Phương Pháp Tiếp Cận Thiền của Đức Phật
-
0:00 - 0:03Rất vui được gặp lại các bạn
đã đến với Trung tâm Dhammaloka -
0:03 - 0:06cho dù trong hoàn cảnh có dịch Covid.
-
0:06 - 0:09Một trong những điều tôi luôn thấy
là khi nào thế giới bất ổn, -
0:09 - 0:13thế giới có những điều kỳ lạ,
đời sống tâm linh sẽ trở thành -
0:13 - 0:17cần thiết và hữu ích hơn,
và chúng ta càng hiểu thêm hơn -
0:17 - 0:21tại sao chúng ta có đời sống tâm linh,
bởi vì khi thế giới kiểu như đi -
0:21 - 0:24sai đường và rồi chúng ta.....
-
0:24 - 0:27cảm thấy hợp lý hơn là
nên đến với Dhammaloka. -
0:27 - 0:29Vì vậy có mặt ở đây là tốt lắm.
-
0:29 - 0:33Rất thích hợp khi đặt trọng tâm
vào khía cạnh tâm linh của đời sống. -
0:33 - 0:37Vậy hãy bắt đầu như thường lệ
bằng cách cùng hành thiền với nhau. -
0:37 - 0:41Hãy ngồi ngay ngắn và thoải mái
và bắt đầu thôi. -
0:44 - 0:47(Thời thiền tập bắt đầu)
-
2:46 - 2:53Phần đầu của buổi hành thiền
là luôn luôn thiết lập -
2:53 - 2:59một mức độ chú tâm hay có thể nói
để sự chú tâm tự đến. -
2:59 - 3:02Và thường thường
chỉ cần ngồi yên -
3:02 - 3:07và kiên nhẫn chờ đợi, để cho
thế giới bên ngoài mờ dần -
3:07 - 3:11và để cho sự hay biết
của tâm thức tự đến. -
10:22 - 10:29Trong khi tiếp tục hành thiền,
hãy nhớ buông bỏ hoàn toàn -
10:29 - 10:32quá khứ và tương lai,
nhớ rằng chẳng có gì thực sự -
10:32 - 10:37đáng quan tâm ở tương lai,
chỉ là những điều tương tự -
10:37 - 10:40tiếp diễn liên miên
có thể là bất tận. -
10:40 - 10:45Nếu bạn muốn thoát khỏi cái bẫy
của cuộc sống hiện tại, -
10:45 - 10:48thì chỉ còn một cách
là đi vào bên trong, -
10:48 - 10:52vào thế giới của hạnh phúc,
an lạc bên trong. -
10:52 - 10:55Đó là lối thoát khỏi
thế giới rắc rối bên ngoài. -
15:32 - 15:40Và khi bạn từ từ buông bỏ
sự phân tâm về tương lai và quá khứ -
15:40 - 15:45bạn có thể cảm thấy mình
dần dần trở về hiện tại -
15:45 - 15:49và hãy chú ý đến niềm vui
sống trong hiện tại -
15:49 - 15:54bạn như trở nên sinh động,
cảm nhận được những gì đang xảy ra. -
15:54 - 15:59Để ý mọi giai đoạn trong tiến trình
khi mọi thứ được cải thiện -
15:59 - 16:02tại sao lại thích thú
và thích thú ra sao, -
16:02 - 16:07và rồi bạn sẽ có khuynh hướng thiên về
những trạng thái đó trong tương lai. -
23:50 - 23:57Thật là tuyệt vời khi chúng ta
có được một chỗ bình yên tốt đẹp -
23:57 - 24:02và lành mạnh trên thế gian ngay ở đây,
trong lòng thành phố Perth. -
24:02 - 24:05Thật là một điều tuyệt diệu.
Và đôi khi -
24:05 - 24:10để kết thúc thời hành thiền
hãy gửi những tư tưởng từ bi -
24:10 - 24:15và nhân ái đến tất cả chúng sanh
đang đau khổ trên thế gian, -
24:15 - 24:19quá nhiều vấn đề đang xảy ra mọi nơi.
Có nghĩa là cũng có -
24:19 - 24:23rất nhiều đau khổ trên thế gian,
nguyện cho tất cả chúng sanh -
24:23 - 24:27cũng tìm được nơi nương tựa
mà chúng tôi có ở đây -
24:27 - 24:30nguyện cho các bạn được bình yên
và hạnh phúc. -
26:44 - 26:49Bây giờ sắp kết thúc
thời thiền tập. -
26:49 - 26:54Trước khi kết thúc
hãy lấy vài phút -
26:54 - 26:56suy ngẫm về sự tiến bộ
các bạn đã đạt được -
26:56 - 27:00và lý do tại sao các bạn
đã đạt đến chỗ đó. -
27:00 - 27:05Nếu bây giờ bạn cảm thấy bình an hơn
một chút hãy tự hỏi tại sao như vậy. -
27:26 - 27:39{Chấm dứt thời hành thiền}
-
27:44 - 27:49OK, thời hành thiền đã xong
hãy ngồi thoải mái. -
28:40 - 28:44Xin chào mọi người.
Rất vui được gặp lại tất cả các bạn -
28:44 - 28:48và chúng ta sẽ bắt đầu thời pháp thoại
tối nay. -
28:48 - 28:53Tôi sẽ nói về phương cách Đức Phật
tiếp cận việc hành thiền -
28:53 - 28:56Lý do rất đơn giản
-
28:56 - 28:59như các bạn đã nghe trước đây
chúng tôi đang có một lớp - -
28:59 - 29:03dạy về thực hành Satipatthana,
-
29:03 - 29:08nghĩa là hiện nay chúng tôi đang
bàn luận về tất cả những vấn đề này. -
29:08 - 29:13Vì vậy, cũng tốt để nói về những điều này
khi chúng còn mới mẻ trong tâm. -
29:13 - 29:16Có rất nhiều điều
thú vị nảy sinh -
29:16 - 29:18khi bạn có một lớp dạy như thế.
-
29:18 - 29:24Những điều nhỏ nhặt nhưng thật sự lại
rất có ý nghĩa cho việc thiền tập. -
29:24 - 29:26Làm sao để suy nghĩ về thiền
một cách đúng đắn -
29:26 - 29:30để chúng ta khỏi phí phạm thì giờ,
để chúng ta không làm những điều -
29:30 - 29:34thực sự trái ngược
với những lời Phật dạy. -
29:34 - 29:37Và một trong những điều
thực sự nổi bật -
29:37 - 29:40khi tôi cho một lớp học
và thảo luận như thế này, -
29:40 - 29:45đó là tầm quan trọng
của việc luôn quay về -
29:45 - 29:47với những lời dạy của Đức Phật.
-
29:47 - 29:52Kiểu như… những bài kinh ...
kinh là lời dạy của Đức Phật. -
29:52 - 29:55Những bài kinh vô cùng phong phú,
chứa đựng rất nhiều dữ liệu. -
29:55 - 29:59Nếu bạn biết đọc chúng
theo một cách nhất định, -
29:59 - 30:01nếu bạn biết mọi từ đều quan trọng,
-
30:01 - 30:03nếu bạn biết cách diễn giải những điều này
-
30:03 - 30:07vì bạn có sự hiểu biết sâu rộng
về kinh điển nói chung. -
30:07 - 30:12Có rất nhiều dữ liệu,
những kinh văn này vô cùng phong phú -
30:12 - 30:16thật đáng tiếc đôi khi chúng ta
không cẩn thận đọc kỹ -
30:16 - 30:22để có thể tiếp thu hết tất cả ...
tất cả những lời dạy rất quý giá -
30:22 - 30:26thực sự chứa đựng trong đó.
Nếu bạn nhìn vào thế giới tu thiền -
30:26 - 30:31thường rất khó định hướng và
tìm ra lối đi, -
30:31 - 30:33bởi vì có quá nhiều
thầy dạy khác nhau. -
30:33 - 30:37Thầy A dạy thế này,
thầy B dạy thiền thế khác, -
30:37 - 30:39thầy C dạy thế này,
-
30:39 - 30:41Ajahn Brahm, chúng ta biết,
Ajahn Brahm dạy đúng. -
30:41 - 30:44Thầy ấy dạy thế này (cười)
-
30:44 - 30:47và, dĩ nhiên, nếu bạn là
đệ tử của Ajahn Brahm -
30:47 - 30:50bạn thường cho rằng
Ajahn Brahm dạy đúng. -
30:50 - 30:53Nhưng ngay cả với một người như
Ajahn Brahm, cũng nên kiểm lại -
30:53 - 30:55với lời Phật dạy
và rồi nếu cuối cùng -
30:55 - 30:58sau khi kiểm lại thấy đúng,
điều thường xảy ra với Ajahn Brahm, -
30:58 - 31:01bạn sẽ có niềm tin hơn,
dĩ nhiên điều này cũng rất bổ ích. -
31:01 - 31:04Đôi khi nó gây nhiều hoang mang,
vậy thì ai nói đúng? -
31:04 - 31:06Mọi người đều nói đúng?
Có vài người nói đúng? -
31:06 - 31:09Chẳng người nào nói đúng?
Chuyện gì đang xảy ra đây? -
31:09 - 31:12Làm sao chúng ta quyết định? À, chỉ có
một cách duy nhất để thực sự quyết định -
31:12 - 31:14và đó là quay về
với lời dạy của Đức Phật. -
31:14 - 31:19Đây là một trong những lý do vì sao
lời dạy của Đức Phật quý báu như thế. -
31:19 - 31:24Pháp thật là một điều tuyệt vời
nó làm cho Phật giáo được ổn định. -
31:24 - 31:28Nó cho ta cơ hội tiếp cận tiêu chuẩn vàng
về những gì Phật giáo hướng tới. -
31:28 - 31:31Bởi vậy cực kỳ hữu ích
khi có những lời dạy này. -
31:31 - 31:34Và đó là tại sao tôi rất thích
những lớp dạy này -
31:34 - 31:37nhưng nhiều khi những lớp dạy
trở nên quá kỹ thuật -
31:37 - 31:41và tôi có thể mất nhiều học trò
nếu dùng quá nhiều từ Pali. -
31:41 - 31:45Tôi thích những từ Pali nhưng
đó là vì tôi thích dịch thuật -
31:45 - 31:47và những thứ như vậy.
Nhưng tôi nghĩ -
31:47 - 31:52cũng có thể là một điều hay nếu trích dẫn
một vài hướng dẫn quý báu -
31:52 - 31:55trong một buổi giảng như tối nay.
-
31:55 - 32:00Một trong những điều
rất quan trọng, là hiểu về -
32:00 - 32:04thiền Phật giáo. Đây thực sự là
cái gọi là Satipatthana. -
32:04 - 32:07Từ Pali, Satipatthana ám chỉ
một điều gì như -
32:07 - 32:12trọng tâm (focuses) của chánh niệm,
ứng dụng (applications) của chánh niệm. -
32:12 - 32:15Có những phiên dịch khác nhau,
sự thiết lập chánh niệm, -
32:15 - 32:18những thứ như vậy.
Và một trong những điều -
32:18 - 32:20quan trọng khi bạn bắt đầu
đọc kinh là -
32:20 - 32:23hiểu mục đích của Satipatthana.
-
32:23 - 32:26Tại sao chúng ta làm việc này?
Và dĩ nhiên, -
32:26 - 32:29có đủ loại câu trả lời có tính kỹ thuật
cho câu hỏi đó -
32:29 - 32:32bởi vì con đường của đạo Phật
được vạch ra một cách rất hệ thống. -
32:32 - 32:36Satipatthana ở đây,
giai đoạn kế tiếp ở đó, -
32:36 - 32:39và thế là, ding, ding, ding
mọi thứ sẽ đâu vào đó. -
32:39 - 32:42Vấn đề với những câu trả lời kỹ thuật
cho câu hỏi này, -
32:42 - 32:45thực ra câu trả lời kỹ thuật
dĩ nhiên rất quan trọng, -
32:45 - 32:48vấn đề nằm ở chỗ chúng không
nhất thiết gây hứng khởi. -
32:48 - 32:52Nó có vẻ trí thức,
nó hệ thống hóa mọi thứ. -
32:52 - 32:56Nó không thực sự
đi vào trọng tâm của sự việc. -
32:56 - 32:59Nó không đi vào cảm giác,
trạng thái cảm xúc của sự vật. -
32:59 - 33:03Trong khi những gì chi phối con người
là cảm giác, là cảm xúc. -
33:03 - 33:07Logic - chúng ta có khuynh hướng
cho là mình hợp lý -
33:07 - 33:11nhưng logic thường hoạt động
để phục vụ cho cảm xúc. -
33:11 - 33:13Đầu tiên, chúng ta cảm thấy tốt
và chúng ta nghĩ đúng rồi, -
33:13 - 33:15tốt nhất ta nên tìm
một cách giải thích hợp lý cho việc đó -
33:15 - 33:17nếu không chẳng ai tin mình.
-
33:17 - 33:21Thực ra chúng ta cũng không nghĩ thế,
mà chỉ hành xử như thế thôi. -
33:21 - 33:26Vậy mục đích cảm xúc
của chánh niệm hay thiền là gì? -
33:26 - 33:29Mục đích cảm xúc nghĩa là
khi bạn chánh niệm -
33:29 - 33:32bạn cảm thấy dễ chịu hơn nhiều
về cuộc sống. -
33:32 - 33:35Không chỉ để đạt được tuệ giác
hay có được một loại khả năng -
33:35 - 33:40nào đó để hoạt động mà thực ra
thấy dễ chịu khi có chánh niệm. -
33:40 - 33:44Và, xin hãy lưu ý đến điều này
khi hành thiền. -
33:44 - 33:48Khi quá khứ và tương lai
bắt đầu lắng xuống, bạn bắt đầu -
33:48 - 33:52cảm nhận được phút giây hiện tại.
Đôi khi có thể bạn cảm thấy -
33:52 - 33:54một chút hôn trầm và thụy miên,
bạn buồn ngủ -
33:54 - 33:57nên không cảm nhận gì nhiều,
những lúc khác có thể hơi bị trạo cử, -
33:57 - 33:59nhưng tôi chắc rằng
cũng có lúc thiền của bạn dường như -
33:59 - 34:03chạm đúng nốt nhạc tuyệt vời
chỉ vừa đúng -
34:03 - 34:07và chánh niệm bắt đầu khởi lên.
Chú ý đến điều tuyệt vời này, -
34:07 - 34:09giống như bạn
bừng tỉnh với thực tại, -
34:09 - 34:11cảm giác được sống
theo một cách hoàn toàn mới mẻ. -
34:11 - 34:15Và thông thường
nếu có được chánh niệm đó, -
34:15 - 34:19cảm giác hân hoan và hỷ lạc
cũng đồng thời sinh khởi. -
34:19 - 34:22Đây là những trạng thái
tâm rất đẹp, -
34:22 - 34:24và nếu chúng ta nhận ra
nét đẹp của những điều này -
34:24 - 34:27chúng càng trở nên mạnh mẽ hơn
vì chúng ta bị chúng thu hút -
34:27 - 34:31và trong tương lai sẽ có được
chánh niệm đó dễ dàng hơn -
34:31 - 34:33vì nếu bạn bị thu hút,
-
34:33 - 34:36tâm bạn sẽ lao nhanh về đó
mỗi khi có cơ hội. -
34:36 - 34:39Vì vậy trong một cách nào đó
có thể nói đây là mục đích. -
34:39 - 34:42Mục đích nhằm
thu hút bạn vào điều này. -
34:42 - 34:46Mục đích không phải chỉ có vậy,
nó thực ra là toàn bộ… -
34:46 - 34:48đi suốt cho đến cuối con đường
của đạo Phật. -
34:48 - 34:53Điều đó chuyên sâu hơn nhưng
ngay đây và bây giờ cũng cảm nhận -
34:53 - 34:56được niềm hỷ lạc, hạnh phúc,
sự mãn nguyện, hài lòng -
34:56 - 35:00đến từ những trạng thái
như chánh niệm. -
35:00 - 35:06Nhưng tôi muốn trở lại với một số
những bài học chúng ta thấy trong kinh -
35:06 - 35:10về cách thực hành thiền.
Và cụ thể là chánh niệm -
35:10 - 35:14thực sự vận hành ra sao.
Và một số gợi ý về cách -
35:14 - 35:16thực hiện điều này thế nào
để nó mang lại -
35:16 - 35:21lợi ích hơn cho mỗi hơi thở,
có thể nói như vậy, -
35:21 - 35:24bạn được lợi lạc hơn từ những điều này.
-
35:24 - 35:27Và một trong những điều đầu tiên
tôi nghĩ đến, rất thường xuyên -
35:27 - 35:30khi nói về những vấn đề này
thông thường dường như -
35:30 - 35:33trong cộng đồng Phật giáo
hay có những ý kiến cho rằng -
35:33 - 35:37chánh niệm dẫn tới chánh niệm.
-
35:37 - 35:40Nếu bạn chánh niệm,
liên tục mọi lúc -
35:40 - 35:42bạn sẽ chánh niệm hơn trong tương lai.
-
35:42 - 35:48Vậy nếu tôi thực sự cố gắng chánh niệm
thì chánh niệm sẽ tăng trưởng. -
35:48 - 35:53Ý kiến này cũng giống như thể
chánh niệm là một cơ bắp, -
35:53 - 35:56cơ bắp chánh niệm,
nếu bạn tập luyện một cơ bắp -
35:56 - 36:00dĩ nhiên cơ bắp đó sẽ tăng trưởng
và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn -
36:00 - 36:03nhờ việc rèn luyện cơ bắp,
đó là cách vận hành của một cơ bắp. -
36:03 - 36:06Nhưng chánh niệm có
vận hành như một cơ bắp không? -
36:06 - 36:11Liệu nó có trở nên mạnh mẽ chỉ vì
bạn cố gắng chánh niệm, -
36:11 - 36:13bạn sử dụng nó?
nó vận hành như vậy sao? -
36:14 - 36:17Đó là một câu hỏi thú vị
bởi vì đây là -
36:17 - 36:20một trong những giả định
thường thấy trong giới tu thiền. -
36:20 - 36:24Và nó thực sự đáng được
quan tâm nghiên cứu. -
36:24 - 36:26Và câu trả lời là,
đây là một trong những điều -
36:26 - 36:29bạn học hỏi từ
một người như Ajahn Brahm, -
36:29 - 36:31và rồi dĩ nhiên bạn học
từ kinh điển và -
36:31 - 36:33từ kinh nghiệm của riêng mình
sau một thời gian -
36:33 - 36:39nếu bạn quá cố gắng chánh niệm
nó gần như có tác dụng ngược lại. -
36:39 - 36:44Nào, tôi sẽ chú tâm, ở hiện tại,
ở trong hiện tại, đừng nghĩ về quá khứ. -
36:45 - 36:48Và nếu quá cố gắng
bạn sẽ kiệt sức, -
36:48 - 36:51sau một ngày dài chánh niệm
bạn gần như hết hơi -
36:51 - 36:54vì quá mệt mỏi
do liên tục chánh niệm. -
36:54 - 36:56Điều này là phản tác dụng, phải không?
-
36:56 - 36:58Lẽ ra nó phải làm tăng
thêm chánh niệm. -
36:58 - 37:00Cố gắng thái quá để chánh niệm thường
-
37:00 - 37:05gây ra tác dụng ngược
so với thực tế. -
37:05 - 37:09Vì vậy đừng xem những điều này...
những gì bạn nghe trong hàng ngũ Phật giáo. -
37:09 - 37:13Đừng vội chấp nhận
hãy dè dặt xem xét -
37:14 - 37:17mọi việc sâu xa hơn một chút
để xem như thế nào. -
37:17 - 37:21Vì vậy, dĩ nhiên, nếu bạn có thể
giữ chánh niệm một cách nhẹ nhàng hơn, -
37:21 - 37:26thì có thể sẽ có hiệu quả tích cực
nhưng dù vậy cũng không chắc lắm. -
37:26 - 37:31Vậy, đây là điều thứ nhất,
nó thường dễ có phản tác dụng -
37:31 - 37:33nếu bạn làm sai.
-
37:33 - 37:36Nhưng có một lý do chính đáng hơn
để nghĩ rằng nó không hiệu quả -
37:36 - 37:38và lý do đó là
-
37:38 - 37:43Đức Phật không bao giờ nói nếu bạn
chánh niệm thì sẽ có thêm chánh niệm. -
37:43 - 37:46Chánh niệm sinh ra chánh niệm
không thực sự thấy trong kinh. -
37:46 - 37:49Trong kinh,
theo lời dạy của Đức Phật, -
37:49 - 37:53có nhiều điều khác nhau dẫn tới chánh niệm
nhưng không phải chính chánh niệm. -
37:53 - 37:57Có nhiều thứ lắm nhưng không phải
bản thân chánh niệm. -
37:57 - 38:02Vậy thì, Đức Phật dạy
điều gì dẫn tới chánh niệm? -
38:02 - 38:06Tôi đã nói về điều này trước đây,
tôi chắc chắn nhiều bạn đã biết rồi -
38:06 - 38:13nhưng cái rõ ràng nhất là đạo đức,
giới hạnh, sự tử tế. -
38:13 - 38:17Tôi luôn nói, nếu có một điều
nên đặt trọng tâm vào trên đường tu Phật -
38:17 - 38:18thì đó là sự tử tế.
-
38:18 - 38:21Bởi vì có thể nói đó là nền tảng
cho mọi thứ khác, -
38:21 - 38:25kể cả chánh niệm.
Vì vậy, nếu thực sự muốn có chánh niệm -
38:25 - 38:30thì hãy tử tế, hãy quan tâm, hãy từ bi,
hãy cảm thông, -
38:30 - 38:34chăm sóc bản thân mình và người khác.
Qua thân, những hành động của mình, -
38:34 - 38:38qua lời nói của mình,
điều này thường khá khó -
38:38 - 38:42để kiểm soát và bảo đảm
chúng ta chỉ nói những lời đúng đắn. -
38:42 - 38:45Ai cũng thỉnh thoảng lỡ lời
không sao cả. -
38:45 - 38:47Nhưng trong tâm cũng vậy,
ngay tự trong tâm. -
38:47 - 38:50Nói chung trong ngày
bạn có khả năng cảm thấy -
38:50 - 38:54yêu thương và từ bi đối với
những người xung quanh không? -
38:54 - 38:58Đây là báu vật của chánh niệm,
-
38:58 - 39:01nếu bạn làm được điều đó tôi bảo đảm
bạn sẽ trở nên có chánh niệm. -
39:01 - 39:04Đây chính xác là những gì
Bát Chánh Đạo hướng đến. -
39:04 - 39:09Trước tiên là các yếu tố giới hạnh.
Chánh ngữ, chánh nghiệp, -
39:09 - 39:13chánh mạng rồi chánh tinh tấn.
Tất cả để thanh lọc tâm -
39:13 - 39:16rồi mới đến chánh niệm.
Điều này có lý do. -
39:16 - 39:19Những yếu tố đầu tiên là nhân,
chúng là điều kiện, -
39:19 - 39:24là cội nguồn giúp bạn
đạt được chánh niệm về sau. -
39:24 - 39:26Vì vậy, giới hạnh là nhân,
không phải chánh niệm. -
39:26 - 39:28Chánh Niệm không phải là nhân
của chánh niệm. -
39:28 - 39:33Giới hạnh, sự tử tế, lòng tốt,
là nhân của chánh niệm. -
39:33 - 39:39Có thêm một điều nữa và
thú vị thay, đó là chánh kiến, -
39:39 - 39:44phải, chánh kiến hay “trực kiến”,
suy nghĩ về cuộc đời một cách đúng đắn. -
39:44 - 39:49Đó cũng là nhân của chánh niệm.
Vì sao vậy? -
39:49 - 39:54Tôi sẽ cho bạn một ví dụ.
Tôi nghĩ nó trở nên hiển nhiên -
39:54 - 39:57lý do tại sao
chúng ta không chánh niệm, -
39:57 - 40:01thông thường là vì tâm chúng ta
có đủ thứ ham muốn. -
40:01 - 40:03Khi bạn nghĩ về điều gì
trong khi hành thiền -
40:03 - 40:06là vì có một số ham muốn
nằm tiềm ẩn bên dưới -
40:06 - 40:09đưa bạn tới những suy nghĩ đó.
Bạn suy nghĩ về tương lai, -
40:09 - 40:12cần giải quyết những vấn đề nào đó
bạn suy nghĩ tới... -
40:12 - 40:13Tôi không biết bạn đã ăn tối chưa,
-
40:13 - 40:16nếu chưa ăn hy vọng lát nữa
các bạn hãy nghĩ về nó… -
40:16 - 40:19Tôi không biết làm sao bạn...nhưng
sẽ là bữa ăn rất trễ…. -
40:19 - 40:22Và như vậy
chúng ta suy nghĩ về các thứ, tại sao? -
40:22 - 40:24Nó đến từ ham muốn, gần như luôn luôn
-
40:24 - 40:28thật ra trong những suy nghĩ của chúng ta
luôn luôn có một ham muốn ở đâu đó. -
40:28 - 40:34Vì vậy, một trong những điều về chánh kiến
là nó làm giảm ham muốn của chúng ta. -
40:34 - 40:39Và một bài kinh ngắn rất hay
mà gần đây tôi đã đọc -
40:39 - 40:45ở nhiều nơi
bài kinh có tên là Attadanda, -
40:45 - 40:49nghĩa là sử dụng vũ khí
hay sử dụng gậy gộc -
40:49 - 40:54hay bạo lực hay đại loại như thế.
Và bài kinh Attadanda là -
40:54 - 40:58một trong những bài kinh tự truyện
trong đó Đức Phật nói về -
40:58 - 41:02điều gì đã khiến ngài trở thành tu sĩ,
trước khi làm tu sĩ -
41:02 - 41:04ngài vẫn sống đời sống có gia đình
-
41:04 - 41:08như tất cả chúng ta,
rồi sau đó trở thành tu sĩ. -
41:08 - 41:11Điều gì khiến Đức Phật trở thành tu sĩ?
Chà, rõ ràng là -
41:11 - 41:13do một loại chánh kiến nào đó,
-
41:13 - 41:16nếu không ngài đã không trở thành tu sĩ.
Chánh kiến đó là gì? -
41:16 - 41:20Có những câu kệ tuyệt vời
mà bây giờ tôi không thể nhớ -
41:20 - 41:24nhưng có điều gì đó về việc
khi ngài nhìn thế gian -
41:24 - 41:29ngài nói thế gian đang vẫy vùng
như con cá trong vũng nước cạn. -
41:29 - 41:33Vâng, con cá trong vũng nước cạn
vẫy vùng, quẫy đập lung tung -
41:33 - 41:35không thực sự biết phải làm gì.
-
41:35 - 41:37Con cá như chết kẹt
trong vũng nước nhỏ. -
41:37 - 41:40Không đi đâu được,
không trốn đâu được. -
41:40 - 41:42Thế gian như con cá trong vũng nước.
-
41:42 - 41:45Bạn biết đấy, tất cả chúng ta
cùng nhau trên quả đất nhỏ bé này -
41:45 - 41:47và quả đất thì ngày càng
trở nên nhỏ hẹp -
41:47 - 41:50ảnh hưởng lẫn nhau mọi lúc,
khắp địa cầu này. -
41:50 - 41:54và rồi có vấn đề thay đổi khí hậu,
bạn biết đấy, các loại khí -
41:54 - 41:56thải ra từ phía bên kia
hành tinh -
41:56 - 41:58sẽ ảnh hưởng đến chúng ta
ngay tại thành phố Perth này. -
41:58 - 42:01Mọi thứ quá liên kết với nhau
với tin tức và mọi thứ khác. -
42:01 - 42:04Không có lối thoát
và Đức Phật dạy -
42:04 - 42:07mặc dù chúng ta vẫy vùng
như con cá trong nước, -
42:07 - 42:10chúng ta vẫn gây gổ và cãi cọ
với nhau, -
42:10 - 42:14dùng bạo lực chống lại nhau.
Giống như bây giờ, -
42:14 - 42:18nhìn thấy chiến tranh bắt đầu
ở Châu Âu giữa Nga và Ukraine. -
42:18 - 42:21Người ta điên rồi!
