< Return to Video

Tod Machover và Dan Ellsey biểu diễn nhạc hiện đại

  • 0:00 - 0:02
    Ý tưởng đầu tiên mà tôi muốn đề đạt là tất cả chúng ta
  • 0:02 - 0:05
    đều yêu âm nhạc. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng với chúng ta.
  • 0:05 - 0:11
    Nhưng âm nhạc còn có tác động mạnh mẽ hơn thế nếu chúng ta không chỉ lắng nghe, mà còn soạn nên nó.
  • 0:11 - 0:14
    Đó là ý kiến đầu tiên của tôi. Và chúng ta đều biết đến hiệu ứng Mozart
  • 0:14 - 0:17
    đã tồn tại từ 5 đến 10 năm nay,
  • 0:17 - 0:21
    rằng bằng cách nghe nhạc hoặc cho trẻ nhỏ nghe nhạc khi còn ở trong bụng mẹ
  • 0:21 - 0:25
    có thể tăng chỉ số IQ thêm 10, 20, 30 phần trăm.
  • 0:25 - 0:28
    Ý tưởng tuyệt vời, nhưng hoàn toàn không có tác dụng.
  • 0:28 - 0:31
    Vì vậy, chúng ta không thể chỉ nghe nhạc, mà phải làm cách nào đó tạo ra âm nhạc.
  • 0:31 - 0:35
    Và tôi muốn bổ sung rằng, nó không chỉ là tạo ra âm nhạc,
  • 0:35 - 0:37
    mà tất cả mọi người, mỗi người trong số chúng ta, tất cả mọi người trên thế giới
  • 0:37 - 0:41
    đều có khả năng sáng tạo và trở thành một phần của âm nhạc một cách rất năng động,
  • 0:41 - 0:43
    và đó là một trong những công việc chính của tôi.
  • 0:43 - 0:45
    Vì vậy, cùng với MIT Media Lab, gần đây,
  • 0:45 - 0:47
    chúng tôi đã cùng nghiên cứu lĩnh vực âm nhạc chủ động.
  • 0:47 - 0:49
    Tất cả những cách có thể mà chúng tôi nghĩ ra được
  • 0:49 - 0:52
    để đưa mọi người đến với trải nghiệm âm nhạc,
  • 0:52 - 0:55
    không chỉ lắng nghe, mà tạo ra âm nhạc?
  • 0:55 - 0:58
    Và chúng tôi bắt đầu bằng cách tạo ra nhạc cụ cho một số nhạc công nổi tiếng nhất thế giới
  • 0:58 - 1:01
    chúng tôi gọi chúng là siêu nhạc cụ cho Yo-Yo Ma, Peter Gabriel, Prince,
  • 1:01 - 1:05
    dàn hợp xướng, ban nhạc rock. Những nhạc cụ có đủ thể loại cảm biến
  • 1:05 - 1:08
    đặt bên trong chúng, để những nhạc cụ nhận biết được nó đang được chơi như thế nào
  • 1:08 - 1:11
    Và chỉ bằng cách thay đổi cách trình bày và cảm xúc,
  • 1:11 - 1:14
    tôi có thể biến tiếng đàn cello của tôi thành một giọng hát, hoặc cả một dàn hợp xướng,
  • 1:14 - 1:17
    hoặc thành âm thanh nào đó mà chưa một ai từng nghe thấy trước đây.
  • 1:17 - 1:19
    Khi chúng tôi bắt đầu chế tạo chúng, tôi nghĩ rằng, sao chúng ta không thể làm ra
  • 1:19 - 1:21
    những nhạc cụ tuyệt vời như thế cho tất cả mọi người,
  • 1:21 - 1:25
    những người không hâm mộ Yo- Yo Ma hay Princes?
  • 1:25 - 1:27
    Nên chúng tôi đã làm ra một chuỗi các nhạc cụ.
  • 1:27 - 1:30
    Một trong những bộ sưu tập lớn nhất là Brain Opera.
  • 1:30 - 1:32
    Nó là cả một dàn hợp xướng với hơn 100 nhạc cụ,
  • 1:32 - 1:35
    tất cả đều được thiết kế cho bất kì ai chơi nhạc với kĩ năng tự nhiên.
  • 1:35 - 1:38
    Vì vậy, bạn có thể chơi điện tử, lái xe thông qua một đoạn nhạc,
  • 1:38 - 1:41
    sử dụng cử chỉ để điều khiển một khối lượng âm thanh lớn,
  • 1:41 - 1:46
    chạm vào bề mặt đặc biệt để tạo ra giai điệu, dùng giọng của bạn để tạo bầu không khí.
  • 1:46 - 1:48
    Và khi chúng tôi chế tạo Brain Opera, chúng tôi mời mọi người vào trong
  • 1:48 - 1:51
    để thử những nhạc cụ này và phối hợp với chúng tôi
  • 1:51 - 1:52
    để giúp làm nên những màn trình diễn ở Brain Opera.
  • 1:52 - 1:55
    Chúng tôi đi trình diễn trong một thời gian dài. Hiện tại, nó được đặt cố định ở Vienna,
  • 1:55 - 1:57
    nơi chúng tôi xây một bảo tàng xung quanh nó.
  • 1:57 - 2:00
    Và nó dẫn đến một điều mà có lẽ bạn biết,
  • 2:00 - 2:01
    anh hùng Guitar bước ra từ phòng thí nghiệm chúng tôi,
  • 2:01 - 2:04
    và hai con gái thiếu niên của tôi và hầu hết học sinh ở MIT Media Lab
  • 2:04 - 2:07
    là minh chứng cho thấy nếu bạn tiếp cận đúng cách,
  • 2:07 - 2:11
    mọi người thường rất thích thú với việc tiếp xúc với một đoạn nhạc,
  • 2:11 - 2:14
    và chơi đi chơi lại nó.
  • 2:14 - 2:17
    Vậy, mô hình đã hoạt động, nhưng đó chỉ là một phần nhỏ,
  • 2:17 - 2:20
    vì ý tưởng thứ hai của tôi là muốn soạn nhạc vẫn chưa đủ
  • 2:20 - 2:23
    với những gì giống như Guitar Hero.
  • 2:23 - 2:26
    Và rằng âm nhạc rất vui, nhưng nó còn truyền tải nhiểu thông điệp.
  • 2:26 - 2:27
    Nó rất, rất quan trọng.
  • 2:27 - 2:30
    Âm nhạc có thể làm thay đổi cuộc đời bạn, hơn tất thảy.
  • 2:30 - 2:32
    Nó có thể thay đổi cách bạn giao tiếp với người khác,
  • 2:32 - 2:35
    nó có thể thay đổi cơ thể, thay đổi suy nghĩ của bạn. Vì thế, chúng tôi đang cố gắng
  • 2:35 - 2:39
    để tiến tới bước tiếp theo trong việc làm thế nào để phát huy những thành tựu như Guitar Hero.
  • 2:39 - 2:42
    Chúng tôi rất quan tâm đến giáo dục. Chúng tôi thực hiện một dự án dài hạn
  • 2:42 - 2:46
    có tên Toy Symphony, ở đó chúng tôi còn làm ra những nhạc cụ gây nghiện,
  • 2:46 - 2:50
    nhưng dành cho trẻ em, để chúng trở nên đam mê với soạn nhạc hơn,
  • 2:50 - 2:53
    muốn dành thời gian làm ra nó, và sẽ muốn biết được chúng hoạt động ra sao,
  • 2:53 - 2:56
    làm thế nào để tạo ra nhiều hơn, làm thế nào để sáng tạo. Thế nên, chúng tôi đã tạo ra nhạc cụ ép,
  • 2:56 - 3:00
    như những Music Shapers này để đo dòng điện trong ngón tay bạn,
  • 3:00 - 3:03
    Những con chip nhịp điệu cho phép bạn gõ những giai điệu-- chúng thu thập giai điệu của bạn,
  • 3:03 - 3:05
    và như khoai tây nóng hổi, bạn gửi chúng đến bạn bè,
  • 3:05 - 3:08
    những người sẽ phải bắt chước hoặc đáp lại hành động của bạn
  • 3:08 - 3:12
    và một phần mềm có tên Hyperscore, cho phép bất cứ ai sử dụng những đường nét và màu sắc
  • 3:12 - 3:16
    để tạo ra những bản nhạc tinh tế. Nó rất dễ dùng, nhưng một khi bạn bắt đầu sử dụng nó,
  • 3:16 - 3:20
    bạn có thể đi sâu vào mọi phong cách âm nhạc. Và sau đó, bằng cách nhấn nút,
  • 3:20 - 3:26
    nó trở thành bản soạn nhạc, để những nhạc công có thể trực tiếp chơi những bản nhạc của bạn.
