< Return to Video

Why War is Killing Less of Us Than Ever — A Paradox Explained

  • 0:00 - 0:01
    Bạo lực
  • 0:01 - 0:02
    và chiến tranh.
  • 0:02 - 0:05
    Sự cuồng bạo của ISIS vẫn đang tiếp diễn,
  • 0:05 - 0:07
    người Nga đang xâm lược Ukraine,
  • 0:07 - 0:09
    và tranh chấp giữa
    người Palestine và Israel
  • 0:09 - 0:11
    tiếp tục diễn ra.
  • 0:11 - 0:13
    Bạn có cảm thấy tối tăm không?
  • 0:13 - 0:14
    À thì đừng nên.
  • 0:14 - 0:16
    Vì nếu nhìn vào những con số sau,
  • 0:16 - 0:19
    chiến tranh dường như
    không còn như trước đây,
  • 0:19 - 0:22
    mặc dù dân số thế giới
    hiện đang ở mức cao nhất.
  • 0:22 - 0:26
    Có thể nói rằng ta đang sống
    trong thời kỳ yên ổn nhất của lịch sử.
  • 0:26 - 0:28
    Sao điều đó có thể xảy ra?
  • 0:32 - 0:33
    Phụ đề bởi Norigon.
  • 0:34 - 0:36
    Tính đến tháng 9 năm 2014,
  • 0:36 - 0:38
    đã có 4 cuộc xung đột
    diễn ra trên thế giới
  • 0:38 - 0:43
    làm ít nhất 10,000 người chết
    kể từ tháng 1 năm 2013.
  • 0:43 - 0:46
    9 cuộc xung đột khiến hơn
    1,000 người thiệt mạng
  • 0:46 - 0:48
    và 13 cuộc xung đột khác
    làm hơn 100 người thiệt mạng
  • 0:48 - 0:50
    từ tháng 1 năm 2013.
  • 0:50 - 0:51
    Có vẻ không yên ổn lắm
  • 0:51 - 0:52
    nhưng hãy để ý:
  • 0:52 - 0:54
    Trong tất cả những xung đột
    đang diễn ra,
  • 0:54 - 0:57
    không có cái nào là
    chiến tranh giữa các quốc gia.
  • 0:57 - 0:59
    Chỉ bao gồm nội chiến
  • 0:59 - 1:00
    hoặc xung đột nội bộ.
  • 1:00 - 1:02
    Mặc dù nội chiến rất tồi tệ
  • 1:02 - 1:04
    và gây ra nhiều mất mát,
  • 1:04 - 1:06
    nhưng tác động của nó
    thường nhỏ hơn nhiều
  • 1:06 - 1:09
    so với chiến tranh
    giữa các quốc gia hoặc liên minh.
  • 1:09 - 1:10
    Khi 2 đất nước gây chiến với nhau,
  • 1:10 - 1:13
    họ có thể huy động
    lực lượng lớn hơn nhiều,
  • 1:13 - 1:17
    và sử dụng tất cả
    các nguồn lực và hàng hóa
  • 1:17 - 1:20
    và gần như tất cả dân số.
  • 1:20 - 1:21
    Vậy tại sao chúng ta lại chuyển từ
  • 1:21 - 1:26
    chiến tranh giữa các quốc gia
    sang nội chiến?
  • 1:26 - 1:27
    Hầu hết là do ảnh hưởng của
  • 1:27 - 1:30
    chủ nghĩa thực dân và chiến tranh lạnh.
  • 1:30 - 1:31
    Khi chiến tranh lạnh kết thúc,
  • 1:31 - 1:34
    động cơ chính cho xung đột vũ trang
    không còn nữa.
  • 1:34 - 1:37
    Nhưng sự sụp đổ của
    chế độ cộng sản độc tài
  • 1:37 - 1:39
    đã dấy lên những căng thẳng
  • 1:39 - 1:42
    dẫn đến xung đột mới
    tại những quốc gia hiện độc lập
  • 1:42 - 1:44
    và thường tạo ra nội chiến.
  • 1:44 - 1:46
    Quan trọng hơn là,
  • 1:46 - 1:47
    vào năm 1945,
  • 1:47 - 1:50
    gần như toàn bộ Châu Phi,
    nhiều nước Châu Á,
  • 1:50 - 1:51
    và một số nước ở Mỹ La-tinh
  • 1:51 - 1:53
    đã nằm dưới ách đô hộ của đế quốc.
  • 1:53 - 1:54
    Đến năm 1990,
  • 1:54 - 1:58
    hầu hết các nước, trừ một số đảo nhỏ,
    đã giành độc lập.
  • 1:58 - 1:59
    Nhưng hãy chờ đã.
