy một trái bóng bay.
  • 1:16 - 1:20
    Em tôi muốn trái màu đỏ, tôi muốn trái màu hồng.
  • 1:20 - 1:25
    Mẹ nói bà nghĩ tôi nên lấy trái màu xanh.
  • 1:25 - 1:30
    Nhưng tôi nói tôi chắc chắn muốn trái màu hồng.
  • 1:30 - 1:33
    Và bà nhắc tôi rằng màu xanh là màu yêu thích của tôi.
  • 1:33 - 1:39
    Dù thực sự màu xanh vẫn là màu tôi yêu thích hiện nay,
    thì tôi vẫn đồng tính--
  • 1:39 - 1:42
    (Cười)--
  • 1:42 - 1:47
    đó là bằng chứng về sự ảnh hưởng của mẹ
    và giới hạn của ảnh hưởng đó!
  • 1:47 - 1:48
    (Cười)
  • 1:48 - 1:55
    (Vỗ tay)
  • 1:55 - 1:57
    Khi tôi còn nhỏ, mẹ thường nói rằng,
  • 1:57 - 2:02
    "Tình yêu con dành cho con cái mình không giống với bất cứ cảm nhận nào trên đời.
  • 2:02 - 2:05
    Và chỉ khi có con, con mới hiểu điều đó".
  • 2:05 - 2:08
    Khi còn nhỏ, tôi nghĩ đó là lời khen tuyệt nhất trên đời
  • 2:08 - 2:12
    và rằng bà đang nói về
    cảm nhận của bà khi làm mẹ của anh em tôi
  • 2:12 - 2:13
    Khi tôi thành một thiếu niên, tôi nghĩ
  • 2:13 - 2:17
    Mình đồng tính, và có lẽ sẽ không thể có một gia đình.
  • 2:17 - 2:20
    Khi nghe bà nói thế, tôi thấy lo lắng.
  • 2:20 - 2:21
    Sau khi tôi công khai về giới tính,
  • 2:21 - 2:24
    bà vẫn tiếp tục nói thế và khiến tôi rất bực mình.
  • 2:24 - 2:28
    Tôi nói, "Con đồng tính.
    Đó không phải là hướng đi con bị ép dấn bước vào.
  • 2:28 - 2:34
    Con không muốn mẹ nói về điều đó nữa."
  • 2:34 - 2:39
    Khoảng 20 năm trước, những nhà biên tập tại
    tạp chí Thời Đại New York yêu cầu tôi
  • 2:39 - 2:42
    viết một bài về văn hóa khiếm thính.
  • 2:42 - 2:44
    Tôi đã thực sự sửng sốt.
  • 2:44 - 2:46
    Tôi đã nghĩ "điếc" hoàn toàn là một căn bệnh.
  • 2:46 - 2:48
    Những người đáng thương đó không thể nghe
  • 2:48 - 2:51
    Họ bị khiếm khuyết khả năng nghe,
    chúng ta có thể làm được gì cho họ?
  • 2:51 - 2:53
    Rồi tôi dấn thân vào thế giới khiếm thính.
  • 2:53 - 2:55
    Tôi đến những câu lạc bộ khiếm thính.
  • 2:55 - 2:59
    Tôi thưởng thức những màn trình diễn kịch nghệ khiếm thính, đọc thơ khiếm thính.
  • 2:59 - 3:04
    Thậm chí tôi còn đến xem cuộc thi sắc đẹp dành cho người khiếm thính tại Nashville, Tennessee
  • 3:04 - 3:09
    Nơi mọi người thường ca cẩm
    về giọng hát miền nam luyến láy.
  • 3:09 - 3:13
    (Cười)
  • 3:13 - 3:17
    Khi tôi đi sâu hơn vào thế giới khiếm thính,
  • 3:17 - 3:21
    Tôi bị thuyết phục rằng
    khiếm thính đúng là một nền văn hoá
  • 3:21 - 3:22
    những người trong thế giới khiếm thính nói rằng:
  • 3:22 - 3:27
    "Chúng tôi không khiếm khuyết khả năng nghe,
    chúng tôi là thành viên của một nền văn hoá,"
  • 3:27 - 3:28
    là nói một điều hoàn toàn có cơ sở.
  • 3:28 - 3:30
    Đó không phải là nền văn hoá của tôi,
  • 3:30 - 3:32
    Tôi không đặc biệt muốn xông đến tham gia,
  • 3:32 - 3:36
    Nhưng tôi trân trọng nó là một nền văn hoá
  • 3:36 - 3:37
    và những thành viên trong đó cảm nhận giá trị của nó
  • 3:37 - 3:44
    giống như cách họ cảm nhận về nền văn hoá La Tinh, văn hoá đồng tính hay nền văn hoá Do Thái
  • 3:44 - 3:48
    Có lẽ giá trị của nó sánh ngang bằng với nền văn hoá Mỹ
  • 3:48 - 3:52
    Một người bạn của bạn tôi có
    một cô con gái bị chứng thấp bé.
  • 3:52 - 3:54
    Khi con gái chào đời,
  • 3:54 - 3:57
    Đột nhiên cô cảm thấy
    mình đang đứng trước nhiều câu hỏi
  • 3:57 - 3:59
    mà hiện nay dường như bắt đầu vang dội tới tôi
  • 3:59 - 4:02
    Cô ấy đối mặt với câu hỏi mình phải làm gì với đứa trẻ.
  • 4:02 - 4:07
    Liệu cô ấy nên nói bé,"Con cũng giống
    như mọi người chỉ là lùn hơn chút xíu thôi?"
  • 4:07 - 4:10
    hay cô ấy nên cố gắng xây dựng
    một đặc điểm nhân dạng thấp bé
  • 4:10 - 4:12
    tham gia vào tổ chức Những Người Thấp Bé của nước Mỹ
  • 4:12 - 4:15
    nhận thức được những điều xảy ra với người thấp bé?
  • 4:15 - 4:17
    Đột nhiên tôi nghĩ,
  • 4:17 - 4:19
    hầu hết những trẻ khiếm thính được sinh ra
    từ bố mẹ bình thường
  • 4:19 - 4:21
    Bậc cha mẹ bình thường đó có
    khuynh hướng cố gắng chữa trị cho chúng.
  • 4:21 - 4:25
    Những người khiếm thính khám phá cộng đồng
    bằng cách nào đó ở tuổi niên thiếu.
  • 4:25 - 4:28
    Hầu hết những người đồng tính
    đựơc sinh ra từ bố mẹ bình thường
  • 4:28 - 4:31
    Bậc cha mẹ bình thường đó
    thường muốn con mình biểu hiện
  • 4:31 - 4:33
    theo cách mà cha mẹ nghĩ là
    dòng chảy chung của toàn thế giới,
  • 4:33 - 4:37
    và những người đồng tính phải khám phá
    đặc điểm nhân dạng của mình sau này.
  • 4:37 - 4:39
    Đây là người bạn tôi đang nói đến
  • 4:39 - 4:42
    trăn trở với những câu hỏi về nhân dạng
    cho cô con gái thấp bé của mình.
  • 4:42 - 4:44
    Và tôi nghĩ, lại một lần nữa:
  • 4:44 - 4:45
    Một gia đình tự cho mình là bình thường
  • 4:45 - 4:49
    với một đứa trẻ với vẻ khác thường.
  • 4:49 - 4:53
    Và tôi ấp ủ ý tưởng là có hai loại
    đặc điểm nhân dạng hay căn tính
  • 4:53 - 4:55
    có những căn tính dọc,
  • 4:55 - 4:57
    được truyền từ bố mẹ sang con cái qua nhiều thế hệ.
  • 4:57 - 5:03
    Những thứ như sắc tộc, tính dân tộc nối tiếp, ngôn ngữ, tôn giáo thông thường
  • 5:03 - 5:07
    Đó là những đặc điểm chung giữa bạn và cha mẹ
    hay với con cái của mình.
  • 5:07 - 5:09
    Với một số đặc điểm rất khó phá vỡ,
  • 5:09 - 5:12
    không có nỗ lực nào muốn khắc phục chúng.
  • 5:12 - 5:15
    Bạn có thể tranh cãi rằng điều này khó khăn hơn tại Mỹ,
  • 5:15 - 5:17
    ấy thế mà tổng thống hiện nay của chúng ta,
  • 5:17 - 5:19
    lại là một người da màu.
  • 5:19 - 5:21
    Tuy nhiên, chúng ta không ai cố bảo đảm rằng
  • 5:21 - 5:27
    thế hệ con trẻ kế tiếp sinh ra bởi người
    Mỹ gốc Phi hay người Châu Á
  • 5:27 - 5:29
    có làn da trắng như kem hay tóc vàng.
  • 5:29 - 5:33
    Có những đặc điểm nhân dạng bạn có được
    từ một nhóm đồng lứa.
  • 5:33 - 5:35
    Tôi gọi chúng là những căn tính ngang.
  • 5:35 - 5:38
    Vì nhóm tương đương đó là một kinh nghiệm chiều ngang
  • 5:38 - 5:42
    Đây là những đặc điểm nhân dạng xa lạ với cha mẹ bạn
  • 5:42 - 5:46
    và bạn phải khám phá điều đó khi
    bạn gặp những người đồng trang lứa.
  • 5:46 - 5:49
    Những đặc điểm nhân dạng theo chiều ngang đó,
  • 5:49 - 5:52
    mọi người đều đã cố gắng để tìm ra.
  • 5:52 - 5:55
    Tôi muốn xem xét quá trình đã khiến
  • 5:55 - 5:57
    những người có những đặc điểm nhân dạng này
  • 5:57 - 6:00
    tiến đến một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
  • 6:00 - 6:04
    Đối với tôi dường như có 3 mức độ tiếp nhận
  • 6:04 - 6:07
    cần phải diễn ra.
  • 6:07 - 6:11
    Đó là: Tự chấp nhận, Gia đình chấp nhận
    và Xã hội chấp nhận.
  • 6:11 - 6:13
    Và chúng không phải luôn xảy ra đồng thời.
  • 6:13 - 6:16
    Nhiều lúc, người trong tình trạng này rất tức giận
  • 6:16 - 6:20
    vì họ cảm thấy dường như cha mẹ họ không yêu họ,
  • 6:20 - 6:24
    Khi mà thực tế là cha mẹ họ không chấp nhận họ.
  • 6:24 - 6:27
    Tình yêu thương là thứ gì đó
    về mặt lí tưởng là vô điều kiện
  • 6:27 - 6:30
    xuyên suốt trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
  • 6:30 - 6:34
    Nhưng chấp nhận là đều cần phải có thời gian.
  • 6:34 - 6:36
    Lúc nào cũng cần thời gian.
  • 6:36 - 6:41
    Một trong những người thấp bé
    tôi biết có tên là Clinton Brown.
  • 6:41 - 6:44
    Khi mới sinh, anh ta được chẩn đoán
    chứng lùn do xương bị biến dạng
  • 6:44 - 6:47
    Một tình trạng tàn tật nghiêm trọng,
  • 6:47 - 6:50
    Cha mẹ anh ta được thông báo rằng
    con của họ không bao giờ bước đi hay nói được,
  • 6:50 - 6:53
    anh ta sẽ bị thiểu năng trí tuệ
  • 6:53 - 6:54
    và có lẽ còn không thể nhận biết cha mẹ.
  • 6:54 - 6:57
    Mọi người khuyên rằng họ có thể để anh ta lại bệnh viện
  • 6:57 - 7:00
    để chết một cách êm ả.
  • 7:00 - 7:03
    Mẹ anh trả lời rằng bà sẽ không đời nào làm vậy.
  • 7:03 - 7:04
    Bà đưa cậu con trai về nhà.
  • 7:04 - 7:07
    Mặc dù bà không có được lợi thế
    về học vấn hay về tài chính
  • 7:07 - 7:09
    Bà tìm đến vị bác sĩ giỏi nhất nước
  • 7:09 - 7:12
    để xem xét điều trị chứng lùn do xương bị biến dạng,
  • 7:12 - 7:14
    Bà đăng kí cho Clinton theo điều trị ở chỗ ông
  • 7:14 - 7:16
    và trong suốt thời gian thơ ấu,
  • 7:16 - 7:19
    Clinton đã trải qua 30 ca đại phẫu thuật.
  • 7:19 - 7:20
    Phần lớn thời gian anh ở trong bệnh viện
  • 7:20 - 7:22
    cho những cuộc phẫu thuật đó,
  • 7:22 - 7:25
    và kết quả là, hiện nay anh ấy đã có thể đi lại được.
  • 7:25 - 7:29
    Khi anh ấy ở bệnh viện, có gia sư tới
    giúp anh hoàn thành bài vở ở trường.
  • 7:29 - 7:32
    Anh ấy rất chăm học vì cũng chẳng có gì khác để làm.
  • 7:32 - 7:34
    Cuối cùng, anh ấy đạt được những điều
  • 7:34 - 7:37
    mà trước đó chưa bao giờ một thành viên nào
    trong gia đình có được.
  • 7:37 - 7:40
    Anh ta là người đầu tiên trong nhà theo học Cao Đẳng,
  • 7:40 - 7:44
    Sống trong trường và đi lại bằng
    chiếc xe hơi được thiết kế đặc biệt
  • 7:44 - 7:48
    phù hợp với cơ thể khác thường của mình.
  • 7:48 - 7:50
    Mẹ anh ta kể với tôi là,
    một hôm bà đang trên đường về nhà
  • 7:50 - 7:52
    anh ta theo học trường cao đẳng gần đó--
  • 7:52 - 7:54
    Bà nói: "Tôi thấy chiếc xe, luôn dễ dàng nhận ra cái xe ấy
  • 7:54 - 7:59
    trong bãi đỗ xe của một quán rượu," (Cười)
  • 7:59 - 8:02
    "Rồi tôi tự nhủ, mọi người đều cao hơn 1.8m,
    nó chỉ được khoảng 1m
  • 8:02 - 8:06
    2 chai bia của mọi người bằng 4 chai với nó."
  • 8:06 - 8:09
    Bà nói, "Tôi biết rằng không nên vào đó ngăn nó,
  • 8:09 - 8:13
    nhưng tôi về nhà, và gửi cho nó 8 tin nhắn."
  • 8:13 - 8:14
    Bà nói, "Rồi tôi nghĩ
  • 8:14 - 8:17
    Giá như có ai đó nói với tôi khi nó chào đời rằng
  • 8:17 - 8:22
    mối lo lắng trong tương lai của tôi sẽ là
    nó đi uống rượu và lái xe với bạn học cao đẳng nhỉ--"
  • 8:22 - 8:31
    (Vỗ tay)
  • 8:31 - 8:33
    Tôi hỏi bà:" Bà nghĩ mình đã làm gì
  • 8:33 - 8:38
    để giúp cậu ấy trở thành con người
    đáng yêu, thành đạt, và tuyệt vời như vầy?"
  • 8:38 - 8:43
    Bà trả lời: "Tôi đã làm gì ư? Tôi chỉ yêu nó vậy thôi.
  • 8:43 - 8:45
    Clinton luôn có nguồn sáng đó trong mình.
  • 8:45 - 8:50
    Cha nó và tôi rất may mắn khi là
    người đầu tiên nhận ra điều đó."
  • 8:50 - 8:55
    Tôi sẽ trích dẫn từ một tờ tạp chí khác của những năm 60.
  • 8:55 - 9:01
    Đây là ấn bản năm 1968, Nguyệt Báo Thái Bình Dương, tiếng nói của nước Mỹ tự do,
  • 9:01 - 9:04
    viết bởi một nhà đạo đức sinh vật học quan trọng.
  • 9:04 - 9:07
    Ông nói: "Không có lí do gì để cảm thấy tội lỗi
  • 9:07 - 9:10
    khi chối bỏ một đứa trẻ bị down,
  • 9:10 - 9:16
    bất kể là bỏ nó bằng cách giấu nó trong một bệnh xá
  • 9:16 - 9:19
    hay theo cách có trách nhiệm hoặc bức tử hơn.
  • 9:19 - 9:23
    Thật buồn, vâng, đáng sợ. Nhưng không có tội gì cả.
  • 9:23 - 9:28
    Tội lỗi thực sự chỉ là khi tấn công một con người,
  • 9:28 - 9:33
    và một người bị bệnh down thì đâu phải là người."
