Return to Video

Andrew McAfee: Có phải robot đang lấy đi công việc của chúng ta?

  • 0:01 - 0:03
    Một sự thật là khi hàng chục triệu người
  • 0:03 - 0:06
    gặp phải tình trạng thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp
  • 0:06 - 0:10
    thì sẽ có một sự quan tâm khá lớn đặt ra cho công nghệ rằng liệu nó đang có ảnh hưởng gì tới thị trường lao động không.
  • 0:10 - 0:12
    Câu hỏi này đã dẫn tôi đến
  • 0:12 - 0:15
    chính xác đề tài của cuộc nói chuyện
  • 0:15 - 0:18
    và đồng thời cũng là luận điểm đang hoàn toàn bị bỏ sót.
  • 0:18 - 0:21
    Chủ đề cần phải chú trọng vào câu hỏi rằng liệu có hay không
  • 0:21 - 0:25
    việc tất cả những công nghệ số đang ảnh hưởng tới năng lực của con người
  • 0:25 - 0:28
    trong việc sinh sống, hay nói khác đi một chút,
  • 0:28 - 0:30
    có phải những con robot đang lấy đi công việc của chúng ta?
  • 0:30 - 0:32
    Có một vài bằng chứng cho rằng điều đó là đúng.
  • 0:32 - 0:37
    Thời kì khủng hoảng suy thoái đã kết thúc khi mà GDP của Mỹ phục hồi lại
  • 0:37 - 0:40
    được đà tăng triển của nó, bên cạnh đó một vài
  • 0:40 - 0:43
    dấu hiệu của nền kinh tế cũng bắt đầu phục hồi một cách
  • 0:43 - 0:46
    vững chắc và nhanh chóng. Lợi nhuận của các tập đoàn
  • 0:46 - 0:49
    khá cao. Thực tế, nếu tính đến cả lợi nhuận của các ngân hàng
  • 0:49 - 0:51
    thì chúng còn cao hơn so với trước đó.
  • 0:51 - 0:55
    Đầu tư kinh doanh ở các thiết bị,
  • 0:55 - 0:58
    các phần cứng và phần mềm đều đang ở giai đoạn đỉnh cao.
  • 0:58 - 1:01
    Nhờ vậy các doanh nghiệp cũng dần thoát khỏi những nợ nần.
  • 1:01 - 1:03
    Việc mà họ thực sự cần làm bây giờ là thuê tuyển nhân lực.
  • 1:03 - 1:07
    Vì vậy đường biểu thị màu đỏ ở đây chính là tỉ lệ việc làm trên tổng dân số,
  • 1:07 - 1:10
    nói khác đi là phần trăm người dân trong độ tuổi làm việc
  • 1:10 - 1:12
    ở Mỹ có được việc làm.
  • 1:12 - 1:16
    Và chúng ta có thể thấy rằng có một lỗ hổng lớn trong suốt thời kì suy thoái
  • 1:16 - 1:19
    mà vẫn chưa hề có bất kì dấu hiệu nào phục hồi.
  • 1:19 - 1:21
    Tuy nhiên câu chuyện ở đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện về suy thoái.
  • 1:21 - 1:24
    Thập kỉ mà chúng ta đang trải qua rõ ràng có một
  • 1:24 - 1:28
    sự tăng trưởng việc làm khá thấp, đặc biệt là khi
  • 1:28 - 1:31
    so sánh với những thập kỉ khác, những năm 2000
  • 1:31 - 1:33
    là khoảng thời gian duy nhất khi mà có
  • 1:33 - 1:36
    ít người có công việc vào cuối thập kỉ
  • 1:36 - 1:39
    hơn là đầu thập kỉ. Đây chắc hẳn không là điều mà bạn muốn thấy.
  • 1:39 - 1:43
    Khi minh họa bằng đồ thị số lượng người lao động tiềm năng
  • 1:43 - 1:46
    với số lượng công việc trong nước, ta có thể thấy khoảng cách
  • 1:46 - 1:50
    ngày càng lớn hơn, và sau đó,
  • 1:50 - 1:52
    trong suốt thời kì suy thoái, nó lại nhân rộng thêm.
  • 1:52 - 1:57
    Tôi đã làm một vài phép tính. Tôi lấy 20 năm trước của mức tăng trưởng GDP
  • 1:57 - 2:00
    và 20 năm trước của mức tăng trưởng năng suất lao động,
  • 2:00 - 2:03
    dùng chúng theo một cách khá đơn giản
  • 2:03 - 2:06
    để cố tính toán bao nhiêu công việc mà nền kinh tế
  • 2:06 - 2:09
    đã cần để tiếp tục tăng trưởng, và đây là con số tôi kết luận được.
  • 2:09 - 2:13
    Liệu nó là tốt hay xấu? Đây chính là đề án của chính phủ
  • 2:13 - 2:16
    để tăng dân số trong độ tuổi lao động.
  • 2:16 - 2:21
    Vậy nếu những dự đoán trên là chuẩn xác thì khoảng cách đó không có dấu hiệu thu hẹp.
  • 2:21 - 2:25
    Vấn đề ở đây là, tôi không nghĩ những dự án này chính xác.
  • 2:25 - 2:28
    Đặc biệt, tôi nghĩ dự án của tôi theo một chiều hướng nào đó lại quá tích cực
  • 2:28 - 2:31
    bởi vì khi tôi thực hiện nó, tôi đã có kết luận rằng sự tăng trưởng việc làm trong tương lai
  • 2:31 - 2:34
    sẽ có khả năng giống với những gì xảy ra trong khá khứ,
  • 2:34 - 2:37
    và đó thực sự không phải là những gì tôi tin
  • 2:37 - 2:41
    bởi khi nhìn quanh, tôi nghĩ chúng ta thực sự không còn nhìn thấy gì khác
  • 2:41 - 2:44
    liên quan đến ảnh hưởng của công nghệ đối với lực lượng lao động.
  • 2:44 - 2:48
    Chỉ trong vòng một vài năm lại đây, chúng ta đã chứng kiến những thiết bị số
  • 2:48 - 2:53
    trình chiếu những khả năng và năng lực mà chúng ta chưa bao giờ từng thấy trước đó,
  • 2:53 - 2:56
    và điều đó thực sự tác động sâu sắc đến việc con người
  • 2:56 - 3:00
    sẽ làm gì để kiếm sống. Hãy để tôi lấy cho bạn một vài ví dụ.
  • 3:00 - 3:02
    Trong suốt lịch sử, nếu bạn muốn một thứ gì đó
  • 3:02 - 3:05
    được dịch từ một ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác
  • 3:05 - 3:06
    bạn cần phải có sự can thiệp của con người.
  • 3:06 - 3:10
    Bây giờ chúng ta có dịch vụ phiên dịch đa ngôn ngữ, ngay lập tức
  • 3:10 - 3:14
    và tự động miễn phí
  • 3:14 - 3:17
    thông qua rất nhiều các thiết bị của những chiếc điện thoại thông minh.
  • 3:17 - 3:20
    Nếu chúng ta sử dụng chúng, chúng ta có thể nhận thấy
  • 3:20 - 3:23
    chúng không hoàn hảo, nhưng chúng rất ổn.
  • 3:23 - 3:26
    Xuyên suốt lịch sử, nếu bạn cần thứ gì được viết,
  • 3:26 - 3:30
    một bản báo cáo hay một bài báo, bạn cần phải có một ai đó.
  • 3:30 - 3:32
    Nhưng bây giờ thì không. Đây là một bài báo vừa xuất hiện
  • 3:32 - 3:35
    trên trang Forbes online về lợi nhuận của Apple
  • 3:35 - 3:38
    và nó được viết bởi một thuật toán.
  • 3:38 - 3:41
    Nó không ổn, mà nó hoàn toàn chuẩn xác.
