< Return to Video

Đây là lí do tại sao bạn cho mình đúng kể cả khi sai.

  • 0:01 - 0:03
    Bạn hãy thử tưởng tượng
  • 0:03 - 0:06
    mình là một người lính đang
    trong trận chiến.
  • 0:07 - 0:10
    Bạn có thể là một đấu sĩ La Mã,
    một xạ thủ thời trung cổ
  • 0:10 - 0:12
    hay một chiến binh Zulu.
  • 0:12 - 0:16
    Dù là ở thời nào, ở đâu,
    có những thứ không hề thay đổi.
  • 0:16 - 0:18
    Khi nồng độ adrenaline của bạn tăng lên,
  • 0:18 - 0:23
    những phản xạ học được sẽ dẫn đến
    hành động của bạn,
  • 0:23 - 0:28
    chúng nói rằng bạn phải
    bảo vệ bản thân và đồng đội
  • 0:28 - 0:29
    và đánh bại kẻ thù.
  • 0:31 - 0:34
    Còn bây giờ, bạn hãy hình dung
    mình đang đóng vai
  • 0:34 - 0:36
    một người do thám xem nào.
  • 0:36 - 0:39
    Một nhà do thám không có
    nhiệm vụ tấn công hay phòng thủ.
  • 0:39 - 0:42
    Họ cần phải thông đạt sự việc.
  • 0:42 - 0:44
    Họ sẽ là người ra ngoài,
  • 0:44 - 0:48
    vẽ lại địa hình, định vị
    những chặng đường hiểm trở.
  • 0:48 - 0:52
    Còn nữa, một nhà do thám sẽ nắm được
    có một cây cầu bắc qua sông
  • 0:52 - 0:54
    ở một địa thế thuận lợi.
  • 0:54 - 0:57
    Nhưng trên hết, họ muốn
    biết chắc ở đó có gì,
  • 0:57 - 0:59
    càng chính xác càng tốt.
  • 1:00 - 1:05
    Trong một đội quân thật, cả người lính
    và người do thám đều quan trọng.
  • 1:05 - 1:11
    Bạn có thể hiểu là mỗi vai có
    một lối tư duy khác nhau:
  • 1:11 - 1:14
    đó là hình ảnh ẩn dụ cho cách
    ta xử lý thông tin và ý tưởng
  • 1:14 - 1:16
    trong đời sống hằng ngày.
  • 1:16 - 1:20
    Cái tôi muốn nói hôm nay chính là:
    khả năng đánh giá đúng,
  • 1:20 - 1:23
    dự đoán chính xác,
    quyết định hợp lý,
  • 1:23 - 1:26
    hầu như phụ thuộc hoàn toàn
    vào cách bạn tư duy.
  • 1:27 - 1:30
    Để minh họa cho những hoạt động tư duy,
  • 1:30 - 1:33
    tôi sẽ đưa các bạn
    quay về nước Pháp thế kỉ 19,
  • 1:33 - 1:36
    là nơi mà mảnh giấy
    tưởng chừng vô hại này
  • 1:36 - 1:39
    lại gây ra một trong những vụ bê bối
    chính trị lớn nhất lịch sử.
  • 1:40 - 1:44
    Năm 1894, chính các sĩ quan Pháp đã
    đưa chuyện này ra ánh sáng.
  • 1:45 - 1:47
    Ban đầu, tờ giấy bị xé và ném vào sọt rác,
  • 1:47 - 1:49
    nhưng khi họ ghép chúng lại với nhau,
  • 1:49 - 1:51
    họ đã phát hiện có ai đó trong doanh ngũ
  • 1:51 - 1:54
    đang bán bí mật quân sự cho Đức.
  • 1:54 - 1:57
    Cho nên họ tiến hành
    một cuộc điều tra lớn,
  • 1:57 - 2:01
    và nghi ngờ của họ nhanh chóng
    tập trung vào người này,
  • 2:01 - 2:02
    Alfred Dreyfus.
  • 2:03 - 2:04
    Ông có lí lịch trong sạch,
  • 2:04 - 2:08
    chưa từng có hành vi sai phạm,
    không hề có động cơ nào tìm thấy.