  • 3:26 - 3:29
    Chúng tôi đã có những tác động tốt và mạnh mẽ đến trẻ em
  • 3:29 - 3:32
    toàn thế giới, và hiện giờ mọi người ở mọi lứa tuổi, sử dụng Hyperscore.
  • 3:32 - 3:36
    Chúng tôi đã trở nên hứng thú hơn trong việc sử dụng những hoạt động sáng tạo này
  • 3:36 - 3:38
    trong bối cảnh lớn hơn nhiều, cho tất cả mọi người
  • 3:38 - 3:41
    không thường xuyên có cơ hội tạo ra âm nhạc.
  • 3:41 - 3:42
    Một trong những lĩnh vực ngày một phát triển mà chúng tôi đang nghiên cứu
  • 3:42 - 3:45
    ở Media Lab hiện tại là âm nhạc, tinh thần và sức khỏe.
  • 3:45 - 3:48
    Nhiều bạn đã từng đọc cuốn sách mới tuyệt vời của Oliver Sack
  • 3:48 - 3:52
    có tên "Musicophilia". Nó đang được bán tại các hiệu sách. Đó là một cuốn sách hay.
  • 3:52 - 3:54
    Nếu bạn chưa đọc nó thì nên đọc. Tác giả là một nghệ sĩ piano,
  • 3:54 - 3:58
    và ông ghi chép lại cả sự nghiệp quan sát
  • 3:58 - 4:03
    những tác động mạnh mẽ của âm nhạc đối với cuộc đời con người trong những hoàn cảnh khác thường.
  • 4:03 - 4:06
    Như ta biết, ví dụ, âm nhạc gần như luôn là thứ cuối cùng
  • 4:06 - 4:10
    mà những người mắc chứng Alzheimer nghiêm trọng còn có thể phản ứng lại.
  • 4:10 - 4:12
    Có lẽ nhiều bạn đã để ý thấy điều này ở người thân,
  • 4:12 - 4:14
    bạn có thể thấy một người không nhận ra khuôn mặt của họ trong gương,
  • 4:14 - 4:17
    hoặc không nhận ra ai trong gia đình, nhưng bạn vẫn có thể tìm ra những đoạn nhạc
  • 4:17 - 4:21
    khiến người đó bật khỏi ghế và bắt đầu hát theo. Và với đó
  • 4:21 - 4:23
    bạn có thể đem trở lại những kí ức và tính cách của người đó.
  • 4:23 - 4:27
    Âm nhạc là cách tốt nhất để lấy lại khả năng nói của những người mất đi nó do đột quỵ,
  • 4:27 - 4:29
    khả năng đi lại của người mắc chứng Parkinson.
  • 4:29 - 4:33
    Nó rất có tác dụng cho người mắc chứng trầm cảm, tâm thần phân liệt, rất nhiều thứ.
  • 4:33 - 4:35
    Vì vậy chúng tôi đang nghiên cứu những nguyên tắc đằng sau đó
  • 4:35 - 4:39
    và xây dựng những hoạt động sẽ cho phép âm nhạc cải thiện sức khỏe con người.
  • 4:39 - 4:42
    Và chúng tôi thực hiện nó theo nhiều cách. Chúng tôi làm việc với các bệnh viện.
  • 4:42 - 4:45
    Một trong số đó ở ngay gần Boston, tên là Tewksbury.
  • 4:45 - 4:47
    Nó là bệnh viện nhà nước dài hạn, nơi mà vài năm trước
  • 4:47 - 4:51
    chúng tôi bắt đầu áp dụng Hyperscore với bệnh nhân khuyết tật về thể chất và tinh thần.
  • 4:51 - 4:55
    Nó đã trở thành một phần chính trong việc điều trị ở bệnh viện Tewksbury,
  • 4:55 - 4:59
    nên mọi người ở đó yêu cầu được tham gia các hoạt động âm nhạc.
  • 4:59 - 5:03
    Hoạt động đó dường như đẩy nhanh quá trình điều trị nhất
  • 5:03 - 5:07
    và nó cũng gắn kết cả bệnh viện lại thành một kiểu cộng đồng âm nhạc.
  • 5:07 - 5:11
    Tôi muốn cho các bạn xem một đoạn phim nhanh về phần nào đó trong việc này trước khi tiếp tục
  • 5:52 - 5:54
    Video: Họ đang thao túng những giai điệu của nhau
  • 5:54 - 5:58
    Đó là một trải nghiệm thực tế, không chỉ để học cách chơi và lắng nghe giai điệu,
  • 5:58 - 6:03
    mà còn để rèn luyện trí nhớ âm nhạc và chơi nhạc tập thể.
  • 6:03 - 6:07
    Được tiếp xúc trực tiếp với âm nhạc. được tự mình định hình nó, thay đổi nó.
  • 6:07 - 6:09
    thử nghiệm nó, tạo ra âm nhạc của chính mình.
  • 6:09 - 6:13
    Hyperscore cho phép bạn bắt đầu rất nhanh chóng.
  • 6:20 - 6:22
    Ai cũng có thể trải nghiệm âm nhạc một cách sâu sắc,
  • 6:22 - 6:24
    chúng ta chỉ cần tạo ra những công cụ khác nhau.
  • 6:41 - 6:47
    Ý tưởng thứ 3 tôi muốn chia sẻ với các bạn là âm nhạc, thật nghịch lí,
  • 6:47 - 6:50
    tôi cho rằng hơn cả ngôn ngữ, là một trong những cách tốt nhất ta có
  • 6:50 - 6:54
    để thể hiện bản thân mình. Tôi thích diễn thuyết, mặc dù
  • 6:54 - 6:56
    thật lạ là tôi cảm thấy lo lắng khi diễn thuyết hơn là khi chơi nhạc.
  • 6:56 - 6:59
    Nếu tôi chơi đàn cello, hoặc dùng dàn nhạc điện tử, hoặc chia sẻ âm nhạc của tôi với mọi người,
  • 6:59 - 7:04
    tôi sẽ có thể bộc lộ những điều về bản thân mình mà tôi không thể nói bằng lời,
  • 7:04 - 7:07
    những điều riêng tư hơn, có lẽ là sâu sắc hơn.
  • 7:07 - 7:10
    Tôi nghĩ điều này đúng với hầu hết chúng ta, và tôi muốn đưa ra 2 ví dụ
  • 7:10 - 7:13
    chứng minh rằng âm nhạc là công cụ tốt nhất,
  • 7:13 - 7:15
    giúp ta tiếp cận với thế giới bên ngoài.
  • 7:15 - 7:19
    Đầu tiên là một dự án hết sức điên rồ mà chúng tôi đang thực hiện, có tên
  • 7:19 - 7:21
    Cái chết và Sức mạnh. Và nó là một vở opera lớn,
  • 7:21 - 7:25
    một trong những dự án opera lớn nhất đang được tiến hành trên thế giới hiện tại.
  • 7:25 - 7:30
    Nó kể về một người đàn ông, giàu có, thành công, quyền lực, một người muốn bất tử.
  • 7:30 - 7:32
    Ông ta tìm ra cách để đưa bản thân mình vào môi trường xung quanh mình
  • 7:32 - 7:35
    thật ra là vào hàng loạt những cuốn sách.
  • 7:35 - 7:38
    Người này muốn bất tử nên đã hòa mình vào thế giới xung quanh.
  • 7:38 - 7:42
    Ca sĩ chính biến mất vào đoạn đầu vở kịch
  • 7:42 - 7:46
    và cả sân khấu trở thành nhân vật chính. Nó trở thành di sản của ông.
  • 7:46 - 7:49
    Và vở opera là về những gì ta có thể chia sẻ, những gì ta có thể chuyển đến cho người khác,
  • 7:49 - 7:51
    đến những người thân, và những gì ta không thể.
  • 7:51 - 7:55
    Mọi vật thể trong vở opera trở nên sống động và là một nhạc cụ khổng lồ,
  • 7:55 - 7:58
    như cái đèn chùm này. Nó chiếm trọn cả sân khấu. Trông nó giống như cái đèn chùm,
  • 7:58 - 8:00
    nhưng thực chất nó là một nhạc cụ robot.
  • 8:00 - 8:04
    Như bạn thấy ở nguyên mẫu này, những dây piano khổng lồ,
  • 8:04 - 8:07
    mỗi dây được điều khiển bởi một phần tử robot nhỏ--
  • 8:07 - 8:12
    dù là cây vĩ nhỏ gẩy dây đàn, cánh quạt thổi dây đàn,,
  • 8:12 - 8:17
    sóng âm làm rung dây. Chúng tôi cũng có cả một đội quân robot trên sân khấu.
