Hans Rosling khám phá những góc nhìn mới về đói nghèo
-
0:00 - 0:02Năm ngoái tôi bảo các bạn ba điều.
-
0:02 - 0:05Tôi bảo rằng các số liệu trên thế giới
-
0:05 - 0:08vẫn chưa được công bố rõ ràng.
-
0:08 - 0:10Chính vì vậy, chúng ta vẫn giữ lối tư tưởng cổ hủ
-
0:10 - 0:13về các nước đang phát triển và công nghiệp hóa, đó là sai.
-
0:14 - 0:18Và tôi bảo rằng đồ họa ảnh động có thể tạo ra sự khác biệt.
-
0:19 - 0:21Mọi việc đang thay đổi.
-
0:21 - 0:25Hôm nay, trang chủ của Cục Thống kê Liên hiệp Quốc
-
0:25 - 0:28thông báo, ngày 1 tháng 5, toàn quyền truy cập vào cơ sở dữ liệu.
-
0:30 - 0:33(Vỗ tay)
-
0:33 - 0:37Nếu tôi có thể chia sẻ hình ảnh với bạn trên màn hình,
-
0:38 - 0:39có 3 việc đã xảy ra.
-
0:39 - 0:42Liên hiệp quốc cho phép truy cập cơ sở dữ liệu thống kê của họ,
-
0:42 - 0:46và phần mềm này đã có một một phiên bản mới
-
0:46 - 0:48đang hoạt động trên Internet dưới dạng beta,
-
0:48 - 0:50do đó bạn không cần phải tải về nữa.
-
0:51 - 0:53Cho phép tôi nhắc lại những gì bạn được thấy vào năm ngoái.
-
0:53 - 0:54Các bong bóng là các quốc gia.
-
0:54 - 0:58Ở đây là tỉ lệ sinh sản -- số trẻ sinh ra trên mỗi phụ nữ --
-
0:58 - 1:01và đằng kia là tuổi thọ tính bằng năm.
-
1:02 - 1:05Đây là năm 1950 -- kia là những nước công nghiệp hóa,
-
1:05 - 1:06kia là những nước đang phát triển.
-
1:06 - 1:08Ở thời điểm đó, vẫn còn khái niệm "chúng ta" và "họ".
-
1:08 - 1:10Thế giới có sự phân biệt rất lớn.
-
1:10 - 1:14Nhưng rồi mọi chuyện thay đổi, và tiến triển khá tốt.
-
1:14 - 1:15Đây là những gì đã xảy ra.
-
1:16 - 1:19Bạn có thể thấy Trung Quốc, bong bóng to, màu đỏ;
-
1:19 - 1:20còn bong bóng màu xanh ở đằng xa là Ấn Độ.
-
1:20 - 1:23Và chúng đã chuyển dời hoàn toàn... Tôi sẽ cố gắng
-
1:23 - 1:25nói chuyện nghiêm chỉnh hơn một chút năm nay để cho bạn thấy
-
1:25 - 1:27mọi thứ đã thay đổi như thế nào.
-
1:28 - 1:31Và đây, châu Phi luôn là một vấn nạn nổi bật ở dưới này, đúng không nhỉ?
-
1:31 - 1:34Vẫn là những gia đình đông con, và đại dịch HIV
-
1:34 - 1:36làm trì trệ các quốc gia như thế này.
-
1:36 - 1:39Đại khái đều là những gì chúng ta thấy vào năm ngoái,
-
1:39 - 1:41và đây là viễn cảnh của tương lai.
-
1:42 - 1:44Tôi sẽ nói về, liệu điều này có thể xảy ra?
-
1:44 - 1:47Vì bạn thấy là tôi đưa ra những số liệu không hề tồn tại.
-
1:48 - 1:50Đây là thời điểm chúng ta đang ở.
-
1:50 - 1:53Liệu chuyện này có thể xảy ra hay không?
-
1:54 - 1:56Bạn có biết là tôi bao quát hết quãng đời mình trong đó?
-
1:56 - 1:58Tôi nghĩ là mình sẽ sống đến 100 năm.
-
1:58 - 2:00Đây là hoàn cảnh hiện tại.
-
2:00 - 2:07Các bạn có phiền xem xét đến tình hình kinh tế trên thế giới?
-
2:08 - 2:13Tôi sẽ so sánh nó với tỉ lệ sống sót của trẻ.
-
2:13 - 2:14Chúng ta sẽ đổi chỗ hai trục biểu đồ:
-
2:15 - 2:19ở đây là tỉ lệ tử vong của trẻ -- cũng là tỉ lệ sống sót --
-
2:19 - 2:214 trẻ chết ở kia, 200 trẻ ở kia.
