< Return to Video

Miếng dán vaccine không kim tiêm: an toàn hơn và rẻ hơn.

  • 0:00 - 0:02
    Tôi rất vui khi có mặt tại đây,
  • 0:02 - 0:04
    Edinburgh, Scotland,
  • 0:04 - 0:07
    nơi ra đời của kim tiêm và ống tiêm.
  • 0:07 - 0:10
    Theo hướng này,
    cách đây chưa đầy 1 dặm,
  • 0:10 - 0:12
    vào năm 1853, một người Scotland
  • 0:12 - 0:14
    đã đăng kí bằng sáng chế đầu tiên của mình
    cho kim và ống tiêm
  • 0:14 - 0:16
    tại trường Đại học Y Hoàng gia
  • 0:16 - 0:20
    Ông ấy là Alexander Wood.
  • 0:20 - 0:22
    Đây chính là bằng sáng chế đó.
  • 0:22 - 0:25
    Điều khiến tôi hết sức kinh ngạc là
  • 0:25 - 0:27
    nó hầu như giống với
  • 0:27 - 0:29
    loại kim tiêm ta vẫn dùng
    đến tận ngày nay.
  • 0:29 - 0:33
    Thế nhưng, nó đã có
    cách đây 160 năm rồi.
  • 0:33 - 0:35
    Bây giờ, chúng ta chuyển sang lĩnh vực vaccine.
  • 0:35 - 0:37
    Hầu hết vaccine được đưa vào cơ thể
  • 0:37 - 0:42
    nhờ vào kim và ống tiêm,
    công nghệ có cách đây 160 năm.
  • 0:42 - 0:43
    Và chúng ta cần ghi nhận
    ở nhiều cấp độ rằng
  • 0:43 - 0:47
    vaccine là một phát minh thành công.
  • 0:47 - 0:51
    Sau nước sạch và hệ thống vệ sinh,
  • 0:51 - 0:55
    vaccine là một trong nhưng phát minh
  • 0:55 - 0:58
    làm tăng tuổi thọ con người nhiều nhất.
  • 0:58 - 1:00
    Thật khó để đánh bại thành tích này.
  • 1:00 - 1:02
    Nhưng cũng giống như
    những công nghệ khác,
  • 1:02 - 1:04
    vaccine cũng có những nhược điểm,
  • 1:04 - 1:07
    và kim tiêm và ống tiêm
  • 1:07 - 1:09
    là phần then chốt trong câu chuyện đó,
  • 1:09 - 1:12
    công nghệ có từ lâu đời này.
  • 1:12 - 1:14
    Hãy bắt đầu
    với điều dễ nhận thấy nhất:
  • 1:14 - 1:17
    Nhiều người trong chúng ta
    không thích kim và ống tiêm.
  • 1:17 - 1:19
    Tôi cũng thế.
  • 1:19 - 1:23
    Tuy nhiên, 20% dân số
  • 1:23 - 1:25
    mắc một hội chứng
    gọi là chứng sợ kim tiêm.
  • 1:25 - 1:27
    Điều đó nghĩa là
    họ rất ghét kim tiêm.
  • 1:27 - 1:29
    Họ chủ động né tránh
    việc tiêm chủng
  • 1:29 - 1:31
    vì hội chứng sợ kim tiêm này.
  • 1:31 - 1:35
    Và điều đó khiến việc cho ra đời vaccine
    gặp khó khăn.
  • 1:35 - 1:37
    Bây giờ, có một vấn đề quan trọng khác
    có liên quan,
  • 1:37 - 1:39
    đó là tổn thương do kim tiêm.
  • 1:39 - 1:41
    Và tổ chứng Y tế thế giới WHO
    đã thống kê
  • 1:41 - 1:45
    có khoảng 1,3 triệu người tử vong
    mỗi năm
  • 1:45 - 1:48
    do lây nhiễm chéo
  • 1:48 - 1:49
    gây ra bởi tổn thương do kim tiêm.
  • 1:49 - 1:52
    Những ca tử vong sớm
    là do nguyên nhân này.
  • 1:52 - 1:55
    Đây là 2 điều
    mà có thể các bạn đã từng nghe nói đến,
  • 1:55 - 1:56
    nhưng kim tiêm và ống tiêm
    vẫn còn 2 mặt hạn chế
  • 1:56 - 1:59
    mà có thể các bạn chưa từng biết đến.
