< Return to Video

Tại sao hệ đo lường mét quan trọng - Matt Anticole

  • 0:07 - 0:08
    Cuộc Cách mạng Pháp có liên quan gì
  • 0:08 - 0:14
    tới việc NASA vô tình phá hủy
    một vệ tinh trị giá 200 triệu đo
  • 0:14 - 0:17
    trên bề mặt sao Hỏa?
  • 0:17 - 0:20
    Thật ra là hoàn toàn liên quan.
  • 0:20 - 0:22
    Vụ va chạm này xảy ra bởi một sai sót
  • 0:22 - 0:25
    trong việc chuyển đổi giữa
    hai hệ thống đo lường,
  • 0:25 - 0:26
    hệ thống đo lường của Mỹ
  • 0:26 - 0:29
    và hệ thống chuẩn quốc tế S.I,
    hay là đơn vị mét.
  • 0:29 - 0:32
    Vậy nó có liên quan gì
    đến cuộc Cách mạng Pháp?
  • 0:32 - 0:33
    Ta hãy cùng giải thích.
  • 0:33 - 0:36
    Theo hầu hết ghi chép của
    lịch sử loài người,
  • 0:36 - 0:40
    đơn vị giống như cân nặng hạt thóc
    hay độ dài bàn tay, nó không chính xác
  • 0:40 - 0:43
    và không ở đâu giống nhau cả.
  • 0:43 - 0:46
    Và ở mỗi vùng không chỉ sử dụng
    hệ thống đo lường khác nhau,
  • 0:46 - 0:49
    mà hệ thống chữ số cũng
    hoàn toàn khác biệt.
  • 0:49 - 0:52
    Vào cuối thời Trung Cổ,
    hệ thống thập phân của Hindu-Arập
  • 0:52 - 0:57
    đã gần như thay thế chữ số La Mã và
    phân số tại châu Âu,
  • 0:57 - 1:00
    nhưng nỗ lực của các học giả
    như John Wilkins để tạo quy chuẩn
  • 1:00 - 1:02
    cho phép đo lường trong hệ thập phân
  • 1:02 - 1:03
    không được thành công cho lắm.
  • 1:03 - 1:07
    Với 1/4 triệu đơn vị khác nhau
    tính riêng Pháp,
  • 1:07 - 1:11
    bất kỳ thay đổi tổng thể nào
    cũng đòi hỏi một biến cố lớn.
  • 1:11 - 1:15
    Và vào năm 1789, biến cố đó đã diễn ra.
  • 1:15 - 1:19
    Lãnh đạo của cuộc cách mạng Pháp đã không
    chỉ lật đổ nền quân chủ.
  • 1:19 - 1:22
    Họ quyết tâm làm thay đổi
    bộ mặt của toàn xã hội
  • 1:22 - 1:26
    dựa vào những quy định
    của Thời kì Khai sáng.
  • 1:26 - 1:27
    Khi chính phủ mới nắm quyền lực,
  • 1:27 - 1:33
    Viện Khoa học đã họp lại và sửa đổi
    hệ thống đo lường.
  • 1:33 - 1:37
    Những tiêu chuẩn cũ dựa trên độc đoán của
    chính quyền hay truyền thống địa phương.
  • 1:37 - 1:41
    bị thay thế bởi các quan hệ
    toán học và tự nhiên.
  • 1:41 - 1:45
    Ví dụ, từ mét,
    là chữ cổ Hy Lạp mang nghĩa đo lường,
  • 1:45 - 1:50
    được định nghĩa bằng 1/10 triệu
    khoảng cách giữa Xích đạo và Cực Bắc.
  • 1:50 - 1:54
    Hệ đo lường mét mới,
    theo nhận xét của Marquis de Condorcet,
  • 1:54 - 1:58
    "Cho mọi người, mọi thời điểm."
  • 1:58 - 2:01
    Chuẩn hóa đo lường
    mang lợi thế chính trị tới
  • 2:01 - 2:03
    cho những người cách mạng.
  • 2:03 - 2:08
    Địa chủ không còn có thể gian dối
    bằng đơn vị cũ để thu tô từ dân thường,
  • 2:08 - 2:12
    trong khi chính phủ
    thu thuế hiệu quả hơn.
  • 2:12 - 2:16
    Và sử dụng Lịch Cộng Hòa mới
    có 10 ngày một tuần
  • 2:16 - 2:20
    giảm quyền lực nhà thờ
    bằng cách bỏ ngày Chúa nhật.
  • 2:20 - 2:23
    Đưa hệ thống mới vào sử dụng
    không dễ dàng gì.
  • 2:23 - 2:25
    Thậm chí còn hơi lộn xộn nữa.
  • 2:25 - 2:29
    Ban đầu, mọi người sử dụng đơn vị mới
    và cũ cùng lúc với nhau,
  • 2:29 - 2:33
    rồi Lịch Cộng Hòa cũng bị bãi bỏ.
  • 2:33 - 2:34
    Khi Napoleon Bonaparte lên nắm quyền,
  • 2:34 - 2:38
    ông cho phép tiểu thương
    sử dụng hệ đo lường truyền thống
  • 2:38 - 2:40
    tinh chỉnh qua hệ mét.
  • 2:40 - 2:44
    Những hệ mét được làm chuẩn
    cho đo lường nói chung,
  • 2:44 - 2:48
    và nó lan rộng khắp châu lục,
    từ biên giới Pháp trở ra.
  • 2:48 - 2:51
    Đế chế Napoleon
    chỉ kéo dài tám năm,
  • 2:51 - 2:54
    Nhưng di sản của nó tồn tại
    lâu hơn rất nhiều.
  • 2:54 - 2:58
    Vài quốc gia Châu Âu quay về
    sử dụng hệ đo lường cũ khi giành độc lập.
  • 2:58 - 3:01
    Các nước khác nhận ra
    giá trị của chuẩn hóa
  • 3:01 - 3:04
    trong kỷ nguyên giao thương toàn cầu.
  • 3:04 - 3:08
    Sau khi Bồ Đào Nha và Hà Lan
    tự nguyện chuyển sang dùng hệ mét,
  • 3:08 - 3:10
    các quốc gia khác noi theo,
  • 3:10 - 3:14
    khi thuộc địa dân chủ
    mang hệ mét đi khắp thế giới.
  • 3:14 - 3:16
    Là đối thủ chính của Pháp,
  • 3:16 - 3:21
    Anh từ chối ý tưởng cấp tiến đó
    và giữ nguyên hệ đo lường cũ.
  • 3:21 - 3:26
    Nhưng hai thế kỉ sau đó,
    Đế Quốc Anh dần chuyển mình,
  • 3:26 - 3:29
    chấp thuận hệ mét
    như một hệ đo lường phụ
  • 3:29 - 3:31
    trước khi tiến tới công nhận chính thức.
  • 3:31 - 3:36
    Dù sao, sự thay đổi này tới quá trễ
    cho 13 quốc gia thuộc địa
  • 3:36 - 3:38
    đã giành độc lập trước đó.
  • 3:38 - 3:43
    Hoa Kỳ mắc kẹt
    với hệ đo lường Anh từ quá khứ thuộc địa
  • 3:43 - 3:46
    và cho tới nay
    là một trong ba quốc gia duy nhất
  • 3:46 - 3:49
    không hoàn toàn sử dụng hệ đo lường mét.
  • 3:49 - 3:52
    Mặc cho có nhiều
    lời kêu gọi chuyển đổi,
  • 3:52 - 3:57
    nhiều người Mỹ vẫn coi đơn vị như feet
    hay pounds dễ dùng hơn.
  • 3:57 - 4:00
    Nghịch lý là, một số coi
    hệ đo lường mét cấp tiến đó
  • 4:00 - 4:04
    như biểu tượng của sự đồng nhất toàn cầu.
  • 4:04 - 4:10
    Hơn thế nữa, hệ mét được dùng hầu như
    trong mọi ứng dụng khoa học và y học,
  • 4:10 - 4:14
    và nó liên tục tiến hóa
    theo những nguyên tắc cơ bản của mình.
  • 4:14 - 4:15
    Trong một thời gian dài
  • 4:15 - 4:20
    đơn vị đo chuẩn được xác định
    bởi những mẫu được thử bảo quản kĩ lưỡng.
  • 4:20 - 4:23
    Nhờ có công nghệ tiến bộ
    và sự chính xác,
  • 4:23 - 4:27
    những vật thể ít được tiếp cận
    và có độ dài không đáng tin cậy này
  • 4:27 - 4:31
    đang được thay thế bởi những chuẩn
    dựa trên những hằng số phổ quát,
  • 4:31 - 4:34
    như tốc độ ánh sáng.
  • 4:34 - 4:38
    Đơn vị đo chuẩn
    gắn liền với cuộc sống thường ngày của ta
  • 4:38 - 4:43
    tới mức khó mà thấy
    hết tầm quan trọng của nó với nhân loại.
  • 4:43 - 4:46
    Với nguồn gốc
    từ một cuộc cách mạng chính trị,
  • 4:46 - 4:50
    hệ mét là một phần không thể thiếu
    cho những cách mạng khoa học tới đây.
Title:
Tại sao hệ đo lường mét quan trọng - Matt Anticole
Speaker:
Matt Anticole
Description:

Xem bài giảng chi tiết tại: http://ed.ted.com/lessons/why-the-metric-system-matters-matt-anticole

Trong phần lớn lịch sử loài người, những đơn vị như cân bặng của một hạt lúc hay độ dài một bàn tay thường không chính xác và không ở đâu giống nhau cả. Ngày nay, đơn vị đo chuẩn gắn chặt với cuộc sống thường ngày của chúng ta tới mức khó mà cảm nhận hết tầm quan trọng của nó tới nhân loại được. Matt Anticole truy tìm lịch sử hoang dại của hệ đo lường mét trong bài giảng này.

Bài giảng bởi Matt Anticole, hoạt họa bởi Globizco.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:08

Vietnamese subtitles

Revisions