  • 2:08 - 2:13
    Nhưng Dreyfus là người Do Thái
    duy nhất được giữ chức sĩ quan,
  • 2:13 - 2:18
    và không may lúc đó, quân đội Pháp
    vô cùng kì thì bộ tộc Semitic.
  • 2:18 - 2:21
    Họ so nét chữ của Dreyfus
    với nét chữ trên mẩu giấy đó
  • 2:21 - 2:23
    và kết luận chúng trùng khớp với nhau,
  • 2:23 - 2:26
    dù tới những chuyên gia phân tích nét chữ
  • 2:26 - 2:28
    cũng không dám chắc
    chúng tương đồng,
  • 2:28 - 2:30
    mà cũng không hề gì.
  • 2:30 - 2:32
    Vì sau đó họ đã lục soát
    căn hộ của Dreyfus,
  • 2:32 - 2:33
    để truy tìm dấu vết tình báo.
  • 2:33 - 2:36
    Họ lục tung đống tài liệu của ông
    và không tìm được gì.
  • 2:36 - 2:40
    Điều này càng khiến họ tin rằng
    Dreyfus không chỉ có tội,
  • 2:40 - 2:43
    mà còn ranh ma nữa, vì rõ ràng
    ông đã giấu hết chứng cứ
  • 2:43 - 2:45
    trước khi họ đến nhà lục soát.
  • 2:45 - 2:48
    Tiếp theo, họ đi điều tra
    lai lịch của ông
  • 2:48 - 2:50
    xem liệu có bất cứ chi tiết
    buộc tội nào không.
  • 2:50 - 2:52
    Họ nói chuyện với
    giáo viên của ông,
  • 2:52 - 2:55
    và biết được hồi còn đi học,
    ông đã học nhiều ngoại ngữ,
  • 2:55 - 2:59
    càng làm rõ ông có tham vọng
    cấu kết với chính phủ nước ngoài
  • 2:59 - 3:00
    thời gian sau này.
  • 3:00 - 3:06
    Giáo viên của ông cũng nói rằng Dreyfus
    mệnh danh là người có trí nhớ tốt,,
  • 3:06 - 3:08
    điều này cũng rất đáng nghi, đúng không?
  • 3:08 - 3:11
    Bạn biết đó, vì một điệp viên
    phải ghi nhớ rất nhiều thứ.
  • 3:12 - 3:16
    Cho nên vụ việc được đưa ra tòa
    và Dreyfus bị kết tội.
  • 3:17 - 3:20
    Sau đó, họ đưa ông ra quảng trường công
  • 3:20 - 3:24
    và tiến hành tước bỏ huy hiệu
    trên đồng phục ông
  • 3:24 - 3:26
    rồi bẻ đôi thanh gươm của ông.
  • 3:26 - 3:28
    Đây được gọi là
    Buổi giáng chức Dreyfus.
  • 3:29 - 3:31
    Và ông phải chịu án tù chung thân
  • 3:31 - 3:34
    tại một nơi đặt tên rất khéo: Đảo Quỷ,
  • 3:34 - 3:37
    là một vùng khô cằn sỏi đá
    ở ngoài khơi bờ biển Nam Mĩ.
  • 3:38 - 3:41
    Thế là ông bị đẩy ra đó,
    và trong suốt những ngày đơn độc,
  • 3:41 - 3:44
    ông đã viết thư cho chính phủ Pháp,
    hết lá này đến lá khác,
  • 3:44 - 3:47
    cầu xin họ điều tra lại vụ việc để
    thấy được ông vô tội.
  • 3:48 - 3:51
    Nhưng nước Pháp hầu như đã
    coi đó là kết quả cuối cùng rồi.
  • 3:51 - 3:56
    Tôi thấy có một chỗ rất hay ho
    trong Vụ án Dreyfus
  • 3:56 - 3:59
    chính là tại sao các sĩ quan ấy
    lại cực kì quả quyết
  • 3:59 - 4:01
    rằng Dreyfus có tội.