  • 1:59 - 2:01
    Thứ nhất là
    nó có thể hạn chế
  • 2:01 - 2:02
    phản ứng miễn dịch
  • 2:02 - 2:05
    của các loại vaccine
    thế hệ kế tiếp.
  • 2:05 - 2:08
    Và thứ hai, nó gây ra khó khăn
  • 2:08 - 2:12
    trong việc bảo quản lạnh.
    Tôi cũng sẽ trình bày điều này với quý vị.
  • 2:12 - 2:14
    Tôi xin chia sẻ với quý vị
    về một số nghiên cứu công nghệ
  • 2:14 - 2:16
    để giải quyết 4 vấn đề trên
    mà tôi và nhóm của mình đã thực hiện
  • 2:16 - 2:18
    tại Đại học
  • 2:18 - 2:22
    Queensland, Úc
  • 2:22 - 2:26
    Và công nghệ đó
    được gọi là Nanopatch.
  • 2:26 - 2:33
    Và đây là một mẫu của Nanopatch.
  • 2:33 - 2:34
    Dưới mắt thường,
  • 2:34 - 2:37
    nó trông như một hình vuông
  • 2:37 - 2:40
    nhỏ hơn một con tem bưu điện,
  • 2:40 - 2:42
    nhưng dưới kính hiển vi,
  • 2:42 - 2:45
    những gì bạn thấy
    là hàng ngàn mũi kim siêu nhỏ
  • 2:45 - 2:47
    mà mắt thường không thể thấy được.
  • 2:47 - 2:49
    Và có khoảng 4.000 mũi kim
  • 2:49 - 2:52
    trên miếng hình vuông này
    nếu so với kim tiêm.
  • 2:52 - 2:55
    Và tôi đã thiết kế chúng
  • 2:55 - 2:59
    nhằm thực hiện một vai trò then chốt,
    đó là kích thích hệ thống miễn dịch của da.
  • 2:59 - 3:01
    Đó là một chức năng vô cùng quan trọng
  • 3:01 - 3:02
    của Nanopatch.
  • 3:02 - 3:05
    Chúng tôi chế tạo Nanopatch
  • 3:05 - 3:07
    bằng một kĩ thuật
  • 3:07 - 3:10
    gọi là "khắc ion phản ứng sâu".
  • 3:10 - 3:12
    và kĩ thuật đặc thù này
    được vay mượn
  • 3:12 - 3:13
    từ ngành công nghiệp bán dẫn,
  • 3:13 - 3:15
    do đó nó có chi phí thấp
  • 3:15 - 3:17
    và có thể được tung ra
    với số lượng lớn.
  • 3:17 - 3:22
    Chúng tôi phủ vaccine khô
    lên những mũi kim của Nanopatch
  • 3:22 - 3:24
    và dán nó lên da.
  • 3:24 - 3:29
    Cách đơn giản nhất để sử dụng
  • 3:29 - 3:31
    là dùng ngón tay,
  • 3:31 - 3:33
    nhưng ngón tay của ta
    cũng có vài hạn chế,
  • 3:33 - 3:35
    vì vậy chúng tôi đã sáng chế ra
    một thiết bị.
  • 3:35 - 3:37
    Và nó rất đơn giản.
  • 3:37 - 3:39
    Bạn có thể gọi nó
    là một ngón tay tinh vi.
  • 3:39 - 3:42
    vận hành bằng lò xo.
  • 3:42 - 3:46
    Những gì chúng ta làm
    là dán Nanopatch lên da--
  • 3:46 - 3:48
    (Nhấn)
  • 3:48 - 3:51
    và ngay lập tức
    vài thứ sẽ xảy ra.
  • 3:51 - 3:55
    Trước hết, những mũi kim trên Nanopatch
  • 3:55 - 3:56
    đâm xuyên qua lớp sừng của da
  • 3:56 - 3:59
    và vaccine tiết ra nhanh chóng,
  • 3:59 - 4:01
    trong vòng dưới 1 phút.
  • 4:01 - 4:03
    Sau đó, chúng ta có thể lấy Nanopatch ra
  • 4:03 - 4:05
    và bỏ nó đi.
  • 4:05 - 4:11
    Hơn nữa, chúng ta có thể
    tái sử dụng thiết bị này.
  • 4:11 - 4:14
    Vừa rồi quý vị có thể thấy
    Nanopatch hoạt động như thế nào,
  • 4:14 - 4:17
    và một vài thuận lợi to lớn của nó.
  • 4:17 - 4:18
    Chúng ta đã nói về việc
    nó không có kim tiêm.
  • 4:18 - 4:21
    Đây là những mũi kim
    mà thậm chí bạn không thể nhìn thấy,
  • 4:21 - 4:22
    và dĩ nhiên hội chứng sợ kim tiêm
  • 4:22 - 4:26
    cũng không còn là vấn đề.
  • 4:26 - 4:27
    Bây giờ, chúng ta xét đến
  • 4:27 - 4:31
    2 thuận lợi to lớn khác:
  • 4:31 - 4:35
    Một là cải thiện phản ứng miễn dịch
    khi truyền vaccine
  • 4:35 - 4:38
    và hai là không cần phải bảo quản lạnh.
  • 4:38 - 4:41
    Tôi sẽ bắt đầu với ý đầu tiên:
    tính sinh miễn dịch.
  • 4:41 - 4:43
    Chúng ta cần chút thời gian
    để hiểu thêm điều này,
  • 4:43 - 4:47
    nhưng tôi sẽ cố giải thích nó
    bằng những thuật ngữ đơn giản.
  • 4:47 - 4:48
    Vì thế, tôi sẽ giải thích cho các bạn
  • 4:48 - 4:52
    cơ chế làm việc của vaccine
    một cách dễ hiểu.
  • 4:52 - 4:54
    Vaccine đưa vào cơ thể
  • 4:54 - 4:57
    một chất gọi là kháng nguyên.
  • 4:57 - 5:00
    Đó là một thể vi khuẩn vô hại.
  • 5:00 - 5:02
    Vi khuẩn vô hại đó,
    hay còn gọi là kháng nguyên
  • 5:02 - 5:05
    khiến cơ thể phát sinh
    phản ứng miễn dịch,
  • 5:05 - 5:09
    học và ghi nhớ
    cách đối phó với kẻ xâm phạm.
  • 5:09 - 5:12
    Khi kẻ xâm phạm thực sự
    xuất hiện,
  • 5:12 - 5:13
    cơ thể nhanh chóng phát sinh
    phản ứng miễn dịch
  • 5:13 - 5:15
    chống lại vaccine đó
  • 5:15 - 5:17
    và vô hiệu hóa lây nhiễm.
  • 5:17 - 5:19
    Và cơ thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
  • 5:19 - 5:21
    Bây giờ, phần lớn vaccine
  • 5:21 - 5:23
    được đưa vào cơ thể
    bằng kim tiêm và ống tiêm theo cách đó,
  • 5:23 - 5:25
    một công nghệ lạc hậu.
  • 5:25 - 5:30
    Thế nhưng, điều gây tranh cãi là
    kim tiêm hạn chế phản ứng miễn dịch của cơ thể.
  • 5:30 - 5:34
    Nó bỏ qua điểm miễn dịch trên da.
  • 5:34 - 5:37
    Để minh họa điều này,
  • 5:37 - 5:39
    chúng ta cần tham gia vào
    một chuyến hành trình xuyên qua da,
  • 5:39 - 5:42
    bắt đầu với 1 trong số những mũi kim
  • 5:42 - 5:44
    và dán Nanopatch lên da.
  • 5:44 - 5:47
    Và chúng ta thấy loại dữ liệu này.
  • 5:47 - 5:48
    Đây là dữ liệu thực tế.
  • 5:48 - 5:51
    Chúng ta có thể thấy rằng
    có 1 mũi kim của Nanopatch
  • 5:51 - 5:53
    đâm xuyên qua da
  • 5:53 - 5:55
    và những màu sắc đó
    minh họa cho những lớp da khác nhau.
  • 5:55 - 5:56
    Để giúp các bạn hiểu
    về quy mô của nó,
  • 5:56 - 5:58
    nếu cả kim tiêm cũng được thể hiện ở đây,
    nó sẽ vô cùng to lớn.