  • 1:59 - 2:00
    Có phải bạn đang tự hỏi
  • 2:00 - 2:02
    những gì mà các tập đoàn đa quốc gia
  • 2:02 - 2:03
    đang làm ở thế giới thứ 3
  • 2:03 - 2:05
    cũng tồi tệ như chủ nghĩa đế quốc?
  • 2:05 - 2:07
    Hãy nhìn qua Congo,
  • 2:07 - 2:09
    Nó được thành lập là thuộc địa
    vào năm 1885
  • 2:09 - 2:11
    bởi Quốc vương Bỉ.
  • 2:11 - 2:14
    Một khu vực lớn hơn Bỉ
    80 lần về diện tích.
  • 2:14 - 2:17
    Bạo lực chống lại
    những người Congo bản địa
  • 2:17 - 2:19
    và hệ thống bóc lột kinh tế
    không ngừng nghỉ
  • 2:19 - 2:22
    đã làm phân nửa dân số thiệt mạng
  • 2:22 - 2:23
    tính đến năm 1908.
  • 2:23 - 2:26
    Khoảng 10 triệu người Congo đã bị xử tử
  • 2:26 - 2:28
    hoặc bị bỏ đói đến chết.
  • 2:28 - 2:31
    Hàng triệu người khác thì
    bị hành hạ, đánh đập.
  • 2:31 - 2:36
    Việc bóc lột kinh tế Congo
    vẫn là ưu tiên hàng đầu
  • 2:36 - 2:38
    và bắt lao động khổ sai không ngừng nghỉ
  • 2:38 - 2:42
    cho đến khi ách thống trị của Bỉ
    kết thúc vào năm 1960.
  • 2:42 - 2:45
    Không lâu lắm tính tới hiện tại.
  • 2:45 - 2:46
    Cho nên, không.
  • 2:46 - 2:47
    Chủ nghĩa đế quốc tồi tệ hơn nhiều
  • 2:47 - 2:49
    so với chủ nghĩa tư bản hiện nay
  • 2:49 - 2:53
    và nó vừa kết thúc cách đây 2 thập kỷ.
  • 2:53 - 2:55
    Hầu hết các xung đột
    đang diễn ra hiện nay
  • 2:55 - 2:57
    xảy ra ở những nơi mà 60 năm trước
  • 2:57 - 2:59
    phải chịu sự thống trị của nước ngoài.
  • 2:59 - 3:01
    Nhưng mọi chuyện đang trở nên tốt hơn.
  • 3:01 - 3:03
    Tính đến năm 1989,
  • 3:03 - 3:06
    chiến thắng cho một bên
    trong nội chiến là chuyện thường
  • 3:06 - 3:09
    trong khi hiện nay,
    chiến thắng có vẻ hiếm hoi hơn.
  • 3:09 - 3:10
    Cùng thời điểm đó,
  • 3:10 - 3:12
    kết thúc chiến tranh bằng đàm phán
    tăng từ 10%
  • 3:12 - 3:14
    đến gần 40%.
  • 3:14 - 3:16
    Phần còn lại của thế giới thì sao?
  • 3:16 - 3:17
    Tại sao các quốc gia
  • 3:17 - 3:19
    ngừng gây chiến lẫn nhau?
  • 3:19 - 3:21
    Có 4 lý do chính:
  • 3:21 - 3:22
    Một.
  • 3:22 - 3:24
    Dân chủ hóa.
  • 3:24 - 3:25
    Quá trình phát triển
  • 3:25 - 3:27
    từ chế độ chuyên chế sang dân chủ.
  • 3:27 - 3:30
    Những chế độ dân chủ
    rất ít khi gây chiến với nhau.
  • 3:30 - 3:32
    Trong tất cả cuộc chiến
    giữa các quốc gia
  • 3:32 - 3:35
    xảy ra từ năm 1900, chỉ có một phần nhỏ
  • 3:35 - 3:37
    là chiến tranh giữa các chế độ dân chủ.
  • 3:37 - 3:37
    Hai.
  • 3:37 - 3:39
    Toàn cầu hóa.
  • 3:39 - 3:41
    Chiến tranh không còn hiệu quả trong việc
  • 3:41 - 3:44
    đạt được mục tiêu kinh tế
    như trước đây.
  • 3:44 - 3:46
    Hiện nay, gần như là rẻ hơn
  • 3:46 - 3:48
    nếu mua tài nguyên tại thị trường quốc tế
  • 3:48 - 3:50
    so với cướp lấy bằng vũ lực.
  • 3:50 - 3:52
    Những con người tại những quốc gia khác
  • 3:52 - 3:55
    có giá trị hơn với chúng ta
    khi còn sống hơn là chết.
