< Return to Video

Tại sao ngáp lại lây? - Claudia Aguirre

  • 0:07 - 0:10
    Oh, xin lỗi!
  • 0:10 - 0:11
    Bạn đã bao giờ ngáp
  • 0:11 - 0:13
    bởi vì người khác ngáp chưa?
  • 0:13 - 0:15
    Bạn không thực sự mệt mỏi,
  • 0:15 - 0:18
    nhưng đột nhiên miệng của bạn mở rộng
  • 0:18 - 0:22
    và thực hiện
  • 0:22 - 0:24
    một cú ngáp lớn
  • 0:24 - 0:27
    Hiện tượng này được gọi là ngáp lây.
  • 0:27 - 0:29
    Và trong khi các nhà khoa học
    vẫn không hoàn toàn hiểu được
  • 0:29 - 0:30
    tại sao hiện tượng này lại xảy ra,
  • 0:30 - 0:33
    có rất nhiều giả thuyết đang được nghiên cứu hiện nay.
  • 0:33 - 0:35
    Hãy xem xét một vài
  • 0:35 - 0:37
    trong những cái phổ biến nhất nhé,
  • 0:37 - 0:39
    bắt đầu với hai giả thuyết sinh lý
  • 0:39 - 0:42
    trước khi chuyển sang một cái khác về tâm lý.
  • 0:42 - 0:45
    Giả thuyết sinh lý đầu tiên của chúng tôi
  • 0:45 - 0:46
    cho rằng ngáp lây
  • 0:46 - 0:49
    được kích hoạt bởi một kích thích cụ thể,
  • 0:49 - 0:50
    một cái ngáp khởi đầu.
  • 0:50 - 0:53
    được gọi là mô hình hành động cố định .
  • 0:53 - 0:56
    Hãy nghĩ về mô hình hành động cố định
    như một hình ảnh phản chiếu.
  • 0:56 - 0:59
    Cái ngáp của bạn làm cho tôi ngáp theo.
  • 0:59 - 1:01
    Tương tự như một hiệu ứng domino,
  • 1:01 - 1:02
    một người ngáp gây nên một cái ngáp khác
  • 1:02 - 1:05
    ở một người gần đó đang quan sát hành động của anh ta
    .
  • 1:05 - 1:07
    Sau khi sự phản chiếu này được kích hoạt,
  • 1:07 - 1:09
    hành động hệ quả của sự phản chiếu sẽ bắt đầu.
  • 1:09 - 1:10
    Bạn đã bao giờ cố gắng để không ngáp
  • 1:10 - 1:12
    một khi nó đã bắt đầu?
  • 1:12 - 1:15
    Về cơ bản là không thể!
  • 1:15 - 1:17
    Một giả thuyết sinh lý khác
  • 1:17 - 1:20
    được biết đến như là một sự bắt chước không có ý thức,
  • 1:20 - 1:22
    hay là hiệu ứng tắc kè hoa.
  • 1:22 - 1:25
    Điều này xảy ra khi bạn bắt chước hành vi của một ai đó
  • 1:25 - 1:26
    mà không hề hay biết,
  • 1:26 - 1:29
    một hành động sao chép tinh tế và không có chủ ý.
  • 1:29 - 1:31
    Người ta có xu hướng bắt chước tư thế của nhau.
  • 1:31 - 1:33
    Nếu bạn đang ngồi đối diện với một ai đó
  • 1:33 - 1:34
    đang bắt chéo chân,
  • 1:34 - 1:37
    bạn có thể cũng sẽ bắt chéo chân của mình.
  • 1:37 - 1:39
    Giả thuyết này cho thấy
  • 1:39 - 1:41
    rằng chúng ta ngáp khi nhìn thấy ai đó ngáp
  • 1:41 - 1:43
    bởi vì chúng ta đang sao chép một cách vô thức
  • 1:43 - 1:45
    hành vi của anh ấy hay cô ấy.
  • 1:45 - 1:47
    Các nhà khoa học tin rằng hiệu ứng tắc kè hoa này
  • 1:47 - 1:50
    là có thể xảy ra bởi vì một tập hợp đặc biệt của tế bào thần kinh
  • 1:50 - 1:52
    được gọi neurons phản chiếu.
  • 1:53 - 1:56
    Neurons phản chiếu là một loại tế bào não
  • 1:56 - 1:58
    phản ứng đồng đều khi chúng ta thực hiện một hành động
  • 1:58 - 2:00
    như khi chúng ta thấy người nào khác
  • 2:00 - 2:02
    thực hiện cùng một thao tác.
  • 2:02 - 2:03
    Các tế bào thần kinh này rất quan trọng
  • 2:03 - 2:05
    trong việc học hỏi và tự nhận thức.
  • 2:05 - 2:08
    Ví dụ, xem ai đó làm điều gì đó,
  • 2:08 - 2:10
    giống như đan móc
  • 2:10 - 2:11
    hoặc tô son môi,
  • 2:11 - 2:15
    có thể giúp bạn làm những hành động tương tự một cách chính xác hơn.
  • 2:15 - 2:17
    những nghiên cứu hình ảnh não bộ sử dụng fMRI,
  • 2:17 - 2:20
    còn gọi là MRI chức năng,
  • 2:20 - 2:22
    cho thấy rằng khi chúng ta thấy ai đó ngáp
  • 2:22 - 2:24
    hoặc thậm chí nghe họ ngáp,
  • 2:24 - 2:26
    một khu vực cụ thể của não bộ
  • 2:26 - 2:27
    chứa các neurons phản chiếu
  • 2:27 - 2:29
    có xu hướng sáng lên,
  • 2:29 - 2:31
    do đó, lần lượt, khiến chúng ta phản ứng
  • 2:31 - 2:34
    với cùng một thao tác: cái ngáp.
  • 2:34 - 2:37