-
2:22 - 2:24Ở trục này là GDP tính theo đầu người.
-
2:25 - 2:28Đây là năm 2007.
-
2:28 - 2:32Nếu tôi có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ bổ sung vài thông số lịch sử --
-
2:32 - 2:38xem nào, xem nào, xem nào -- không có nhiều con số thống kê vào 100 năm trước.
-
2:38 - 2:40Một vài nước vẫn có dữ liệu.
-
2:40 - 2:42Chúng ta đang nhìn vào các tài liệu lịch sử,
-
2:42 - 2:46và tại thời điểm năm 1820,
-
2:46 - 2:50chỉ có Úc và Thụy Điển mới sử dụng các con số.
-
2:50 - 2:53(Cười)
-
2:53 - 2:57Thế nhưng các nước này ở tận dưới đây, với 1,000 đô-la mỗi người mỗi năm.
-
2:57 - 3:001/5 số trẻ không sống nổi qua sinh nhật đầu tiên của mình,
-
3:01 - 3:04Đây là những gì xảy ra trên thế giới, nếu chúng ta cho hiện cả thế giới.
-
3:04 - 3:07Làm sao họ giàu lên, từng chút một,
-
3:07 - 3:08và họ bổ sung những con số thống kê.
-
3:08 - 3:10Có được những thống kê này chẳng phải là điều tuyệt vời sao?
-
3:10 - 3:12Bạn có thấy tầm quan trọng của chuyện đó?
-
3:12 - 3:14Và đây, trẻ em không hề sống lâu hơn.
-
3:14 - 3:18Thế kỷ cuối cùng, 1870, thật tồi tệ cho những đứa trẻ ở châu Âu,
-
3:18 - 3:20bởi hầu hết những dữ liệu này là của châu Âu.
-
3:20 - 3:23Chỉ đến thời khắc giao thế kỷ
-
3:23 - 3:26tỉ lệ trẻ sống sót năm đầu tiên mới tăng lên đến 90%.
-
3:26 - 3:29Đây là Ấn Độ đang vươn lên, với dữ liệu đầu tiên từ Ấn Độ.
-
3:29 - 3:34Đây là Mỹ đang chuyển dời, ngày càng kiếm nhiều tiền hơn.
-
3:34 - 3:39Và chúng ta sẽ sớm thấy Trung Quốc đuổi kịp từ phía góc xa ở đây.
-
3:39 - 3:41Trung Quốc vươn lên khi Mao Trạch Đông lấy sức khỏe làm đầu,
-
3:41 - 3:42chứ không phải chuyện làm giàu.
-
3:42 - 3:45Ông chết ở đây, sau đó Đặng Tiểu Bình mang đến sự phồn vinh,
-
3:45 - 3:46quốc gia này đã di chuyển đến đây.
-
3:47 - 3:49Các bong bóng liên tục di chuyển lên trên,
-
3:49 - 3:51và đây là toàn cảnh thế giới hiện nay.
-
3:51 - 3:57(Vỗ tay)
-
3:57 - 4:00Chúng ta hãy nhìn vào nước Mỹ.
-
4:00 - 4:03Ở đây có một chức năng -- Tôi có thể bảo cả thế giới, "Ở yên đấy."
-
4:04 - 4:07Và tôi giữ lấy nước Mỹ -- chúng ta vẫn muốn nhìn thấy phần nền --
-
4:07 - 4:10tôi dựng chúng như thế này, và chúng ta bắt đầu đi ngược thời gian.
-
4:10 - 4:13Chúng ta có thể thấy là nước Mỹ
-
4:13 - 4:16luôn nằm ở cạnh bên phải của xu hướng.
-
4:16 - 4:18Người Mỹ lúc nào cũng ở phía đồng tiền.
-
4:19 - 4:24Đến năm 1915, nước Mỹ là láng giềng của Ấn Độ --
-
4:25 - 4:27một Ấn Độ hiện đại của ngày nay.
-
4:27 - 4:29Điều đó có nghĩa là Mỹ giàu hơn,
-
4:29 - 4:33nhưng cũng theo tỉ lệ đó lại có nhiều trẻ chết hơn Ấn Độ ngày nay.
-
4:34 - 4:37Và nhìn đây -- so sánh với Philippines ngày nay.
-
4:37 - 4:40Philippines ngày nay có nền kinh tế tương đương
-
4:41 - 4:43với nước Mỹ trong Thế chiến thứ nhất.