Ai muốn chiến tranh trên đời này? -
42:21 - 42:25Chiến tranh có quá nhiều đau khổ,
thật khùng điên. -
42:25 - 42:28Nhưng đây là điều con người làm
và Đức Phật dạy -
42:28 - 42:32khi ta thấy mọi người
sống với nhau trong thế giới nhỏ bé này -
42:32 - 42:37mà cứ dùng vũ khí
và bạo lực để đối xử với nhau, -
42:37 - 42:40luôn luôn gây hấn,
luôn luôn có những vấn đề này, -
42:40 - 42:43hoặc trong gia đình
hoặc trong thành thị, -
42:43 - 42:47trong Hội Phật Giáo, may thay
ít xảy ra trong Hội Phật Giáo. -
42:47 - 42:50Trong bất cứ nhóm người nào,
-
42:50 - 42:52luôn có ít nhiều xung đột,
-
42:52 - 42:54khó mà hoàn toàn
tránh được xung đột. -
42:54 - 42:57Giữa các quốc gia,
giữa các bộ lạc, -
42:57 - 43:01giữa những gia đình, đôi khi
ngay cả trong chính một gia đình -
43:01 - 43:04Đây là tình trạng của con người,
thật không thể tránh được. -
43:04 - 43:08Và khi Đức Phật thấy vậy, ngài ngộ ra,
ta phải rời bỏ thế gian này, -
43:08 - 43:11ta phải tìm một nơi khác.
Nơi khác đó là ở bên trong. -
43:11 - 43:15Những điều này không thể chấm dứt
trên thế gian này. -
43:15 - 43:19Chúng ta từng cố gắng hàng ngàn năm
để xây dựng một xã hội hoàn hảo -
43:19 - 43:21qua chủ nghĩa này, chủ nghĩa kia
-
43:21 - 43:23chúng ta không thể tạo ra
một xã hội hoàn hảo bên ngoài. -
43:23 - 43:28Bởi vì Đức Phật dạy
có một mũi tên cắm trong tim chúng ta -
43:28 - 43:32và mũi tên đó là mũi tên tham ái.
-
43:32 - 43:37Tham ái và ham muốn là những gì dẫn tới
tất cả các vấn đề trên thế gian. -
43:37 - 43:43Vì vậy, theo một nghĩa nào đó,
đôi khi bạn chào thua cuộc đời. -
43:43 - 43:47Bạn bớt mong chờ thế gian
là nơi hoàn hảo tuyệt vời. -
43:47 - 43:50Bạn bắt đầu nhận ra
có lẽ điều này là không thể. -
43:50 - 43:54Khi thấy vậy, bạn biết rằng
hạnh phúc có thể tìm thấy bên trong, -
43:54 - 43:59cho nên bạn quay vào nội tâm.
Bạn thực hành con đường tâm linh. -
43:59 - 44:02Chánh kiến dẫn tới chánh niệm.
-
44:02 - 44:07Chánh kiến giúp bạn khả năng
hành thiền ngay tại đây và ngay bây giờ. -
44:07 - 44:11Chánh kiến và đức hạnh
hỗ trợ lẫn nhau, -
44:11 - 44:14giúp cho việc hành thiền Satipatthana.
-
44:14 - 44:18Đây là những nguyên nhân,
đây là những điều kiện -
44:18 - 44:24kích hoạt chánh niệm và thiền,
không phải bản thân chánh niệm. -
44:25 - 44:27Điều này khá cấp tiến, vâng,
thực sự rất cấp tiến. -
44:27 - 44:31Tại sao nó rất cấp tiến?
Một trong những lý do nó rất cấp tiến, -
44:31 - 44:35có lẽ tôi cần nói thêm một tí
về tác động thực tiễn của điều này. -
44:35 - 44:38Thật ra có nhiều tác động
thực tiễn đó rồi -
44:38 - 44:42nhưng tôi sẽ nói thêm vài điều nữa.
Một trong những lý do tại sao nó -
44:42 - 44:50khác biệt là vì trong cộng đồng
Phật giáo người ta thường nghĩ -
44:50 - 44:56thiền là một việc gì đó chúng ta làm
trong đời sống hằng ngày. Chánh niệm trong -
44:56 - 45:01đời sống hằng ngày, rửa chén trong
chánh niệm, ăn trong chánh niệm, -
45:01 - 45:04bạn hẳn đã nghe về ăn trong chánh niệm.
OK, Satipatthana trong khi ăn, -
45:04 - 45:09chánh niệm bước lui bước tới,
chánh niệm khi đi vệ sinh, -
45:10 - 45:15chánh niệm khi đi vệ sinh...OK,
thật ra... -
45:15 - 45:18Tất cả những thứ này,
từ đâu mà có? -
45:18 - 45:21Thực ra, theo một cách nào đó,
chúng từ kinh điển mà ra, -
45:21 - 45:25bởi vì trong bài kinh Satipatthana,
tôi đang nói về kinh Satipatthana đây, -
45:25 - 45:32là bài kinh chỉ nói về chánh niệm.
Một trong những điều phải thực tập, -
45:32 - 45:36một trong những cách thực tập
Satipatthana được nói chính xác là -
45:36 - 45:40bạn chánh niệm trong khi bước tới,
bước lui, ăn và uống, -
45:40 - 45:44ngồi và ngủ và thức dậy
và nói và giữ im lặng. -
45:44 - 45:47Cả một danh sách,
kể cả việc đi vệ sinh -
45:47 - 45:50cũng được nói tới,
đó là tại sao tôi nói như vậy. -
45:50 - 45:52Vì vậy đó là nơi nó xuất phát.
-
45:52 - 45:56Nhưng thực ra, và đây là điểm chính
được bàn trong lớp học của chúng tôi. -
45:56 - 45:59Khi cẩn thận xem xét
các bài kinh, -
45:59 - 46:01bạn nhận thấy và nó trở nên rõ ràng
-
46:01 - 46:05là những điều trên không thực sự
nằm trong phần hành thiền. -
46:05 - 46:10Nó nằm ở giai đoạn đầu của đạo lộ
dẫn tới việc hành thiền. -
46:10 - 46:14Và một khi bạn thấy điều đó
bạn sẽ hiểu rằng toàn bộ ý tưởng -
46:14 - 46:17về thiền trong đời sống hàng ngày
thực sự là lầm lẫn. -
46:17 - 46:22Chẳng ích gì khi chỉ
chánh niệm vì chánh niệm. -
46:22 - 46:25Nói cách khác,
ý tưởng cho rằng chánh niệm làm -
46:25 - 46:28tăng thêm chánh niệm sau này
là không đúng. -
46:28 - 46:34Chánh niệm vì chánh niệm kiểu này
không thực sự có trong thiền Phật giáo. -
46:34 - 46:38Và đây là một tuyên bố cấp tiến
bởi vì, nó bất đồng -
46:38 - 46:43với những gì các bạn thường nghe
trong giới những người tu thiền. -
46:43 - 46:48Vậy nên làm gì trong đời sống hàng ngày
nếu chúng ta không chánh niệm? -
46:48 - 46:50Đây là câu hỏi kế tiếp
được đặt ra, -
46:50 - 46:54nếu không đi quanh chánh niệm
về mọi thứ thì chúng ta nên làm gì? -
46:54 - 46:58Và câu trả lời theo Đức Phật dạy,
bạn nhớ chứ, những điều -
46:58 - 47:04dẫn đến thiền chính là giới hạnh.
Vậy, trong đời sống hàng ngày -
47:04 - 47:07chúng ta nên có đủ chánh niệm,
-
47:07 - 47:13đủ sáng suốt về cách chúng ta sống,
chúng ta biết chúng ta sống ra sao. -
47:13 - 47:15Tôi đối xử thế nào
với những người quanh tôi? -
47:15 - 47:19Tôi nói năng thế nào? Tôi có nói
một cách nhẹ nhàng tử tế không? -
47:19 - 47:23Tất cả những điều như vậy.
Đó là loại tỉnh giác -
47:23 - 47:28và chánh niệm cần có.
Chánh niệm về lối hành xử của mình, -
47:28 - 47:32thì nó trở nên có uy lực
khi đó bạn mới thực sự hoàn thành -
47:32 - 47:37một trong những điều dẫn tới
chánh niệm, đó là sự tử tế. -
47:37 - 47:42Quan trọng hơn cả là chánh niệm
về trạng thái tâm của mình. -
47:42 - 47:45Phải, tâm tôi như thế nào?
OK, tôi đang hơi khó chịu, -
47:45 - 47:49thôi, hãy dịu lại đi,
thư giãn, lùi lại, -
47:49 - 47:53nghĩ tới những đức tính tốt
của người kia. -
47:53 - 47:56Một trong những điều khá hay
đã xảy ra hôm nọ. -
47:56 - 47:59Tôi đang ngồi trong kuti, kuti là
cái cốc nhỏ ở tu viện Bodhinyana. -
47:59 - 48:03Nếu bạn chưa đến tu viện Bodhinyana
hãy xuống đây xem cốc của chúng tôi. -
48:03 - 48:08Chúng là những cái hộp nhỏ thật tuyệt vời.
Cốc của tôi rộng 7.2 mét vuông . -
48:08 - 48:11Khi cốc của bạn quá nhỏ
bạn biết chính xác nó rộng bao nhiêu. -
48:11 - 48:15Nó là 7.2 m2 nên bạn gần như có thể
với tới các bức tường. -
48:15 - 48:18Nó nhỏ như vậy đó.
Đó là nơi tốt nhất mà bạn -
48:18 - 48:21có thể tưởng tượng được ở,
hầu như không cần chùi dọn, -
48:21 - 48:25thực quá tốt, nó thực
rất dễ chùi dọn, không cần bất cứ ... -
48:25 - 48:28người nào giúp bạn
hay gì khác. -
48:28 - 48:32Và cái hay nhất về cốc của tôi
là nó nằm tách biệt. -
48:32 - 48:35Nó ở xa, không có
nhà khác kế bên. -
48:35 - 48:37Khi ở trong cốc, tôi không thể thấy ai,
-
48:37 - 48:41kiểu như, thực sự ở trong rừng
nhưng là rừng đẹp. -
48:41 - 48:44Hàng xóm duy nhất của tôi là
các chú thỏ túi và những loại như vậy, -
48:44 - 48:48lũ ve /bọ chét (ticks), dĩ nhiên, nhưng sau
một thời gian chúng tôi cũng quen, -
48:48 - 48:50ngay cả bọ chét
mình vẫn thương yêu được. -
48:50 - 48:54Vậy rồi tôi đang ngồi trong cốc,
và cốc của tôi có 1 cái bàn, -
48:54 - 48:58một trong những vị sư trước đây
đã làm cái bàn đẹp đó. -
48:58 - 49:02Không phải sư nào cũng có bàn
nhưng tôi có một cái bàn -
49:02 - 49:06vì tôi làm khá nhiều loại việc
cần phải có bàn. -
49:06 - 49:09Vì thế tôi có một cái bàn trong cốc.
Và tôi đang ngồi thoải mái -
49:09 - 49:13nhìn cái bàn.
Tôi nhìn cái bàn của tôi, -
49:13 - 49:16nhìn vài thứ trên đó,
chẳng có gì nhiều. -
49:16 - 49:18Có lẽ hơi nhiều hơn
cần thiết một chút, -
49:18 - 49:20nhưng cũng chẳng có gì nhiều lắm.
-
49:20 - 49:22Nhưng có hai thứ làm tôi chú ý,
-
49:22 - 49:27và một thứ hơi giống
cái ca, không phải cái ca, nhưng giống -
49:27 - 49:32những cái ly cách nhiệt
dùng để uống đồ nóng. -
49:32 - 49:36Và tôi nghĩ, ồ, đây là một
trong những thứ tôi dùng nhiều nhất. -
49:36 - 49:39Tôi luôn dùng ly này,
tôi dùng để uống cà phê. -
49:39 - 49:43Tôi là một kẻ nghiện cà phê.
Tôi uống cà phê bằng ly này hằng ngày. -
49:43 - 49:49Thật là một điều tuyệt vời
ai đó đã tặng cho tôi cái ly này. -
49:49 - 49:52Và rồi nhìn cái bàn
tôi thấy một vật khác -
49:52 - 49:55nằm phía bên kia
đó là cái đèn pin nhỏ và -
49:55 - 50:00tôi chợt nhận ra cái đèn và cái ly
do cùng một người đã tặng cho tôi. -
50:00 - 50:03Và tôi nghĩ, ồ, tuyệt vời quá.
-
50:03 - 50:06Đây là một người
rất cẩn thận, rất hào phóng, -
50:06 - 50:09biết được những vật dụng cần thiết
cho các sư, -
50:09 - 50:13cố gắng hết sức để làm
những việc tử tế, để hỗ trợ, -
50:13 - 50:16và thật là một giây phút tuyệt vời
khi tôi nhận ra mình chưa bao giờ thực sự -
50:16 - 50:21kết nối những điều đó trước đây.
Và tôi thấy, ồ! thật là tốt đẹp. -
50:21 - 50:26Và đây là lối sống
chúng ta muốn sống, đây là nơi -
50:26 - 50:29chánh niệm nảy sinh
từ những hành động tuyệt vời -
50:29 - 50:33chúng ta làm trong đời sống hằng ngày
đầy lòng tử tế, để hỗ trợ người khác. -
50:33 - 50:37Đó là nơi nó xuất phát.
Đó là loại chánh niệm -
50:37 - 50:41cần có - thấy được những gì là
điều tốt đẹp trong cuộc sống. -
50:42 - 50:49Bởi thế đây là điều khá cấp tiến,
không cần phải chánh niệm vào mọi lúc -
50:49 - 50:51nên biết rằng chánh niệm
cần phải có chủ đích. -
50:51 - 50:55Chủ đích của chánh niệm
phải là sự tử tế. -
50:56 - 51:02Nếu chánh niệm không phải về điều này
thì chánh niệm -
51:02 - 51:07rõ ràng là về hành thiền.
Và nếu là hành thiền -
51:07 - 51:10thì là loại hành thiền nào
chúng ta đang bàn tới vậy? -
51:10 - 51:14Trước hết chúng ta đang nói về
việc hành thiền thật sự, -
51:14 - 51:18khi chúng ta ngồi xuống,
xếp bằng hai chân lại và -
51:18 - 51:22tiến hành một nghi thức
hành thiền nào đó. -
51:22 - 51:25Đây là ý nghĩa của thiền.