  • 5:58 - 6:00
    Nó sẽ to gấp 10 lần
  • 6:00 - 6:03
    so với kích thước màn hình,
    và đâm sâu cũng gấp 10 lần.
  • 6:03 - 6:05
    Nó hoàn toàn đơn lẻ.
  • 6:05 - 6:08
    Bạn có thể thấy ngay rằng (khi sử dụng Nanopatch)
    những mũi kim như vậy sẽ đâm xuyên qua da.
  • 6:08 - 6:11
    Lớp màu đỏ là lớp sừng của da chết,
  • 6:11 - 6:14
    nhưng lớp màu nâu và tím thẫm
  • 6:14 - 6:17
    có chứa đầy tế bào miễn dịch.
  • 6:17 - 6:19
    Ví dụ, trong lớp màu nâu
  • 6:19 - 6:21
    có một loại tế bào
    gọi là tế bào Langerhans.
  • 6:21 - 6:23
    Mỗi milimet vuông trên cơ thể
  • 6:23 - 6:26
    có đầy các tế bào Langerhans,
  • 6:26 - 6:29
    tế bào miễn dịch
    cũng như những tế bào khác
  • 6:29 - 6:30
    mà chúng tôi không thể hiện
    trong bức ảnh.
  • 6:30 - 6:33
    Nhưng các bạn có thể thấy ngay rằng
  • 6:33 - 6:34
    Nanopatch có thể đạt được
    độ sâu cần thiết trên da.
  • 6:34 - 6:38
    Chúng tôi kích thích hàng ngàn
    trong số hàng ngàn các tế bào đặc biệt
  • 6:38 - 6:40
    nằm trên
  • 6:40 - 6:43
    bề mặt da đó.
  • 6:43 - 6:47
    Là người phát minh và thiết kế
    để thiết bị này làm được điều đó,
  • 6:47 - 6:51
    tôi cảm thấy nó thật thú vị.
    Nhưng thế thì sao?
  • 6:51 - 6:52
    Trong thế giới vaccine,
    nếu ta kích thích các tế bào,
  • 6:52 - 6:55
    điều đó nghĩa là gì?
  • 6:55 - 6:58
    Thế giới vaccine ngày càng tốt hơn.
  • 6:58 - 6:59
    Nó ngày càng trở nên hệ thống hơn.
  • 6:59 - 7:02
    Thế nhưng, quý vị không thể nào biết
  • 7:02 - 7:03
    liệu vaccine có tác dụng hay không
  • 7:03 - 7:05
    cho đến khi tiến hành thử nghiệm
  • 7:05 - 7:07
    và chờ đợi.
  • 7:07 - 7:10
    Thậm chí đến hôm nay,
    điều đó giống như một trò may rủi.
  • 7:10 - 7:12
    Vì vậy, chúng ta vẫn phải đánh cược.
  • 7:12 - 7:15
    Chúng ta lấy một vaccine cúm,
  • 7:15 - 7:16
    phủ lên Nanopatch
  • 7:16 - 7:19
    dán nó lên da,
  • 7:19 - 7:20
    và chờ đợi.
  • 7:20 - 7:22
    Và đây là lần thử nghiệm
    trên động vật sống.
  • 7:22 - 7:24
    Chúng tôi chờ đợi suốt 1 tháng,
  • 7:24 - 7:26
    và đây là điều
    mà chúng tôi đã phát hiện được.
  • 7:26 - 7:28
    Đây là dữ liệu về phản ứng miễn dịch
  • 7:28 - 7:31
    mà Nanopatch đã tạo ra
    (khi tiêm lên da)
  • 7:31 - 7:34
    so với kim và ống tiêm
    (khi tiêm lên cơ).
  • 7:34 - 7:38
    Ở trục ngang là liều lượng vaccine
    (đơn vị: nanogram)
  • 7:38 - 7:41
    Ở trục dọc là phản ứng miễn dịch
    mà cơ thể tạo ra
  • 7:41 - 7:46
    và đường gạch nối cho thấy
    ngưỡng bảo vệ.
  • 7:46 - 7:49
    Nếu ở trên ngưỡng đó,
    phản ứng miễn dịch được xem là có tính bảo vệ,
  • 7:49 - 7:52
    còn nếu ở dưới ngưỡng
    thì không.
  • 7:52 - 7:54
    Ta có thể thấy
    đa phần đường màu đỏ nằm dưới ngưỡng
  • 7:54 - 7:58
    và chỉ có đúng một điểm, khi tiêm bằng kim tiêm
    là có tính bảo vệ,
  • 7:58 - 8:01
    và đó là với liều lượng vaccine cao
    6.000 nanogram.
  • 8:01 - 8:03
    Nhưng quý vị hãy chú ý đến
    sự khác biệt lớn
  • 8:03 - 8:06
    của đường màu xanh.
  • 8:06 - 8:08
    Đó là phản ứng miễn dịch mà cơ thể tạo ra
    khi sử dụng Nanopatch.
  • 8:08 - 8:10
    Liều lượng vaccine
    truyền đi bằng Nanopatch
  • 8:10 - 8:13
    gây ra phản ứng miễn dịch
    hoàn toàn khác.
  • 8:13 - 8:15
    Đó là một cơ hội mới.
  • 8:15 - 8:18
    Đột nhiên, chúng ta có một đòn bẩy
    hoàn toàn mới
  • 8:18 - 8:19
    trong thế giới vaccine.
  • 8:19 - 8:21
    Chúng ta có thể thúc đẩy nó theo cách
  • 8:21 - 8:23
    dùng 1 vaccine có tác dụng
    nhưng quá đắt
  • 8:23 - 8:25
    chỉ với liều lượng bằng 1/11
    so với dùng kim tiêm.
  • 8:25 - 8:28
    mà vẫn có tính bảo vệ.
  • 8:28 - 8:32
    Điều đó có thể đột ngột giảm giá thành vaccine
    từ 10 dollar xuống còn 10 cent,
  • 8:32 - 8:35
    và việc này là vô cùng quan trọng
    tại các nước đang phát triển.
  • 8:35 - 8:37
    Nhưng vẫn còn 1 góc độ khác
    đối với vấn đề này.
  • 8:37 - 8:40
    Các bạn có thể lấy vaccine
    hiện không có tác dụng
  • 8:40 - 8:41
    và làm nó vượt được ngưỡng này
  • 8:41 - 8:43
    và khiến nó có tính bảo vệ.
  • 8:43 - 8:45
    Và chắc chắn rằng
    trong thế giới vaccine
  • 8:45 - 8:47
    điều này là quan trọng.
  • 8:47 - 8:48
    Hãy xét đến 3 căn bệnh nguy hiểm:
  • 8:48 - 8:51
    HIV, sốt rét, lao phổi.
  • 8:51 - 8:53
    Chúng gây ra cái chết
    cho 7 triệu người mỗi năm,
  • 8:53 - 8:57
    và hiện không có đủ
    phương pháp chủng ngừa cho 3 bệnh này.
  • 8:57 - 8:59
    Vì vậy, với đòn bẩy mới tiềm năng
    mà Nanopatch mang lại,
  • 8:59 - 9:01
    chúng ta có thể làm được điều đó.
  • 9:01 - 9:06
    Chúng ta có thể nâng đòn bẩy
    để làm các vaccine được chọn vượt qua ngưỡng.
  • 9:06 - 9:08
    Dĩ nhiên, chúng tôi vẫn làm việc
    trong phòng thí nghiệm
  • 9:08 - 9:09
    với nhiều loại vaccine
  • 9:09 - 9:12
    đã đạt được phản ứng miễn dịch tương tự
  • 9:12 - 9:16
    như vaccine bệnh cúm.
  • 9:16 - 9:18
    Tôi xin chuyển sang
  • 9:18 - 9:21
    trình bày về một khiếm khuyết khác
    của vaccine ngày nay,
  • 9:21 - 9:25
    đó chính là việc bảo quản lạnh.
  • 9:25 - 9:28
    Và như tên gọi: bảo quản lạnh,
  • 9:28 - 9:30
    đó là điều kiện để bảo quản vaccine
    từ lúc sản xuất
  • 9:30 - 9:33
    cho đến khi được tiêm chủng,
  • 9:33 - 9:36
    tức là ở trạng thái được giữ lạnh.
  • 9:36 - 9:40
    Điều đó gây ra các thách thức
    về lưu trữ và vận chuyển,
  • 9:40 - 9:42
    nhưng chúng tôi có cách
    để giải quyết điều này.