-
4:43 - 4:47Tuy vậy chúng ta phải đưa nước Mỹ tiến về trước rất xa
-
4:47 - 4:50thì người dân Mỹ mới có được nền y tế
-
4:50 - 4:51như người dân ở Philippines.
-
4:52 - 4:55Khoảng năm 1957 ở đây, y tế của Mỹ
-
4:55 - 4:57tương đương với Philippines.
-
4:57 - 5:00Đây là vở kịch của một thế giới mà nhiều người gọi là toàn cầu hóa,
-
5:00 - 5:03bởi châu Á, các nước Ả rập, Mỹ La tinh
-
5:03 - 5:08đều dẫn trước ở các chỉ tiêu sức khỏe, giáo dục,
-
5:08 - 5:11và nhân lực hơn so với kinh tế của họ.
-
5:11 - 5:13Có điều mâu thuẫn trong những gì đã xảy ra
-
5:13 - 5:15ở những nền kinh tế mới.
-
5:15 - 5:19Ở đó, an sinh xã hội, sự phát triển của xã hội
-
5:19 - 5:22lại đi trước phát triển kinh tế.
-
5:22 - 5:28Và năm 1957 -- kinh tế nước Mỹ chỉ bằng với Chile ngày nay.
-
5:29 - 5:32Phải mất bao lâu để chúng ta mang nước Mỹ
-
5:32 - 5:34đạt tới trình độ y tế như Chile ngày hôm nay?
-
5:35 - 5:40Tôi nghĩ chúng ta phải bắt đầu, kia -- vào năm 2001, hay 2002 --
-
5:40 - 5:42nước Mỹ có mạng lưới y tế ngang ngửa Chile.
-
5:42 - 5:43Chile đã bắt kịp!
-
5:44 - 5:46Trong vòng vài năm nữa có thể Chile sẽ có tỉ lệ trẻ sống sót
-
5:46 - 5:48cao hơn cả Mỹ.
-
5:48 - 5:51Đây rõ ràng là một sự thay đổi, bởi sự trì trệ
-
5:51 - 5:56của nền y tế đã tạo ra khác biệt đến 30-40 năm.
-
5:56 - 5:58Đằng sau y tế là trình độ giáo dục.
-
5:58 - 6:00Ở đó có rất nhiều cơ sở hạ tầng,
-
6:00 - 6:03và các nguồn nhân lực chung cũng nằm tại đó.
-
6:03 - 6:06Giờ chúng ta có thể bỏ qua mục này --
-
6:06 - 6:10và tôi muốn cho các bạn thấy tốc độ,
-
6:10 - 6:13tỉ lệ thay đổi, cho thấy họ đã tiến nhanh như thế nào.
-
6:13 - 6:20Quay ngược về năm 1920, và tôi muốn nhìn vào Nhật Bản.
-
6:21 - 6:24Và tôi muốn xem cả Thụy Điển và Mỹ.
-
6:24 - 6:26Tôi sẽ trình diễn một cuộc đua ở đây
-
6:26 - 6:29giữa chiếc Ford vàng vàng ở đây
-
6:29 - 6:31và chiếc Toyota đỏ ở dưới này,
-
6:31 - 6:33và chiếc Volvo màu nâu.
-
6:33 - 6:35(Cười)
-
6:35 - 6:37Và xem đây, xem đây.
-
6:37 - 6:40Toyota có sự khởi đầu rất tệ ở đây, các bạn có thể thấy,
-
6:40 - 6:43và Ford Mỹ đang vượt địa hình ở kia.
-
6:43 - 6:44Volvi đang chạy rất tốt.
-
6:44 - 6:46Đây là cuộc chiến. Toyota đã trượt khỏi đường đua, và giờ đây
-
6:46 - 6:49Toyota đang tiến về phía khỏe mạnh hơn của Thụy Điển --
-
6:49 - 6:50các bạn có thấy không?
-
6:50 - 6:51Họ đang vượt mặt Thụy Điển,
-
6:51 - 6:53và giờ đây họ khỏe mạnh hơn Thụy Điển.
-
6:53 - 6:55Đây là lúc tôi bán chiếc Volvo và tậu chiếc Toyota.
-
6:55 - 6:58(Cười)
-
6:58 - 7:02Giờ chúng ta có thể thấy tốc độ thay đổi ở Nhật Bản thật khổng lồ.
-
7:02 - 7:04Họ thật sự đã bắt kịp.
-
7:04 - 7:06Và điều này dần dần thay đổi theo thời gian.
-
7:06 - 7:09Chúng ta cần hàng nhiều thế hệ quan sát mới có thể hiểu được điều đó.
-
7:09 - 7:14Cho phép tôi đưa lên lịch sử gia đình của chính tôi --
-
7:14 - 7:16chúng tôi đã vẽ những đồ thị ở đây.
-
7:16 - 7:20Vẫn cùng một loại biểu đồ, tiền ở dưới kia, và sức khỏe, đúng không?
-
7:20 - 7:22Và đây là gia đình tôi.
-
7:23 - 7:27Đây là Thụy Điển, năm 1830, khi bà sơ của tôi chào đời.
-
7:28 - 7:30Thụy Điển giống như Sierra Leone ngày nay.
-
7:31 - 7:34Và đây là năm bà cố tôi chào đời, 1863.
-
7:35 - 7:37Và Thụy Điển giống như Mozambique.
-
7:37 - 7:39Và đây là năm bà tôi ra đời, 1891.
-
7:39 - 7:41Bà chăm sóc tôi khi tôi còn bé,
-
7:41 - 7:43nên tôi sẽ không nhắc gì về thống kê --
-
7:43 - 7:45đó chỉ là lịch sử truyền miệng trong gia đình tôi.
-
7:46 - 7:47Tôi chỉ tin vào thống kê,
-
7:47 - 7:50khi đó là những con số thống kê do-bà-kiểm-định.
-
7:50 - 7:53(Cười)
-
7:53 - 7:56Tôi nghĩ đó là cách tốt nhất để kiểm định dữ liệu thống kê.
-
7:56 - 7:57Thụy Điển lúc đó như Ghana.
-
7:57 - 8:00Thật thú vị khi được thấy sự đa dạng to lớn
-
8:00 - 8:02nội trong khu vực châu Phi hạ Sahara.
-
8:03 - 8:05Tôi bảo bạn năm ngoái, giờ tôi sẽ nhắc lại,
-
8:05 - 8:08rằng mẹ tôi sinh ra ở Ai Cập, và tôi -- tôi là ai?
-
8:08 - 8:09Tôi là người Mexico trong gia đình.
-
8:10 - 8:12Con gái tôi, nó sinh ra ở Chile,
-
8:12 - 8:14và cháu gái tôi sinh ra ở Singapore,
-
8:14 - 8:16giờ là đất nước khỏe mạnh nhất trên Trái đất.
-
8:16 - 8:18Họ qua mặt Thụy Điển khoảng 2-3 năm trước,
-
8:18 - 8:20bởi có tỷ lệ trẻ sống sót cao hơn.
-
8:20 - 8:21Nhưng đất nước họ rất nhỏ, bạn biết đấy.
-
8:21 - 8:23Họ ở gần bệnh viện đến nỗi chúng ta chẳng bao giờ
-
8:23 - 8:24đánh bại họ trong những cánh rừng này.
-
8:24 - 8:27(Cười)
-
8:27 - 8:28Thế nhưng phải ngả mũ trước Singapore.
-
8:28 - 8:30Singapore là mọi thứ tốt nhất thời nay.
-
8:30 - 8:34Chuyện này nghe cũng có vẻ là chuyện rất hay.
-
8:34 - 8:38Nhưng thật sự không dễ dàng, bởi đó cũng chẳng hoàn toàn là chuyện tốt.
-
8:38 - 8:41Bởi vì tôi phải cho bạn xem một trong những tiện nghi khác.
-
8:41 - 8:46Chúng ta còn có thể sử dụng các màu để đại diện cho các tham số --
-
8:46 - 8:47và tôi chọn đại lượng nào đây?
-
8:47 - 8:51Lượng khí thải cacbon dioxit, đơn vị tấn/người.
-
8:52 - 8:57Đây là năm 1962, và Mỹ thải ra 16 tấn/người.
-
8:57 - 8:59Trung Quốc thải ra 0.6 tấn,
-
8:59 - 9:03và Ấn Độ 0.32 tấn/người.
-
9:03 - 9:06Chuyện gì xảy ra khi chúng ta tiếp tục?
-
9:06 - 9:08Vâng, bạn sẽ có một câu chuyện tốt đẹp khi người ta giàu lên
-
9:08 - 9:09và khỏe mạnh hơn --
-
9:09 - 9:14mọi người đạt được điều đó với cái giá là khí thải cacbon dioxit.
-
9:14 - 9:17Từ trước đến nay chưa ai từng làm điều này.
-
9:17 - 9:20Chúng ta không còn sở hữu tất cả những dữ liệu cập nhật nữa
-
9:20 - 9:23bởi ngày nay đây là những dữ liệu rất giật gân.
-
9:23 - 9:25Chúng ta ở đây, năm 2001.
-
9:26 - 9:30Trong buổi tọa đàm với lãnh tụ thế giới mà tôi đã tham gia, bạn biết đấy,
-
9:30 - 9:34ngày nay nhiều người cho rằng, vấn đề chính là những nền kinh tế mới nổi,
-
9:34 - 9:37họ thải ra quá nhiều cacbon dioxit.
-
9:37 - 9:39Bộ trưởng Bộ Môi trường Ấn Độ từng nói,
-
9:39 - 9:42"À, bạn chính là người gây ra vấn đề."
-
9:42 - 9:45Các nước OECD -- các nước có thu nhập cao --
-
9:45 - 9:47họ chính là thủ phạm gây ra biến đổi khí hậu.
-
9:48 - 9:50"Nhưng chúng tôi tha thứ cho bạn, bởi vì bạn không biết.
-
9:50 - 9:53Tuy vậy, kể từ nay, chúng tôi tính theo đầu người.
-
9:53 - 9:55Kể từ nay, chúng tôi tính theo đầu người.
-
9:55 - 9:58Mỗi người đều phải chịu trách nhiệm về lượng khí thải của mỗi người."
-
9:58 - 10:01Điều này cho thấy, chúng ta chưa từng gặp sự phát triển kinh tế
-
10:01 - 10:03và y tế ở bất kỳ nơi nào trên thế giới
-
10:03 - 10:07mà không phải hủy hoại khí hậu.
-
10:08 - 10:10Và đó là điều cần thay đổi thật sự.
-
10:11 - 10:14Tôi đã từng bị phê bình vì đã vẽ nên một bức tranh quá lạc quan về thế giới,
-
10:14 - 10:16nhưng tôi không nghĩ rằng nó là như thế.
-
10:16 - 10:18Thế giới là một nơi hỗn loạn.
-
10:18 - 10:20Cái này chúng tôi gọi là Phố Đô-la.
-
10:20 - 10:22Mọi người đều sống trên con phố này.
-
10:22 - 10:25Số tiền họ kiếm được ở đây -- con số họ sống dựa vào --
-
10:25 - 10:26chính là số tiền họ kiếm được mỗi ngày.
-
10:26 - 10:29Gia đình này kiếm được khoảng 1 đô-la/ngày.
-
10:30 - 10:31Chạy dọc theo con phố này,
-
10:31 - 10:35chúng ta sẽ thấy một gia đình kiếm được từ 2-3 đô-la/ngày.
-
10:35 - 10:38Chạy lên nữa -- chúng ta sẽ thấy khu vườn đầu tiên của phố,
-
10:38 - 10:40họ kiếm được 10-50 đô-la/này.
-
10:40 - 10:42Họ sống như thế nào?
-
10:42 - 10:45Nếu chúng ta nhìn vào chiếc giường ở đây, có thể nhận thấy
-
10:45 - 10:48họ ngủ trên tấm thảm trải sàn.
-
10:48 - 10:50Đây là ranh giới của nghèo đói --
-
10:50 - 10:5380% thu nhập của gia đình chỉ đủ trang trải cho nhu cầu năng lượng,
-
10:53 - 10:55thức ăn cho ngày hôm ấy.
-
10:55 - 10:58Đây là 2-5 đô-la, bạn có một chiếc giường.
-
10:58 - 11:00Và đây, phòng ngủ đã tốt hơn nhiều, như bạn có thể thấy.
-
11:01 - 11:03Tôi thuyết trình về vấn đề này cho Ikea, và họ muốn thấy
-
11:03 - 11:05một chiếc sofa ở đây ngay lập tức.
-
11:05 - 11:07(Cười)
-
11:07 - 11:11Đây là ghế sofa, và bằng cách nào nó xuất hiện từ đó.
-
11:11 - 11:14Điều thú vị là, khi bạn khám phá vòng quanh trong tấm ảnh panorama,
-
11:14 - 11:16bạn sẽ thấy gia đình đó vẫn ngồi trên sàn nhà,
-
11:16 - 11:18mặc dù đã có ghế sofa.
-
11:18 - 11:20Nếu quan sát nhà bếp, bạn có thể thấy rằng
-
11:20 - 11:25phụ nữ không được hưởng nhiều khác biệt trong khoảng từ 1-10 đô-la.
-
11:25 - 11:27Vượt khỏi mức này là khi bạn thật sự có được
-
11:27 - 11:30điều kiện làm việc tốt trong gia đình.
-
11:30 - 11:32Và nếu bạn thật sự muốn nhìn thấy sự khác biệt,
-
11:32 - 11:34hãy nhìn vào nhà vệ sinh ở đây.