-
51:25 - 51:29Nhưng chính xác chúng ta làm những gì
trong thời thiền này? -
51:29 - 51:35Và rất phổ biến trong giới hành giả
chánh niệm, điều chúng ta làm -
51:35 - 51:40thường được cho là thực hành vipassana,
hay thiền minh sát. -
51:40 - 51:45Vậy có phải satipatthana
là về vipassana? -
51:45 - 51:48Có phải đó là cách
suy nghĩ đúng về nó không? -
51:48 - 51:51Vậy vipassana là gì?
Một cách nghĩ về vipassana -
51:51 - 51:55là nghĩ về nó như một tuệ giác.
Một cách khác là nghĩ về nó -
51:55 - 51:59như cái thấy rõ ràng.
Bởi vì cái thấy rõ ràng bao quát hơn -
51:59 - 52:02và nó liên quan đến
tất cả những thứ này. -
52:02 - 52:08Đó có phải là về thực hành Satipatthana?
Câu trả lời là không hẳn vậy -
52:08 - 52:13hay có lẽ chỉ là một phần thôi,
nhưng nó còn nhiều hơn thế nữa. -
52:13 - 52:15Và, một trong những điều
bạn phát hiện ra -
52:15 - 52:18khi đọc những bài kinh này
một cách cẩn thận, -
52:18 - 52:22đó là Satipatthana
và thiền là về hai điều, -
52:22 - 52:26nó có hai kết quả,
những kết quả đó là -
52:26 - 52:31tĩnh lặng và nhìn thấy rõ ràng
Hay tĩnh lặng và tuệ giác. -
52:31 - 52:35Đây là hai mặt luôn
song hành với nhau. -
52:35 - 52:41Và điều chính yếu thực sự trong
2 điều này là tĩnh lặng, -
52:41 - 52:45bởi vì chính tĩnh lặng
sau đó sẽ dẫn bạn đến -
52:45 - 52:51những trạng thái thiền rất sâu.
Vậy đây thực sự là những gì chúng ta -
52:51 - 52:55đang bàn tới và nó rất...
rất là thú vị -
52:55 - 52:59bởi vì thường có ý kiến cho rằng
có nhiều loại -
52:59 - 53:03hành thiền khác nhau ,
một bên là tĩnh lặng và bên kia -
53:03 - 53:07là tuệ giác hay cái thấy rõ ràng.
Điều này không phù hợp với -
53:07 - 53:11những gì được dạy trong kinh.
Những gì bạn thấy trong kinh -
53:11 - 53:17thực ra là ngược lại hoàn toàn.
Bạn sẽ thấy tĩnh lặng và tuệ giác, -
53:17 - 53:22tĩnh lặng và cái thấy rõ ràng, chúng
hoàn toàn không phải là thực hành thiền. -
53:22 - 53:26Thực ra chúng là
kết quả của việc hành thiền -
53:26 - 53:30và những kết quả đó
luôn luôn đi cùng với nhau. -
53:30 - 53:33Khi hành thiền đúng cách
-
53:33 - 53:37bạn luôn luôn có được
cả tĩnh lặng và tuệ giác. -
53:37 - 53:41Tại sao như vậy? Lý do bởi vì
khi tĩnh lặng -
53:41 - 53:46bạn thường thấy được rõ ràng,
khi nhìn thấy rõ, bạn thường trở nên tĩnh lặng. -
53:46 - 53:50Đây chính xác là hai mặt
của cùng một thứ. -
53:50 - 53:54Tuệ giác đến khi bạn bình yên,
khi bình yên -
53:54 - 53:56đó là lúc bạn có tuệ giác.
Khi có tuệ giác -
53:56 - 53:58bạn thường trở nên tĩnh lặng sau đó.
-
53:58 - 54:02Những điều này cùng tăng trưởng,
không thể nào phân chia ra được. -
54:02 - 54:07Vì vậy hành thiền có cả hai
yếu tố này, chúng cùng nhau tăng trưởng -
54:07 - 54:11khi bạn hành thiền.
Không phải cái này hay cái kia. -
54:11 - 54:16Bạn không thể nói rằng thiền
Satipatthana là về tuệ giác. -
54:16 - 54:21Những thứ này không thể phân chia,
chúng luôn tăng trưởng cùng với nhau. -
54:21 - 54:30Vậy chính xác điều này vận hành ra sao?
chúng ta làm gì -
54:30 - 54:34trong khi hành thiền để
hai điều này được vun bồi? -
54:34 - 54:38Những gì chúng ta thường làm
khi hành thiền -
54:38 - 54:43là chúng ta quan sát một cái gì đó,
cụ thể bạn sẽ quan sát một cái gì đó -
54:43 - 54:47như hơi thở, hay bạn quan sát
một số loại đối tượng khác -
54:47 - 54:52trong khi hành thiền.
Về cơ bản hành thiền là như vậy, -
54:52 - 54:56và quan niệm phổ thông
trong cộng đồng Phật giáo cho rằng -
54:56 - 55:02bạn chỉ cần quan sát thôi là đủ.
Và mọi thứ chúng ta cố gắng -
55:02 - 55:05đạt được trên con đường tu Phật
-
55:05 - 55:08bắt nguồn từ việc quan sát trực tiếp đó.
-
55:08 - 55:12Vì vậy, chỉ quan sát,
chỉ sống với những gì đang xảy ra. -
55:12 - 55:16Từ đó sẽ đạt được mọi tĩnh lặng,
mọi tuệ giác -
55:16 - 55:19những thứ bạn có thể mong đợi
trên con đường tu Phật. -
55:19 - 55:24Đây là cách suy nghĩ rất phổ biến
về hành thiền. -
55:24 - 55:27Nhưng tiếc thay
đó không phải là toàn bộ sự thật. -
55:27 - 55:31Nó là một phần sự thật,
không phải toàn bộ sự thật. -
55:31 - 55:33Nếu bạn nghĩ
có một số đề mục thiền, -
55:33 - 55:38như chúng ta làm ở đây,
bạn thực hành chánh niệm về hơi thở. -
55:38 - 55:41Nếu bạn thực hành chánh niệm
về hơi thở, dĩ nhiên, -
55:41 - 55:45bạn sẽ chỉ quan sát.
Bạn theo dõi hơi thở, -
55:45 - 55:49đó là thực tập quan sát thuần túy.
Bạn chẳng làm gì khác -
55:49 - 55:51và càng theo dõi hơi thở
bạn càng có thể -
55:51 - 55:54giữ hơi thở và trở nên
tĩnh lặng hơn -
55:54 - 55:57càng tĩnh lặng bao nhiêu,
bạn càng thấy rõ ràng hơn bấy nhiêu. -
55:57 - 56:00Trong trường hợp đó rõ ràng
nó vận hành theo cách đó. -
56:00 - 56:04Nhưng thí dụ bạn quán thân,
-
56:04 - 56:08đây là một trong những
đề mục cổ điển của Satipatthana -
56:08 - 56:11khi bạn tập trung trên thân
bạn quán sát thân -
56:11 - 56:14bạn có thể làm bằng những cách khác nhau,
chia cơ thể thành nhiều phần -
56:14 - 56:16quán các bộ phận khác nhau của nó.
-
56:16 - 56:19Đó gọi là quán
31 cấu phần (thể trược) của thân -
56:19 - 56:22Hay bạn có thể quan sát thân
như thể nó là các yếu tố -
56:22 - 56:27đất, nước, gió, lửa
đại loại như vậy. -
56:27 - 56:31Nhưng các loại thực tập này
không phải là thực tập quan sát -
56:31 - 56:34vì bạn không thể quan sát gan của bạn
-
56:34 - 56:37OK, gan, bạn biết đấy, nó ở đó,
ngươi có đó không? -
56:37 - 56:40ta biết ngươi ở đâu đó trong đây,
chắc phải như vậy, -
56:40 - 56:42ngươi phải ở đó, nếu không
ta sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng. -
56:42 - 56:46Như vậy bạn biết là nó ở đó,
và bạn có lẽ đã thấy biểu đồ cơ thể, -
56:46 - 56:48các bộ phận khác nhau, kiểu này kiểu nọ.
-
56:48 - 56:50Bộ xương, rồi, bộ xương,
cái sọ ở đây. -
56:50 - 56:54Ngươi có đó không, hở sọ? Nói đi.
Không, nó không muốn. -
56:54 - 56:58OK, đây là cách làm cho nó
lên tiếng phải không? Ding, ding, ding.... -
56:58 - 57:02Bởi thế, bạn biết đấy, tất cả đều ở đó.
Nhưng dĩ nhiên, nó là... -
57:02 - 57:08thực tập bằng sự tưởng tượng và
bằng sự nhớ lại, -
57:08 - 57:11khi bạn quán
31 cấu phần của cơ thể -
57:11 - 57:16Vậy trí nhớ và tưởng tượng cũng là
một phần của sự thực tập Satipatthana. -
57:16 - 57:22Đây cũng là cách chúng ta làm thực tập này,
không thể làm được nếu không có nó. -
57:22 - 57:27Bây giờ chúng ta đang khai triển rộng ra,
không phải chỉ là về quan sát, -
57:27 - 57:32điều này về cơ bản rất quan trọng
bởi vì đây là cách hướng dẫn -
57:32 - 57:35hành thiền rất phổ biến.
Chúng ta cần phải khai triển ra. -
57:35 - 57:39Quan trọng hơn nữa,
hành thiền còn là về -
57:39 - 57:42cái mà tôi gọi là suy luận hay suy diễn.
-
57:42 - 57:46Khi bạn có những dữ liệu đơn thuần
qua sự hành thiền của mình -
57:46 - 57:52và từ chúng bạn suy luận ra
để khai triển sự hiểu biết của mình. -
57:52 - 57:55Lấy ví dụ, ở giây phút hiện tại,
-
57:55 - 58:00bạn có thể quan sát hơi thở
hay bạn có thể quan sát -
58:00 - 58:04bất cứ gì đang xảy ra ở đây và bây giờ.
Nhưng để có tuệ giác thực sự -
58:04 - 58:07bạn phải triển khai nó và phải hiểu
-
58:07 - 58:12rằng nó áp dụng không những
trong hiện tại mà cả trong tương lai -
58:12 - 58:16và trong quá khứ.
Đây gọi là suy luận, -
58:16 - 58:20khi triển khai những gì bạn đang thấy
sang các trường hợp khác -
58:20 - 58:26không thấy ngay trước mắt.
Ví dụ tôi có thân thể này, -
58:26 - 58:30chân, ngón tay, những người khác
có thể cũng có chúng, đúng không? -
58:30 - 58:36Vậy thì, về cơ bản tất cả chúng ta
đều có cùng một loại cơ thể. -
58:36 - 58:41Đó cũng là một kiểu suy luận. Chúng ta
không biết điều này nhưng một khi -
58:41 - 58:45nhìn cơ thể của mình bạn có thể suy ra
rằng những người khác cũng có như vậy. -
58:45 - 58:50Đây gọi là kiến thức suy luận.
Kiến thức đến từ suy luận, -
58:50 - 58:53mở rộng ra toàn bộ ý tưởng
về hành thiền, -
58:53 - 58:56làm cho nó rộng lớn hơn nhiều
so với quan sát đơn thuần. -
58:56 - 59:00Tại sao điều này quan trọng?
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ -
59:00 - 59:04tại sao nó quan trọng và tại sao nó
thực sự có ý nghĩa. -
59:04 - 59:09Một trong những cách thiền
tiêu chuẩn -
59:09 - 59:12mà chúng ta được dạy trong đạo Phật
là cho rằng -
59:12 - 59:15bạn phải quan sát cảm giác đau ở thân.
-
59:15 - 59:18Bạn có thể đi dự một khóa thiền
và có thể nói: -
59:18 - 59:20Ồ, tôi đau quá, tôi nên làm gì đây?
-
59:20 - 59:24Quan sát cái đau. Đây là
hướng dẫn thông thường -
59:24 - 59:29ở các khóa tu thiền trên thế giới.
Một trong vài trường hợp ngoại lệ, -
59:29 - 59:31Ajahn Brahm rõ ràng là một ngoại lệ
đối với điều này. -
59:31 - 59:34Ngài không tin vào niệm đau,
-
59:34 - 59:38ngài tin vào hạnh phúc,
hỉ, lạc, sung sướng trong thiền. -
59:38 - 59:40Ngài nổi tiếng về điều đó.
-
59:40 - 59:46Vậy tại sao chúng ta thường xuyên nghe
là phải theo dõi cái đau trong thân? -
59:46 - 59:51Trước khi vào vấn đề, tôi muốn nói
là nó thường mang lại kết quả tai hại. -
59:51 - 59:56Tôi biết có rất nhiều người đã từng
phá hủy gân cốt đầu gối, -
59:56 - 59:59đã từng phá hủy,
nhất là các sư, các vị tu sĩ, -
59:59 - 60:02bởi vì nếu thường xuyên làm điều này,
phải chịu rất nhiều đau đớn, -
60:02 - 60:06cuối cùng các khớp của cơ thể
sẽ bị phá hủy hoàn toàn. -
60:06 - 60:09Tôi biết có vị cư sĩ đã từng tham dự
các khóa tu thiền đó -
60:09 - 60:13họ nói “Trong đời, con chưa bao giờ
trải nghiệm những khó chịu -
60:13 - 60:18như trong khóa thiền “sắt máu” đó.
“Thiền là có hại. Thiền là tà ma. -
60:18 - 60:21Nó chỉ dẫn tới đau đớn và khổ sở.
Ai mà muốn thiền đây trời ơi! -
60:21 - 60:25Thật là điên, suốt đời con sẽ
không bao giờ đi thiền nữa”. -
60:25 - 60:28Đây là những gì người ta nói với tôi,
gần như nguyên văn. -
60:28 - 60:33Tôi nghĩ, ôi chà! OK, tôi nói,
bình tĩnh nào, thử thiền với Ajahn Brahm. -
60:33 - 60:35Ajahn Brahm hay lắm,
ngài không tin phải chịu đựng đau đớn, -
60:35 - 60:39hãy thử thiền với ngài
trước khi bạn chối bỏ mọi thứ. -
60:39 - 60:41“Không, nhất định thế.
Con không thiền nữa, -
60:41 - 60:44con chẳng muốn nghe tới Ajahn Brahm.