  • 9:42 - 9:47
    Đây là 1 ví dụ khá cực đoan
  • 9:47 - 9:50
    nhưng nó minh họa được
    các khó khăn về lưu trữ và vận chuyển,
  • 9:50 - 9:52
    cụ thể ở những vùng thiếu thốn
    trang thiết bị
  • 9:52 - 9:55
    cần thiết để bảo quản lạnh vaccine
  • 9:55 - 9:57
    và duy trì chuỗi bảo quản lạnh.
  • 9:57 - 10:01
    Nếu nhiệt độ quá ấm,
    vaccine sẽ hỏng,
  • 10:01 - 10:03
    và điều thú vị là
    nếu nhiệt độ quá lạnh,
  • 10:03 - 10:05
    vaccine cũng sẽ hỏng.
  • 10:05 - 10:09
    Hiện giờ, rủi ro đó rất cao.
  • 10:09 - 10:11
    Tổ chức WHO ước tính
    ở châu Phi,
  • 10:11 - 10:14
    hơn một nửa số vaccine
    được sử dụng
  • 10:14 - 10:16
    được xem như không có tác dụng
  • 10:16 - 10:19
    bởi vì chuỗi bảo quản lạnh
    đã bị phá vỡ.
  • 10:19 - 10:21
    Đó là một rắc rối lớn,
    vì khi sử dụng kim và ống tiêm,
  • 10:21 - 10:27
    vaccine phải ở dạng lỏng,
    và khi ở dạng lỏng, nó cần được làm lạnh.
  • 10:27 - 10:29
    Thuộc tính quan trọng của Nanopatch
  • 10:29 - 10:31
    chính là việc vaccine ở dạng khô,
  • 10:31 - 10:34
    và khi ở dạng khô,
    nó không cần được làm lạnh.
  • 10:34 - 10:36
    Trong phòng thí nghiệm,
    chúng tôi đã cho thấy rằng
  • 10:36 - 10:39
    vaccine có thể được bảo quản
    ở 23 độ C
  • 10:39 - 10:43
    trong hơn 1 năm
    mà không mất đi hoạt tính.
  • 10:43 - 10:45
    Đó là một sự cải tiến đáng kể.
  • 10:45 - 10:52
    (Võ tay)
  • 10:52 - 10:54
    Chúng tôi cũng rất vui mừng
    vì điều này.
  • 10:54 - 10:59
    Và điều quan trọng là
    chúng tôi đã thực sự chứng minh được
  • 10:59 - 11:01
    công dụng của Nanopatch
    trong bối cảnh phòng thí nghiệm.
  • 11:01 - 11:05
    Với tư cách là 1 nhà khoa học,
    tôi yêu điều đó và yêu khoa học.
  • 11:05 - 11:08
    Tuy nhiên, với tư cách là 1 kĩ sư,
  • 11:08 - 11:09
    1 kĩ sư sinh học
  • 11:09 - 11:12
    và cũng là 1 con người,
  • 11:12 - 11:13
    tôi sẽ không thỏa mãn
  • 11:13 - 11:16
    cho đến khi mang được nó
    ra khỏi phòng thí nghiệm
  • 11:16 - 11:18
    và đưa nó đến tay người dân
    với số lượng lớn,
  • 11:18 - 11:21
    đặc biệt là cho những người cần nó nhất.
  • 11:21 - 11:24
    Vì thế, chúng tôi đã bắt đầu
    chuyến hành trình đặc biệt này,
  • 11:24 - 11:27
    và bắt đầu nó
    theo 1 cách khác lạ.
  • 11:27 - 11:30
    Chúng tôi bắt đầu với Papua New Guinea.
  • 11:30 - 11:36
    Giờ đây, Papua New Guinea là ví dụ
    của một quốc gia đang phát triển.
  • 11:36 - 11:39
    Đất nước này có diện tích
    ngang bằng với Pháp,
  • 11:39 - 11:42
    nhưng lại hứng chịu nhiều rào cản lớn
  • 11:42 - 11:46
    tồn tại trong thế giới vaccine ngày nay.
  • 11:46 - 11:47
    Đó chính là lưu trữ và vận chuyển.
  • 11:47 - 11:52
    Ở đất nước này,
    chỉ có 800 tủ lạnh để bảo quản vaccine.