  • 4:02 - 4:04
    Ý tôi là, có khi bạn cho rằng
    họ dựng chuyện để gài ông ấy,
  • 4:04 - 4:06
    là họ cố tình đẩy ông vào tù.
  • 4:06 - 4:09
    Nhưng các nhà sử học
    không hề nghĩ đến điều này.
  • 4:09 - 4:10
    Chúng ta chỉ có thể nói,
  • 4:10 - 4:14
    các sĩ quan đã một mực tin rằng
    Dreyfus có tội là chính xác.
  • 4:14 - 4:17
    Đó chính là thứ khiến ta tự hỏi:
  • 4:17 - 4:19
    Chuyện này phản ánh gì về
    tư duy con người
  • 4:19 - 4:21
    khi ta xem những
    chứng cứ vụn vặt
  • 4:21 - 4:23
    là đủ thuyết phục để luận tội một người?
  • 4:24 - 4:28
    Đây là ví dụ cho cái mà
    khoa học gọi là "Lý giải có động cơ'.
  • 4:29 - 4:32
    Đây là hiện tượng mà
    những động cơ hình thành vô thức,
  • 4:32 - 4:34
    chính là những khát khao và
    nỗi sợ của chúng ta,
  • 4:34 - 4:36
    quy định cách ta lý giải thông tin.
  • 4:36 - 4:40
    Một số thông tin, ý tưởng, nghe ra thì
    như chúng cùng phe với ta.
  • 4:40 - 4:42
    Ta muốn chúng thắng.
    Ta muốn bênh vực chúng.
  • 4:42 - 4:45
    Còn những thông tin,
    ý tưởng khác đều là kẻ thù,
  • 4:45 - 4:47
    và chúng ta muốn bắn hạ chúng.
  • 4:47 - 4:51
    Nên đây là lí do tôi gọi
    lý giải có động cơ là "tư duy người lính."
  • 4:52 - 4:55
    Chắc hầu hết các bạn chưa từng lấn lướt
  • 4:55 - 4:57
    một sĩ quan Pháp gốc Do Thái nào
    vì tội phản quốc,
  • 4:57 - 4:59
    tôi nghĩ thế,
  • 4:59 - 5:04
    nhưng khi xem thể thao hay chính trị,
    chắc bạn thấy được
  • 5:04 - 5:08
    mỗi khi trọng tài tuyên bố
    rằng đội mà bạn thích phạm lỗi,
  • 5:08 - 5:09
    đó là ví dụ,
  • 5:09 - 5:12
    vậy là bạn hào hứng tìm cho ra
    lý do tại sao anh ta sai.
  • 5:12 - 5:16
    Nhưng khi anh ta tuyên bố đội đối thủ
    phạm lỗi: thiệt hết sẩy!
  • 5:16 - 5:18
    Đó là ví dụ hay mà tôi nhớ ra thôi,
    đừng mổ xẻ nó kĩ quá.
  • 5:18 - 5:21
    Hay như vầy, chắc bạn từng đọc
    một bài báo hay bài nghiên cứu
  • 5:21 - 5:24
    bàn về chính sách gây tranh cãi nào đó,
  • 5:24 - 5:25
    Án tử hình chẳng hạn.
  • 5:26 - 5:28
    Thì, khi các nhà nghiên cứu chứng minh,
  • 5:28 - 5:30
    giả sử bạn ủng hộ án tử hình nhé,
  • 5:30 - 5:32
    hoặc họ đưa ra được bằng chứng
    cho thấy nó không hiệu quả,
  • 5:32 - 5:35
    bạn sẽ hồ hởi
    tìm bằng được mọi lí do
  • 5:35 - 5:38
    khiến bài nghiên cứu được
    trình bày tệ tới vậy.
  • 5:38 - 5:40
    Nhưng nếu nó chứng tỏ
    án tử hình hiệu quả,
  • 5:40 - 5:41
    đó sẽ là bài nghiên cứu hay.
  • 5:41 - 5:44
    Và ngược lại: nếu các bạn không
    ủng hộ án tử hình, cũng giống vậy.
  • 5:44 - 5:47
    Đánh giá của chúng ta bị
    chi phối rất nhiều trong vô thức,
  • 5:47 - 5:49
    tùy vào phe mà chúng ta chọn..
  • 5:50 - 5:52
    Và bè phái có ở khắp nơi.
  • 5:52 - 5:55
    Nó quy định cách chúng ta
    nghĩ về sức khỏe, các mối quan hệ,
  • 5:55 - 5:57
    cách chúng ta muốn bầu cử,
  • 5:57 - 6:00
    cũng như quan điểm của ta về
    công bằng hay đạo đức.
  • 6:00 - 6:03
    Điều tôi sợ nhất
    về lý giải có động cơ
  • 6:03 - 6:04
    còn gọi là tư duy người lính,
  • 6:04 - 6:06
    là độ vô thức kinh khủng của nó.
  • 6:06 - 6:09
    Chúng ta vẫn có thể tin là mình
    khách quan và công bằng
  • 6:09 - 6:12
    rồi cuối cùng hủy hoại cuộc đời
    của một người vô tội.
  • 6:13 - 6:16
    Tuy nhiên, may cho Dreyfus,
    chuyện vẫn chưa kết thúc.
  • 6:16 - 6:17
    Đây là thượng tá Picquart.
  • 6:17 - 6:20
    Ông là một sĩ quan cấp cao khác
    của quân đội Pháp,
  • 6:20 - 6:23
    giống hầu hết mọi người,
    ông cho rằng Dreyfus có tội.
  • 6:23 - 6:27
    Cũng giống nhiều người trong quân đội,
    ông cũng có lúc chống lại tộc Semitic.
  • 6:27 - 6:31
    Nhưng tại một thời điểm nào đó,
    Picquart bắt đầu nghi ngờ:
  • 6:31 - 6:34
    "Lỡ chúng ta hiểu lầm Dreyfus thì sao?"
  • 6:34 - 6:37
    Chuyện là, ông đã phát hiện
    bằng chứng chứng tỏ
  • 6:37 - 6:39
    công việc tình báo cho Đức vẫn diễn ra,
  • 6:39 - 6:41
    ngay cả khi Dreyfus đã vào nhà giam.
  • 6:42 - 6:45
    Và ông cũng phát hiện rằng
    một sĩ quan khác trong quân đội
  • 6:45 - 6:47
    có nét chữ hoàn toàn
    khớp với bản ghi chép,
  • 6:47 - 6:50
    mà còn khớp hơn bản viết tay của Dreyfus.
  • 6:50 - 6:53
    Anh đã đem những phát hiện này
    đưa cho cấp trên,
  • 6:54 - 6:58
    nhưng thất vọng thay cho ông,
    họ cũng không thèm quan tâm
  • 6:58 - 7:01
    hay nghiêm túc lí giải
    những gì ông phát hiện,
  • 7:01 - 7:07
    họ kiểu như, "Ờ, Picquart à, những thứ này
    chỉ cho thấy còn một gián điệp nữa
  • 7:07 - 7:09
    hắn biết nhái theo nét chữ của Dreyfus,
  • 7:09 - 7:13
    hắn đã tiếp quản hoạt động gián điệp
    sau khi Dreyfus đi khỏi.
  • 7:13 - 7:15
    Nhưng Dreyfus vẫn có tội."
  • 7:16 - 7:19
    Cuối cùng, Picquart cũng giải oan
    thành công cho Dreyfus.
  • 7:19 - 7:20
    Nhưng ông đã mất đến 10 năm,
  • 7:20 - 7:23
    và trong mười năm đó,
    bản thân ông cũng vào tù mấy năm
  • 7:23 - 7:25
    vì tội bất trung với quân đội.
  • 7:26 - 7:32
    Nhiều người thấy Picquart không phải
    anh hùng thật sự trong vụ này
  • 7:33 - 7:37
    vì ông cũng từng kì thị người Semitic
    và tệ thật, tôi đồng ý.
  • 7:37 - 7:42
    Nhưng cá nhân tôi cho rằng, sự thật
    Picquart từng kì thị tộc Semitic
  • 7:42 - 7:45
    lại khiến cho điều ông làm
    đáng ngưỡng mộ hơn,
  • 7:45 - 7:48
    vì ông từng có cùng những định kiến,
    và cùng lí do để có định kiến
  • 7:48 - 7:50
    với các sĩ quan đồng nghiệp của mình,
  • 7:50 - 7:54
    nhưng nỗ lực tìm ra sự thật và giữ vững
    nó của ông đã vượt lên tất cả.
  • 7:55 - 7:56
    Nên đối với tôi,
  • 7:56 - 8:00
    Picquart là một ví dụ điển hình cho người
    sở hữu "tư duy do thám."
  • 8:01 - 8:05
    Động lực không phải là bênh vực ý này,
    chống lại ý kia,
  • 8:05 - 8:07
    mà để biết thực hư thế nào trong vụ này
  • 8:07 - 8:09
    càng trung thực và chính xác càng tốt,
  • 8:09 - 8:12
    ngay cả khi sự thật chẳng đẹp đẽ
    hay dễ chịu gì.
  • 8:13 - 8:17
    Đây chính là cách tư duy mà tôi
    đặc biệt đam mê.
  • 8:17 - 8:22
    Và trong vài năm qua, tôi đã
    nghiên cứu để tìm cho ra
  • 8:22 - 8:24
    điều gì làm nên tư duy do thám.
  • 8:24 - 8:27
    Tại sao có người, ít ra là đôi khi,
  • 8:27 - 8:31
    lại có thể gạt bỏ định kiến,
    sự thiên vị và động lực của mình
  • 8:31 - 8:33
    chỉ để tìm ra được
    sự thật và chứng cứ
  • 8:33 - 8:35
    càng khách quan càng tốt?
  • 8:36 - 8:39
    Câu trả lời chính là cảm xúc.
  • 8:39 - 8:43
    Cho nên, nếu tư duy người lính
    gắn liền với cảm xúc
  • 8:43 - 8:46
    thể hiện qua việc phòng thủ
    hay lòng trung thành,
  • 8:47 - 8:48
    thì tư duy do thám cũng vậy.
  • 8:48 - 8:50
    Có điều nó gắn với những cảm xúc khác.
  • 8:50 - 8:53
    Ví dụ, người do thám rất tò mò.
  • 8:53 - 8:57
    Họ thường hay nói là họ thấy vui
  • 8:57 - 8:59
    khi họ học được điều gì mới
  • 8:59 - 9:01
    hay muốn tìm lời giải cho một câu đố.
  • 9:02 - 9:05
    Óc tò mò của họ thường bị kích thích
    khi bắt gặp chuyện gì đó
  • 9:05 - 9:07
    đi ngược lại mong muốn của họ.
  • 9:07 - 9:09
    Người do thám cũng có
    những phẩm chất khác nhau.
  • 9:09 - 9:12
    Họ có xu hướng nói rằng,
    với họ, tự xét lại niềm tin
  • 9:12 - 9:14
    là một việc làm đúng đắn,
  • 9:14 - 9:18
    và họ ít khi nhận xét
    một người hay thay đổi suy nghĩ
  • 9:18 - 9:19
    trông thật yếu đuối.
  • 9:19 - 9:21
    Quan trọng hơn cả, nền tảng
    của người do thám,
  • 9:21 - 9:25
    cái khẳng định giá trị cá nhân của họ
  • 9:25 - 9:30
    không gắn với việc mức độ đúng-sai
    của họ khi bàn về một vấn đề.
  • 9:30 - 9:33
    Cho nên họ có thể tin rằng
    án tử hình hiệu quả.
  • 9:33 - 9:37
    Nhưng nếu nhiều nghiên cứu chỉ ra
    nó không hiệu quả, họ có thể nói,
  • 9:37 - 9:41
    "Ủa, hình như tôi nhầm rồi. Nhưng không có
    nghĩa là tôi xấu xa hay ngu ngốc."
  • 9:42 - 9:46
    Hàng loạt những đặc trưng này do
    các nhà nghiên cứu tìm ra
  • 9:46 - 9:48
    và tôi cũng thấy được
  • 9:48 - 9:50
    chúng có thể giúp phán đoán đúng.
  • 9:50 - 9:54
    Điều chủ yếu tôi muốn nhắn nhủ
    với các bạn qua những đặc trưng này
  • 9:54 - 9:57
    chính là: điều quan trọng không phải
    là bạn thông minh cỡ nào
  • 9:57 - 9:59
    hay biết nhiều bao nhiêu.
  • 9:59 - 10:02
    Thật ra, chúng không hề liên quan
    đến chỉ số IQ.
  • 10:03 - 10:04
    Chúng nói về cách bạn cảm nhận.
  • 10:05 - 10:09
    Có một câu nói mà tôi luôn tâm đắc,
    của Saint-Exupéry.
  • 10:09 - 10:11
    Ông là tác giả cuốn "Hoàng tử bé."
  • 10:11 - 10:14
    Ông nói, "Nếu bạn muốn đóng một con tàu,
  • 10:14 - 10:19
    đừng thúc giục thuyền viên của mình
    đi khai thác gỗ, ra lệnh
  • 10:19 - 10:20
    và chỉ định nhiệm vụ cho họ.
  • 10:21 - 10:25
    Thay vào đó, hãy dạy họ cách khao khát
    về vùng đại dương mênh mông vô tận."
  • 10:26 - 10:28
    Nói cách khác, tôi tin rằng,
  • 10:29 - 10:32
    nếu ta thật sự muốn cải thiện
    đánh giá của mình khi là cá thể
  • 10:32 - 10:33
    và khi ở trong một tập thể,
  • 10:34 - 10:37
    cái ta cần nhất là không chỉ là
    những bài học logic thuần lý thuyết,
  • 10:37 - 10:41
    hay lời nói hoa mĩ, môn xác xuất
    hay kinh tế học,
  • 10:41 - 10:43
    dù những thứ đó cũng tương đối giá trị.
  • 10:43 - 10:46
    Nhưng thứ chúng ta cần nhất
    để áp dụng tốt những qui tắc này
  • 10:46 - 10:47
    là một bộ óc tư duy do thám.
  • 10:47 - 10:49
    Chúng ta cần thay đổi
    cách cảm nhận.
  • 10:50 - 10:54
    Chúng ta cần học cách cảm thấy tự hào
    thay vì xấu hổ
  • 10:54 - 10:56
    khi chúng ta thấy được mình
    có thể mắc sai lầm.
  • 10:56 - 10:59
    Chúng ta cần học cách cảm thấy tò mò
    thay vì cảnh giác
  • 10:59 - 11:04
    khi chúng ta bắt gặp một số thông tin
    đi ngược lại niềm tin của mình.
  • 11:05 - 11:07
    Cho nên câu hỏi tôi muốn nhắc các bạn là:
  • 11:08 - 11:10
    Các bạn mong muốn điều gì nhất?
  • 11:11 - 11:13
    Bạn khao khát bảo vệ
    niềm tin của riêng mình,
  • 11:14 - 11:18
    hay muốn thấy thế giới
    càng rõ ràng càng tốt?
  • 11:18 - 11:20
    Cảm ơn.
  • 11:20 - 11:25
    (Vỗ tay)
Title:
Đây là lí do tại sao bạn cho mình đúng kể cả khi sai.
Speaker:
Julia Galef
Description:

Quan điểm là tất cả, đặc biệt khi nói đến việc kiểm tra niềm tin của bạn. Liệu bạn là một người lính thường muốn bảo vệ quan điểm của mình bằng mọi giá, hay là một người do thám luôn bị óc tò mò kích thích? Bên cạnh việc phân tích những động cơ đằng sau 2 lối tư duy và cách chúng điều khiển phương pháp lý thông tin của chúng ta, Julia Galef còn lồng chúng vào một bài học lịch sử đầy thuyết phục lấy bối cảnh nước Pháp thế kỷ 19. Khi kiểm chứng những quan niệm kiên định của ta, Galef đặt câu hỏi: "Bạn khao khát điều gì nhất? Là bảo vệ niềm tin của mình, hay là sự hiểu biết thế giới càng rõ càng tốt?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:37

Vietnamese subtitles

Revisions