-
11:34 - 11:36Có thể thay đổi ở đây, thay đổi ở đây.
-
11:36 - 11:39Đây đều là những bức tranh và ảnh từ châu Phi,
-
11:39 - 11:41và chúng vốn có thể tốt hơn nhiều.
-
11:42 - 11:44Chúng ta có thể thoát khỏi đói nghèo.
-
11:44 - 11:47Nghiên cứu của tôi không hề dựa trên công nghệ thông tin hay những thứ đại loại như thế.
-
11:47 - 11:50Tôi dành 20 năm phỏng vấn các nông dân châu Phi,
-
11:50 - 11:53những người đang trên bờ vực của nạn đói.
-
11:53 - 11:55Và đây là kết quả của cuộc nghiên cứu nhu cầu của nhà nông.
-
11:55 - 11:57Điều tuyệt vời ở đây chính là bạn không thể phân biệt
-
11:57 - 11:59ai là nhà nghiên cứu trong bức hình này.
-
11:59 - 12:02Đó là khi nghiên cứu phục vụ cho các cộng đồng --
-
12:02 - 12:04bạn phải thật sự sống với mọi người.
-
12:06 - 12:10Khi bạn lâm vào cảnh nghèo đói, tất cả mọi thứ đều vì sự sống còn.
-
12:10 - 12:12Về việc tìm thức ăn.
-
12:12 - 12:14Hai nông dân nhỏ này, giờ đây họ đã thành thiếu nữ --
-
12:14 - 12:18cha mẹ của họ qua đời vì HIV và AIDS --
-
12:18 - 12:20họ đã trao đổi với các nhà kỹ sư nông nghiệp có kinh nghiệm.
-
12:20 - 12:24Đây là một trong những kỹ sư giỏi nhất ở Malawi, Junatambe Kumbira
-
12:24 - 12:26ông đang bàn bạc họ nên trồng loại sắn nào --
-
12:26 - 12:30cách tốt nhất để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành thức ăn mà con người từng biết.
-
12:30 - 12:33Họ rất, rất háo hức ghi nhận những lời khuyên,
-
12:33 - 12:36và đó là vì sự sống còn khi nghèo đói.
-
12:36 - 12:37Đó là một tình huống.
-
12:37 - 12:39Thoát khỏi đói nghèo.
-
12:39 - 12:42Phụ nữ cho chúng ta biết một điều. "Cho chúng tôi công nghệ.
-
12:42 - 12:45Chúng tôi ghét chiếc cối này, phải đứng hàng giờ.
-
12:45 - 12:48Cho chúng tôi một chiếc cối xay để xay bột mì,
-
12:48 - 12:51và chúng tôi sẽ có thể tự vun vén cho những thứ còn lại.
-
12:51 - 12:54Công nghệ sẽ giúp bạn thoát khỏi đói nghèo,
-
12:54 - 12:58nhưng cũng cần phải có thị trường.
-
12:58 - 13:01Người phụ nữ này rất hạnh phúc khi mang sản phẩm của mình đến chợ.
-
13:01 - 13:03Nhưng cô cũng rất cảm ơn những đầu tư của cộng đồng vào giáo dục
-
13:03 - 13:06nhờ đó cô có thể đếm, và không bị lừa gạt khi buôn bán ở chợ.
-
13:06 - 13:09Cô muốn lũ trẻ ở nhà được khoẻ mạnh, để cô có thể đến chợ
-
13:09 - 13:11và không phải ở lì tại nhà.
-
13:11 - 13:14Cô muốn có cơ sở hạ tầng -- thật tuyệt nếu có một con đường lát phẳng.
-
13:14 - 13:16Cho vay tín dụng cũng là ý hay.
-
13:16 - 13:19Những khoản cho vay nhỏ đã giúp cô mua chiếc xe đạp này.
-
13:19 - 13:22Và thông tin sẽ cho cô biết nên mang sản phẩm nào đến chợ.
-
13:22 - 13:24Bạn có thể làm được điều này.
-
13:24 - 13:27Kinh nghiệm 20 năm ở châu Phi cho tôi biết rằng
-
13:27 - 13:30những điều tưởng chừng như không thể luôn luôn là có thể.
-
13:30 - 13:32Châu Phi đã làm không tệ.
-
13:32 - 13:35Trong vòng 50 năm hoàn cảnh của họ đã tiến xa, từ thời tiền Trung cổ
-
13:35 - 13:38phát triển tương đương châu Âu vào 100 năm trước,
-
13:38 - 13:41với quốc gia và nhà nước hoạt động ổn.