  • 11:52 - 11:56
    Nhiều cái trong số chúng đã cũ kĩ,
    như chiếc này ở Port Moresby.
  • 11:56 - 11:59
    Nhiều cái thì hỏng hóc
    và không có ở vùng cao nguyên, nơi rất cần chúng.
  • 11:59 - 12:00
    Đó là một thách thức.
  • 12:00 - 12:06
    Nhưng Papua New Guinea
    có số trường hợp nhiễm HPV,
  • 12:06 - 12:10
    hay còn gọi là virus sinh u nhú ở người
    (yếu tố nguy cơ) cao nhất trên thế giới.
  • 12:10 - 12:12
    Tuy nhiên, vaccine đó
    lại không sẵn có ở số lượng lớn
  • 12:12 - 12:14
    bởi vì giá thành quá đắt.
  • 12:14 - 12:17
    Vì 2 lý do đó,
    cùng với các thuộc tính của Nanopatch,
  • 12:17 - 12:20
    chúng tôi đã tham gia
    vào nghiên cứu và làm việc với Nanopatch
  • 12:20 - 12:22
    và đưa nó đến Papua New Guinea
  • 12:22 - 12:26
    và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi nó
    trong thời gian sắp tới.
  • 12:26 - 12:30
    Giờ đây, tiến hành công việc này
    là không hề dễ dàng.
  • 12:30 - 12:31
    Đó là một thách thức,
  • 12:31 - 12:34
    nhưng tôi không muốn làm việc gì khác ,
    ngoại trừ việc này ra.
  • 12:34 - 12:36
    Và khi nhìn về tương lai
  • 12:36 - 12:40
    tôi muốn chia sẻ với các bạn
    một ý tưởng:
  • 12:40 - 12:44
    Đó là ý tưởng về một tương lai
  • 12:44 - 12:46
    mà con số 17 triệu người tử vong mỗi năm
  • 12:46 - 12:48
    do các bệnh truyền nhiễm
  • 12:48 - 12:51
    chỉ còn là một chú thích lịch sử.
  • 12:51 - 12:53
    Và nó có được
  • 12:53 - 12:57
    là nhờ các vaccine được cải tiến,
    cải tiến 1 cách triệt để.
  • 12:57 - 12:59
    Giờ đây, đứng trước các bạn
    ngày hôm nay
  • 12:59 - 13:01
    tại nơi kim và ống tiêm,
    thiết bị có cách đây 160 năm
  • 13:01 - 13:03
    ra đời,
  • 13:03 - 13:06
    tôi trình bày với các bạn
    một hướng tiếp cận thay thế
  • 13:06 - 13:08
    mà có thể khiến điều đó xảy ra,
  • 13:08 - 13:12
    và đó chính là Nanopatch,
    một thiết bị không có kim tiêm, không gây đau đớn,
  • 13:12 - 13:16
    không cần bảo quản lạnh
    và có khả năng cái thiện tính sinh miễn dịch.
  • 13:16 - 13:18
    Xin chân thành cảm ơn.
  • 13:18 - 13:21
    (Vỗ tay)
Title:
Miếng dán vaccine không kim tiêm: an toàn hơn và rẻ hơn.
Speaker:
Mark Kendall
Description:

160 năm sau khi kim và ống tiêm được phát minh, chúng ta vẫn còn sử dụng chúng để tiêm chủng. Đây là lúc để cải tiến. Kĩ sư sinh học Mark Kendall trình làng sản phẩm Nanopatch, miếng dán vaccine hình vuông với kích thước 1x1 cm vuông có thể dán lên da mà không gây đau đớn. Ông Mark Kendall cho thấy bằng cách nào miếng dán silicon siêu nhỏ này có thể vượt qua được 4 hạn chế lớn của kim và ống tiêm truyền thống chỉ với chi phí rất thấp.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:50
  • Bài dịch rất tốt. Mình thích cách dùng từ, và sắp xếp các vế trong câu của bạn.

    Lưu ý nhỏ là câu dài quá 42 ký tự (ước chừng) thì xuống dòng để người xem để theo dõi.
    Mình có chỉnh sửa lại đôi chút. Bạn xem qua lại nhé.

    Thân,
    Như

  • Cảm ơn bạn Như nhiều nha.

Vietnamese subtitles

Revisions