< Return to Video

NNKH vì một nền giáo dục tốt đẹp

  • 0:00 - 0:03
    [giáo viên] Tên tôi?
  • 0:03 - 0:04
    Giỏi!
  • 0:04 - 0:05
    Em?
  • 0:05 - 0:07
    Đúng! Anne, Anne, giỏi!
  • 0:07 - 0:08
    Tên tôi?
  • 0:08 - 0:09
    [ra dấu] Miriam.
  • 0:09 - 0:10
    [giáo viên] Giỏi! Giỏi, giỏi.
  • 0:10 - 0:11
    Em?
  • 0:12 - 0:14
    Tên em? Ư, em không phải là Anne.
  • 0:14 - 0:17
    Tên em? Hmm. Của em, em, em.
  • 0:17 - 0:19
    [bạn trai] Của bạn, của bạn, của bạn.
  • 0:19 - 0:22
    [giáo viên] Hmm. Em ấy tên gì?
  • 0:22 - 0:23
    [Girl signing] "Đẹp"
  • 0:23 - 0:25
    [giáo viên] Đúng, Đẹp.
  • 0:25 - 0:29
    Em ấy học Ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) rất giỏi.
  • 0:29 - 0:34
    Cần có NNKH vì giờ em ấy có thể
    giao tiếp với người khác.
  • 0:34 - 0:38
    Khi em ấy ở quê, không có ai dạy NNKH cho.
  • 0:38 - 0:42
    Các em vui không? Vui, vui, vui, vui?
  • 0:42 - 0:45
    [giáo viên] Đúng, vui, vui, vui, vui.
    [học sinh ra dấu] Ở trường tôi vui.
  • 0:45 - 0:47
    [giáo viên nói với em ra dấu] Đúng rồi.
  • 0:47 - 0:51
    Hàng ngày… em…đến…trường.
  • 0:51 - 0:52
    Đúng rồi.
  • 0:52 - 0:57
    [Ra dấu và dịch] Những em bé 6 tuổi này rất vui
    khi cuối cùng có thể
  • 0:57 - 0:59
    diễn đạt ý mình và giao tiếp với những người khác.
  • 0:59 - 1:04
    Chỉ bằng cách học NNKH những trẻ khiếm thính đó mới có thể thực sự giao tiếp.
  • 1:04 - 1:11
    Ngày nay, trẻ em và thanh niên khiếm thính trên thế giới thường bị khước quyền được nhận giáo dục.
  • 1:11 - 1:15
    Đó là bởi thiếu những giáo viên
    được đào tạo bài bản về NNKH
  • 1:15 - 1:20
    và cha mẹ của các em thiếu nhận thức rằng con em họ có thể có và thực sự có quyền được đến trường.
  • 1:23 - 1:29
    Phải có NNKH người khiếm thính mới học được.
    Thiếu nó, họ không thể học.
  • 1:30 - 1:34
    Vậy nên nó chính là ngôn ngữ mẹ đẻ
    giúp họ giao tiếp với người khác.
  • 1:34 - 1:38
    Nên, thiếu nó có nghĩa là giao tiếp sẽ là con số 0.
  • 1:38 - 1:41
    Và thiếu giao tiếp thì không thể
    truyền đạt kỹ năng được.
  • 1:41 - 1:46
    Chúng ta sẽ học về
    những người Châu Âu tới Đông Phi...
  • 1:46 - 1:50
    Tại sao người Châu Âu tới Kenya.
  • 1:50 - 1:51
    Lucy?
  • 1:51 - 1:55
    [ra dấu] Để chiếm đất.
  • 1:55 - 1:58
    [giáo viên] Ok, em có thể nói là để chiếm đất.
  • 1:58 - 2:00
    Gì nữa?
  • 2:00 - 2:03
    [ra dấu] Họ tới để buôn bán.
    [giáo viên] Họ tới để buôn bán. Đúng rồi.
  • 2:03 - 2:06
    Uh huh. Gì nữa?
  • 2:06 - 2:08
    [ra dấu] Những lý do kinh tế.
  • 2:08 - 2:09
    [giáo viên] Lý do kinh tế
  • 2:09 - 2:16
    giống như để buôn bán...
    vì thế họ tới để buôn bán. Ok?
  • 2:16 - 2:18
    Hiểu rõ.
  • 2:18 - 2:22
    Người khiếm thính có thể học bất kỳ điều gì,
  • 2:22 - 2:29
    nhưng điều cần thiết đó là họ phải có
    những người có thể giao tiếp tốt với họ.
  • 2:29 - 2:32
    Đó là những người biết dùng NNKH.
  • 2:32 - 2:36
    Những người hiểu phản ứng của họ.
  • 2:36 - 2:39