    Giả thuyết tâm lý của chúng tôi cũng liên quan đến
  • 2:37 - 2:39
    hoạt động của những neurons phản chiếu.
  • 2:39 - 2:42
    Chúng tôi sẽ gọi nó là đồng cảm ngáp.
  • 2:42 - 2:44
    Đồng cảm là khả năng hiểu
  • 2:44 - 2:45
    những cảm giác của người khác
  • 2:45 - 2:47
    và hòa vào cảm xúc của họ,
  • 2:47 - 2:50
    một khả năng rất quan trọng cho các động vật xã hội như chúng ta.
  • 2:50 - 2:52
    Gần đây, các nhà thần kinh học đã tìm thấy
  • 2:52 - 2:54
    có một tập hợp con của neurons phản chiếu
  • 2:54 - 2:56
    cho phép chúng ta đồng cảm với cảm xúc của người khác
  • 2:56 - 2:58
    ở một mức độ sâu hơn.
  • 2:58 - 2:59
    Các nhà khoa học đã phát hiện
  • 2:59 - 3:02
    ra phản ứng đồng cảm này với ngáp
  • 3:02 - 3:03
    trong khi thử nghiệm giả thuyết đầu tiên mà chúng tôi đã đề cập,
  • 3:03 - 3:05
    Mô hình hành động cố định.
  • 3:05 - 3:07
    Nghiên cứu này đã được thiết lập để cho thấy
  • 3:07 - 3:09
    những con chó sẽ có những phản xạ ngáp
  • 3:09 - 3:12
    đối với những âm thanh từ một cái ngáp của con người.
  • 3:12 - 3:15
    Trong khi nghiên cứu của họ cho thấy điều này là đúng,
  • 3:15 - 3:17
    họ tìm thấy một việc khác rất thú vị.
  • 3:17 - 3:20
    Loài chó ngáp thường xuyên hơn đối với những cái ngáp quen thuộc,
  • 3:20 - 3:21
    bắt nguồn từ chủ của chúng chẳng hạn,
  • 3:21 - 3:24
    hơn là những cái ngáp không quen từ người lạ.
  • 3:24 - 3:25
    Theo nghiên cứu này,
  • 3:25 - 3:27
    Các nghiên cứu khác về con người và động vật linh trưởng
  • 3:27 - 3:29
    cũng chỉ ra rằng hiện tượng ngáp lây này
  • 3:29 - 3:33
    xảy ra thường xuyên hơn giữa bạn bè hơn là với người lạ.
  • 3:33 - 3:36
    Trên thực tế, ngáp lây bắt đầu xảy ra
  • 3:36 - 3:39
    khi chúng ta được khoảng bốn hay năm tuổi,
  • 3:39 - 3:39
    tại thời điểm mà trẻ em
  • 3:39 - 3:43
    phát triển khả năng xác định đúng cảm xúc của người khác.
  • 3:43 - 3:46
    Tuy nhiên, trong khi các nghiên cứu khoa học mới hơn
    nhằm vào mục đích
  • 3:46 - 3:47
    để chứng minh rằng ngáp lây
  • 3:47 - 3:49
    là dựa trên khả năng đồng cảm này,
  • 3:49 - 3:51
    nhiều nghiên cứu hơn sẽ cần
  • 3:51 - 3:53
    để đưa ra ánh sáng những gì chính xác đã xảy ra.
  • 3:53 - 3:55
    Có thể rằng câu trả lời nằm ở
  • 3:55 - 3:57
    một giả thuyết khác.
  • 3:57 - 3:59
    Lần sau, khi bạn bị bắt gặp đang ngáp,
  • 3:59 - 4:01
    Hãy dành một vài giây suy nghĩ về những gì vừa xảy ra.
  • 4:03 - 4:05
    Có phải bạn đã đang suy nghĩ về một cái ngáp?
  • 4:05 - 4:07
    Hay một người nào đó ở gần bạn đã ngáp?
  • 4:07 - 4:10
    Người đó là một người lạ hay người gần gũi với bạn?
  • 4:11 - 4:14
    Và bạn có đang ngáp ngay lúc này không?
Title:
Tại sao ngáp lại lây? - Claudia Aguirre
Speaker:
Claudia Aguirre
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/why-is-yawning-contagious-claudia-aguirre

* Yaaawwwwwn * chỉ cần đọc từ này thôi cũng đủ làm cho bạn cảm thấy như mình đang ngáp? Được biết đến như là hiện tượng ngáp lây , lý do đằng sau hiện tượng này đã được quy cho cả về sinh lý lẫn tâm lý. Hiện tượng này được thấy ở trẻ em nhỏ từ bốn tuổi và thậm chí cả ở những con chó! Claudia Aguirre đưa ra nhiều lý thuyết hấp dẫn mà có thể sẽ giải thích được sự lây lan này.

Bài học: Claudia Aguirre, đồ họa: TED-Ed.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:30
TED Translators admin edited Vietnamese subtitles for Why is yawning contagious?
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Why is yawning contagious?
Vu-An Phan edited Vietnamese subtitles for Why is yawning contagious?
Vu-An Phan edited Vietnamese subtitles for Why is yawning contagious?
Vu-An Phan accepted Vietnamese subtitles for Why is yawning contagious?
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Why is yawning contagious?

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions