Return to Video

Một phương trình mới cho trí thông minh

  • 0:01 - 0:05
    Trí thông minh-- nó là gì vậy?
  • 0:05 - 0:09
    Nếu chúng ta nhìn lại lịch sử
  • 0:09 - 0:13
    xem trí thông minh
    được nhìn nhận thế nào,
  • 0:13 - 0:15
    ta có thể tham khảo
  • 0:15 - 0:17
    câu nói nổi tiếng
    của Edsger Dijsktra:
  • 0:17 - 0:20
    "Hỏi rằng liệu máy có thể
    suy nghĩ được hay không
  • 0:20 - 0:21
    cũng thú vị như hỏi
  • 0:21 - 0:25
    liệu một chiếc tàu ngầm
  • 0:25 - 0:28
    có bơi được hay không."
  • 0:28 - 0:31
    Khi Edsger Dijstra viết câu này,
  • 0:31 - 0:34
    ông viết như một lời chỉ trích
  • 0:34 - 0:37
    những người đi tiên phong
    trong khoa điện toán,
  • 0:37 - 0:40
    như Alan Turing.
  • 0:40 - 0:43
    Tuy nhiên, nếu nhìn lại
  • 0:43 - 0:46
    và nghĩ xem đâu là
  • 0:46 - 0:49
    phát kiến có sức mạnh
  • 0:49 - 0:50
    cho phép ta tạo nên
  • 0:50 - 0:51
    chiếc máy có thể bơi,
  • 0:51 - 0:52
    chiếc máy có thể bay,
  • 0:52 - 0:53
    sẽ nhận ra rằng chỉ khi
  • 0:53 - 0:57
    ta hiểu được về cơ chế
  • 0:57 - 0:59
    của việc bơi và sự bay
  • 0:59 - 1:02
    thì mới có thể làm ra
    những máy móc đó.
  • 1:02 - 1:04
    Vì vậy, một vài năm trước,
  • 1:04 - 1:07
    Tôi đã thực hiện
    một chương trình
  • 1:07 - 1:10
    nghiên cứu cơ chế vật lý cơ bản
  • 1:10 - 1:12
    làm nền tảng cho trí thông minh.
  • 1:12 - 1:14
    Ta hãy lùi một bước.
  • 1:14 - 1:18
    Bắt đầu một thí nghiệm về tư duy.
  • 1:18 - 1:20
    Giả sử quý vị thuộc một chủng
    người ngoài hành tinh
  • 1:20 - 1:24
    không biết gì về sinh học Trái đất,
  • 1:24 - 1:28
    về khoa thần kinh,
    hay trí thông minh Trái Đât,
  • 1:28 - 1:31
    nhưng có chiếc kính
    viễn vọng rất tuyệt
  • 1:31 - 1:35
    giúp quan sát Trái Đất,
  • 1:35 - 1:37
    và đời quý vị rất dài
  • 1:37 - 1:38
    nên có thể quan sát
  • 1:38 - 1:40
    hàng triệu,
    thậm chí hàng tỉ năm.
  • 1:40 - 1:41
    Và thấy được
    một hiệu ứng kì lạ.
  • 1:41 - 1:47
    quý vị sẽ thấy rằng,
    qua hàng thiên nhiên kỉ,
  • 1:47 - 1:51
    trái đất đã liên tục va chạm
    với những thiên thạch
  • 1:51 - 1:54
    cho đến một thời điểm
  • 1:54 - 1:56
    tại đó,
  • 1:56 - 1:58
    ứng những năm của chúng ta,
    khoảng 2000 năm sau CN
  • 1:58 - 2:01
    thời điểm những thiên thạch đang
  • 2:01 - 2:04
    bay theo hướng sắp va vào trái đất
  • 2:04 - 2:06
    hẳn sẽ va vào trái Đất
  • 2:06 - 2:09
    thì chợt bị làm chệch hướng
  • 2:09 - 2:12
    hoặc nổ tung trước khi va.
  • 2:12 - 2:14
    Tất nhiên, là một người Trái Đất,
  • 2:14 - 2:15
    chúng ta hiểu lí do có thể
  • 2:15 - 2:16
    do chúng ta cố bảo vệ chính mình.
  • 2:16 - 2:17
    Chúng ta đang cố gắng
    ngăn chặn cuộc va chạm.
  • 2:17 - 2:19
    Nhưng nếu quý vị là
    một người ngoài hành tinh
  • 2:19 - 2:21
    không hiểu về chuyện này,
  • 2:21 - 2:23
    không có bất kì khái niệm gì
    về trí thông minh Trái Đất,
  • 2:23 - 2:27
    quý vị sẽ buộc phải tiếp nhận
  • 2:27 - 2:29
    một giả thuyết vật lí
    giải thích cách sao
  • 2:29 - 2:32
    vào thời điểm nào đó,
  • 2:32 - 2:34
    những thiên thạch lẽ ra phá hủy
    bề mặt của một hành tinh
  • 2:34 - 2:38
    lại dừng lại cách bí ẩn.
  • 2:38 - 2:42
    Và tôi cho rằng
    đây cũng chính là
  • 2:42 - 2:46
    nhu cầu tìm hiểu về bản chất vật lý
    của trí thông minh.
  • 2:46 - 2:50
    Vì vậy trong chương trình này
    được thực hiện cách đây vài năm,
  • 2:50 - 2:54
    Tôi đã xem xét nhiều vấn đề
  • 2:54 - 2:58
    có tính liên nghành khoa học
    phối hợp nhiều khoa học khác nhau,
  • 2:58 - 3:00
    và tôi thấy chúng đều chỉ ra
  • 3:00 - 3:01
    một cơ chế chung duy nhất
  • 3:01 - 3:03
    của sự thông minh.
  • 3:03 - 3:04
    Ví dụ, trong khoa học vũ trụ,
  • 3:04 - 3:07
    có nhiều bằng chứng chứng minh
  • 3:07 - 3:10
    vũ trụ của chúng ta dường như
    là một sự hòa hợp hoàn hảo
  • 3:10 - 3:14
    cho sự phát triển của trí thông minh,
  • 3:14 - 3:16
    và, đặc biệt, cho sự phát triển
  • 3:16 - 3:19
    của trạng thái phổ quát
  • 3:19 - 3:21
    làm gia tăng tối đa
    sự đang dạng có thể của tương lai.
  • 3:21 - 3:23
    Trong lĩnh vực trò chơi,
    ví dụ như trong game Go--
  • 3:23 - 3:26
    mọi người đều nhớ
    vào năm 1997
  • 3:26 - 3:30
    khi Deep Blue của IBM đánh bại
    Garry Kasparov trong môn cờ vua--
  • 3:30 - 3:33
    ít người nhận thức được
  • 3:33 - 3:36
    trong vòng 10 năm qua,
  • 3:36 - 3:39
    trò chơi Go,
  • 3:39 - 3:41
    được cho là một game
    có nhiều thử thách hơn
  • 3:41 - 3:43
    vì nó có nhiều yếu tố chi tiết hơn,
  • 3:43 - 3:44
    nó cũng đã chinh phục
  • 3:44 - 3:45
    những game thủ máy tính
  • 3:45 - 3:46
    với cùng một lí do:
  • 3:46 - 3:47
    công nghệ tốt nhất
    cho máy tính chơi Go hiện nay
  • 3:47 - 3:50
    là công nghệ làm gia tăng tối đa
    những giải pháp tương lai
  • 3:50 - 3:53
    trong quá trình chơi.
  • 3:53 - 3:57
    Cuối cùng, trong lập trình
    hoạt động của robot,
  • 3:57 - 3:59
    vừa qua có nhiều
    kỹ thuật đa dạng
  • 3:59 - 4:01
    đã tận dụng ưu thế
  • 4:01 - 4:04
    của năng lực robot
  • 4:04 - 4:05
    để tối đa tự do hành động
    trong tương lai
  • 4:05 - 4:08
    để hoàn thành
    các thao tác phức hợp.
  • 4:08 - 4:11
    Lấy tất cả những tuyến đoạn
    khác nhau này
  • 4:11 - 4:12
    gộp chúng lại với nhau,
  • 4:12 - 4:15
    tôi tự hỏi
    từ nhiều năm về trước
  • 4:15 - 4:18
    có một cơ chế nào
    cho trí thông minh
  • 4:18 - 4:20
    làm thừa số chung
  • 4:20 - 4:21
    cho những chuỗi khác nhau này?
  • 4:21 - 4:26
    Có chăng một phương trình
    cho trí thông minh?
  • 4:26 - 4:29
    Tôi tin, câu trả lời là Có.
    ["F = T ∇ Sτ"]
  • 4:29 - 4:31
    Cái ta thấy đây có thể
  • 4:31 - 4:34
    là cái tương đương
    gần nhất với một E = mc²
  • 4:34 - 4:37
    một công thức cho trí thông minh
    mà tôi đã thấy.
  • 4:37 - 4:39
    Cái ta thấy ở đây
  • 4:39 - 4:42
    là một trình bày tương xứng
  • 4:42 - 4:46
    cho thấy trí thông minh
    là một lực, F,
  • 4:46 - 4:51
    hành động để tối đa hóa
    tự do hành động tương lai
  • 4:51 - 4:53
    nó hành động để tối đa hóa
    tự do hành động tương lai,
  • 4:53 - 4:55
    hoặc giữ cho các lựa chọn
    được để ngỏ,
  • 4:55 - 4:57
    với một cường độ T,
  • 4:57 - 5:02
    với sự đa dạng của các
    tương lai có thể đạt tới, S
  • 5:02 - 5:04
    trong một ngưỡng thời gian
    tương lai nào đó, tau.
  • 5:04 - 5:08
    Tóm lại, trí thông minh
    không thích bị mắc kẹt.
  • 5:08 - 5:11
    Trí thông minh cố gắng tối đa hóa
    tự do hành động tương lai
  • 5:11 - 5:13
    và giữ các lựa chọn để ngỏ.
  • 5:13 - 5:16
    Như vậy, với phương trình này,
  • 5:16 - 5:18
    câu hỏi tiếp theo là,
    ta dùng nó để làm gì?
  • 5:18 - 5:20
    Nó dự báo được đến đâu?
  • 5:20 - 5:22
    Nó có dự báo được sự thông minh
    ở tầm con người không?
  • 5:22 - 5:25
    Nó có dự báo được
    trí thông minh của máy không?
  • 5:25 - 5:27
    Tôi sẽ cho quý vị xem một video
  • 5:27 - 5:30
    ta sẽ thấy
  • 5:30 - 5:32
    những ứng dụng kỳ diệu
  • 5:32 - 5:35
    của phương trình này.
  • 5:35 - 5:37
    (Video) Thuyết minh:
    Nghiên cứu gần đây trong vũ trụ học
  • 5:37 - 5:39
    cho chúng ta thấy rằng
    các vũ trụ tạo ra
  • 5:39 - 5:42
    nhiều hỗn loạn, hoặc "entropy",
    trong đời của nó
  • 5:42 - 5:45
    thường có nhiều
    điều kiện thuận lợi hơn
  • 5:45 - 5:48
    cho sự tồn tại của trí thông minh
    giống như của chúng ta.
  • 5:48 - 5:50
    Điều gì xảy ra nếu
    mối liên hệ vũ trụ hiện thấy này
  • 5:50 - 5:52
    giữa entropy và trí thông minh
  • 5:52 - 5:54
    ẩn chứa một mối liên hệ sâu sắc hơn?
  • 5:54 - 5:56
    Điều gì xảy ra nếu hành vi thông minh
    không chỉ tương quan,
  • 5:56 - 5:58
    với sự tạo ra entropy dài hạn,
  • 5:58 - 6:01
    mà trên thực tế
    nảy sinh trực tiếp từ chính nó?
  • 6:01 - 6:03
    Để tìm cho ra, ta phải phát triển
    một máy cài phần mềm
  • 6:03 - 6:05
    đặt tên là Entropica,
    được thiết kế để tối đa hóa
  • 6:05 - 6:07
    việc tạo ra entropy dài hạn
  • 6:07 - 6:10
    của bất kỳ hệ thống nào
    mà nó dự vào.
  • 6:10 - 6:12
    Kỳ lạ thay, Entropica
    có khả năng vượt qua
  • 6:12 - 6:15
    phép thử trí thông minh của loài vật
    và chơi trò chơi do người sáng chế,
  • 6:15 - 6:18
    thậm chí máy kiếm được tiền
    trên thị trường chứng khoán,
  • 6:18 - 6:20
    mà không cần được hướng dẫn
    phải làm thế nào.
  • 6:20 - 6:22
    Đây là vài ví dụ
    về hoạt động của Entropica.
  • 6:22 - 6:25
    Giống như một người
    đứng thẳng không ngã,
  • 6:25 - 6:27
    đây ta xem máy Entropica
  • 6:27 - 6:29
    tự động dùng một chiếc xe
    đi thăng bằng trên cây sào.
  • 6:29 - 6:31
    Đây là một việc xuất sắc
  • 6:31 - 6:34
    vì chúng ta không đề ra
    cho Entropica một mục tiêu.
  • 6:34 - 6:37
    Nó tự quyết định lấy
    sẽ giữ thăng bằng trên thanh gỗ.
  • 6:37 - 6:39
    Khả năng giữ thăng bằng này
    có một ứng dụng
  • 6:39 - 6:41
    cho khoa chế tạo
    robot hình người.
  • 6:41 - 6:43
    và công nghệ trợ giúp con người.
  • 6:43 - 6:45
    Hệt như một số động vật có thể
  • 6:45 - 6:46
    dùng các vật thể
    trong môi trường làm công cụ
  • 6:46 - 6:48
    để vươn ra trong một không gian hẹp
  • 6:48 - 6:50
    đây ta thấy máy Entropica,
  • 6:50 - 6:52
    vẫn dựa vào tài trí của mình,
  • 6:52 - 6:55
    có khả năng di chuyển một đĩa lớn
    tượng trưng cho một con vật
  • 6:55 - 6:57
    dịch chuyển đó khiến cho một đĩa nhỏ,
  • 6:57 - 7:00
    tượng trưng cho một công cụ,
    vươn ra trong không gian giới hạn
  • 7:00 - 7:02
    nắm lấy cái đĩa thứ ba
  • 7:02 - 7:05
    và thả chiếc đĩa thứ ba
    từ vị trí cố định ban đầu của nó.
  • 7:05 - 7:07
    Khả năng sử dụng công cụ này
    có ứng dụng
  • 7:07 - 7:09
    cho công nghệ chế tạo
    và nông nghiệp thông minh.
  • 7:09 - 7:11
    Thêm nữa,
    giống như một số con vật
  • 7:11 - 7:14
    có thể hợp tác với nhau
    để kéo các đầu dây
  • 7:14 - 7:16
    cùng một lúc để có thức ăn,
  • 7:16 - 7:18
    ở đây ta thấy
    Entropica có thể làm được
  • 7:18 - 7:20
    một mô hình công việc
    đại loại như vậy.
  • 7:20 - 7:23
    Khả năng hợp tác này
    có ứng dụng lý thú
  • 7:23 - 7:26
    cho quy hoạch kinh tế
    và nhiều lĩnh vực khác.
  • 7:26 - 7:28
    Entropica được ứng dụng rộng rãi
  • 7:28 - 7:30
    trong nhiều linh vực khác nhau.
  • 7:30 - 7:33
    Ví dụ, ở đây ta thấy
    nó chơi thành công
  • 7:33 - 7:35
    trò chơi của quả ping pông,
  • 7:35 - 7:38
    thể hiện tiềm năng
    của nó trong game.
  • 7:38 - 7:39
    Ở đây ta lại thấy Entropica
    có khả năng phối hợp
  • 7:39 - 7:41
    nhiều liên hệ mới trong mạng xã hội
  • 7:41 - 7:44
    khi quan hệ bạn bè
    đang dễ bị quên lãng
  • 7:44 - 7:47
    nó đã thành công trong việc giữ cho
    mạng liên lạc được duy trì.