  • 9:33 - 9:37
    Đã có rất nhiều bài báo nói về
    sự tiến bộ to lớn mà chúng ta đã đạt được
  • 9:37 - 9:39
    về cách đối xử với người đồng tính.
  • 9:39 - 9:43
    Thực tế là thái độ của chúng ta đã thay đổi
    được lấy làm tít báo mỗi ngày
  • 9:43 - 9:47
    Nhưng chúng ta quên mất mình đã từng nhìn nhận
    những người có sự khác biệt như thế nào,
  • 9:47 - 9:50
    chúng ta đã từng nhìn người tàn tật như thế nào,
  • 9:50 - 9:53
    chúng ta đã vô nhân đạo như thế nào
    khi nhìn nhận những người đó.
  • 9:53 - 9:55
    Và sự thay đổi chúng ta đã đạt được
  • 9:55 - 9:57
    hầu như tương đương triệt để
  • 9:57 - 10:00
    là điều mà chúng ta đã không để ý tới cho lắm.
  • 10:00 - 10:03
    Một trong số những gia đình tôi đã phỏng vấn,
    Tom và Karen Robards,
  • 10:03 - 10:06
    là những người New York thành đạt và trẻ trung,
  • 10:06 - 10:10
    họ thực sự sửng sốt khi đứa con đầu
    được chẩn đoán bị down,
  • 10:10 - 10:15
    Họ nghĩ những cơ hội học tập cho cậu bé
    hiện nay chưa được tốt như mong muốn
  • 10:15 - 10:19
    nên quyết định xây một trung tâm nhỏ--
  • 10:19 - 10:22
    gồm 2 phòng học cùng với các bậc cha mẹ khác--
  • 10:22 - 10:25
    để giáo dục những đứa trẻ bị hội chứng down.
  • 10:25 - 10:28
    Qua nhiều năm, trung tâm đó đã phát triển
    thành trung tâm Cooke
  • 10:28 - 10:31
    nơi mà hiện tại hàng ngàn trẻ em
  • 10:31 - 10:34
    có những khiếm khuyết về trí tuệ đang được dạy dỗ
  • 10:34 - 10:38
    Tính từ lúc Nguyệt Báo Đại Tây Dương viết về chủ đề đó,
  • 10:38 - 10:43
    đến nay, tuổi đời của người bệnh down
    được nâng lên gấp 3
  • 10:43 - 10:47
    Ta đã biết đến những người bị bệnh down làm diễn viên,
  • 10:47 - 10:52
    nhà văn, một số người có khả năng
    sống tự lập khi trưởng thành.
  • 10:52 - 10:55
    Gia đình Robards có công rất lớn về mặt này.
  • 10:55 - 10:57
    Tôi hỏi, "Ông bà có nuối tiếc không?
  • 10:57 - 10:59
    Ông bà có mơ ước là con mình không bị bệnh down?
  • 10:59 - 11:02
    Ông bà có mơ ước là mình không nghe biết về nó?
  • 11:02 - 11:04
    Và rất thú vị, cha anh ta đã nói thế này.
  • 11:04 - 11:07
    "Đối với bản thân David, con tôi, thì tôi thấy tiếc cho nó,
  • 11:07 - 11:09
    vì rất khó khăn cho nó để sống trong thế giới này
  • 11:09 - 11:12
    và tôi muốn tạo cho nó một cuộc sống dễ dàng hơn.
  • 11:12 - 11:17
    Nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta loại bỏ những người bị bệnh down thì đó là một mất mát thảm khốc."
  • 11:17 - 11:20
    Rồi Karen Robards nói với tôi, "Tôi đồng ý với Tom.
  • 11:20 - 11:23
    Vì David, tôi sẽ chữa trị bệnh này ngay lập tức để tạo cho nó cuộc sống dễ dàng hơn.
  • 11:23 - 11:28
    Nhưng với bản thân mình,
    23 năm trước, tôi sẽ không bao giờ tin
  • 11:28 - 11:30
    tôi có thể đạt đến một điểm--
  • 11:30 - 11:35
    mà trên phương diện bản thân,
    khiến tôi trở lên tốt hơn và tình cảm hơn
  • 11:35 - 11:39
    và sống có mục đích hơn trong suốt cuộc đời mình,
  • 11:39 - 11:45
    Với tôi, tôi sẽ không hoán đổi nó với bất cứ điều gì trên thế giới này."
  • 11:45 - 11:50
    Chúng ta đang sống tại thời điểm mà sự chấp nhận của xã hội về những người với tình trạng khác thường
  • 11:50 - 11:52
    đang chuyển biến tích cực.
  • 11:52 - 11:54
    Tuy nhiên chúng ta cũng sống tại thời khắc
  • 11:54 - 11:56
    mà khả năng loại trừ những tình trạng đó
  • 11:56 - 11:59
    đã đạt đến mức độ mà ta không thể tưởng tượng nổi.
  • 11:59 - 12:02
    Giờ đây hầu hết trẻ em khiếm thính tại Mỹ
  • 12:02 - 12:04
    đều được cấy ốc tai
  • 12:04 - 12:09
    đặt trong não và nối với thiết bị tiếp nhận,
  • 12:09 - 12:14
    cho phép chúng thu nhận một kiểu nghe
    sao chép để học nói
  • 12:14 - 12:18
    Một hợp chất đã được thí nghiệm trên chuột, BMN-111
  • 12:18 - 12:22
    rất hữu ích để ngăn chặn hoạt động
    của loại gien gây ra Tình trạng thiếu phát triển sụn
  • 12:22 - 12:25
    Chứng loạn sản sụn là dạng phổ biến của hội chứng lùn.