  • 3:55 - 3:58
    Đó là một khái niệm khá là mới.
  • 3:58 - 3:59
    Ba.
  • 3:59 - 4:02
    Chiến tranh hiện nay đã quá là thế kỷ 20.
  • 4:02 - 4:05
    Trước Thế chiến thứ nhất,
    chiến tranh được xem như
  • 4:05 - 4:07
    là một phần tất yếu của con người
  • 4:07 - 4:11
    và là một công cụ hữu hiệu
    được dùng để đạt được mục đích
  • 4:11 - 4:13
    khi không thể giải quyết
    bằng việc đàm phán.
  • 4:13 - 4:16
    Ngày nay, ta có các quy định chỉ ra rằng
    gây chiến là bất hợp pháp
  • 4:16 - 4:20
    và quy định rằng chỉ được triển khai
    lực lượng chiến đấu để tự vệ
  • 4:20 - 4:24
    hoặc khi có sự cho phép của
    Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.
  • 4:24 - 4:26
    Những luật lệ trên vẫn thường bị vi phạm
  • 4:26 - 4:28
    nhưng giờ khó có thể làm điều đó
  • 4:28 - 4:30
    mà không vấp phải
    sự đối lập hoặc phản đối.
  • 4:30 - 4:33
    Ngoài ra, chúng ta còn có tòa án đa quốc gia
  • 4:33 - 4:34
    dành cho tội ác chiến tranh đặt tại Hague
  • 4:34 - 4:38
    Và đó mới là một cải tiến gần đây.
  • 4:38 - 4:38
    Bốn.
  • 4:38 - 4:41
    Đường biên giới hầu hết đã cố định.
  • 4:41 - 4:42
    Sau Thế chiến thứ hai,
  • 4:42 - 4:45
    tranh giành đất đai
    gần như đã không còn
  • 4:45 - 4:48
    khi hầu hết những quốc gia đã cam kết
    đồng ý biên giới quốc tế
  • 4:48 - 4:50
    và tôn trọng quyền tự chủ
    của mỗi quốc gia.
  • 4:50 - 4:52
    Nhưng liệu tất cả điều này
    là diễn biến bất thường
  • 4:52 - 4:55
    hay chúng ta đang đi tới
    mục tiêu hòa bình vĩnh viễn ?
  • 4:55 - 4:56
    Thật sự thì
  • 4:56 - 4:57
    chúng ta chưa biết.
  • 4:57 - 5:00
    Ta cần bằng chứng đủ lớn để
    thoát khỏi quy luật của lịch sử,
  • 5:00 - 5:02
    đó là một đến hai cuộc chiến lớn
    trong một thế kỷ.
  • 5:02 - 5:05
    Khoảng thời gian
    từ Thế chiến thứ hai đến nay
  • 5:05 - 5:08
    vẫn là chưa đủ để đảm bảo rằng
    chiến tranh sẽ không quay lại.
  • 5:08 - 5:11
    Nếu chúng ta không có cuộc chiến lớn nào
    trong 75 năm tới,
  • 5:11 - 5:15
    chúng ta có thể tự tin rằng
    nhân loại đang thay đổi.
  • 5:15 - 5:18
    Vậy, như bạn thấy,
    chiến tranh có thể kết thúc.
  • 5:18 - 5:20
    Đúng, có nhiều cuộc chiến
    đang xảy ra ở nhiều nơi
  • 5:20 - 5:22
    nhưng nói chung,
    mọi nhứ đang dần tốt hơn.
  • 5:22 - 5:24
    Và chúng ta có thể làm nó tốt hơn
  • 5:24 - 5:28
    bằng việc đứng lên
    cho hòa bình và dân chủ.
  • 5:29 - 5:31
    Nguồn cho video này
    nằm ở phần mô tả bên dưới!
  • 5:31 - 5:33
    Được rồi, chiến tranh rất tồi tệ.
  • 5:33 - 5:35
    Nhưng thế giới không tồi tệ như ta tưởng.
  • 5:35 - 5:37
    Liệu truyền thông đáng bị khiển trách?
  • 5:37 - 5:39
    Những thứ tồi tệ tạo đầu đề hay,
    và nó luôn là như thế.
  • 5:39 - 5:42
    Nhưng thực ra,
    thế giới đang trở nên tốt đẹp hơn,
  • 5:42 - 5:43
    kể cả nếu nó không như thế.
  • 5:43 - 5:45
    Có lẽ vẫn còn có hi vọng cho chúng ta.
Title:
Why War is Killing Less of Us Than Ever — A Paradox Explained
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
05:46

Vietnamese subtitles

Revisions