    Bạn nhìn khuôn mặt họ, cách họ giao tiếp,
  • 2:39 - 2:40
    cơ thể họ.
  • 2:40 - 2:47
    Những giáo viên tới đây
    dạy rất giỏi và tôi hiểu được.
  • 2:47 - 2:51
    [Elizabeth Gituku] Chúng ta cần có cơ hội học tập
  • 2:51 - 2:55
    để họ cũng tham gia cùng những công dân khác trong những ngành nghề
  • 2:55 - 2:59
    khiến họ có chỗ đứng riêng, khiến họ tự lập
  • 2:59 - 3:02
    và cũng có thể hỗ trợ gia đình của mình.
  • 3:02 - 3:04
    [ra dấu và dịch] Tôi ước sẽ trở thành giáo viên
  • 3:04 - 3:11
    để dạy các em nhỏ ở trường tiểu học.
  • 3:11 - 3:14
    [ra dấu và dịch] Tôi muốn trở thành dược sĩ.
  • 3:14 - 3:20
    [ra dấu và dịch] Tôi ước sẽ trở thành bác sĩ
    hoặc luật sư.
  • 3:20 - 3:27
    Phần lớn các đại học, hơn 90%, thực tế
    không hỗ trợ người khiếm thính.
  • 3:27 - 3:32
    [ra dấu và dịch] Ví dụ, bản thân tôi,
    tôi nỗ lực rất vất vả để học Kế toán.
  • 3:32 - 3:37
    Tôi đã đậu hết các bài thi toán nhưng
    chẳng có đại học nào nhận tôi hết.
  • 3:37 - 3:43
    [ra dấu và dịch]
    Nên nếu học đại học và không có người phiên dịch,
  • 3:43 - 3:46
    Tôi sẽ tự tìm một người có thể giúp tôi dịch
  • 3:46 - 3:56
    vì tôi khó có thể theo dõi mà không có người dịch
  • 3:56 - 3:59
    hoặc nếu giáo viên không sử dụng NNKH.
  • 3:59 - 4:10
    [ra dấu và dịch] Ở trong lớp, chúng tôi không có người dịch nhưng tôi học cùng các bạn khác.
  • 4:10 - 4:17
    Nên tôi ngồi với một bạn và
    khi giáo viên viết hoặc dạy gì đó
  • 4:17 - 4:20
    Tôi chép lại từ vở của bạn.
  • 4:20 - 4:30
    Nếu tôi có thắc mắc, tôi viết xuống
    và đưa cho người bạn nghe được
  • 4:30 - 4:34
    để nhờ giáo viên giải thích.
  • 4:34 - 4:43
    [Nói nhỏ] Chúng tôi bị 'ra rìa' vì bị tàn tật ư?
    Tai có vấn đề thôi chứ không phải đầu óc.
  • 4:43 - 4:46
    Đầu óc của trẻ khiếm thính cũng giống như
    của những trẻ nghe được.
  • 4:51 - 5:00
    [vỗ tay và lẩm nhẩm]
  • 5:03 - 5:07
    [ra dấu và dịch]
    Bị khước quyền được giáo dục NNKH
  • 5:07 - 5:08
    sẽ gây ra những hậu quả lâu dài.
  • 5:08 - 5:13
    Nếu trẻ khiếm thính không phát triển khả năng giao tiếp, chúng sẽ không thể học,
  • 5:13 - 5:16
    không thể kiếm việc làm và
    sẽ bị cô lập trong cộng đồng.
  • 5:16 - 5:27
    [ra dấu] Tôi yêu việc học NNKH.
Title:
NNKH vì một nền giáo dục tốt đẹp
Description:

(Sydney, 18/10/2013) -- Trẻ khiếm thính, giống như tất cả những trẻ em khác, có quyền hưởng một nền giáo dục chất lượng bằng một ngôn ngữ và trong một môi trường có thể phát huy tối đa những tiềm năng của các em. Trong video này, hòa chung với Hội nghị Toàn cầu ở Sydney về quyền bình đẳng cho người khiếm thính, Human Rights Watch đã chỉ ra những thách thức mà trẻ em và thanh niên khiếm thính phải đối mặt cũng như những cơ hội mà NNKH có thể mang tới cho họ.

Xem thêm thông tin tại: http://www.hrw.org/news/2013/10/17/offer-deaf-children-education-sign-language

more » « less
Video Language:
English
Team:
Captions Requested
Duration:
05:40

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions