< Return to Video

Suy nghĩ sáng tạo - cách để tư duy vượt giới hạn và phát triển ý tưởng | Giovanni Corazza | TEDxRoma

  • 0:24 - 0:27
    Đôi khi, điều đơn giản lại khó thực hiện
  • 0:27 - 0:31
    Đã bao giờ bạn được giao
    một công việc đơn giản,
  • 0:31 - 0:33
    đối với bạn thì khó thực hiện,
  • 0:33 - 0:35
    trong khi có thể
    không ai khác thấy thế?
  • 0:36 - 0:39
    Đó là khi bạn trải nghiệm sự thất vọng.
  • 0:39 - 0:42
    Tôi đã trải nghiệm điều đó khi
    bắt đầu tham gia lớp học thanh nhạc,
  • 0:42 - 0:45
    và giáo viên bảo tôi thở bằng cơ hoành.
  • 0:45 - 0:50
    Đó là cách thở tự nhiên của chúng ta,
    rất dễ, nhưng thực ra lại khó thực hiện.
  • 0:50 - 0:54
    và đó là bí quyết của những ca sĩ giỏi.
  • 0:54 - 0:57
    Điều tương tự xảy ra khi
  • 0:57 - 1:01
    sếp bạn đến buổi họp và yêu cầu bạn hãy
    tư duy vượt giới hạn.
  • 1:01 - 1:04
    Nhanh nào, cho tôi những
    ý tưởng sáng tạo đi.
  • 1:04 - 1:07
    Tư duy vượt giới hạn.
    Tôi muốn nghe chúng.
  • 1:07 - 1:09
    Tôi cần sự cải tiến.
  • 1:09 - 1:12
    Dễ dàng, đơn giản,
    nhưng thực ra lại rất khó thực hiện.
  • 1:12 - 1:14
    Bạn cần phải luyện tập.
  • 1:14 - 1:18
    Bạn cần phải biết làm thế nào để
    vượt ra khỏi giới hạn, cần đi đâu,
  • 1:18 - 1:22
    và cách để quay lại bên trong
    những quy chuẩn, vì đó là nơi ta sống.
  • 1:22 - 1:24
    Thực ra chúng ta sống bên trong
    "chiếc hộp".
  • 1:24 - 1:27
    Tôi muốn hỏi ba câu hỏi.
  • 1:27 - 1:29
    Tôi đã tự hỏi mình những câu hỏi này.
  • 1:29 - 1:32
    Bài thuyết trình này là hành trình
    nhỏ xuyên suốt câu trả lời của tôi.
  • 1:32 - 1:36
    Tôi hy vọng một trong số chúng
    sẽ tương đồng với các bạn.
  • 1:36 - 1:38
    Điều đầu tiên cần hỏi là, tại sao.
  • 1:38 - 1:41
    Tại sao chúng ta thực sự
    nên vượt ra ngoài những giới hạn?
  • 1:41 - 1:43
    Vì bên trong những giới hạn đó,
    ta cảm thấy an toàn.
  • 1:44 - 1:46
    Chúng ta đồng tình với tất cả mọi người.
  • 1:47 - 1:50
    Và khi vượt ra ngoài giới hạn,
    chúng ta đánh liều danh tiếng của mình.
  • 1:51 - 1:54
    Chúng ta đã làm việc vất cả cả đời
    để xây dựng nó.
  • 1:54 - 1:56
    tại sao chúng ta lại mạo hiểm đánh đổi?
  • 1:57 - 2:01
    Đó là điều xa xỉ mà ít người làm được,
  • 2:02 - 2:04
    hay nó thực sự là điều tất yếu phải làm?
  • 2:04 - 2:05
    Tại sao?
  • 2:05 - 2:07
    Hãy nghĩ đến cuộc sống
    chúng ta hôm nay.
  • 2:07 - 2:10
    Chúng ta là một phần của một hệ thống.
  • 2:10 - 2:12
    Chúng ta là những điểm nút trong hệ thống.
  • 2:12 - 2:14
    Chúng ta chia sẻ thông tin
    trong thời gian thực,
  • 2:15 - 2:19
    và chúng ta, đến cuối cùng,
    đều sở hữu những thông tin giống nhau.
  • 2:20 - 2:24
    Đó là kết thúc, và đó cũng là
    một suy nghĩ đáng sợ.