  • 7:47 - 7:49
    Khả năng phối hợp mạng lưới này
  • 7:49 - 7:52
    cũng có ứng dụng trong y tế,
  • 7:52 - 7:55
    cơ khí chế tạo và tình báo.
  • 7:55 - 7:57
    Ở đây ta thấy Entropica
    có năng lực dẫn đường
  • 7:57 - 7:58
    cho một hạm đội tàu,
  • 7:58 - 8:02
    nhận rõ đường và đi thành công
    qua kênh đào Panama
  • 8:02 - 8:04
    mở rộng hành trình ra biển
  • 8:04 - 8:06
    Đại tây dương
    sang Thái bình dương.
  • 8:06 - 8:07
    Tương tự như vậy, Entropica
  • 8:08 - 8:09
    có thể ứng dụng rộng rãi
    cho các nhiệm vụ
  • 8:09 - 8:14
    trong điều khiển học quân sự,
    hậu cần và vận tải.
  • 8:14 - 8:16
    Cuối cùng ta thấy Entropica
  • 8:16 - 8:19
    tự khám phá và điều hành
  • 8:19 - 8:21
    chiến lược mua khi rẻ,
    bán khi đắt
  • 8:21 - 8:23
    trên thị trường chứng khoán mô phỏng,
  • 8:23 - 8:26
    làm tài sản tăng trưởng thành công
  • 8:26 - 8:27
    theo cấp số nhân dưới sự quản lý.
  • 8:27 - 8:28
    Khả năng quản lý rủi ro này
  • 8:28 - 8:31
    được ứng dụng rộng rãi
    trong tài chính
  • 8:31 - 8:34
    và bảo hiểm.
  • 8:34 - 8:36
    Cái quý vị vừa thấy
  • 8:36 - 8:41
    những đa dạng
    trong thông minh con người
  • 8:41 - 8:42
    những hành vi tri nhận
  • 8:42 - 8:45
    như khả năng sử dụng công cụ,
    khả năng đứng thẳng đi thăng bằng
  • 8:45 - 8:47
    khả năng hợp tác xã hội
  • 8:47 - 8:50
    đều tuân theo
    một phương trình duy nhất
  • 8:50 - 8:52
    phương trình đó hướng dẫn
    toàn bộ hệ thống
  • 8:52 - 8:56
    tối đa hóa tự do hành động tương lai.
  • 8:56 - 8:59
    Đến đây ta gặp một sự trớ trêu.
  • 8:59 - 9:01
    Đưa ta trở về điểm ban đầu
  • 9:01 - 9:04
    lúc bắt đầu sử dụng
    khái niệm robot,
  • 9:04 - 9:07
    vở kịch "RUR,"
  • 9:07 - 9:09
    luôn có một khái niệm
  • 9:09 - 9:13
    rằng nếu ta phát triển
    một trí thông minh nhân tạo,
  • 9:13 - 9:16
    thì có thể xảy ra
    cuộc nổi loạn về điều khiển học.
  • 9:16 - 9:19
    Máy sẽ nổi lên chống lại con người.
  • 9:19 - 9:22
    Một hậu quả lớn của việc này
  • 9:22 - 9:24
    là mấy thập kỷ vừa qua, có thể
  • 9:24 - 9:27
    chúng ta đã có toàn bộ khái niệm
    về cuộc nổi loạn điều khiển học
  • 9:27 - 9:29
    theo chiều ngược lại.
  • 9:29 - 9:33
    Vấn đề không phải là máy
    trước tiên trở nên thông minh
  • 9:33 - 9:35
    rồi thành tự cao tự đại
  • 9:35 - 9:37
    và muốn thống trị thế giới.
  • 9:37 - 9:38
    Vấn đề chính là ngược lại,
  • 9:38 - 9:41
    chính sự khao khát kiểm soát
  • 9:41 - 9:43
    mọi khả năng của tương lai
  • 9:43 - 9:46
    mới là điều quan trọng
  • 9:46 - 9:47
    hơn sự thông minh ấy,
  • 9:47 - 9:51
    sự thông minh phổ quát ấy,
    trên thực tế có thể nảy sinh
  • 9:51 - 9:54
    trực tiếp từ việc
    nắm quyền kiểm soát
  • 9:54 - 9:58
    chứ không phải là ngược lại.
  • 9:58 - 10:02
    Một kết quả quan trọng khác
    là tìm kiếm mục đích.
  • 10:02 - 10:06
    Tôi thường tự hỏi,
    năng lực tìm kiếm mục đích
  • 10:06 - 10:08
    thể hiện trong khung này
    như thế nào?
  • 10:08 - 10:11
    Câu trả lời là,
    khả năng tìm kiếm mục đích
  • 10:11 - 10:13
    sẽ trực tiếp đi từ đây
  • 10:13 - 10:15
    trong ý nghĩa sau đây:
  • 10:15 - 10:18
    giống như ta đi
    qua một đường hầm,
  • 10:18 - 10:20
    một cổ chai
    trong không gian lộ trình tương lai,
  • 10:20 - 10:22
    để đạt được những mục tiêu
  • 10:22 - 10:24
    khác nhau đa dạng về sau,
  • 10:24 - 10:26
    hoặc tỉ như quý vị đầu tư
  • 10:26 - 10:28
    trên thị trường
    chứng khoán tài chính,
  • 10:28 - 10:30
    ta chấp nhận
    giảm tính thanh khoản ngắn hạn,
  • 10:30 - 10:33
    để tăng của cải dài hạn cho mình,
  • 10:33 - 10:35
    sự tìm kiếm mục đích
    nảy sinh trực tiếp
  • 10:35 - 10:37
    từ định hướng dài hạn
  • 10:37 - 10:41
    tới tăng tự do hành động tương lai.
  • 10:41 - 10:45
    Điểm cuối cùng, Richard Feynman,
    một nhà vật lý nổi tiếng,
  • 10:45 - 10:48
    đã viết rằng nếu
    văn minh loài người bị hủy diệt
  • 10:48 - 10:50
    và bạn chỉ còn cơ hội để lại
    một lời nhắn duy nhất
  • 10:50 - 10:51
    cho con cháu mình
  • 10:51 - 10:54
    hòng giúp chúng
    xây dựng lại nền văn minh,
  • 10:54 - 10:55
    thì lời nhắn ấy là
  • 10:55 - 10:57
    tất cả những thứ quanh ta
  • 10:57 - 11:00
    được làm nên
    bởi các nguyên tố nhỏ bé
  • 11:00 - 11:02
    nguyên tố đó hấp dẫn nhau
    khi chúng ở xa nhau
  • 11:02 - 11:05
    nhưng lại đẩy nhau
    khi chúng ở gần nhau.
  • 11:05 - 11:07
    Còn phát biểu tương tự của tôi
  • 11:07 - 11:09
    gửi cho thế hệ sau
  • 11:09 - 11:11
    để giúp họ xây nên
    trí thông minh nhân tạo
  • 11:11 - 11:14
    hoặc giúp họ hiểu được
    trí thông minh con người
  • 11:14 - 11:15
    sẽ như sau:
  • 11:15 - 11:17
    Trí thông minh nên được xem
  • 11:17 - 11:19
    như một quá trình vật chất
  • 11:19 - 11:22
    nhằm tối đa hóa
    tự do hành động tương lai
  • 11:22 - 11:25
    và tránh những ràng buộc
    trong tương lai của nó.
  • 11:25 - 11:27
    Cảm ơn quý vị rất nhiều.
  • 11:27 - 11:31
    (Vỗ tay)
Title:
Một phương trình mới cho trí thông minh
Speaker:
Alex Wissner-Gross
Description:

Có chăng một phương trình cho trí thông minh? Có chứ. Phương trình đó là F = T ∇ Sτ. Trong bài nói hào hứng và giàu thông tin, nhà vật lý và khoa học máy tính Alex Wissner-Gross giải thích cho ta hiểu ý nghĩa của phương trình này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:48

Vietnamese subtitles

Revisions