  • 8:17 - 8:21
    Những robot này là phương tiện trung gian giữa nhân vật chính, Simon Powers,
  • 8:21 - 8:25
    và gia đình ông. Có cả một loạt chúng, giống như một dàn đồng ca Hi Lạp.
  • 8:25 - 8:30
    Chúng quan sát hành động. Chúng tôi đã thiết kế những robot hình vuông mà hiện đang được thử nghiệm
  • 8:30 - 8:33
    ở MIT có tên là OperaBots. Những OperaBots này hoạt động theo âm nhạc của tôi.
  • 8:33 - 8:36
    Chúng đi theo các nhân vật. Chúng đủ thông minh, hi vọng là vậy,
  • 8:36 - 8:39
    để không đụng vào nhau. Chúng hoạt động độc lập.
  • 8:39 - 8:45
    Chúng còn có thể, khi bạn búng tay, xếp thành hàng như ý bạn muốn.
  • 8:45 - 8:47
    Mặc dù chúng là những khối, chúng thực chất có rất nhiều tính cách.
  • 8:54 - 8:58
    Đạo cụ lớn nhất trong vở opera có tên là The System. Nó là một loạt các cuốn sách.
  • 8:58 - 9:02
    Tất cả các cuốn sách là robot, vì vậy chúng đều di chuyển, đều tạo ra âm thanh,
  • 9:02 - 9:06
    và khi bạn xếp chúng lại với nhau, chúng tạo thành những bức tường này,
  • 9:06 - 9:11
    chúng có những cử chỉ và tính cách của Simon Powers. Vì thế, ông ta biến mất,
  • 9:11 - 9:14
    nhưng toàn bộ không gian vật chất xung quanh trở thành con người này.
  • 9:14 - 9:17
    Đó là cách ông ta lựa chọn để thể hiện mình.
  • 9:17 - 9:24
    Những cuốn sách còn có những bóng đèn LED dày đặc ở trên khung. Nên chúng đều hiển thị
  • 9:24 - 9:28
    Đây là giọng nam trung xuất sắc James Maddelena khi ông bước vào The System.
  • 9:28 - 9:29
    Đây là một đoạn phân cảnh được hé lộ.
  • 9:53 - 9:58
    Vở opera ra mắt ở Monaco-- vào tháng chín năm 2009. nếu bạn không thể đến được,
  • 9:58 - 10:01
    một ý tưởng khác với dự án này-- ở đây anh chàng xây dựng đế chế của mình
  • 10:01 - 10:05
    bằng cách rất khác thường, thông qua âm nhạc và qua môi trường.
  • 10:05 - 10:09
    Nhưng chúng tôi cũng đang làm nó dễ tiếp cận hơn cả qua mạng và ở nơi công cộng,
  • 10:09 - 10:13
    như là một cách để mỗi chúng ta sử dụng âm nhạc và hình ảnh từ cuộc sống của mình
  • 10:13 - 10:16
    để tạo ra di sản của chính mình hoặc của người nào đó ta yêu quí.
  • 10:16 - 10:19
    Vì vậy, thay vì là một vở opera hoành tráng, nó sẽ trở thành những gì ta
  • 10:19 - 10:21
    nghĩ đến là opera cá nhân.
  • 10:21 - 10:23
    Và, nếu bạn định làm một vở opera cá nhân, một nhạc cụ cá nhân thì sao?
  • 10:23 - 10:26
    Những gì tôi cho bạn thấy đến giờ-- dù là một chiếc "siêu" đàn cello cho Yo-Yo Ma
  • 10:26 - 10:31
    hay một món đồ chơi ép cho trẻ em-- nhạc cụ vẫn vậy và vẫn có giá trị
  • 10:31 - 10:34
    đối với một nhóm người nhất định: người sành đồ mĩ nghệ, trẻ em.
  • 10:34 - 10:37
    Nhưng nếu tôi có thể làm ra một nhạc cụ mà có thể thích ứng được
  • 10:37 - 10:41
    với cách tôi cư xử, với cách tay tôi làm việc,
  • 10:41 - 10:44
    với những việc tôi làm được một cách điêu luyện, có lẽ, với những việc tôi làm không mấy điêu luyện?
  • 10:44 - 10:49
    Tôi nghĩ rằng đây là một nhạc cụ để tiếp cận, nó là tương lai của âm nhạc, tương lai của nhạc cụ.
  • 10:49 - 10:52
    Và tôi muốn mời lên sân khấu hai vị khách đặc biệt,
  • 10:52 - 10:58
    để tôi có thể cho bạn một ví dụ về nhạc cụ cá nhân sẽ như thế nào.
  • 10:58 - 11:03
    Xin các bạn hãy dành một tràng pháo tay cho Adam Boulanger, Ph.D, học sinh của
  • 11:03 - 11:10
    MIT Media Lab, và Dan Ellsey. Dan,
  • 11:10 - 11:17
    nhờ có TED và Bombardier Flexjet, Dan có mặt ở đây với chúng ta ngày hôm nay
  • 11:17 - 11:21
    từ tận Tewksbury. Anh là bệnh nhân thường trú tại bệnh viện Tewksbury.
  • 11:21 - 11:25
    Lần này là lần anh ấy đi xa nhất từ bệnh viện Tewksbury, tôi có thể nói là như vậy,
  • 11:25 - 11:30
    vì anh ấy rất mong muốn được gặp mọi người hôm nay và thể hiện âm nhạc của chính anh ấy.
  • 11:30 - 11:34
    Vì thế, trước tiên, Dan, anh có muốn chào hỏi mọi người và cho họ biết mình là ai không?
  • 11:39 - 11:47
    Dan Ellsey: Xin chào. Tên tôi là Dan Ellsey. Tôi 34 tuổi và tôi bị mắc chứng liệt não.
  • 11:47 - 11:53
    Tôi luôn yêu thích âm nhạc và tôi rất hào hứng khi có thể được biểu diễn
  • 11:53 - 11:55
    âm nhạc của chính tôi với phần mềm mới này.
  • 11:57 - 12:08
    Tod Machover: Và chúng tôi cũng rất vui có anh ở đây, thật sự là vậy, Dan.
  • 12:08 - 12:11
    Chúng tôi gặp Dan khoảng ba năm trước, ba năm rưỡi trước,
  • 12:11 - 12:16
    khi chúng tôi bắt đầu làm việc ở Tewksbury. Tất cả mọi người chúng tôi gặp ở đó đều rất tuyệt vời,
  • 12:16 - 12:21
    làm nên những bản nhạc tuyệt vời. Dan chưa bao giờ soạn nhạc trước đó, và hóa ra
  • 12:21 - 12:28
    anh ấy thật sự rất giỏi về khoản này. Anh ta là một nhà soạn nhạc bẩm sinh.
  • 12:28 - 12:31
    Anh ấy cũng rất hay xấu hổ nữa.
  • 12:31 - 12:35
    Hóa ra anh ấy là một nhà soạn nhạc tài ba, và một vài năm qua
  • 12:35 - 12:38
    chúng tôi đã cùng nhau hợp tác. Anh ấy đã soạn rất nhiều bản nhạc.
  • 12:38 - 12:41
    Anh ấy đã phát hành những đĩa CD. Thật ra, anh ấy được biết đến khá nhiều ở khu Boston--
  • 12:41 - 12:45
    hướng dẫn bệnh nhân và trẻ em ở địa phương trong việc soạn nhạc.
  • 12:45 - 12:50
    Và tôi sẽ để Adam kể. Adam là cử nhân ở MIT, một chuyên gia âm nhạc
  • 12:50 - 12:55
    công nghệ và dược. Adam và Dan đã trở thành đối tác thân thiết.
  • 12:55 - 12:59
    Trong suốt kì học vừa qua,
  • 12:59 - 13:02
    Adam không chỉ dạy Dan soạn nhạc
  • 13:02 - 13:05
    mà còn dạy anh ấy biểu diễn sử dụng nhạc cụ cá nhân.
  • 13:05 - 13:07
    Vậy, anh có muốn chia sẻ một chút về cách thức làm việc không?
  • 13:07 - 13:10
    Adam Boulanger: Có. Tod và tôi tham gia một buổi thảo luận
  • 13:10 - 13:14
    về công việc ở Tewksbury và nó thực ra là về Dan,
  • 13:14 - 13:19
    một con người biết cách truyền tải, và anh ấy rất thông minh và sáng tạo. Nó thể hiện qua biểu cảm,
  • 13:19 - 13:22
    qua hơi thở, qua đôi mắt của anh ấy. Vì cớ gì mà anh ấy không thể biểu diễn
  • 13:22 - 13:26
    một trong những sáng tác của anh ấy? Đó là trách nhiệm của chúng tôi, và nó thật vô lí.
  • 13:26 - 13:29
    Nên chúng tôi đã bắt đầu phát triển công nghệ cho phép anh ấy
  • 13:29 - 13:34
    bộc lộ những sắc thái, biểu diễn sự chính xác và điều khiển, và bất chấp khuyết tật về thể chất, để có thể làm được điều đó,
  • 13:34 - 13:37
    để có thể biểu diễn những sáng tác của chính anh ấy.
  • 13:37 - 13:39
    Quá trình và công nghệ đó,
  • 13:39 - 13:42
    về cơ bản, trước hết chúng tôi cần giải pháp kĩ thuật. Bạn biết đấy,
  • 13:42 - 13:45
    chúng tôi có một cái camera FireWire, nó hướng về điểm hội tụ tia hồng ngoại.
  • 13:45 - 13:49
    Chúng tôi dựa theo các cử chỉ ẩn dụ mà Dan đã quen thuộc với
  • 13:49 - 13:53
    bộ loa điều khiển của anh ấy.
  • 13:53 - 13:56
    Và đây là phần kém thú vị nhất của công việc,
  • 13:56 - 13:59
    quá trình thiết kế. Chúng tôi cần đầu vào, chúng tôi cần theo dõi liên tục,
  • 13:59 - 14:02
    Trong phần mềm, chúng tôi quan sát những kiểu hình dạng anh ấy diễn tả.
  • 14:02 - 14:06
    Nhưng, rồi đến phần thú vị, theo sau phần kĩ thuật,
  • 14:06 - 14:09
    về cơ bản, chúng tôi làm sơ đồ mã hóa vùng vai của Dan ở bệnh viện
  • 14:09 - 14:12
    để tìm hiểu, bạn biết đấy, cách anh ta vận động?
  • 14:12 - 14:14
    Chuyển động diễn đạt nào hữu ích với anh ấy?
  • 14:14 - 14:17
    Phép ẩn dụ của anh ấy cho màn biểu diễn là gì?
  • 14:17 - 14:19
    Anh ấy cho rằng cái gì
  • 14:19 - 14:21
    là quan trọng để điều khiển và truyền tải một bản nhạc?
  • 14:21 - 14:25
    Tất cả những thông số thống nhất với nhau, và thực sự công nghệ này
  • 14:25 - 14:28
    đã được điều chỉnh điểm đó để phù hợp với mình Dan.
  • 14:28 - 14:34
    Và, như bạn biết, tôi nghĩ đó là một sự thay đổi khía cạnh. Không phải là công nghệ của chúng tôi--
  • 14:34 - 14:38
    chúng cho phép tiếp cận, chúng cho phép chúng tôi tạo ra những tác phẩm sáng tạo.
  • 14:38 - 14:41
    Nhưng còn biểu cảm thì sao? Còn khoảnh khắc khi mà người nghệ sĩ biểu diễn
  • 14:41 - 14:45
    tác phẩm đó? Liệu công nghệ của chúng tôi có cho phép chúng tôi bộc lộ cảm xúc?
  • 14:45 - 14:49
    Liệu chúng có cung cấp bộ máy để chúng tôi làm được điều đó? Và đó là mối quan hệ cá nhân
  • 14:49 - 14:53
    với biếu cảm bị thiếu trong môi trường công nghệ.
  • 14:53 - 14:56
    Vì vậy, các bạn biết đấy, với Dan, chúng tôi cần một quá trình thiết kế mới, một quá trình kĩ thuật mới
  • 14:56 - 15:01
    để tìm ra các chuyển động và cách biểu lộ cho phép anh ấy biểu diễn.
  • 15:01 - 15:03
    Và đó là những gì chúng tôi sẽ làm hôm nay.
  • 15:03 - 15:05
    TM: Bắt đầu thôi nào. Dan, bạn có muốn chia sẻ với mọi người
  • 15:05 - 15:07
    về sáng tác bạn định biểu diễn không?
  • 15:13 - 15:15
    DE: Đây là bản "My Eagle Song"
  • 15:17 - 15:20
    TM: Vậy Dan sẽ biểu diễn một sáng tác của anh ấy có tên "My Eagle Song".
  • 15:20 - 15:22
    Trên thực tế, đây là chi tiết ăn điểm trong sáng tác của Dan,
  • 15:22 - 15:25
    hoàn toàn được sáng tác bới Dan từ Hyperscore.