  • 2:24 - 2:27
    Nếu tất cả chúng ta sở hữu
    những thông tin giống nhau,
  • 2:27 - 2:29
    điều gì làm chúng ta khác biệt đây?
  • 2:30 - 2:34
    Phẩm chất con người của mỗi chúng ta
    nằm ở đâu?
  • 2:35 - 2:41
    Nó thực sự phụ thuộc vào cách chúng ta
    xử lý những thông tin được chia sẻ chung.
  • 2:42 - 2:47
    Để suy nghĩ sáng tạo, để vượt ra khỏi
    những giới hạn không phải là điều xa xỉ.
  • 2:47 - 2:52
    Đó là sự cần thiết với mỗi chúng ta,
    và cho nhân phẩm của ta.
  • 2:52 - 2:54
    Vậy thì chúng ta đang nói tới
    "cái hộp" nào?
  • 2:54 - 2:56
    Chúng ta phải có một định nghĩa rõ ràng,
  • 2:56 - 2:59
    để thực sự nói về một thứ cụ thể.
  • 3:00 - 3:03
    Nó không phải lí trí của ta,
    chúng ta không thể nghĩ bên ngoài lí trí.
  • 3:04 - 3:07
    Đó là những giới hạn bên trong lí trí ấy.
  • 3:07 - 3:10
    Giới hạn giữa những gì ta biết,
  • 3:10 - 3:13
    và những gì ta chưa biết,
    hoặc chưa nghĩ đến.
  • 3:15 - 3:16
    Lí trí của ta là gì?
  • 3:16 - 3:18
    Cấu trúc tri thức của ta là gì?
  • 3:18 - 3:22
    Đó là một hiện tượng nổi lên khỏi
    cơ chế phức tạp,
  • 3:22 - 3:23
    mà chính là bộ não.
  • 3:24 - 3:28
    Chúng ta bắt đầu với những điều kiện
    sơ khai, di sản về di truyền của chúng ta.
  • 3:28 - 3:31
    Chúng ta có những ranh giới về điều kiện,
    môi trường.
  • 3:32 - 3:34
    Chúng ta có những trải nghiệm gián tiếp,
  • 3:34 - 3:37
    những năm học ở trường và đại học
  • 3:37 - 3:40
    để học những thứ người khác đã nghĩ,
  • 3:40 - 3:41
    những điều người khác đã tìm ra,
  • 3:41 - 3:43
    những thứ người khác tạo nên.
  • 3:43 - 3:46
    Khi đó, chúng ta có những
    kinh nghiệm trực tiếp,
  • 3:46 - 3:50
    thành công, thất bại của chúng ta
    đã tạo nên con người ta.
  • 3:50 - 3:55
    Tất cả những thứ đó xây nên cái tổ kiến
    mà chúng ta sống,
  • 3:55 - 3:57
    và chúng ta sống tốt trong đó.
  • 3:57 - 4:02
    Dù ta có nghĩ gì trong cái tổ kiến,
    trong "cái hộp", thì ta cảm thấy an toàn.
  • 4:03 - 4:06
    Bất cứ thứ gì ở ngoài, đều vô hình với ta.
  • 4:06 - 4:08
    Chúng ta không biết ngoài đó có gì.
  • 4:08 - 4:13
    Đó là lý do vì sao việc đó lại mạo hiểm,
    bởi vì chẳng ai biết (bên ngoài có gì).
  • 4:14 - 4:18
    Chúng ta phải đối mặt với thứ gì đó
    rất cần thiết cho nhân phẩm,
  • 4:18 - 4:21
    nhưng thực ra lại quá khó để thực hiện.
  • 4:22 - 4:25
    Vậy làm thế nào để ra khỏi giới hạn?
    Làm thế nào để đạt được điều đó?
  • 4:25 - 4:26
    Những kỹ năng nào có thể dùng?
  • 4:26 - 4:31
    Chúng ta có cần phải đợi
    quả táo rơi vào đầu không,
  • 4:31 - 4:34
    hoặc có những phương pháp
    nào cụ thể không?
  • 4:34 - 4:37
    Thực tế ở ngoài này để chúng ta lĩnh hội.
  • 4:37 - 4:40
    Nó thật đẹp. Bạn thấy những bông hoa này.
  • 4:40 - 4:45
    Bạn có nhiều ý tưởng,
    đều là những thông tin tập trung,
  • 4:45 - 4:47
    những ý tưởng chi phối.
  • 4:47 - 4:51
    Bất kể khi nào ta cần nghĩ về
    một lĩnh vực trọng tâm nào,
  • 4:51 - 4:54
    ta sẽ có những ý tưởng về
    việc mọi thứ nên thế nào.
  • 4:54 - 4:57
    Chúng ta có những yêu cầu,
    chúng ta có sự định rõ.
  • 4:57 - 4:59
    Chúng ta biết mọi thứ thế nào,
  • 4:59 - 5:02
    bởi vì đó là cách chúng vẫn luôn tồn tại.
  • 5:03 - 5:04
    Nhưng nếu muốn ra khỏi "chiếc hộp",
  • 5:04 - 5:08
    chúng ta cần thêm thứ gì đó,
    chút gia vị,
  • 5:08 - 5:12
    thứ gì vượt lên cả những thông tin
    mang tính tập trung.
  • 5:12 - 5:15
    Thứ gì đó sai, thứ gì ngớ ngẩn,
  • 5:15 - 5:18
    thứ gì đó hẳn là không liên quan,
  • 5:18 - 5:21
    thứ gì có thể đưa chúng ta đi xa.
  • 5:21 - 5:24
    Đó chính là thứ mà ta gọi là
    thông tin dị biệt.
  • 5:24 - 5:28
    Chúng ta cần một chút thông tin dị biệt
  • 5:28 - 5:31
    vượt qua mọi ranh giới trong suy nghĩ ta,
  • 5:31 - 5:35
    từ điều ta biết đến
    những điều ta chưa nghĩ tới.
  • 5:35 - 5:40
    Đây là cơ chế thiết yếu, một điều
    vô cùng cần thiết,
  • 5:40 - 5:45
    và nó sẽ đưa ta đến những nơi
    mà ta thực sự không biết đi đâu.
  • 5:45 - 5:47
    Chúng ta bị giới hạn.
  • 5:47 - 5:50
    Như thể ở giai đoạn trung cuộc
    của một ván cờ vua.
  • 5:50 - 5:52
    Bạn sẽ đi đâu một khi bạn ra khỏi
    "chiếc hộp" của mình?
  • 5:52 - 5:55
    Bạn không có một hướng đi định trước.
  • 5:56 - 5:59
    Nó thật sự là một tình huống tiềm ẩn
  • 6:00 - 6:05
    đưa chúng ta tới cảm giác
    mình cần phải quay về.
  • 6:05 - 6:06
    Chuyện này chẳng có nghĩa lý gì cả.
  • 6:06 - 6:11
    Hãy quay lại vùng an toàn.
    Hãy quay trở vào trong "cái hộp".
  • 6:11 - 6:15
    Đây là sự cám dỗ
    mà chúng ta cần chống lại.
  • 6:15 - 6:19
    Chúng ta cần coi trọng sự suy nghĩ sâu xa.
  • 6:19 - 6:22
    Bình thường ta nói về suy nghĩ thông minh,
  • 6:22 - 6:25
    suy nghĩ nhanh, suy nghĩ sâu,
  • 6:25 - 6:27
    nhưng ở đây chúng ta nói về một thứ khác,
  • 6:27 - 6:29
    suy nghĩ xa.
  • 6:29 - 6:30
    Điều đó nghĩa là gì?
  • 6:30 - 6:34
    Đó là một số suy nghĩ sẽ đưa ta đi xa.
  • 6:34 - 6:38
    Đó như là khi bạn đang đọc bài thơ
    hay nghe nhạc.
  • 6:38 - 6:41
    Bạn không nhận xét từng nốt nhạc.
  • 6:41 - 6:43
    Bạn không nhận xét từng từ.
  • 6:43 - 6:48
    Đó là cả tập hợp tạo cho chúng ta
    cảm xúc, và đưa ta đi xa.
  • 6:48 - 6:52
    Chúng ta cũng phải làm thế
    với khái niệm của ta.
  • 6:52 - 6:53
    Chúng ta cần đi xa.
  • 6:54 - 6:57
    Chúng ta có thể sử dụng
    sự liên kết của ý tưởng,
  • 6:57 - 7:01
    tập hợp ý tưởng, sự rút ra từ nguyên lý,
  • 7:01 - 7:04
    và sự áp dụng của những nguyên lý đó
  • 7:04 - 7:07
    cho lĩnh vực mà
    ta chưa từng áp dụng bao giờ.
  • 7:07 - 7:11
    Chúng ta cần sẵn sàng tiếp thu.
    Chúng ta cần sự thông thạo.
  • 7:11 - 7:15
    Tìm những lựa chọn khác nhau,
    chứ không phải câu trả lời chính xác.
  • 7:16 - 7:20
    Bởi vì khi chúng ta nghĩ sáng tạo,
    sẽ không có một câu trả lời nào chính xác.
  • 7:20 - 7:23
    Có rất nhiều lựa chọn có thể xảy ra.
  • 7:24 - 7:25
    Giả sử bây giờ chúng ta may mắn.
  • 7:25 - 7:29
    Chúng ta hạ cánh ở một ý tưởng mới
    trong chuyến hành trình,
  • 7:29 - 7:32
    trong công cuộc khám phá
    bên ngoài chiếc hộp.
  • 7:32 - 7:34
    Điều đó có giá trị gì?
  • 7:34 - 7:37
    Làm thế nào để đánh giá
    giá trị của một ý tưởng mới?
  • 7:37 - 7:42
    Có vẻ rất khó nếu nó thực sự mới,
    bởi vì bạn chưa từng thấy nó trước đây.
  • 7:42 - 7:45
    Chưa một ai thấy nó trước đây,
  • 7:45 - 7:51
    như thế nếu ta hạ cánh xuống
    một hành tinh mới, một miền chưa khai phá.
  • 7:52 - 7:55
    Sẽ rất khó để hiểu giá trị
    của một thứ gì đó mới.
  • 7:55 - 7:59
    Đầu tiên, bởi vì chúng ta không
    cảm thấy là người phát minh.
  • 7:59 - 8:03
    Tôi là ai mà lại có thể
    nghĩ ra ý tưởng mới chứ?
  • 8:03 - 8:06
    Rất có thể ý này đã được
    nghĩ đến trước đây rồi.
  • 8:06 - 8:10
    Nếu điều này đúng,
    ai đó đã làm việc này trước tôi.
  • 8:10 - 8:15
    Đây là một cơ chế tự nhiên khiến chúng ta
    giết chết ý tưởng của chính mình.
  • 8:15 - 8:17
    Chúng ta phải cưỡng lại chúng.
  • 8:17 - 8:22
    Chúng ta phải tìm kiếm
    sự kết nối giữa ý tưởng mới
  • 8:22 - 8:24
    và động cơ ban đầu,
    trọng tâm ban đầu của ta,
  • 8:24 - 8:29
    và đánh giá chính ý tưởng đó
    với giá trị của nó
  • 8:29 - 8:34
    và có thể sẽ có thứ gì đó
    giúp giải quyết vấn đề khác,
  • 8:34 - 8:35
    mà không phải là của bạn.
  • 8:35 - 8:39
    Sự cầu may xảy ra mọi lúc.
  • 8:39 - 8:42
    Chúng ta chỉ cần nhìn thấy nó,
  • 8:42 - 8:44
    để nhận ra điểm khác biệt.
  • 8:45 - 8:48
    Được, nhưng chúng ta là động vật xã hội.
  • 8:48 - 8:49
    Ta sống trong môi trường,
  • 8:49 - 8:52
    mà việc nghĩ ngoài chiếc hộp,
    mang đến ý tưởng mới,
  • 8:52 - 8:54
    sẽ thách thức môi trường đó.
  • 8:54 - 8:59
    Khi nào thì đó là một ý hay khi thách thức
    tất cả mọi người quanh bạn
  • 8:59 - 9:01
    trong môi trường làm việc của bạn?
  • 9:01 - 9:02
    Bạn có một người sếp.
  • 9:02 - 9:05
    Bạn thực sự không muốn khiến
    anh ấy hay cô ấy tức giận.
  • 9:05 - 9:08
    Khi nào thì nghĩ bên ngoài chiếc hộp
    là một ý hay?
  • 9:08 - 9:14
    Đầu tiên, nếu môi trường đó
    phạt những lỗi lầm,
  • 9:14 - 9:17
    bạn sẽ không bao giờ
    cố gắng vượt ra khỏi chiếc hộp.
  • 9:17 - 9:21
    Bạn sẽ ở lại an toàn trong
    môi trường quen thuộc.
  • 9:22 - 9:26
    Nếu bạn muốn khuyến khích
    một môi trường sáng tạo,
  • 9:26 - 9:31
    bạn cần phải cho phép sự tồn tại của những
    thông tin dị biệt.
  • 9:31 - 9:35
    Bạn cần cho phép những thông tin không
    liên quan thâm nhập.
  • 9:35 - 9:38
    Bạn phải xáo trộn và kết nối
    những luật lệ khác nhau.
  • 9:38 - 9:42
    Bạn cần phải sử dụng
    phép ẩn dụ trong tổ chức.
  • 9:42 - 9:46
    Chỉ trong trường hợp đó,
    bạn mới cho phép môi trường
  • 9:46 - 9:50
    thiên về việc phát triển
    những ý tưởng mới.
  • 9:52 - 9:55
    Tôi muốn kết thúc bài nói với
    một thí nghiệm nhỏ.
  • 9:55 - 9:57
    Chúng tôi muốn tương tác với các bạn,
  • 9:57 - 9:59
    nhưng thời gian có hạn.
  • 9:59 - 10:02
    Tôi thực sự đã chuẩn bị một chút,
  • 10:02 - 10:05
    và nếu bạn tin tôi, và thành thực,
  • 10:05 - 10:08
    điều này sẽ được phát triển
    trong một vài phút.
  • 10:08 - 10:12
    Việc phát triển ý tưởng,
    du hành bên ngoài chiếc hộp,
  • 10:12 - 10:14
    là một điều diễn ra rất nhanh.
  • 10:14 - 10:17
    Chúng ta nên thử nghiệm ở đâu nhỉ?
  • 10:17 - 10:22
    Hãy cho là chúng ta muốn phát triển
    ý tưởng mới về hội thảo của TEDx.
  • 10:22 - 10:27
    Chúng ta ở đây, và đây là
    lĩnh vực chúng ta biết rõ.
  • 10:28 - 10:34
    Hãy bắt đầu với những
    thông tin hội tụ về hội thảo TEDx.
  • 10:34 - 10:39
    Điều gì cần thiết để làm nên
    một hội thảo TEDx xuất sắc?
  • 10:39 - 10:42
    Bạn cần một nhà diễn giả thông minh đến.
  • 10:42 - 10:46
    Bạn cần một chủ đề xuất sắc.
  • 10:47 - 10:51
    Bạn cần phải sự chuyển tiếp
    giữa các diễn giả nhanh.
  • 10:51 - 10:54
    Bạn cần một sự khán phòng lớn.
  • 10:54 - 11:00
    Danh sách còn tiếp, và tất cả điều tôi
    đang nói là những điều bạn đã biết.
  • 11:00 - 11:03
    Đó là những thông tin hội tụ, an toàn.
  • 11:03 - 11:07
    Tôi không phát triển cái gì mới.
    Tôi đang ở trong hộp.
  • 11:07 - 11:09
    Và bây giờ tôi ra ngoài,
  • 11:09 - 11:12
    để tôi áp dụng một số thay đổi dị biệt
  • 11:12 - 11:15
    đối với bất kì yếu tố cố định nào.
  • 11:15 - 11:18
    Bắt đầu từ cái cuối cùng, khán phòng lớn,
  • 11:19 - 11:23
    Một sự thay đổi khác biệt,
    ví dụ, mở lớn hơn nữa.
  • 11:23 - 11:24
    Mang nó đến giới hạn của mình.
  • 11:24 - 11:29
    Thay vì nghĩ một buổi hội thảo
    TEDx trong nhà hát,
  • 11:29 - 11:32
    nghĩ buổi hội thảo trong sân vận động.
  • 11:32 - 11:35
    Nó có hợp lý không,
    trong một sân vận động?
  • 11:35 - 11:38
    Sẽ rất khó để tổ chức,
    khó hơn nhiều so với trong rạp hát,
  • 11:38 - 11:41
    và làm thế nào để lấp đầy chỗ này?
  • 11:41 - 11:42
    Làm thế nào lấp đầy
    sân vận động?