Con ngán quá rồi.” -
60:44 - 60:49Đây là điều tôi được nghe lần đầu
và tôi nghĩ thật là tệ quá. -
60:49 - 60:52Toàn bộ mục đích của
con đường tâm linh -
60:52 - 60:56là làm tăng thêm giá trị cho cuộc sống,
làm cho nó thăng tiến, -
60:56 - 60:58để có được một nơi
cho chúng ta nương tựa -
60:58 - 61:01khi gặp khổ đau,
khi bom đạn rơi xuống Kiev, -
61:01 - 61:04khi vi khuẩn Covid
lan tràn trên thế giới, -
61:04 - 61:07khi thay đổi khí hậu
tàn phá mọi thứ, -
61:07 - 61:11khi những cường quốc trên thế giới
đang xung đột hay đại loại như thế. -
61:11 - 61:15Chúng ta cần có một nơi
để nương tựa - đó là chỗ này. -
61:15 - 61:18Đây là toàn bộ mục đích
của con đường tâm linh. -
61:18 - 61:22Chúng ta cần tìm,
cần xử dụng con đường này với trí tuệ -
61:22 - 61:26để nó thực sự cho chúng ta nơi nương tựa
đúng nghĩa. -
61:26 - 61:29Nếu không, chúng ta đang phá hủy
một cái gì đó rất tuyệt vời. -
61:29 - 61:32Do đó, đây là vấn đề
của việc thiền niệm đau. -
61:32 - 61:35Nó thực sự là một vấn đề
rất, rất nghiêm trọng. -
61:35 - 61:38Tất nhiên, nếu bạn biết
điều đầu tiên trong giáo lý đạo Phật, -
61:38 - 61:42bạn biết đó, điều đầu tiên
Đức Phật dạy là “trung đạo”. -
61:42 - 61:46Đừng hành hạ cái thân,
cũng đừng nuông chiều nó quá mức, -
61:46 - 61:49nhưng chắc chắn là không hành hạ nó.
-
61:49 - 61:53Tôi có thể nói, nếu bạn làm sai,
thà nuông chiều nó thêm tí xíu còn hơn, -
61:53 - 61:55làm thế bạn sẽ chẳng hề hấn gì
-
61:55 - 61:58trong khi hành hạ có thể
thực sự làm hại bạn rất nhiều. -
61:58 - 62:02Đó là điều đầu tiên Đức Phật dạy,
cũng là điều đầu tiên chúng ta quên! -
62:02 - 62:05Có lẽ vì đã quá lâu rồi,
đó là lời dạy đầu tiên, -
62:05 - 62:07cách đây lâu nhất. Có lẽ ...
tôi không biết, -
62:07 - 62:10tôi không chắc thực sự
giả định này có đúng không. -
62:10 - 62:15Thật là một vấn đề rất, rất lớn.
Vậy tại sao nó lại như thế? -
62:15 - 62:20Và lý do tại sao chúng ta nghĩ như vậy,
đó là, một lần nữa, -
62:20 - 62:23nếu bạn đọc bài kinh Satipatthana,
-
62:23 - 62:28bài kinh chính yếu mà hầu như ai
cũng dùng để giải thích cách hành thiền. -
62:28 - 62:31Trong đó có một đoạn
gọi là vedananupassana, -
62:31 - 62:35vedana có nghĩa như là cảm xúc
hay cảm giác trong thân -
62:35 - 62:38và nupassana là quán sát,
quán sát những cảm xúc/cảm thọ. -
62:38 - 62:42Và nếu bạn đọc đoạn đó
nó nói bạn quán sát -
62:43 - 62:49những cảm thọ dễ chịu, cảm thọ khó chịu
và cảm thọ trung tính. -
62:49 - 62:57Bạn quan sát những cảm thọ dễ chịu hay
khó chịu và trung tính qua giác quan. -
62:57 - 63:02Về giác quan, ý tôi là bất cứ thứ gì
liên hệ tới năm giác quan. -
63:02 - 63:08Và rồi bạn có những cảm thọ tinh thần
dễ chịu, những cảm thọ tinh thần khó chịu. -
63:08 - 63:11Đó là một điều thú vị, phải không?
-
63:11 - 63:14Tối nay tôi không nói về điều đó.
Chỉ là để quảng cáo -
63:14 - 63:18cho buổi giảng kế tiếp tôi sẽ nói
về những cảm thọ tinh thần khó chịu, -
63:18 - 63:20chỉ để kích thích các bạn
về buổi giảng kế tiếp mà thôi. -
63:20 - 63:22Thực ra có thể tôi sẽ không nói về nó.
-
63:22 - 63:26Ừm, cái cuối cùng là
những cảm thọ tinh thần trung tính. -
63:26 - 63:29Nhưng các bạn sẽ thấy
trong kinh văn nói rõ ràng -
63:29 - 63:33bạn phải quán sát
những cảm giác khó chịu. -
63:33 - 63:37Vậy thì những cảm giác
khó chịu là gì?- cái đau trong thân - -
63:37 - 63:40Đó là những cảm giác khó chịu,
quan sát nó, -
63:40 - 63:44kinh Satipatthana nói
bạn phải theo dõi những cảm giác đó. -
63:44 - 63:49Thực ra không đúng,
nó không thực sự có nghĩa như vậy. -
63:49 - 63:53Và rất thú vị
nếu bạn xem xét Satipatthana -
63:53 - 63:55và hành thiền
từ một góc nhìn khác, -
63:55 - 63:58từ góc nhìn của
chánh niệm về hơi thở, -
63:58 - 64:02bởi vì chánh niệm về hơi thở cũng
nói về quán sát cảm thọ. -
64:02 - 64:07Và bạn sẽ thấy trong đó nói rằng
bạn quán sát hỷ, -
64:07 - 64:11hỷ giống như niềm vui
bạn quán sát lạc, sukha. -
64:11 - 64:15Bạn quán sát những
trải nghiệm cảm xúc này, -
64:15 - 64:20và rồi bạn làm dịu bớt những
trải nghiệm hỷ và lạc. -
64:20 - 64:25Tất cả là về hạnh phúc.
Và rồi Đức Phật dạy -
64:25 - 64:30cách quán sát hỷ
và lạc đi cùng với hơi thở -
64:30 - 64:34hoàn thành trọn vẹn
quá trình thiền quán cảm thọ. -
64:34 - 64:38Đó là tất cả những gì bạn cần làm.
Vậy chuyện gì xảy ra đây? -
64:38 - 64:40Nơi này nói
chỉ tập trung vào hỷ lạc, -
64:40 - 64:43nơi kia nói chú ý nhìn cái đau,
chuyện gì xảy ra vậy? -
64:43 - 64:46Làm sao chúng có thể giống nhau?
Đức Phật dạy là chúng giống nhau. -
64:46 - 64:47Làm sao có thể như vậy được?
-
64:47 - 64:51Và đây chính là chỗ
tôi đã nói trước đây, -
64:51 - 64:54hành thiền không phải chỉ là
quan sát trực tiếp, -
64:54 - 64:59hành thiền cũng bao gồm sự nhớ lại,
về trí nhớ, về suy luận, -
64:59 - 65:04về hiểu biết sự vật, không nhất thiết
qua kinh nghiệm trực tiếp, -
65:04 - 65:08mà hiểu biết nó
qua cái nhìn toàn cảnh -
65:08 - 65:11bởi vì bạn có cái nhìn toàn diện
về những gì đang xảy ra. -
65:11 - 65:15Vì thế, khi đạt đến những
lạc thọ của thiền -
65:15 - 65:20bạn sẽ thấy dĩ nhiên rằng
cái đau không còn đó nữa, -
65:20 - 65:25cái thân có thể đã biến mất
trong trạng thái thiền rất sâu này. -
65:25 - 65:29Và điều đó có nghĩa là
bạn có thể hiểu cảm giác đau đớn -
65:29 - 65:35không phải do quan sát nó mà do
nó vắng mặt. Bởi vì sự vắng mặt là -
65:35 - 65:39tuệ giác sâu sắc nhất chúng ta có thể có
khi một cái gì đã hoàn toàn biến mất. -
65:39 - 65:42Hãy nhớ những gì chúng ta đang
cố gắng tìm hiểu trong đạo Phật- -
65:42 - 65:45chúng ta có cái gọi là
ba đặc tính: -
65:45 - 65:50vô thường, khổ và vô ngã.
Ba đặc tính của sự hiện hữu. -
65:50 - 65:53Đây là những điều
chúng ta đặt trọng tâm vào -
65:53 - 65:57khi chúng ta nói về tuệ giác
hay sự hiểu biết hay cái thấy rõ ràng. -
65:57 - 66:01Cách nào tốt nhất
để hiểu sự vô thường? -
66:01 - 66:04Nếu quan sát nó, dường như
bạn thấy nó đến rồi đi. -
66:04 - 66:08Nhưng nếu nó hoàn toàn biến mất
đó mới chính là vô thường. -
66:08 - 66:13Sự chấm dứt hoàn toàn của một hiện tượng
là tuệ giác sâu sắc nhất -
66:13 - 66:17về vô thường mà bạn có thể có được.
Nó cũng là tuệ giác về khổ -
66:17 - 66:20bởi vì khi nỗi khổ
hoàn toàn biến mất bạn sẽ nghĩ -
66:20 - 66:24Ồ! bây giờ tôi mới hiểu những
cảm giác đau đó thực sự đau đớn ra sao. -
66:24 - 66:27Tưởng có thể đối đầu với chúng
nhưng khi chúng biến mất -
66:27 - 66:31và chỉ còn lại hỷ lạc
thì bạn mới thực sự hiểu hoàn toàn -
66:31 - 66:34khổ hay nỗi đau đớn
của kinh nghiệm đó. -
66:34 - 66:38Và bạn hiểu được vô ngã
bởi vì nó biến mất, -
66:38 - 66:42bạn không còn có thể tiếp cận với nó nữa
và việc mất khả năng tiếp cận đó -
66:42 - 66:45có nghĩa là nó vô ngã.
Nó không dính dáng gì tới bạn -
66:45 - 66:48bởi vì bạn vẫn còn đó,
còn nó đã biến mất và bạn vẫn ổn. -
66:48 - 66:55Vì thế thực sự không những
bạn không cần phải quan sát cái đau, -
66:55 - 67:01nó còn không phải là cách tốt nhất để hiểu
và có được tuệ giác về cái đau. -
67:01 - 67:04Một cách hiệu quả hơn nhiều
để có tuệ giác về cái đau -
67:04 - 67:08là hồi tưởng lại nó
qua việc tận hưởng niềm vui -
67:08 - 67:11và hỷ lạc
và hạnh phúc của thiền. -
67:13 - 67:17Đó không phải là tin vui hay sao?
Bạn hãy nên mừng nhảy dựng lên. -
67:17 - 67:23Ồ! Đây là điều tuyệt vời nhất
tôi học được suốt ngày hôm nay. -
67:23 - 67:26Bởi vì...Tôi không biết,
vài bạn có thể chưa bao giờ biết -
67:26 - 67:30đấy là những lời hướng dẫn
rất phổ biến trong cộng đồng Phật giáo -
67:30 - 67:35nhưng một số bạn sẽ nhận biết được
và sẽ nghĩ, ồ hay quá! -
67:35 - 67:39Bởi vì theo tôi đây là một
điểm rất quan trọng -
67:39 - 67:42và nó làm cho đời sống tâm linh
càng có thêm nhiều ý nghĩa. -
67:42 - 67:45Nó mang lại nhiều niềm vui hơn,
nhiều hạnh phúc hơn. -
67:45 - 67:48Nó trở thành nơi nương tựa thực sự
mà chúng ta có thể tìm đến -
67:48 - 67:52chúng ta không cần phải trải qua
tất cả những đau đớn đó -
67:52 - 67:55trên con đường tìm đến
một cái gì có ý nghĩa. -
67:55 - 67:58Tôi nghĩ có một cái gì
nằm sâu trong tâm lý con người -
67:58 - 68:01chúng ta nghĩ rằng đau là lợi ích,
chúng ta nghĩ khi chúng ta -
68:01 - 68:05hành hạ thể xác, cái thể xác đầy tội lỗi,
khi thể xác đau đớn -
68:05 - 68:08thì tinh thần sẽ được giải phóng.
Đúng, OK, phải hành hạ thể xác, -
68:08 - 68:11càng đau, càng có lợi lạc.
-
68:11 - 68:15Thực ra không phải như vậy
Đức Phật đã dạy. -
68:15 - 68:19Tuy nhiên có điều gì đó về tâm lý,
nếu nhìn vào những kinh nghiệm tôn giáo -
68:19 - 68:24trên khắp thế giới, ý tưởng
về sự hành xác, tạo sự đau đớn -
68:24 - 68:27trong thân là điều rất phổ biến.
Dường như nó có thể giải phóng được -
68:27 - 68:30tâm linh hay linh hồn
hay tâm thức hay gì gì đó, -
68:30 - 68:33tùy loại tôn giáo nào
bạn theo. -
68:33 - 68:35Bạn thấy điều đó trong Thiên chúa giáo,
bạn thấy điều đó trong Hồi giáo, -
68:35 - 68:38bạn thấy điều đó trong Ấn giáo.
Và lạ chưa, -
68:38 - 68:42bạn cũng thấy điều đó trong Phật giáo.
Và đây là vấn đề, -
68:42 - 68:47nhất là Đức Phật rõ ràng đã
nhắc chúng ta đừng làm điều này. -
68:47 - 68:54Vậy, đây là những ý tưởng rất thiết thực
về giáo lý đạo Phật, -
68:54 - 68:57cụ thể là về hành thiền.
-
68:57 - 69:03Một trong những điều tôi mới nói
là khi bạn đọc kinh -
69:03 - 69:06quán niệm hơi thở
mà thực sự cũng là về -
69:06 - 69:09thực hành Satipatthana,
làm sao để thực hiện tròn đủ Satipatthana, -
69:09 - 69:12bạn có thể hiểu được
một số điều như -
69:12 - 69:15quán về cảm xúc
mà nếu không bạn sẽ không hiểu được. -
69:15 - 69:20Vì vậy, toàn bộ ý tưởng về quán niệm
hơi thở rất thú vị. -
69:20 - 69:27Và theo như trong kinh, chánh niệm về
hơi thở là tất cả những gì bạn phải làm. -
69:27 - 69:32Chánh niệm về hơi thở đáp ứng
trọn vẹn cả bốn Satipatthana. -
69:32 - 69:35Có bốn Satipatthana,
bốn ứng dụng (applications) của chánh niệm -
69:35 - 69:40thân, thọ, tâm và pháp,
bạn biết đó, những điều như vậy, -
69:40 - 69:43dhamma là cuối cùng.
-
69:43 - 69:48Tất cả bốn được hoàn thành trọn vẹn
chỉ bằng cách theo dõi hơi thở. -
69:48 - 69:51Một lần nữa, điều này cũng khá cấp tiến
-
69:51 - 69:55bởi vì nếu bạn
đọc kinh Satipatthana, -
69:55 - 69:58kinh bắt đầu
và trong đó chỉ nói rằng -
69:58 - 70:02khi theo dõi hơi thở
là liên quan đến quán thân -
70:02 - 70:04và sau đó kinh không nói
đến hơi thở nữa. -
70:04 - 70:07Vì thế nhiều người nghĩ rằng
“được thôi, tôi theo sát hơi thở -
70:07 - 70:10thực hành quán thân
và rồi khi quán cảm thọ, -
70:10 - 70:12không liên quan gì đến hơi thở nữa”.
Thực ra, vậy là sai! -
70:12 - 70:16Bởi vì khi đến phần
quán thọ trong Satipatthana -
70:16 - 70:19kinh không nói
bạn phải làm như thế nào. -
70:19 - 70:21Nó không cho bạn bối cảnh cụ thể,
-
70:21 - 70:23nó không nói về đối tượng thiền.
-
70:23 - 70:27Tất cả những gì kinh nói là
bạn phải quán về cảm thọ. -
70:27 - 70:31Nơi duy nhất bạn có thể
thực sự tìm ra bối cảnh đó -
70:31 - 70:35là trong kinh quán niệm hơi thở
- Anapanasati. -
70:35 - 70:37Bối cảnh là “theo dõi hơi thở”.
-
70:37 - 70:40Và khi theo dõi hơi thở
cảm xúc sẽ nảy sinh -
70:40 - 70:43và bởi vì cảm xúc nảy sinh
trong khi theo dõi hơi thở -
70:43 - 70:46đó chính là bạn đang
quán cảm thọ. -
70:46 - 70:49Quán hơi thở là tình huống cụ thể.
-
70:49 - 70:53Như vậy, Đức Phật thực sự đưa ra
những chỉ dẫn cực kỳ hữu ích. -
70:53 - 70:56Những gì chúng ta nên làm
là thiền niệm hơi thở, -
70:56 - 71:00không chỉ chú tâm vào thân
không có bối cảnh, -
71:00 - 71:04mà trong một bối cảnh rộng hơn
hay cụ thể hơn -
71:04 - 71:09như để giữ bạn trong chánh niệm
qua hơi thở. -
71:09 - 71:11Đó là cách chúng ta thực hành.
-
71:11 - 71:15Vì vậy, chánh niệm về hơi thở
thực sự là toàn bộ lãnh vực -
71:15 - 71:18thiền Satipatthana,
là tất cả những gì bạn phải làm. -
71:18 - 71:22Bạn có thể thực hành theo cách khác?
Có bổ sung nào thêm không? -
71:22 - 71:24Vâng, có một số bổ sung cho điều đó.
-
71:24 - 71:29Nhưng đây là thực tập Đức Phật khuyên dùng
để thực hiện điều này. -
71:29 - 71:33Vì vậy tôi nói đây là điều ta nên làm.
-
71:33 - 71:39Và rồi dĩ nhiên, khi bạn niệm hơi thở,
-
71:39 - 71:41mục đích của niệm hơi thở là gì?
-
71:41 - 71:48Theo như trong kinh, niệm hơi thở
thường là để dẫn đến samadhi -
71:48 - 71:52Phải, samadhi là
trạng thái định tĩnh của tâm, -
71:52 - 71:55niềm hạnh phúc và sự bình yên
sâu sắc mà chúng ta có thể đạt đến -
71:55 - 72:02bằng cách hành thiền đúng cách.
Và như vậy …. -
72:02 - 72:05niệm hơi thở
dẫn đến samadhi -
72:05 - 72:10như thế phải có nghĩa là
Satipatthana dẫn đến samadhi. -
72:10 - 72:13Nhưng đa số mọi người nói
Satipatthana dẫn đến tuệ giác. -
72:13 - 72:17Nhưng thật ra đúng là
Satipatthana dẫn đến samadhi. -
72:17 - 72:19Đây là một trong những điều
tôi đã chỉ ra -
72:19 - 72:23trong lớp học về Satipatthana
là trong kinh sách -
72:23 - 72:30Satipatthana luôn luôn dẫn đến samadhi,
luôn luôn dẫn đến tâm định tĩnh. -
72:30 - 72:35Đó là mục đích của Satipatthana.
Đó là mục đích chính của Satipatthana. -
72:35 - 72:38Vậy nó vận hành như thế nào?
Khi tôi nói chánh niệm về hơi thở, -
72:38 - 72:42có phải là chúng ta chỉ tập an tịnh,
an tịnh, an tịnh, không có tuệ? -
72:42 - 72:46Thật ra không, không hề có nghĩa vậy.
Bạn nhớ không trước kia tôi có nói -
72:46 - 72:51samatha - vipassana,
an tịnh và minh sát luôn đi cùng nhau. -
72:51 - 72:56Vì vậy, bạn dùng chánh kiến của mình,
dùng sự phản ánh sáng suốt về thực tại, -
72:56 - 72:59suy ngẫm về việc hành thiền của mình.
-
72:59 - 73:03Đó là tại sao tôi thích làm vào cuối
mỗi buổi thiền - nghiệm lại -
73:03 - 73:06điều gì đã xảy ra trong lúc thiền,
nó hoạt động như thế nào? -
73:06 - 73:11Đây là một khía cạnh của sự tìm hiểu
về cách vận hành của tâm thức và thiền. -
73:11 - 73:15Vì vậy, bạn vẫn thực hành cả
vipassana và samatha -
73:15 - 73:17bởi vì chúng là kết quả của thiền.
-
73:17 - 73:22Nhưng mục đích của cả hai
vipassana và samatha là samadhi -
73:22 - 73:26Ngay cả vipassana cũng có mục đích
là samadhi, -
73:26 - 73:29không phải tuệ giác về bản chất
của thực tại, tại sao? -
73:29 - 73:32Bởi vì tuệ giác về bản chất
của thực tại thật ra -
73:32 - 73:34không thể nếu không có samadhi.
-
73:34 - 73:38samadhi là nhân để thấy sự vật
hợp theo lẽ thực tại. -
73:38 - 73:41Vậy khi chúng ta chánh niệm về hơi thở
-
73:41 - 73:45chúng ta hoàn thành trọn vẹn
thiền tập về Satipatthana. -
73:45 - 73:49đạt đến samadhi chính là mục đích
của tất cả những thực hành này, -
73:49 - 73:53toàn bộ Satipatthana là hướng đến
-
73:53 - 73:56việc đạt được samadhi và
sự định tĩnh của tâm. -
73:56 - 73:59Và rồi điều gì xảy ra?
-
73:59 - 74:04À, đây là khi cuối cùng Satipatthana
bắt đầu trở nên khác một chút. -
74:04 - 74:07Một khi đạt được samadhi,
-
74:07 - 74:10và nếu bạn nào ở đây đã
đạt được samadhi, thật tuyệt quá, -
74:10 - 74:13bởi vì có nghĩa bạn đã đi được
một đoạn xa trên Phật đạo. -
74:13 - 74:20Nhưng nếu bạn đạt được samadhi
thì đó là nơi tuệ giác có thể xảy ra, -
74:20 - 74:24và đó là nơi bạn có thể nói
phiên bản mở rộng của Satipatthana -
74:24 - 74:29phần nhắm vào tuệ giác sâu sắc -
chính là ở đây. -
74:29 - 74:32Bởi vì dựa trên sự định tĩnh thâm sâu
của tâm, -
74:32 - 74:35tuệ giác về bản chất của thực tại
mới trở nên khả dĩ. -
74:35 - 74:39Và đó chính là nơi Satipatthana dẫn bạn
đi suốt đến thức tỉnh, -
74:39 - 74:42đi suốt đến giác ngộ.
-
74:42 - 74:48Không phải trước mà là sau samadhi.
Đây là nơi tuệ giác sâu sắc xảy ra. -
74:51 - 74:55Rồi, để tóm tắt lại cho các bạn,
-
74:55 - 74:59rất ngắn gọn, những điều mà
tôi đã giảng tối hôm nay. -
74:59 - 75:04Hãy nhớ, không phải chánh niệm
dẫn tới chánh niệm. -
75:04 - 75:08Mà là sự tử tế và chánh kiến
dẫn đến chánh niệm. -
75:08 - 75:13Thiền không thực sự để
thực tập trong đời sống hàng ngày. -
75:13 - 75:17Mục đích của chánh niệm trong
đời sống hàng ngày là để bảo đảm -
75:17 - 75:19hành vi của bạn trong sạch,
đó là mục đích -
75:19 - 75:22không phải chánh niệm,
chỉ để chánh niệm. -
75:22 - 75:26Kiểm soát tâm mình,
Kiểm soát hành động của mình, -
75:26 - 75:31Hãy nhớ rằng thiền không chỉ
đơn thuần là quan sát. -
75:31 - 75:34Thiền còn là ngẫm lại mọi thứ,
-
75:34 - 75:39để hiểu chúng từ góc nhìn
của một quan điểm cao hơn. -
75:39 - 75:44Từ góc nhìn của những hiện tượng
chấm dứt, tận diệt, hoàn toàn mất kiểm soát, -
75:44 - 75:48đó là nơi xảy ra tuệ giác thật sự và
hiểu biết sâu sắc về bản chất của sự vật. -
75:48 - 75:53Có nghĩa là bạn không cần phải
chịu đau trong khi hành thiền -
75:53 - 75:58để hiểu đau là khổ,
bạn có thể làm điều này từ góc độ cao hơn. -
75:58 - 76:01Và rồi cuối cùng,
mọi lối thiền đều có thể thực hành -
76:01 - 76:05bằng cách niệm hơi thở.
Niệm hơi thở -
76:05 - 76:09sẽ dẫn đến samadhi
và rồi khi samadhi -
76:09 - 76:13đã đủ sâu bạn sẽ
quán về bản chất của thực tại. -
76:13 - 76:18Đó là nơi sự giác ngộ có thể xảy ra.
-
76:20 - 76:25Rồi, chỉ có thế thôi.
Đó là bài giảng tối nay. -
76:26 - 76:30Lành thay! Lành thay! Lành thay!
-
76:32 - 76:41Rồi, có câu hỏi hay
phê bình gì về bài giảng tối nay? -
76:41 - 76:45Chúng ta vẫn được phép dùng micro
hay bây giờ là phạm luật -
76:45 - 76:48theo quy tắc và hoạch định
của chính phủ Tây Úc (Covid-19) -
76:48 - 76:51Không được dùng micro ở đây?
-
76:59 - 77:02OK, ở đây có ai
muốn nói gì không? -
77:02 - 77:04Mọi người ở đây hoàn toàn…
-
77:04 - 77:09Ồ, cám ơn ông Bill nhiều,
Đây là ông Bill Prince. -
77:09 - 77:14Vậy thì tôi sẽ lấy vài câu hỏi
từ các xứ ngoài. -
77:15 - 77:18Có vài câu từ những địa điểm giấu kín,
Không biết là ở đâu -
77:18 - 77:22nhưng có lẽ không phải ở đây,
Có thể là ở đây, -
77:22 - 77:24địa điểm giấu kín,
Tôi không biết. -
77:24 - 77:29Dù sao, đây là câu đầu tiên.
Đây là từ Ba Lan. Xin chào Ba Lan. -
77:29 - 77:35Hỏi - Xin thầy vui lòng cho biết thầy
nhận định thế nào về tình hình ở Ukraine? -
77:35 - 77:41Con cố gắng không có tư tưởng tiêu cực
với kẻ xâm lăng nhưng khó quá. -
77:41 - 77:45Ajahn: “ Vâng, tôi cố gắng đề cập
ngắn gọn về điều này trong bài giảng -
77:45 - 77:48bởi vì rõ ràng nó là
đề tài thời sự bây giờ -
77:48 - 77:51nhưng câu trả lời rất đơn giản,
câu trả lời là -
77:51 - 77:54đây là bản chất của kiếp nhân sinh.
-
77:55 - 77:58Vấn đề là
chúng ta đang ảo tưởng về nó. -
77:58 - 78:02Chúng ta nghĩ mình có thể
sống không có chiến tranh. -
78:02 - 78:06Mình có thể sống không có
kẻ gây hấn, không có sự xâm lược. -
78:06 - 78:09Nhưng thật ra thế giới
loài người không vận hành như thế. -
78:09 - 78:12Thế giới con người luôn luôn
sẽ có những chuyện này. -
78:12 - 78:16Tại sao vậy? Một trong những lý do
là vì chúng ta sống trong thế gian, -
78:16 - 78:20thế giới của giác quan vốn có giới hạn,
-
78:20 - 78:23chúng ta luôn theo đuổi
những điều giống nhau -
78:23 - 78:25theo đuổi những mối quan hệ giống nhau,
-
78:25 - 78:29theo đuổi “cùng một cái bánh” trên đời.
-
78:29 - 78:32Miếng bánh kinh tế chỉ có bấy nhiêu
nếu người giàu có nhiều hơn -
78:32 - 78:35thì người nghèo có thể sẽ có ít đi
và đại loại như thế. -
78:35 - 78:38Vậy tất cả chúng ta theo đuổi cùng thứ
-
78:38 - 78:41vì thế giới ngoài kia
chỉ có giới hạn. -
78:41 - 78:44Và vì ai cũng muốn nhiều hơn
của thế giới bên ngoài. -
78:44 - 78:46Chắc chắn sẽ có
xung đột trong thế giới đó. -
78:46 - 78:51Vậy nên thế giới của giác quan
vốn dĩ có vấn đề, vốn dĩ hung bạo -
78:51 - 78:55vốn dĩ luôn có
xung đột trong thế giới đó. -
78:55 - 79:01Đây là một cái nhìn rất sâu sắc.
Vì khi bạn bắt đầu nhận ra điều này -
79:01 - 79:04nó sẽ làm cho cả thế giới bên ngoài
kém thú vị. -
79:04 - 79:10Khi Ukraine bị Nga xâm chiếm
bạn nghĩ, ồ, tôi đã biết thế rồi. -
79:10 - 79:12Dĩ nhiên, nó xảy ra.
-
79:12 - 79:15Không phải vì người Nga
đặc biệt xấu xa hay gì đó, -
79:15 - 79:18chỉ vì điều này là
bản chất của đời sống. -
79:19 - 79:22Ngày nào đó sẽ là ai khác
và chúng ta nghĩ -
79:22 - 79:25có thể chúng ta ở Perth,
Perth ở xa xôi, thực sự an toàn. -
79:25 - 79:27Nó thực an toàn cho đến khi
không còn an toàn nữa. -
79:27 - 79:31Chắc chắn có ngày nó sẽ không an toàn nữa
vì tôi không biết chuyện gì có thể xảy ra -
79:31 - 79:34nhưng sẽ có chuyện xảy ra,
chắc chắn rồi. -
79:34 - 79:37Ngay cả ở nơi đây,
một góc xa xôi trên thế giới -
79:37 - 79:40tuy rất tuyệt vời,
khi sống ở nơi xa xôi -
79:40 - 79:44nhưng rồi rắc rối vẫn sẽ đến đây.
Không thể tránh rắc rối, -
79:44 - 79:48nó hoàn toàn gắn kết
vào trong cõi người. -
79:48 - 79:50Vậy đừng nghĩ về nó,
-
79:50 - 79:53lý do nó làm bạn khó chịu
vì đôi khi bạn cho rằng -
79:53 - 79:57những người Nga này là kẻ gây hấn
và rồi bạn cá nhân hóa vấn đề. -
79:57 - 80:01Ngay lúc cá nhân hóa vấn đề
là lúc bạn khó chịu với nó. -
80:01 - 80:05Thật ra không phải là chuyện cá nhân,
nó là một hiện tượng xảy ra trên thế gian -
80:05 - 80:09như nó phải xảy ra. Khi thế gian
được cấu trúc theo cách này, -
80:09 - 80:13với tham lam, với sân hận, với si mê,
thế gian là vậy. -
80:13 - 80:16Thực ra việc này không có nghĩa
là ta nên tức giận. -
80:16 - 80:19Mà có nghĩa là
ta nên từ bỏ nó -
80:19 - 80:21bởi vì nó vốn đầy vấn đề.
-
80:21 - 80:26Ta nên hướng về con đường tâm linh,
đó là nơi nương tựa duy nhất mình có. -
80:26 - 80:28Sẽ không bao giờ tìm được giải pháp
ở thế giới bên ngoài, -
80:28 - 80:32mà giải pháp được tìm thấy từ bên trong.
Đây là cái đẹp của con đường tâm linh. -
80:32 - 80:38Hỏi - Có ai thấy thân thể trở nên nặng nề
-
80:38 - 80:44gần như đang tan chảy
khi tâm càng tĩnh lặng? -
80:44 - 80:47Con thật không thích cảm giác đó
mỗi khi con nhận ra nó, -
80:47 - 80:51như một cú sốc nhỏ
khiến con muốn ngừng lại. -
80:51 - 81:01Ajahn - Thân thể trở nên nặng nề,…hum..
bạn biết đấy, thiền rất đa dạng -
81:02 - 81:08và thiền thực sự là những nhận thức
nảy sinh trong tâm khi bạn thiền, -
81:08 - 81:12rất khác nhau giữa người này với người khác.
Đủ loại nhận thức có thể nảy sinh -
81:12 - 81:16trong tâm yên tĩnh và
thông thường nó do tâm tạo ra -
81:16 - 81:20và cái nặng nề có thể là một
trong những sáng tạo của tâm -
81:20 - 81:22xảy ra bên trong bạn.
-
81:22 - 81:26Nhưng tốt nhất, nếu thiền của bạn
bắt đầu tiến, -
81:26 - 81:29nếu bạn dự một khóa thiền
hay gì đó -
81:29 - 81:34thật ra bạn sẽ thấy
thường thường thân sẽ nhẹ hơn. -
81:34 - 81:36Nếu thiền của bạn thật sự tốt,
-
81:36 - 81:40thân bạn trở nên rất nhẹ
trước khi nó gần như biến mất hoàn toàn. -
81:40 - 81:45Vậy cảm giác nặng nề có thể chỉ
là lúc đầu, -
81:45 - 81:50trải nghiệm sơ khởi, có thể
tâm trở nên hơi hôn trầm, -
81:50 - 81:55hay hơi trạo cử hay là
bạn phải trải qua một điều gì đó -
81:55 - 81:58trước khi bạn đến trạng thái tươi sáng
hơn sau đó. -
81:58 - 82:00Có thể chỉ là trạng thái
bạn phải trải qua -
82:00 - 82:05cái cảm giác nặng nề đó. Nhưng
nếu bạn cứ tiếp tục, nó tiến triển tốt -
82:05 - 82:07tôi tin là bạn
sẽ thấy sáng sủa -
82:07 - 82:10và nhẹ nhàng hơn sau đó.
-
82:12 - 82:13Hỏi - Từ Nam Dương
-
82:13 - 82:17Thưa thầy, làm sao có thể ở
trong hiện tại cho dù mình thấy -
82:17 - 82:21không thể chịu nổi, tâm trí hỗn loạn.
-
82:21 - 82:26Có người dễ dàng an vui trong hiện tại
và thiền có người thì không. -
82:26 - 82:27Có phải vì nghiệp không?”
-
82:27 - 82:32Ajahn - “Um, có phải vì nghiệp không?
bạn biết không, đừng hỏi lý do tại sao -
82:32 - 82:35mọi người thường muốn biết
vì sao chuyện này lại xảy ra cho tôi? -
82:35 - 82:39Ôi, tôi mất việc, tại sao tôi mất việc?
Có phải vì nghiệp không? -
82:39 - 82:42Không biết có phải do nghiệp không
ai mà biết chứ? nó không ích lợi, -
82:42 - 82:45nó không quan trọng
nếu đó là do nghiệp, -
82:45 - 82:48bởi vì người khác xấu xa,
bởi vì chúng ta làm lỗi hay bất cứ gì -
82:48 - 82:50hầu như hoàn toàn không lợi ích gì.
-
82:50 - 82:55Vấn đề cuộc sống là như vậy
hãy quên điều đó đi. -
82:55 - 82:59Chúng ta nghĩ rằng nếu có thể đổ lỗi
cho nghiệp thì có thể có giải pháp. -
82:59 - 83:02Thật ra nó chẳng giải quyết được việc gì
nếu bạn đổ lỗi cho nghiệp. -
83:02 - 83:08Vậy, hãy cố tận hưởng thiền,
chọn loại thiền nào thú vị. -
83:08 - 83:13Rút ngắn thời gian thiền
nếu bạn thấy thiền khó khăn. -
83:13 - 83:17Đừng hành thiền quá lâu, hãy dùng
một số hướng dẫn để giúp bạn tiếp tục. -
83:17 - 83:21Giọng (hướng dẫn) của Ajahn Brahm
nếu bạn thích giọng Ajahn Brahm -
83:21 - 83:25giọng Ajahn Brahm đôi khi
rất có uy lực -
83:25 - 83:28nếu bạn biết cách lắng nghe
hay giọng của người nào bạn thích -
83:28 - 83:32để đưa bạn vào tâm trạng
thích hợp cho việc hành thiền. -
83:32 - 83:34Nó có thể rất, rất hữu ích
-
83:34 - 83:37bởi vì có những người có cảm xúc tâm linh
về điều này. -
83:37 - 83:39Ajahn Brahm là một trong những người này.
-
83:39 - 83:41Với một tâm trạng phù hợp, Ajahn Brahm
-
83:41 - 83:44có thể gây được, ồ!
cảm xúc mạnh mẽ nhất. -
83:44 - 83:47Ít nhất trong tâm tôi khi ngài
giảng dạy ở tu viện -
83:47 - 83:50trong mùa an cư,
chánh điện im phăng phắc, -
83:50 - 83:53Ajahn Brahm gần như
hoàn toàn bất động, -
83:53 - 83:57và bạn trở nên bình an
chỉ bằng cách lắng nghe những gì ngài nói. -
83:57 - 84:00Đó là sức mạnh
của phẩm chất tâm linh. -
84:00 - 84:04Thiền đúng thời, có thể
vào buổi sáng khi bạn tỉnh táo -
84:04 - 84:08tinh thần sảng khoái
sau một đêm dài ngủ ngon. -
84:08 - 84:11Đừng lên mạng trước khi
bạn lên giường, -
84:11 - 84:15một tiếng trước khi lên giường
không lên mạng, tắt nó đi, -
84:15 - 84:18cất điện thoại đi.
Không được sờ vào nó - khóa lại, -
84:18 - 84:22sau đó đưa chìa khóa
cho người khác, nói với họ tôi không -
84:22 - 84:24muốn thấy cái điện thoại di động này
trước sáng hôm sau. -
84:25 - 84:27Làm điều gì đó mà bạn biết
bạn không thể đụng đến nó được -
84:27 - 84:31vì nếu có thể, bạn sẽ dùng nó.
Sự cám dỗ quá cao. -
84:31 - 84:35Vì vậy, hãy sáng suốt xem
tại sao tâm trí bạn lại như vậy, -
84:35 - 84:39bạn biết đấy, tất cả mấy điều này.
Và hy vọng rồi bạn sẽ tìm được -
84:39 - 84:43loại thiền mà bạn thích.
Nhưng đừng làm điều này chỉ vì -
84:43 - 84:46bắt buộc phải hành thiền
vì bạn là Phật tử. -
84:46 - 84:49Bởi vì nếu phải làm
bạn sẽ không thích, -
84:49 - 84:52hơn nữa bạn còn phá hủy
tiềm năng của đạo lộ. -
84:52 - 84:57Vậy điều bạn cần làm là
hành trì nhiều hơn sáu chi phần -
84:57 - 85:00đầu tiên của Bát Chánh Đạo.
Bạn có thể tử tế hơn không, -
85:00 - 85:03bạn có thể từ bi hơn không,
bạn có thể thấy những phẩm chất tốt -
85:03 - 85:07của người khác nhiều hơn không,
tất cả những điều này, -
85:07 - 85:11là những gì bạn nên làm.
Và bạn càng làm những điều này -
85:11 - 85:14thì tâm càng sẵn sàng cho việc
hành thiền. -
85:14 - 85:18Trên đời này có những người
có kinh nghiệm tồi tệ về thiền -
85:18 - 85:21và lý do chính của điều đó là
do họ chưa thực sự sẵn sàng. -
85:21 - 85:25Đây là vấn đề khi tách rời thiền ra khỏi
những chi phần còn lại của đạo Phật -
85:25 - 85:27cho rằng thiền tự nó
là con đường. -
85:27 - 85:31Rồi nếu không hiệu quả thì bạn làm gì?
Bạn không thể dựa vào -
85:31 - 85:33lời dạy nào khác của Đức Phật.
-
85:33 - 85:36Vậy nếu không có kết quả
chỉ cần cố gắng tử tế hơn, -
85:36 - 85:38điều mà ai cũng làm được,
cố gắng tử tế hơn. -
85:38 - 85:41Vậy hãy trở về với
sáu chi phần đầu tiên. -
85:41 - 85:45Hãy tử tế hơn,
tử tế càng nhiều càng tốt. -
85:45 - 85:49Hãy luôn tử tế, tận dụng mọi cơ hội
để làm những hành động tử tế -
85:49 - 85:52ngay cả đôi khi
người khác nghĩ bạn ngớ ngẩn, -
85:52 - 85:53chẳng sao cả cho dù
người ta nghĩ là bạn ngớ ngẩn -
85:53 - 85:56miễn là bạn đang làm
điều đúng đắn. -
85:56 - 86:00Nếu bạn tiếp tục suy ngẫm theo cách này
bạn sẽ tìm ra cách tiến lên. -
86:00 - 86:06Hỏi - “Đôi khi những kỷ niệm trong quá khứ,
những cảnh thân mật với người tình cũ -
86:06 - 86:09hiện lên trong lúc thiền
và nó làm con xáo trộn rất nhiều -
86:09 - 86:13và con cảm thấy mình tồi tệ
làm thế nào để con thiền tốt hơn?” -
86:13 - 86:17Ajahn “À, lý do tại sao
những thứ này khởi lên -
86:17 - 86:21là bởi vì bạn đang nghĩ
về những gì bạn cho là vui hơn, -
86:21 - 86:25thú vị hơn thiền,
có lẽ bạn không thích -
86:25 - 86:31thiền cho nên…thay vào đó
bạn lại nảy sinh những ý nghĩ dục lạc. -
86:31 - 86:34Vậy làm sao tránh được điều này?
-
86:34 - 86:38Đơn giản chỉ bằng cách cố gắng
vui thích với thiền nhiều hơn, -
86:38 - 86:41rút ngắn thời gian thiền,
làm nó ngắn hơn, -
86:41 - 86:43dùng một số hướng dẫn
trong khi bạn thiền -
86:43 - 86:46nghe giọng nói của ai đó,
nếu Ajahn Brahm đang nói bên tai bạn -
86:46 - 86:51bạn sẽ không dám có
những ý nghĩ dục lạc phải không? (CƯỜI) -
86:51 - 86:55Tôi không dám nghĩ có thể Ajahn Brahm
đang lắng nghe, trời ơi! đáng sợ quá (cười) -
86:55 - 86:58vì vậy bạn sẽ hơi lo lắng về những
ý nghĩ dục lạc đó -
86:58 - 87:00nếu Ajahn Brahm ở ngay đây hoặc gì đó
-
87:00 - 87:02luôn có cách để giải quyết chuyện này.
-
87:02 - 87:06Cách khác nữa là nhớ đến sự hạn chế
của những ý nghĩ dục lạc. -
87:06 - 87:13Thế giới giác quan, toàn bộ thế giới
giác quan, nhục cảm dính kết với nhau. -
87:13 - 87:18Vì vậy, thực tế là thế giới giác quan
bên ngoài có vấn đề, -
87:18 - 87:21có chiến tranh, có Covid,
có đại dịch, có biến đổi khí hậu, -
87:21 - 87:24rồi gì nữa,
có người chết, -
87:24 - 87:27có đủ chuyện xảy ra,
những chuyện tệ hại trên đời này. -
87:27 - 87:31Những khoái lạc bình thường
mà chúng ta hưởng thụ hàng ngày, -
87:31 - 87:35dù là quan hệ tình cảm,
là thức ăn hay gì khác, -
87:35 - 87:38tất cả gắn chặt với nhau
như cùng trong một gói. -
87:38 - 87:42Vì vậy nếu bạn hiểu
cả thế gian là nguy hiểm -
87:42 - 87:45vì quả thực nó đầy
xung đột và đầy vấn đề. -
87:45 - 87:49Bạn có thể…có thể sẽ
buông bỏ những ý nghĩ dục lạc đó -
87:49 - 87:53thêm chút nữa.
Nhưng hãy nhẹ nhàng với mình, -
87:53 - 87:57hiểu rằng rất khó để
buông bỏ thế giới dục lạc, -
87:57 - 88:00đó là một trong những điều khó khăn nhất,
một trong những điều -
88:00 - 88:05thường khiến người xuất gia hoàn tục.
Bởi vì thế giới đó rất khó -
88:05 - 88:09buông bỏ. Vì vậy đừng mong đợi
mau có kết quả với điều này. -
88:09 - 88:14Cần có thời gian để khắc phục,
hãy nhẹ nhàng, tiếp tục tìm hiểu, -
88:14 - 88:18thiền cách nào có thể giúp
bạn có khả năng đừng suy nghĩ -
88:18 - 88:22về những điều này
và dần dần bạn có thể vượt qua. -
88:22 - 88:25Khắc phục sân hận và ác ý
quan trọng hơn -
88:25 - 88:27vì nó nguy hại hơn nhiều
so với dục lạc. -
88:29 - 88:34Hỏi: “ Ajahn Brahmali thầy có thể
tụng kinh cho Ukraine? Con ở Ba Lan -
88:34 - 88:37và họ là hàng xóm của con
con cố gắng thấy cái tốt ở mọi người, -
88:37 - 88:41nhưng thật khó để tìm thấy
một cái gì đó tốt ở Putin” -
88:41 - 88:44Ajahn “Nên nhớ chính Putin
cũng bị điều kiện hóa, -
88:44 - 88:47ông ta không biết mình đang làm gì.
Ông ta mù, ông ta đi trong bóng tối, -
88:47 - 88:51ông ta tạo ra vô vàn
khổ đau cho nhiều người -
88:51 - 88:53nhưng có lẽ còn nhiều
khổ đau hơn cho chính ông ta, -
88:53 - 88:56nào ai biết được điều gì
sẽ xảy ra cho Putin trong tương lai? -
88:56 - 88:59Nhất là nhìn theo quan điểm
Phật giáo về nhiều kiếp luân hồi. -
88:59 - 89:04Ồ, bạn biết đấy, người xấu
gặt quả rất xấu - đó là sự thật -
89:04 - 89:07và Putin mù lòa
ông ta đi trong bóng tối, -
89:07 - 89:11không biết mình đang làm gì,
dẫu sao ông ta cũng đáng được thương xót -
89:11 - 89:14cho dù ông ấy có thể đã làm
những điều sai quấy. -
89:14 - 89:16Cho nên tốt nhất là
không phán xét ai, -
89:16 - 89:19điều tốt nhất nên làm là
có lòng từ bi cho tất cả, -
89:19 - 89:21như vậy là bạn đang làm đúng.
-
89:21 - 89:25Vâng, chắc chắn tu viện
chúng tôi sẽ tụng kinh cho Ukraine. -
89:25 - 89:29Tôi có thể hình dung điều này xảy ra
chúng tôi sẽ mời cả Ajahn Brahm -
89:29 - 89:33bởi vì Ajahn Brahm sẽ đem lại
thêm sức mạnh cho Ukraine . -
89:33 - 89:36Rồi, chỉ có vậy thôi.
-
89:36 - 89:40Chắc đây là câu hỏi cuối tối nay?
Ôi không, bạn cho hết các câu hỏi -
89:40 - 89:44vào đây ư. Vậy thì các bạn
cứ thoải mái ra về bất cứ lúc nào -
89:44 - 89:48bởi vì còn một số câu hỏi nữa,
chính xác là 3 câu. -
89:48 - 89:53Hỏi “Thưa thầy, con đang cảm thấy tâm mình
cực kỳ điên rồ -
89:53 - 90:00con thấy như mình cần được giải thoát
ngay tức khắc, xin cho con lời khuyên?” -
90:00 - 90:04Ajahn - “ Tôi không hiểu rõ
bạn muốn nói gì -
90:04 - 90:06khi bạn cảm thấy tâm
điên rồ -
90:06 - 90:10liệu bạn muốn nói tâm
mất kiểm soát khi bạn thiền? -
90:10 - 90:13Tôi đã đề cập sơ qua về điều đó
trước đây. -
90:13 - 90:16Nếu bạn cảm thấy tâm mất kiểm soát
trong khi thiền, -
90:16 - 90:20vậy thì có thể….,
hãy cẩn thận đừng đi quá xa. -
90:20 - 90:25Bởi vì với tâm mất kiểm soát như thế,
đôi khi người ta có thể phát điên -
90:25 - 90:27trong khi thiền nếu họ để nó đi quá xa.
-
90:27 - 90:30Vì vậy, hãy nhẹ nhàng với chính mình,
bảo đảm thiền đúng cách. -
90:30 - 90:34Nếu nó làm cho bạn bình yên hơn,
nhẹ nhàng hơn, bình tĩnh hơn, -
90:34 - 90:38là người tử tế hơn, thì bạn biết
thiền đang đi đúng hướng. -
90:38 - 90:40Cho nên, nếu đúng vậy
thì hãy cẩn thận. -
90:40 - 90:43Nếu bạn muốn nói bạn hiểu
sự điên rồ của tâm -
90:43 - 90:47theo nghĩa tổng quát như
tâm là thứ không thể kiểm soát. -
90:47 - 90:51Thế thì tốt, bởi vì điều đó
dĩ nhiên là rất đúng, -
90:51 - 90:54Tâm thường điên rồ theo nghĩa
-
90:54 - 90:57nó có những ý tưởng kỳ lạ,
nó làm những điều kỳ lạ -
90:57 - 90:59và đó là một cái nhìn có tuệ giác
về tâm -
90:59 - 91:02để thấy là bạn không thể
làm chủ nó được. -
91:02 - 91:05Có biết bao nhân duyên
tác động lên tâm -
91:05 - 91:09và tâm vận hành theo
những nhân duyên đó. -
91:09 - 91:16Vì vậy đó cũng là tuệ giác
về sự đau khổ vốn có trên thế gian. -
91:16 - 91:18Tâm là….chúng ta không làm chủ
được tâm mình. -
91:18 - 91:25Tâm chúng ta bị trói buộc bởi
thói quen xấu từ quá khứ, bởi -
91:25 - 91:29duyên từ quá khứ, bởi những lập trình
xếp đặt trong tâm từ quá khứ. -
91:29 - 91:33Chúng ta bị mắc kẹt bởi chúng
và đó có thể là những gì bạn thấy. -
91:33 - 91:36Vì vậy tùy những gì
bạn muốn nói ở đây. -
91:36 - 91:40Một là phải cẩn thận nếu bạn
cảm thấy như điên trong khi thiền, -
91:40 - 91:44hãy lùi lại một chút
vì nó có thể có vấn đề -
91:44 - 91:47nhưng nếu đó là tuệ giác về bản chất
của thực tại nói chung -
91:47 - 91:53thì đó có lẽ là một điều tốt.
Vậy hãy sử dụng chúng như một lợi thế -
91:53 - 91:57để giúp bạn thăng tiến trên đạo lộ
với những gì đang xảy ra. -
91:57 - 92:03Hỏi - “ Con phải làm gì khi người thân
nói những điều khủng khiếp và con đã -
92:03 - 92:08chịu đựng rồi sau đó nổ bùng
thì họ cho là con quá kích động.” -
92:08 - 92:14Ajahn - Vậy là quá bất công phải không?
Bạn cố gắng hết sức -
92:14 - 92:16kiềm chế mà
họ lại cho là quá kích động. -
92:16 - 92:20Đúng, thật là bất công.
Đời là bất công, đừng buồn -
92:20 - 92:24vì đời là bất công
vì đáng tiếc thay, đời là như vậy. -
92:24 - 92:31Vậy thì thay vì kìm nén
bạn nói “em yêu nghe này! -
92:31 - 92:35làm ơn đừng nói những điều tệ hại
hãy nói những lời tử tế với tôi” -
92:35 - 92:40nói tôi yêu em,
có người bạn đời như em thật tuyệt. -
92:40 - 92:44Xin tặng em mấy đóa hoa hồng
vì tôi thương em nhiều lắm. -
92:44 - 92:48Hãy hôn lên má tôi.
Xin hãy làm thế thì chúng ta có thể -
92:48 - 92:50có một mối quan hệ thực tốt với nhau.
-
92:50 - 92:54Vậy khi nào bạn cảm thấy vui vẻ,
hãy kéo họ ra và ôm lấy họ -
92:54 - 92:58và nói đây là...có thể...
hãy đối xử với nhau như thế này -
92:58 - 93:00thì chúng ta mới có thể
hạnh phúc bên nhau. -
93:00 - 93:03Vậy hãy cởi mở, cố gắng
trao đổi về các vấn đề. -
93:03 - 93:07Vấn đề thường có thể giải quyết
nếu chúng ta thảo luận và trao đổi. -
93:07 - 93:10Đừng đè nén quá nhiều
vì đúng như bạn nói -
93:10 - 93:13cuối cùng bạn sẽ nổ tung ra.
Nó làm mọi việc thêm tồi tệ -
93:13 - 93:16và bạn bị kích động thêm.
Điều đó thực không hay. -
93:16 - 93:22Đó là những gì tôi khuyên bạn
thử xem nó có giúp -
93:22 - 93:29cho mọi việc tốt đẹp hơn không.
Và câu hỏi cuối cùng tối nay -
93:29 - 93:33“ Con có một câu hỏi liên quan đến
quán nội tạng. -
93:33 - 93:37Có ví dụ nào về những thiền giả
thực sự có thể nhận biết chúng -
93:37 - 93:41một cách trực tiếp không?
Họ nói những nữ thiền giả Lão giáo -
93:41 - 93:45thời xưa nhận biết được bào thai
khi nó chỉ mới vài tuần -
93:45 - 93:50và có được kiến thức y học.”
Ajahn “ Được rồi, okay. -
93:50 - 93:56Điều đó thật thú vị…um..
Tôi muốn nói tâm là điều rất thú vị, -
93:56 - 94:01bạn biết đó, sự nhận thức về
nội tạng. Rõ ràng có -
94:01 - 94:04nhiều cách bạn có thể làm
điều đó với tâm trí. -
94:04 - 94:09Nó có thể như một hình ảnh
nhưng hình ảnh này có thể -
94:09 - 94:12mạnh mẽ đến nỗi ta cảm thấy
mọi vật như thật. -
94:12 - 94:15Cũng có thể nếu tâm bạn
cực kỳ mạnh mẽ -
94:15 - 94:19để có thể thực sự thấy nội tạng,
vâng, có thể lắm. -
94:19 - 94:21Vì vậy những điều này rất có thể
-
94:21 - 94:23nhưng đây không phải là điều
nói đến trong kinh Satipatthana -
94:23 - 94:29bởi vì Satipatthana là thiền
dẫn đến samadhi, -
94:29 - 94:31bạn thậm chí còn chưa đạt được samadhi.
-
94:31 - 94:34Và samadhi thì cần thiết để có thể
thấy những nội tạng này -
94:34 - 94:37theo cách bạn diễn tả ở đây
-
94:37 - 94:40cho nên đây không phải là ý nghĩa
trong bối cảnh của Satipatthana. -
94:40 - 94:42Ở đó chúng ta nói về tưởng tượng
-
94:42 - 94:45và hồi ức về những điều
bạn đã học trước đây. -
94:45 - 94:48Nhưng đúng, tôi nghĩ thật đáng kinh ngạc
về những gì tâm có thể làm -
94:48 - 94:51nếu nó thực sự được rèn luyện đủ
-
94:51 - 94:55nhưng chuyện gì cũng tùy thời và tùy lúc.
-
94:56 - 94:59Okay, hôm nay chỉ có thế thôi.
-
94:59 - 95:20Vậy chúng ta hãy đảnh lễ
Phật, Pháp, Tăng.
- Title:
- Phương Pháp Tiếp Cận Thiền của Đức Phật
- Description:
-
Ajahn Brahmali làm sáng tỏ một số quan niệm sai lầm về thiền định.
Ajahn giải thích lý do tại sao chánh niệm không phát triển nếu chúng ta chỉ thực hành chánh niệm mà thôi, thật ra nó đòi hỏi sự thực hành nghiêm túc con đường duy nhất: Bát Chánh Đạo mà Đức Phật đã chỉ ra, đặc biệt là lòng tốt và chánh kiến.Chú thích:
- Để đại chúng dễ nắm bắt ý chính của bài giảng, chúng tôi đã dịch mindfulness (sati) là chánh niệm theo cách dịch phổ thông khi nói về Satipatthana - Tứ Niệm Xứ/Lập Niệm
- Video Language:
- English
- Team:
- Buddhist Society of Western Australia
- Project:
- Friday Night Dhamma Talks
- Duration:
- 01:36:50
Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for Buddha's Approach to Meditation | Ajahn Brahmali | 25th February 2022 | ||
Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for Buddha's Approach to Meditation | Ajahn Brahmali | 25th February 2022 | ||
Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for Buddha's Approach to Meditation | Ajahn Brahmali | 25th February 2022 | ||
Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for Buddha's Approach to Meditation | Ajahn Brahmali | 25th February 2022 | ||
Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for Buddha's Approach to Meditation | Ajahn Brahmali | 25th February 2022 | ||
Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for Buddha's Approach to Meditation | Ajahn Brahmali | 25th February 2022 | ||
Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for Buddha's Approach to Meditation | Ajahn Brahmali | 25th February 2022 | ||
Van Nguyen edited Vietnamese subtitles for Buddha's Approach to Meditation | Ajahn Brahmali | 25th February 2022 |