  • 12:25 - 12:29
    Những con chuột có loại gien gây ra chứng loạn sản sụn được tiêm hóa hoá chất đó
  • 12:29 - 12:32
    và phát triển hoàn toàn đầy đủ.
  • 12:32 - 12:35
    Thử nghiệm trên người thì đang ở đâu đó gần đây.
  • 12:35 - 12:37
    Các cuộc xét nghiệm máu đang đựơc tiến hành
  • 12:37 - 12:41
    để phát hiện hội chứng down rõ ràng và sớm hơn trong thời gian đầu của thai kì,
  • 12:41 - 12:47
    để dễ dàng hơn trong việc loại trừ quá trình thai nghén
  • 12:47 - 12:49
    hay loại bỏ thai.
  • 12:49 - 12:53
    Chúng ta có sự tiến triển của xã hội và y học.
  • 12:53 - 12:56
    và tôi tin cả hai mặt đó.
  • 12:56 - 12:59
    Tôi tin sự tiến triển xã hội rất ngoạn ngục,
    đầy ý nghĩa và tuyệt vời
  • 12:59 - 13:03
    Tôi nghĩ sự phát triển của y tế cũng vậy.
  • 13:03 - 13:06
    Nhưng tôi nghĩ sẽ là bi kịch
    khi lĩnh vực này không thấy đựơc lĩnh vực kia.
  • 13:06 - 13:10
    Khi nhìn nhận vào sự tương tác của hai lĩnh vực
  • 13:10 - 13:11
    trong những tình trạng mà tôi vừa miêu tả,
  • 13:11 - 13:15
    Đôi lúc tôi nghĩ nó giống như
    những cảnh trong vở nhạc kịch
  • 13:15 - 13:17
    khi một vị anh hùng nhận ra mình đã yêu vị nữ anh hùng
  • 13:17 - 13:22
    ngay tại thời điểm vị nữ anh hùng
    nằm hấp hối trên ghế trường kỉ
  • 13:22 - 13:23
    (Cười)
  • 13:24 - 13:28
    Chúng ta phải suy nghĩ làm sao để mình cảm nhận
    được về tất cả các hướng giải quyết.
  • 13:28 - 13:32
    Câu hỏi đặt ra về vai trò của cha mẹ mọi luôn là
  • 13:32 - 13:34
    Giá trị mà chúng ta công nhận từ con trẻ là gì,
  • 13:34 - 13:36
    và cần chữa trị những gì cho chúng?
  • 13:36 - 13:39
    Jim Sinclair, một nhà hoạt động lỗi lạc về chứng tự kỉ, đã nói
  • 13:39 - 13:44
    "Khi phụ huynh nói rằng ước gì con mình không bị tự kỉ,
  • 13:44 - 13:48
    thực sự họ đang nói: "Tôi ước gì con mình không tồn tại
  • 13:48 - 13:52
    và ước gì thay vào đó tôi có
    một đứa con khác, không bị tự kỉ."
  • 13:52 - 13:57
    Xin đọc nó lại lần nữa. Đây là điều vang lên khi bạn than vãn về sự hiện diện của chúng tôi.
  • 13:57 - 13:59
    Đây là điều cất lên khi bạn
    nguyện cầu cho một sự chữa trị--
  • 13:59 - 14:03
    Ước nguyện cháy bỏng nhất của mọi người cho chúng tôi
  • 14:03 - 14:05
    là ngày nào đó chúng tôi sẽ thôi là chính mình
  • 14:05 - 14:10
    và những kẻ xa lạ mà bạn có thể yêu mến sẽ lặn xuống đằng sau khuôn mặt chúng tôi."
  • 14:10 - 14:13
    Đó là quan điểm rất cực đoan
  • 14:13 - 14:17
    nhưng nó chỉ ra một thực tế
    là mọi người gắn kết với cuộc sống của mình
  • 14:17 - 14:21
    và họ không muốn "bị" chữa trị hay thay đổi hoặc bị loại bỏ
  • 14:21 - 14:24
    Họ muốn là chính bản chất con người của mình
  • 14:24 - 14:29
    Một trong những gia đình tôi phỏng vấn
    trong chương trình này
  • 14:29 - 14:34
    là gia đình Dylan Klebold, một trong những thủ phạm gây ra cuộc thảm sát ở Comlumbine.
  • 14:34 - 14:37
    Phải mất một thời gian dài mới
    thuyết phục được họ nói chuyện với tôi
  • 14:37 - 14:40
    và một khi đồng ý, họ đã kể lại một mạch,
  • 14:40 - 14:42
    không sao ngừng được.
  • 14:42 - 14:44
    Tuần đầu tiên tôi tiếp xúc với họ,
    tuần đầu trong nhiều tuần kết tiếp
  • 14:44 - 14:47
    Tôi ghi lại cuộc đối thoại trong hơn 20 giờ.
  • 14:47 - 14:50
    Vào tối chủ nhật, chúng tôi đều kiệt sức.
  • 14:50 - 14:53
    Chúng tôi ngồi trong bếp. Sue Klebold đang làm bữa tối
  • 14:53 - 14:55
    Tôi nói: "Nếu Dylan ở đây,
  • 14:55 - 14:58
    bà có thấy mình muốn hỏi anh ta điều gì không?"
  • 14:58 - 15:00
    Cha anh ta nói:" Chắc chắn là có.
  • 15:00 - 15:04
    Tôi muốn hỏi nó nghĩ mình đang làm cái quái gì thế."
  • 15:04 - 15:06
    Sue nhìn xuống sàn, suy nghĩ giây lát.
  • 15:06 - 15:10
    Khi ngẩng lên bà nói:
  • 15:10 - 15:13
    "Tôi muốn xin nó tha thứ cho tôi vì tôi làm mẹ
  • 15:13 - 15:18
    mà không bao giờ biết được trong đầu nó nghĩ gì."
  • 15:18 - 15:21
    Vài năm sau khi tôi dùng bữa tối với bà,
  • 15:21 - 15:24
    một trong nhiều bữa tối chúng tôi ăn cùng nhau,
  • 15:24 - 15:26
    Bà nói: "Anh biết không, khi điều này xảy ra,
  • 15:26 - 15:30
    Tôi từng ước mình đã không lập gia đình và không có con.
  • 15:30 - 15:33
    Nếu tôi không chuyển đến bang Ohio và gặp Tom
  • 15:33 - 15:37
    đứa trẻ này sẽ không tồn tại
    và chuyện khủng khiếp này đã không xảy ra.
  • 15:37 - 15:40
    Nhưng tôi lại cảm thấy mình yêu
    những đứa con của mình quá đỗi
  • 15:40 - 15:44
    và không muốn tưởng tượng ra một cuộc sống vắng chúng
  • 15:44 - 15:50
    Tôi nhận ra nỗi đau chúng gây ra cho người khác
    là không thể dung thứ
  • 15:50 - 15:53
    nhưng nỗi đau chúng gây ra cho tôi cũng có."
  • 15:53 - 15:57
    "Khi tôi nhận ra thế giới đã có thể tốt đẹp hơn
  • 15:57 - 16:00
    nếu Dylan không được sinh ra,
  • 16:00 - 16:04
    Tôi đã kết luận điều này không
    khiến tôi trở nên tốt hơn. "
  • 16:04 - 16:10
    Thật ngạc nhiên thay cách những gia đình
    có những đứa trẻ phức tạp
  • 16:10 - 16:14
    mang sự phức tạp mà hầu hết
    mọi người sẽ làm mọi thứ để ngăn ngừa
  • 16:14 - 16:18
    lại tìm thấy nhiều ý nghĩa trong quá trình
    trải nghiệm vai trò làm cha mẹ.
  • 16:18 - 16:20
    Rồi tôi nghĩ, ai mà có con
  • 16:20 - 16:24
    cũng yêu con của mình
    cùng với những khuyết điểm của chúng.
  • 16:24 - 16:28
    Nếu có vị thiên thần rực rỡ nào đó
    giáng xuống từ trần phòng khách của tôi
  • 16:28 - 16:31
    và muốn đưa những đứa con của tôi đi
  • 16:31 - 16:37
    đổi lại những đứa con khác ngoan hơn, lịch sự hơn,
    khôi hài hơn, tử tế hơn, thông minh hơn
  • 16:37 - 16:43
    Tôi vẫn muốn giữ lại những đứa con mình có
    và nguyện cầu những điều tồi tệ sẽ được cất đi
  • 16:43 - 16:45
    Và tôi hoàn toàn thấy rằng
  • 16:45 - 16:48
    cũng như cuộc thử nghiệm
    bộ quần áo chậm bắt lửa trong lò lửa
  • 16:48 - 16:53
    để chắc rằng chúng không bén lửa khi con trẻ tới gần lò
  • 16:53 - 16:56
    những câu chuyện gia đình đang thảo luận về những tình trạng khác biệt ghê gớm
  • 16:56 - 16:59
    cũng phản ánh trải nghiệm chung trong vai trò cha mẹ.
  • 16:59 - 17:03
    Luôn là, thỉnh thoảng, nhìn vào con mình, bạn nghĩ
  • 17:03 - 17:06
    Con từ đâu ra thế nhỉ?
  • 17:06 - 17:09
    (Cười)
  • 17:09 - 17:13
    Hóa ra khi mà những
    sự khác biệt cá nhân này đang được ấp ủ,
  • 17:13 - 17:16
    có rất nhiều gia đình đang xoay xở
    với chứng tâm thần phân liệt
  • 17:16 - 17:19
    Có rất nhiều gia đình có con trẻ là người chuyển giới
  • 17:19 - 17:21
    Có rất nhiều gia đình với những đứa trẻ thần đồng.
  • 17:21 - 17:23
    cũng đối mặt với những thách thức tương tự
  • 17:23 - 17:26
    Có rất nhiều gia đình với từng gia cảnh kể trên
  • 17:26 - 17:27
    nhưng nếu bạn bắt đầu suy nghĩ
  • 17:27 - 17:32
    trải nghiệm việc thương thảo những dị biệt trong gia đình
  • 17:32 - 17:34
    là cái mà mọi người đang giải quyết,
  • 17:34 - 17:36
    thì bạn khám phá ra rằng
    đó gần như là một hiện tượng chung.
  • 17:36 - 17:40
    Trớ trêu thay, hoá ra, chính sự khác biệt của chúng ta, và cuộc thương thảo về sự khác biệt
  • 17:40 - 17:43
    hợp nhất chúng ta lại.
  • 17:43 - 17:48
    Tôi quyết định có con khi đang thực hiện dự án này.
  • 17:48 - 17:52
    Nhiều người sửng sốt hỏi:
  • 17:52 - 17:54
    "Làm sao anh lại quyết định có con
  • 17:54 - 17:58
    khi đang tiến hành nghiên cứu nửa chừng
    những thứ có thể trở nên lệch lạc?"
  • 17:58 - 18:01
    Tôi nói: "Tôi không nghiên cứu những thứ lệch lạc.
  • 18:01 - 18:04
    Cái tôi nghiên cứu đó là có bao nhiêu tình yêu hiện hữu
  • 18:04 - 18:08
    ngay cả khi mọi thứ dường như sẽ đi lạc hướng."
  • 18:08 - 18:12
    Tôi suy nghĩ rất nhiều
    về bà mẹ có đứa con khuyết tật mà tôi gặp
  • 18:12 - 18:18
    một đứa trẻ khuyết tật rất nặng đã chết
    vì sự bất cẩn của người chăm sóc.
  • 18:18 - 18:23
    Khi tro cốt của cháu đựơc mai táng, bà mẹ nói:
  • 18:23 - 18:28
    "Tôi nguyện cầu sự thứ tha vì đã bị cướp những hai lần
  • 18:28 - 18:34
    một lần là đứa trẻ mà tôi mong muốn có,
    và lần nữa là đứa con trai tôi yêu thương."
  • 18:34 - 18:39
    Và tôi nhận ra bất cứ ai cũng hoàn toàn
    có thể yêu mến bất cứ đứa trẻ nào
  • 18:39 - 18:43
    nếu ý chí họ đủ mạnh.
  • 18:43 - 18:47
    Vậy nên chồng tôi là người cha sinh học của hai đứa trẻ
  • 18:47 - 18:49
    của hai người bạn đồng tính nữ ở Minneapolis.
  • 18:49 - 18:56
    Tôi có một người bạn thời đại học đã li dị và muốn có con
  • 18:56 - 18:58
    Và tôi có một con gái với cô ấy.
  • 18:58 - 18:59
    Mẹ con cô ấy hiện sống tại Texas.
  • 18:59 - 19:03
    Chồng tôi và tôi có một cậu con trai sống cùng nhà
  • 19:03 - 19:05
    và tôi là người cha sinh học,
  • 19:05 - 19:09
    người mang thai hộ của chúng tôi là Laura,
  • 19:09 - 19:14
    một bà mẹ đồng tính nữ của hai đứa trẻ Oliver & Lucy tại Minneapolis.
  • 19:14 - 19:21
    (Vỗ tay)
  • 19:21 - 19:26
    Ghi nhanh về việc này là có 5 bậc cha mẹ của 4 đứa trẻ sống tại 3 bang khác nhau.
  • 19:26 - 19:30
    Có những người nghĩ về việc tồn tại của gia đình chúng tôi
  • 19:30 - 19:35
    là theo cách nào đó phá hoại, làm suy yếu
    hay làm hư hại gia đình của họ.
  • 19:35 - 19:38
    Có những người nghĩ gia đình như gia đình tôi
  • 19:38 - 19:40
    không nên được phép tồn tại.
  • 19:40 - 19:45
    Tôi không chấp nhận phép trừ trong tình yêu,
    chỉ phép cộng mà thôi.
  • 19:45 - 19:49
    Tôi tin rằng cũng như cần sự đa dạng của muôn loài
  • 19:49 - 19:51
    để đảm bảo hành tinh này có thể phát triển,
  • 19:51 - 19:55
    chúng ta cũng cần đến sự đa dạng về tình yêu và gia đình.
  • 19:55 - 19:59
    để củng cố tầng sinh quyển của sự tương ái.
  • 19:59 - 20:02
    Sau ngày con trai chúng tôi chào đời,
  • 20:02 - 20:06
    bác sỹ khoa nhi đến nói với chúng tôi rằng bà lo ngại
  • 20:06 - 20:10
    chân của thằng bé không duỗi thẳng được bình thường,
  • 20:10 - 20:14
    có nghĩa là có thể thằng bé bị tổn thương não.
  • 20:14 - 20:17
    Khi thằng bé duỗi chân ra, trông cũng không đều nhau,
  • 20:17 - 20:20
    nên bác sĩ nghĩ có lẽ là do một khối u
    hay cái gì đó đại loại như vậy.
  • 20:20 - 20:24
    Thằng bé có cái đầu rất lớn
    khiến bà nghĩ có thể là dấu hiệu não úng thuỷ
  • 20:24 - 20:27
    Khi bà nói với tôi những điều này,
  • 20:27 - 20:31
    Tôi cảm thấy mọi thứ trong tôi
    đang tuôn trào hết ra trên sàn.
  • 20:31 - 20:33
    Tôi nghĩ, mình đã làm việc chăm chỉ trong nhiều năm
  • 20:33 - 20:36
    viết sách về ý nghĩa của những trải nghiệm
  • 20:36 - 20:40
    mọi người có khi làm cha mẹ những đứa trẻ khuyết tật,
  • 20:40 - 20:43
    nhưng tôi không muốn mình là một trong số đó.
  • 20:43 - 20:46
    Vì điều mà tôi đang gặp phải là một ý tưởng của bệnh tật
  • 20:46 - 20:49
    Và giống như các bậc cha mẹ từ trước tới giờ,
  • 20:49 - 20:52
    Tôi muốn bảo vệ con mình khỏi bệnh tật.
  • 20:52 - 20:55
    Tôi cũng muốn bảo vệ mình khỏi bệnh tật.
  • 20:55 - 20:58
    Tuy nhiên, nhờ công việc mình đã làm, tôi biết
  • 20:58 - 21:01
    nếu thằng bé có bất cứ bệnh tình nào
    mà chúng tôi phải xét nghiệm tìm ra
  • 21:01 - 21:04
    thì đó hoàn toàn là đặc điểm nhân dạng của nó,
  • 21:04 - 21:08
    và đã là đặc điểm nhân dạng của nó
    thì cũng sẽ là đặc điểm nhân dạng của tôi
  • 21:08 - 21:13
    và căn bệnh đó sẽ định hình rất khác
    khi mà nó được bộc lộ ra.
  • 21:13 - 21:15
    Chúng tôi đưa cháu đi chụp cộng hưởng, chụp cắt lớp
  • 21:15 - 21:20
    chúng tôi đưa đứa con mới sinh ra trong ngày
    đi lấy máu động mạch
  • 21:20 - 21:22
    Chúng tôi cảm thấy mình vô dụng.
  • 21:22 - 21:23
    Sau 5 giờ,
  • 21:23 - 21:25
    họ nói não của cháu hoàn toàn bình thường
  • 21:25 - 21:28
    và chân cháu sẽ duỗi ra bình thường.
  • 21:28 - 21:31
    Khi tôi hỏi vị bác sỹ nhi thế nó đã bị làm sao vậy,
  • 21:31 - 21:35
    Bà nói chắc có lẽ thằng bé bị chuột rút hồi sáng.
  • 21:35 - 21:38
    (Cười)
  • 21:38 - 21:47
    Nhưng tôi nghĩ mẹ tôi đã đúng.
  • 21:47 - 21:49
    Tôi nghĩ , tình yêu bạn dành cho con mình
  • 21:49 - 21:54
    không giống với bất cứ cảm nhận nào trên trái đất
  • 21:54 - 21:59
    Và chỉ khi bạn có con bạn mới hiểu được nó là thế nào.
  • 21:59 - 22:02
    Tôi nghĩ những đứa trẻ đã gài bẫy tôi
  • 22:02 - 22:05
    ngay lúc tôi nghĩ làm cha là một sự mất mát.
  • 22:05 - 22:08
    Nhưng có lẽ tôi sẽ không nhận ra điều ấy
  • 22:08 - 22:12
    nếu tôi không đi sâu vào chương trình nghiên cứu này.
  • 22:12 - 22:15
    Tôi đã bặt gặp nhiều dạng tình yêu lạ lùng,
  • 22:15 - 22:20
    và rất tự nhiên tôi bị cuốn hút bởi nét mê hoặc của chúng.
  • 22:20 - 22:27
    Tôi thấy cách mà cái đẹp có thể chiếu sáng
    ngay cả những thứ yếu đuối hèn mọn nhất.
  • 22:27 - 22:30
    Trong 10 năm này, tôi đã chứng kiến và biết được
  • 22:30 - 22:34
    niềm vui "khủng khiếp" của
    trách nhiệm không thể kham nổi,
  • 22:34 - 22:38
    và tôi đã thấy niềm vui ấy có thể lấn át đi mọi thứ khác.
  • 22:38 - 22:42
    Đôi khi tôi nghĩ những bậc cha mẹ
    mà tôi phỏng vấn thật khờ dại,
  • 22:42 - 22:47
    biến mình thành nô lệ trong suốt cuộc đời
    cho những đứa con không hề biết cảm kích họ
  • 22:47 - 22:50
    và cố ngụy tạo nên căn tính từ nỗi đau đó,
  • 22:50 - 22:54
    Nhưng từ ngày đó, tôi nhận ra rằng
    cuộc nghiên cứu của mình bắc một tấm ván
  • 22:54 - 22:59
    giúp tôi bước lên trên con tàu và đi cùng với họ.
  • 22:59 - 23:02
    Xin cảm ơn
  • 23:02 - 23:08
    (Vỗ tay)
  • 23:08 - 23:09
    Cám ơn.
  • 23:09 - 23:10
    (Vỗ tay)
Title:
Hãy yêu thương, dù có thế nào chăng nữa
Speaker:
Andrew Solomon
Description:

Làm thế nào để nuôi nấng một đứa trẻ khác biệt với bạn một cách cơ bản (chẳng hạn một thần đồng, trẻ có tài năng khác thường hay một tội phạm)? Trong bài nói chuyện yên ắng nhưng lay động này, nhà văn Andrew Solomon chia sẻ những điều ông nhận ra từ những cuộc đối thoại với hàng chục bậc cha mẹ, hỏi họ: Lằn ranh giữa tình yêu không điều kiện và sự chấp nhận không điều kiện là gì?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
23:27
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Love, no matter what
Thuy Chau Vu accepted Vietnamese subtitles for Love, no matter what
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for Love, no matter what
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for Love, no matter what
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for Love, no matter what
Thuy Chau Vu edited Vietnamese subtitles for Love, no matter what
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Love, no matter what
Dimitra Papageorgiou rejected Vietnamese subtitles for Love, no matter what
Show all
  • The draft has unsynced / untranslated lines and cannot be approved / accepted. You can complete it or send back.

  • I'll complete it. Please send it back to me. However, i disagree with lots of the sentences being revised by reviewer. Lots of the them do not need to be revised. Some of the terms are translated inconsistently. One more thing, please show me where the "unsynced / untranslated lines" are?...According to the rule "If you need to rearrange the order of words or split a phrase differently, that's okay." some of the sentences need to rearrange to fit with our language system. And last, as far as i recall, i never left any lines untranslated.

Vietnamese subtitles

Revisions