  • 11:42 - 11:45
    Nó quá khó,
    nó không có nghĩa lý gì cả.
  • 11:45 - 11:48
    Tôi đang cố gắng đế loại bỏ ý tưởng đó.
  • 11:48 - 11:51
    Và khi đó tôi đi tiếp, tôi nói,
  • 11:51 - 11:55
    được rồi, có thể sân vận động
    đã có người.
  • 11:55 - 11:58
    Từ đó, ta có thế có ý tưởng
  • 11:58 - 12:03
    làm một buổi hội thảo TEDx vào
    giờ giải lao của trận bóng đá,
  • 12:03 - 12:10
    một hệ thống bài nói diễn ra vào
    giờ giải lao của các trận bóng.
  • 12:10 - 12:14
    Ý tưởng tốt, ý tưởng tồi?
    Tôi sẽ để các bạn tự đánh giá.
  • 12:14 - 12:17
    Hãy cân nhắc yếu tố khác:
    diễn giả tốt và thông minh.
  • 12:17 - 12:21
    Đây là một nhân tố chủ chốt
    cho một buổi hội thảo TEDx
  • 12:21 - 12:22
    Hãy bỏ nó đi.
  • 12:22 - 12:25
    Chúng ta loại bỏ diễn giả tốt và xuất sắc.
  • 12:27 - 12:31
    Điều đó có nghĩa lý không?
    Không, chúng ta đang ở bên ngoài hộp
  • 12:31 - 12:34
    Điều đó có dẫn đến thứ gì hữu ích không?
  • 12:34 - 12:37
    Tôi có thể nói,
    Được rồi, tôi không cần diễn giả.
  • 12:37 - 12:41
    nhưng tôi cần bài thuyết trình,
    bài nói, bản thảo.
  • 12:41 - 12:43
    Từ điều này dẫn đến ý tưởng
  • 12:43 - 12:48
    một người diễn giả đưa bài nói
    của một người khác.
  • 12:48 - 12:50
    Chúng ta trao đổi diễn giả.
  • 12:51 - 12:54
    Vậy thì, đó là một buổi
    hội thảo TEDx hợp tác.
  • 12:54 - 12:58
    Chúng ta có thể có cặp đôi trên sân khấu,
    thay vì một người,
  • 12:58 - 13:02
    hoặc chúng ta có thể những người nói về
  • 13:02 - 13:04
    người khác có chủ đề này.
  • 13:04 - 13:06
    Bằng cách này, chúng ta
    có ít nhất một lợi thế.
  • 13:06 - 13:09
    Chúng ta lấy đi yếu tố về cái tôi.
  • 13:09 - 13:10
    Sẽ không còn cái tôi nữa,
  • 13:10 - 13:13
    nếu mà bạn đang nói dựa trên
    bản thảo của người khác.
  • 13:13 - 13:16
    Đây chỉ là ví dụ, chỉ là ví dụ
  • 13:16 - 13:21
    để cho các bạn thấy là
    có thể và không khó,
  • 13:21 - 13:23
    để thực sự nghĩ bên ngoài chiếc hộp.
  • 13:23 - 13:26
    Tôi hy vọng hành trình này,
    sẽ thú vị bằng một cách nào đó,
  • 13:26 - 13:29
    và bây giờ bạn sẽ muốn làm nhiều hơn.
  • 13:29 - 13:31
    Cảm ơn vì sự tập trung của các bạn.
  • 13:31 - 13:34
    (Vỗ tay)
Title:
Suy nghĩ sáng tạo - cách để tư duy vượt giới hạn và phát triển ý tưởng | Giovanni Corazza | TEDxRoma
Description:

Bài nói được cung cấp tại một sự kiện của TEDx sử dụng hình thức của hội thảo TEDx nhưng được tổ chức độc lập bởi cộng đồng địa phương.

Giovanni Corazza là một giáo sư toàn thời gian tại đại học Bologna, một thành viên của Hội đồng điều hanh, và là nhà sáng lậo của học viện sáng tạo Marconi. Ông dạy khoa học và việc áp dụng suy nghĩ sáng tạo. Một bước nhảy nhanh ra khỏi chiếc hộp, ông nghĩ, có thể sáng suốt hơn cả một đời suy nghĩ theo chuẩn mực.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDxTalks
Duration:
13:39

Vietnamese subtitles

Revisions