  • 15:25 - 15:30
    Nên anh ấy có thể dùng bộ dò tia hồng ngoại để tiến thẳng vào Hyperscore.
  • 15:30 - 15:33
    Anh ấy cũng rất nhanh trong việc này, nhanh hơn cả tôi
  • 15:33 - 15:35
    (Cười)
  • 15:37 - 15:39
    TM: Anh ấy cũng rất khiêm tốn nữa.
  • 15:40 - 15:46
    Anh ấy có thể tiến vào Hyprerscore. Bạn bắt đầu bằng việc tạo ra âm thanh và giai điệu.
  • 15:46 - 15:48
    Anh ấy có thể sắp xếp chúng như ý muốn.
  • 15:48 - 15:51
    Mỗi cái có một màu. Anh ấy quay trở lại cửa sổ soạn nhạc,
  • 15:51 - 15:56
    vẽ các dòng nhạc, sắp xếp mọi thứ như ý muốn. Quan sát Hyperscore,
  • 15:56 - 15:59
    bạn cũng có thể thấy những phần sáng tác ở đâu,
  • 15:59 - 16:04
    có thể tiếp tục một lúc, thay đổi, trở nên điên rồ và rồi kết thúc
  • 16:04 - 16:07
    với một tiếng nổ lớn sau cùng.
  • 16:07 - 16:10
    Vậy đó là cách anh ấy làm ra bản nhạc của mình, và như Adam nói,
  • 16:10 - 16:17
    chúng tôi sau đó tìm ra cách tốt nhất để anh ấy biểu diễn sáng tác của mình.
  • 16:17 - 16:20
    Nó sẽ được quay bởi camera, phân tích chuyển động của anh ấy,
  • 16:20 - 16:24
    nó sẽ cho phép Dan mang lại mọi khía cạnh của âm nhạc của anh ấy như ý muốn.
  • 16:24 - 16:27
    Và bạn cũng sẽ để ý thấy hình ảnh trên màn hình.
  • 16:27 - 16:33
    Chúng tôi đã yêu cầu một trongn số học sinh quan sát xem camera đang đo cái gì.
  • 16:33 - 16:36
    Nhưng thay vì làm cho nó hiển hiện, cho bạn thấy chính xác
  • 16:36 - 16:41
    những gì camera đang theo dõi, chúng tôi chuyển nó sang dạng đồ họa cho thấy
  • 16:41 - 16:45
    chuyển động cơ bản, và cho thấy cách nó đang được phân tích.
  • 16:45 - 16:49
    Tôi nghĩ rằng nó cho chúng ta hiểu biết về cách ta chọn ra những chuyển động từ những gì
  • 16:49 - 16:53
    Dan đang làm, nhưng tôi nghĩ nó cũng đồng thời cho ta thấy, nếu quan sát chuyển động đó,
  • 16:53 - 17:00
    rằng khi Dan làm ra âm nhạc, những chuyển động của anh ấy là có chủ ý, rất chính xác,
  • 17:00 - 17:03
    rất kỉ luật và chúng cũng rất đẹp đẽ.
  • 17:03 - 17:08
    Khi nghe những bản nhạc này, như tôi đã nhắc tới, điều qua trọng nhất là
  • 17:08 - 17:11
    sự tuyệt vời của âm nhạc, và nó sẽ cho thấy con người của Dan.
  • 17:11 - 17:13
    Vậy, chúng ta sẵn sàng chưa Adam?
  • 17:13 - 17:15
    AB: Rồi
  • 17:15 - 17:19
    TM: Được rồi, bây giờ Dan sẽ chơi bản nhạc của anh ấy "My Eagle Song"
  • 19:43 - 20:07
    (Vỗ tay)
  • 20:07 - 20:09
    TM: Hoan hô
  • 20:09 - 20:18
    (Vỗ tay)
Title:
Tod Machover và Dan Ellsey biểu diễn nhạc hiện đại
Speaker:
Tod Machover và Dan Ellsey
Description:

Tod Machover từ MIT’s Media Lab đã đóng góp vào việc mở rộng biểu cảm âm nhạc đến cho tất cả mọi người, từ người sành sỏi đến nghiệp dư, và một cách vô cùng đa dạng, từ opera đến trò chơi điện tử. Anh và nhà soạn nhạc Dan Ellsey đã hé lộ những gì sắp tới

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
20:18

Vietnamese subtitles

Revisions