-
13:41 - 13:44Tôi muốn nói rằng vùng hạ Sahara ở châu Phi đã phát triển nhanh nhất trên thế giới
-
13:44 - 13:45trong 50 năm gần đây.
-
13:45 - 13:47Bởi chúng ta không xét nét họ đến từ đâu.
-
13:47 - 13:50Chính vì quan điểm ngu ngốc về các nước đang phát triển
-
13:50 - 13:53đã đặt chúng ta, Argentina và Mozambique cạnh nhau vào 50 năm trước,
-
13:53 - 13:55và nói rằng Mozambique không phát triển bằng.
-
13:56 - 13:58Chúng ta phải tìm hiểu hơn nữa về thế giới.
-
13:58 - 14:01Tôi có một người láng giềng biết tên 200 loại rượu vang.
-
14:01 - 14:02Ông biết tất cả mọi thứ.
-
14:02 - 14:04Ông biết tên của giống nho, nhiệt độ và tất cả mọi thứ.
-
14:04 - 14:07Tôi chỉ biết có hai loại vang -- đỏ và trắng.
-
14:07 - 14:09(Cười)
-
14:09 - 14:11Nhưng láng giềng của tôi chỉ biết hai nhóm quốc gia --
-
14:11 - 14:13công nghiệp hoá và đang phát
-
14:13 - 14:16Và tôi biết 200, đó chỉ là lượng dữ kiện nhỏ.
-
14:16 - 14:17Nhưng bạn có thể làm được.
-
14:17 - 14:22(Vỗ tay)
-
14:22 - 14:24Tôi phải nói nghiêm túc. Và bạn làm thế nào để tỏ ra nghiêm túc?
-
14:24 - 14:26Bạn sẽ làm một trang PowerPoint, đúng không?
-
14:26 - 14:31(Cười)
-
14:31 - 14:33Tỏ lòng kính trọng với bộ sản phẩm Office, đúng không?
-
14:35 - 14:37Cái gì đây, cái gì đây, tôi đang cố nói điều gì?
-
14:37 - 14:40Tôi muốn cho các bạn biết rằng có rất nhiều phương diện trong sự phát triển.
-
14:40 - 14:42Ai cũng có điều ưa thích riêng.
-
14:42 - 14:45Nếu bạn ở liên hiệp công ty, bạn sẽ thích cho vay tín dụng vi mô.
-
14:45 - 14:47Nếu bạn đấu tranh trong một tổ chức phi chính phủ,
-
14:47 - 14:50bạn yêu thích sự bình đẳng giới.
-
14:50 - 14:52Hay nếu bạn là một giáo viên, bạn sẽ yêu thích UNESCO, và còn nữa.
-
14:52 - 14:54Ở góc độ toàn cầu, chúng ta phải sở hữu nhiều hơn những thứ của riêng chúng ta.
-
14:54 - 14:56Chúng ta cần tất cả.
-
14:56 - 14:58Tất cả những thứ đó đều quan trọng cho sự phát triển
-
14:58 - 15:00đặc biệt nếu bạn vừa thoát khỏi đói nghèo
-
15:00 - 15:03và bạn nên hướng đến phúc lợi xã hội.
-
15:03 - 15:05Điều chúng ta phải suy nghĩ
-
15:05 - 15:08chính là, đâu là mục tiêu cho phát triển,
-
15:08 - 15:09và có những phương tiện nào để phát triển?
-
15:09 - 15:12Đầu tiên cho phép tôi xếp loại các phương tiện quan trọng nhất.
-
15:13 - 15:15Đối với tôi, giáo sư sức khoẻ cộng đồng, phát triển kinh tế
-
15:15 - 15:19là điều quan trọng nhất để phát triển,
-
15:19 - 15:21bởi nó giúp con người sống sót trong 80% tình huống.
-
15:22 - 15:25Chính phủ. Có một chính phủ có thể vận hành --
-
15:25 - 15:29đó là điều kiện giúp đưa California ra khỏi tình cảnh năm 1850.
-
15:29 - 15:32Suy cho cùng chính phủ là những người thực thi luật pháp.
-
15:33 - 15:35Giáo dục, nhân lực cũng quan trọng.
-
15:35 - 15:39Y tế cũng quan trọng, nhưng không phải là một phương tiện quá quan trọng.
-
15:39 - 15:41Môi trường rất quan trọng.
-
15:41 - 15:43Nhân quyền cũng quan trọng, nhưng chỉ được một chéo thôi.
-
15:43 - 15:46Giờ hãy bàn về mục tiêu. Chúng ta hướng đến đâu?
-
15:46 - 15:48Chúng ta không hứng thú với tiền bạc.
-
15:48 - 15:49Tiền bạc không phải là mục tiêu.
-
15:49 - 15:52Nó là phương tiện tốt nhất, nhưng xét về mục tiêu tôi xếp loại 0.
-
15:53 - 15:56Chính phủ, vâng bầu cử cũng là một việc vui,
-
15:56 - 15:58nhưng đó không phải là mục tiêu.
-
15:58 - 16:02Và được đến trường, đó không phải là mục tiêu, đó là phương tiện.
-
16:02 - 16:04Sức khoẻ tôi cho 2 điểm. Tôi nghĩ được sống khoẻ mạnh là một điều tốt
-
16:04 - 16:06-- đặc biệt ở lứa tuổi của tôi -- bạn có thể đứng đây, bạn có sức khoẻ tốt.
-
16:06 - 16:08Đấy là điều tốt, được hai điểm cộng.
-
16:08 - 16:10Môi trường là yếu tố quyết định.
-
16:10 - 16:12Sẽ không còn gì cho thế hệ cháu của bạn nếu bạn không gìn giữ.
-
16:12 - 16:14Thế nhưng đâu các mục tiêu quan trọng ?
-
16:14 - 16:16Tất nhiên, đó chính là nhân quyền.
-
16:16 - 16:18Nhân quyền chính là mục tiêu,
-
16:18 - 16:21nhưng nó không phải là một phương tiện quá cần thiết để phát triển.
-
16:22 - 16:26Và văn hoá. Văn hoá là thứ quan trọng nhất, tôi cho là như vậy,
-
16:26 - 16:28bởi đó là thứ mang đến niềm vui cho cuộc sống.
-
16:28 - 16:30Đó là giá trị của cuộc sống.
-
16:30 - 16:33Vậy là điều tưởng chừng như không thể hoàn toàn có thể.
-
16:33 - 16:35Ngay cả các nước châu Phi cũng có thể đạt được điều này.
-
16:36 - 16:42Các bạn đã được xem bức ảnh chứng minh điều tưởng chừng như không thể là có thể.
-
16:42 - 16:46Và hãy nhớ, xin hãy nhớ thông điệp chính của tôi,
-
16:46 - 16:49đó chính là:
-
16:49 - 16:51Chúng ta có thể có một thế giới tốt đẹp.
-
16:51 - 16:54Tôi đã cho các bạn xem những bức ảnh, tôi chứng minh điều đó trong Powerpoint,
-
16:54 - 17:00và tôi cho rằng tôi sẽ thuyết phục các bạn bằng văn hoá.
-
17:00 - 17:04(Cười)
-
17:04 - 17:05(Vỗ tay)
-
17:05 - 17:07Mang kiếm đến cho tôi!
-
17:11 - 17:16Nuốt kiếm khởi nguồn từ Ấn Độ xưa.
-
17:16 - 17:21Nó là một bản sắc văn hoá mà hàng ngàn năm qua
-
17:21 - 17:27đã thôi thúc suy nghĩ của con người vượt khỏi những điều hiển nhiên.
-
17:27 - 17:29(Cười)
-
17:29 - 17:34Tôi sẽ chứng minh những điều tưởng chừng như không thể là hoàn toàn có thể
-
17:34 - 17:37với miếng thép này -- thép nguyên khối --
-
17:38 - 17:41đây là lưỡi lê của tướng từ Quân đội Thuỵ Điển, năm 1850,
-
17:41 - 17:43năm chiến tranh cuối cùng của chúng tôi.
-
17:44 - 17:47Đây là thép nguyên khối -- bạn có thể nghe thấy.
-
17:47 - 17:53Tôi sẽ đưa lưỡi thép này,
-
17:53 - 17:58ấn thẳng nó xuống, xuyên qua cơ thể của tôi,
-
17:58 - 18:02và chứng minh cho bạn thấy điều tưởng chừng như không thể là hoàn toàn có thể.
-
18:03 - 18:07Xin cho tôi một phút yên lặng tuyệt đối.
-
18:18 - 18:40(Vỗ tay)
- Title:
- Hans Rosling khám phá những góc nhìn mới về đói nghèo
- Speaker:
- Hans Rosling
- Description:
-
Nhà nghiên cứu Hans Rosling sử dụng những công cụ dữ liệu tuyệt vời của mình để giải thích các quốc gia đang làm gì để thoát khỏi đói nghèo. Ông minh họa ứng dụng Phố Đô-la, so sánh các hộ gia đình có thu nhập khác nhau trên khắp thế giới. Và ông đã làm mọi người ngạc nhiên.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 18:40