  • 3:41 - 3:44
    Nhiều người nhìn thấy điều này và nói rằng: "Đồng ý,
  • 3:44 - 3:46
    tuy nhiên chúng chỉ là những công việc cụ thể, hạn hẹp,
  • 3:46 - 3:49
    trong khi đó hầu hết kiến thức của những người lao động hết sức bao quát,
  • 3:49 - 3:51
    việc mà họ làm đó là dựa trên
  • 3:51 - 3:54
    sự thành thạo và kiến thức vốn có, sử dụng những cỗ máy đó
  • 3:54 - 3:57
    để ứng phó nhanh chóng với những yêu cầu không được dự đoán trước
  • 3:57 - 4:00
    Và điều này thực sự rất, rất khó để có thể tự động hóa."
  • 4:00 - 4:02
    Một trong những nhân viên có kiến thức ấn tượng nhất
  • 4:02 - 4:04
    trong trí nhớ gần đây của tôi là một anh chàng tên Ken Jennings.
  • 4:04 - 4:09
    Anh ta đã chiến thắng cuộc thi "Jeopardy" 74 lần liên tục
  • 4:09 - 4:12
    và mang về nhà 3 triệu dolla.
  • 4:12 - 4:16
    Đây chính là Ken ở phía tay tay phải, anh đã đánh bại với tỉ số 3-1
  • 4:16 - 4:20
    Watson - "Jeopardy" - siêu máy tính của IBM.
  • 4:20 - 4:22
    Vậy khi chúng ta nhìn vào những gì công nghệ có thể làm
  • 4:22 - 4:25
    với kiến thức tổng quát của những người lao động, tôi bắt đầu nghĩ rằng
  • 4:25 - 4:28
    có thể sẽ chẳng có gì đặc biệt về ý tưởng
  • 4:28 - 4:31
    của một nhà khái quát hóa, đặc biệt khi chúng ta bắt đầu làm những điều
  • 4:31 - 4:35
    giống như việc kết nối Siri với Watson và có được công nghệ
  • 4:35 - 4:36
    hiểu được những gì chúng ta nói
  • 4:36 - 4:39
    và lặp lại đoạn hội thoại với chúng ta.
  • 4:39 - 4:41
    Hiện tại Siri còn khá lâu mới đạt đến hoàn hảo, chúng ta có thể
  • 4:41 - 4:44
    lấy những thiếu sót của nó làm trò đùa, nhưng chúng ta nên nhớ rằng
  • 4:44 - 4:47
    nếu những công nghệ dạng như Siri và Watson được cải tiến
  • 4:47 - 4:51
    dựa trên định luật Moore thì chỉ
  • 4:51 - 4:53
    trong 6 năm tới, chúng sẽ không tốt hơn 2 hay
  • 4:53 - 4:58
    4 lần mà sẽ là 16 lần so với hiện tại.
  • 4:58 - 5:02
    Vì thế tôi bắt đầu nghĩ rằng sẽ có khá nhiều những công việc lao động bằng đầu óc bị ảnh hưởng bởi điều này.
  • 5:02 - 5:05
    Những công nghệ số này đang không chỉ ảnh hưởng tới công việc lao động trí óc
  • 5:05 - 5:09
    mà chúng còn bắt đầu vươn tay lấn tới cả những công việc cần sức lực.
  • 5:09 - 5:12
    Tôi đã có cơ hội lái thử một lúc
  • 5:12 - 5:17
    chiếc xe tự động của Google, trông ấn tượng như khi nói về nó vậy (cười)
  • 5:17 - 5:20
    Và tôi cam đoan rằng nó xử lý giao thông đi và dừng
  • 5:20 - 5:23
    ở đường cao tốc 101 của Mỹ hết sức suôn sẻ.
  • 5:23 - 5:25
    Có khoảng gần 3,5 triệu người
  • 5:25 - 5:28
    làm nghề lái xe tải kiếm sống ở Mỹ.
  • 5:28 - 5:30
    Và tôi nghĩ rằng một vài người trong số họ sẽ bị ảnh hưởng bởi
  • 5:30 - 5:33
    công nghệ này. Hiện tại bây giờ, người máy có hình dạng giống con người
  • 5:33 - 5:36
    vẫn còn hết sức thô sơ. Chúng không thể làm được nhiều việc.
  • 5:36 - 5:39
    Nhưng chúng sẽ tốt dần lên nhanh chóng, và DARPA,
  • 5:39 - 5:42
    tổ chức đầu tư thuộc Bộ Quốc phòng
  • 5:42 - 5:44
    đang cố gắng phát triển dự án này.
  • 5:44 - 5:49
    Vi vậy tóm lại, những con robot đang tiến dần đến những công việc của chúng ta
  • 5:49 - 5:52
    Trong tương lai ngắn hạn, chúng ta có thể kích thích sự tăng trưởng việc làm
  • 5:52 - 5:55
    bằng cách khuyến khích các doanh nghiệp và đầu tư
  • 5:55 - 5:58
    vào cơ sở hạ tầng, bởi vì các con robot hiện tại vẫn còn
  • 5:58 - 6:00
    đang yếu ở khâu sửa chữa cầu.
  • 6:00 - 6:04
    Nhưng trong tương lai không xa, tôi nghĩ chỉ ngay trong
  • 6:04 - 6:07
    quãng đời của hầu hết những người ngồi tại căn phòng này, chúng ta sắp trải qua sự chuyển đổi
  • 6:07 - 6:10
    thành một nền kinh tế rất năng suất nhưng
  • 6:10 - 6:13
    lại không cần nhiều đến sự làm việc của con người.
  • 6:13 - 6:14
    Để quản lý sự thay đổi này thực sự sẽ là
  • 6:14 - 6:17
    thách thức lớn nhất mà toàn xã hội phải đối mặt.
  • 6:17 - 6:20
    Voltaire đã có kết luận tại sao. Ông nói "Công việc cứu chúng ta
  • 6:20 - 6:25
    khỏi 3 tệ nạn: buồn chán, trụy lạc và túng bấn."
  • 6:25 - 6:28
    Nhưng mặc dù có thách thức này, bản thân tôi
  • 6:28 - 6:31
    vẫn là một con người rất lạc quan, tôi
  • 6:31 - 6:34
    vẫn hết sức tự tin rằng những công nghệ số mà chúng ta
  • 6:34 - 6:38
    đang phát triển sẽ đưa chúng ta đến một tương lai không tưởng
  • 6:38 - 6:41
    chứ không phải là một tương lai sai trái. Và để giải thích tại sao,
  • 6:41 - 6:43
    tôi muốn đưa ra một câu hỏi mở rộng khá là kì quặc.
  • 6:43 - 6:45
    Tôi muốn hỏi rằng cái gì là sự phát triển vĩ đại nhất
  • 6:45 - 6:48
    trong lịch sử loài người?
  • 6:48 - 6:50
    Ngay lúc này, tôi muốn chia sẻ một vài đáp án mà tôi đã có
  • 6:50 - 6:53
    khi hỏi câu hỏi này. Đó là một câu hỏi tuyệt vời
  • 6:53 - 6:55
    để hỏi và cũng để bắt đầu một cuộc tranh luận không có hồi kết
  • 6:55 - 6:57
    bởi vì một vài người sẽ nêu lên
  • 6:57 - 7:01
    hệ thống triết lý ở cả phương Tây và phương Đông
  • 7:01 - 7:04
    nó đã thay đổi thế nào cách con người suy nghĩ về thế giới.
  • 7:04 - 7:07
    Sau đó những người khác sẽ nói "Không, thực sự câu chuyện lớn và
  • 7:07 - 7:09
    sự phát triển vĩ đại chính là việc tìm ra tôn giáo chính của thế giới
  • 7:09 - 7:12
    Chính nó đã thay đổi nền văn minh
  • 7:12 - 7:15
    và ảnh hưởng rất nhiều đến cách con người
  • 7:15 - 7:18
    sinh sống." Tiếp đó sẽ lại có một số người nói rằng
  • 7:18 - 7:21
    "Sự thật nguyên nhân thay đổi và cải tổ nền văn minh
  • 7:21 - 7:24
    cũng như cuộc sống của con người
  • 7:24 - 7:28
    chính là các đế quốc, vì vậy sự phát triển vĩ đại trong lịch sử loài người
  • 7:28 - 7:30
    chính là những câu chuyện về xâm chiếm và chiến tranh."
  • 7:30 - 7:33
    Và hẳn sẽ lại có một vài người vui tính nói lớn lên rằng
  • 7:33 - 7:39
    "Ồ, đừng bỏ sót những bệnh dịch nữa chứ"
    (cười)
  • 7:39 - 7:42
    Cũng có một vài câu trả lời tích cực cho câu hỏi này
  • 7:42 - 7:43
    một vài người sẽ nói về thế kỉ khai phá
  • 7:43 - 7:45
    và mở mang của thế giới.
  • 7:45 - 7:48
    Những người khác nói về những thành quả trí tuệ
  • 7:48 - 7:50
    trong các môn học như toán đã giúp chúng ta
  • 7:50 - 7:53
    có cách xử lý mọi việc tốt hơn, một vài người khác nữa lại nói về
  • 7:53 - 7:55
    giai đoạn phát triển hưng thịnh
  • 7:55 - 7:59
    của nghệ thuật và khoa học. Cuộc tranh luận này vì thế cứ tiếp tục và kéo dài mãi.
  • 7:59 - 8:01
    Đó là một cuộc tranh luận bất tận, không có hồi kết
  • 8:01 - 8:05
    và không có một đáp án riêng lẻ nào. Nhưng nếu bạn là một lập trình viên giống tôi,
  • 8:05 - 8:08
    hẳn bạn sẽ hỏi "Thế những dữ liệu nói gì?"
  • 8:08 - 8:10
    Và bạn sẽ bắt đầu làm những việc như là phác họa những thứ chúng ta
  • 8:10 - 8:14
    quan tâm đến như là tổng dân số toàn cầu,
  • 8:14 - 8:17
    vài phép tính toán cho sự phát triển của xã hội.
  • 8:17 - 8:20
    hay là tình trạng tiến bộ của một xã hội,
  • 8:20 - 8:23
    và bạn sẽ bắt đầu biểu hiện những dữ liệu đó, bởi vì với cách tiếp cận này
  • 8:23 - 8:26
    những vấn đề quan trọng và những phát triển vĩ đại của con người trong lịch sử
  • 8:26 - 8:29
    sẽ là những đường vẽ bị bẻ cong đi khá nhiều.
  • 8:29 - 8:31
    Và khi bạn làm việc này, khi bạn phác họa dữ liệu
  • 8:31 - 8:34
    bạn hẳn sẽ nhanh chóng đi đến một vài kết luận khá kì quặc.
  • 8:34 - 8:37
    Bạn sẽ kết luận rằng, thực sự thì, không điều nào trong những điều này
  • 8:37 - 8:42
    thực sự quan trọng. (cười)
  • 8:42 - 8:46
    Chúng chả ảnh hưởng quái gì đến những đường cong cả.
    (cười)
  • 8:46 - 8:49
    Chỉ có một câu chuyện, một sự phát triển
  • 8:49 - 8:52
    trong lịch sử loài người mà tạo nên những đường cong, khiến nó phải xoay đi khoảng
  • 8:52 - 8:56
    90 độ, đó chính là câu chuyện về công nghệ.
  • 8:56 - 8:59
    Máy hơi nước và những công nghệ liên quan khác
  • 8:59 - 9:02
    của cuộc Cách mạng công nghiệp đã thay đổi thế giới
  • 9:02 - 9:04
    và có ảnh hưởng đến lịch sử loài người lớn
  • 9:04 - 9:06
    đến mức trong những lời nói của nhà sử gia Ian Morris, ông cho rằng
  • 9:06 - 9:10
    công nghệ đã chế giễu tất cả những điều xảy xa trước đó.
  • 9:10 - 9:13
    Chúng làm điều này bằng cách nhân lên rất nhiều sức mạnh
  • 9:13 - 9:16
    cơ bắp của chúng ta, vượt quá cả giới hạn của sức lực chúng ta
  • 9:16 - 9:19
    Hiện tại, điều mà chúng ta đang phải giải quyết
  • 9:19 - 9:22
    chính là vượt qua những giới hạn của bộ não mỗi cá nhân
  • 9:22 - 9:25
    và nhân lên nhiều lần sức mạnh tinh thần.
  • 9:25 - 9:29
    Làm thế nào để việc vượt quá giới hạn sức lực của chúng ta
  • 9:29 - 9:31
    không phải là một thách thức lớn?
  • 9:31 - 9:34
    Lại lặp lại lần nữa, khi tôi nhìn
  • 9:34 - 9:37
    những gì đang diễn ra với công nghệ số hiện nay
  • 9:37 - 9:40
    chúng ta không ở bất cứ nơi nào gần với hành trình này
  • 9:40 - 9:43
    và khi tôi nhìn những gì đang xảy ra với nền kinh tế
  • 9:43 - 9:45
    và xã hội chúng ta, kết luận độc lập của riêng tôi đó là
  • 9:45 - 9:49
    chúng ta vẫn chưa thấy gì cả. Những ngày tươi đẹp nhất đang thực sự ở phía trước.
  • 9:49 - 9:51
    Để tôi đưa ra một vài ví dụ.
  • 9:51 - 9:55
    Nền kinh tế không dùng năng lượng, không dùng vốn,
  • 9:55 - 9:59
    không dùng lao động. Cái mà nền kinh tế dùng chính là ý tưởng.
  • 9:59 - 10:01
    Vì vậy công cuộc cải tổ, công cuộc sáng tạo ra
  • 10:01 - 10:04
    những ý tưởng mới là những công việc có sức mạnh nhất
  • 10:04 - 10:05
    và cơ bản nhất mà chúng ta có thể làm
  • 10:05 - 10:09
    trong một nền kinh tế. Và đây chính là cách chúng ta tiến hành cải cách.
  • 10:09 - 10:13
    Chúng ta sẽ tìm ra một loạt những người trông khá giống nhau
  • 10:13 - 10:17
    -(cười)-
  • 10:17 - 10:19
    rút họ ra khỏi những tổ chức, đặt họ vào
  • 10:19 - 10:22
    những tổ chức khác, và chờ đợi sự cải tổ.
  • 10:22 - 10:26
    Hiện tại -(cười)-
  • 10:26 - 10:29
    là một gã da trắng đả dành cả sự nghiệp tại MIT
  • 10:29 - 10:35
    và Havard, tôi không gặp rắc rối nào với việc này. (cười)
  • 10:35 - 10:38
    Nhưng một vài người khác thì có, và họ có khuynh hướng phá vỡ
  • 10:38 - 10:40
    cuộc chơi và nới lỏng nguyên tắc của cuộc cải cách
  • 10:40 - 10:41
    (cười)
  • 10:41 - 10:45
    Ở đây là những người chiến thắng thử thách của chương trình Top Coder
  • 10:45 - 10:48
    tôi đảm bảo rằng không một ai quan tâm
  • 10:48 - 10:51
    những đứa trẻ này lớn lên ở đâu, đi học ở đâu
  • 10:51 - 10:54
    và chúng giống ai. Cái mà tất cả mọi người quan tâm tới
  • 10:54 - 10:57
    là chất lượng của công việc, chất lượng của các ý tưởng.
  • 10:57 - 10:59
    Nói đi nói lại, chúng ta nhìn thấy điều này đang xảy ra
  • 10:59 - 11:01
    trong thế giới đầy thuận tiện của công nghệ.
  • 11:01 - 11:04
    Công việc cải cách đang trở nên rộng mở hơn,
  • 11:04 - 11:07
    toàn diện, minh bạch hơn, và dựa trên cơ sở lợi nhuận nhiều hơn.
  • 11:07 - 11:10
    Điều này sẽ tiếp tục diễn ra bất kể MIT và Harvard
  • 11:10 - 11:14
    nghĩ gì về nó, và tôi không thể vui hơn về sự phát triển đó.
  • 11:14 - 11:16
    Có lần tôi đã nghe thấy rằng "Được, tôi đồng ý với anh về điều đó
  • 11:16 - 11:20
    nhưng công nghệ cũng chỉ là công cụ cho một thế giới giàu mạnh
  • 11:20 - 11:23
    và cái mà những công cụ này không thể làm đó là
  • 11:23 - 11:26
    nâng cao cuộc sống của con người sống dưới đáy kim tự tháp
  • 11:26 - 11:29
    Điều tôi muốn nói rõ ràng là: hoàn toàn vô lý.
  • 11:29 - 11:32
    Thời đại kim tự tháp đã hưởng lợi rất nhiều từ công nghệ.
  • 11:32 - 11:35
    Nhà kinh tế học Robert Jensen đã tiến hành nghiên cứu vĩ đại này
  • 11:35 - 11:38
    ông ấy xem xét chi tiết
  • 11:38 - 11:41
    những gì đã xảy ra với làng chài Kerala ở Ấn Độ
  • 11:41 - 11:44
    khi lần đầu tiên họ có những chiếc điện thoại di động
  • 11:44 - 11:47
    Nếu khi viết bài cho chuyên mục Quarterly Journal của tạp chí Economics,
  • 11:47 - 11:50
    bạn phải sử dụng ngôn ngữ hết sức khô khan và chuẩn mực.
  • 11:50 - 11:52
    thì khi đọc bài viết của ông ấy, tôi có cảm tưởng rằng Jesen đang cố
  • 11:52 - 11:55
    hét lên với chúng ta rằng, nhìn đi, đây chính là một món lợi khổng lồ.
  • 11:55 - 11:59
    Giá cả được bình ổn do vậy mọi người có thể có kế hoạch cho đời sống kinh tế của mình.
  • 11:59 - 12:04
    Sự lãng phí không bị giảm đi mà là đã được cắt bỏ đi.
  • 12:04 - 12:06
    Cuộc sống của cả người mua và người bán
  • 12:06 - 12:09
    trong những ngôi làng đó tăng lên dần dần.
  • 12:09 - 12:12
    Tôi không nghĩ rằng Jensen đã may mắn
  • 12:12 - 12:15
    và vô tình dẫn chứng đúng những ngôi làng
  • 12:15 - 12:17
    mà ở đó công nghệ mang đến những kết quả tốt đẹp.
  • 12:17 - 12:20
    Thay vào đó điều xảy ra là ông ấy dẫn chứng rất cẩn thận
  • 12:20 - 12:22
    những gì diễn biến lặp đi lặp lại khi công nghệ
  • 12:22 - 12:26
    lần đầu tiên có ảnh hưởng tới môi trường và cộng đồng.
  • 12:26 - 12:30
    Cuộc sống của con người, sự thịnh vượng của loài người đang được cải thiện một cách đáng kể.
  • 12:30 - 12:32
    Vì vậy khi tôi quan sát tất cả những dẫn chứng này, tôi nghĩ về
  • 12:32 - 12:34
    những gì chúng ta có phía trước, tôi trở thành
  • 12:34 - 12:37
    một người đầy lạc quan về công nghê, tôi bắt đầu suy nghĩ rằng
  • 12:37 - 12:40
    câu nói tuyệt vời từ nhà vật lý học Freeman Dyson
  • 12:40 - 12:45
    không hề cường điệu chút nào. Đó thực sự là nhận định chính xác những gì đang diễn ra.
  • 12:45 - 12:47
    Những con số, những công nghệ của chúng ta đang có là những món quà tuyệt vời
  • 12:47 - 12:51
    và chúng ta, ngay bây giờ, đang có cơ hội may mắn
  • 12:51 - 12:54
    được sống tại thời đại mà công nghệ số đang phát triển rực rỡ,
  • 12:54 - 12:56
    thời đại mà nó bắt đầu mở rộng, lấn sâu và
  • 12:56 - 12:59
    có ảnh hưởng rộng khắp trên toàn thế giới.
  • 12:59 - 13:02
    Vì vậy, đúng, những con robot đang lấy đi công việc của chúng ta
  • 13:02 - 13:06
    nhưng một sự thật quan trọng đã bị bỏ lỡ hoàn toàn.
  • 13:06 - 13:09
    Đó là chúng ta được hoàn toàn tự do làm những công việc khác
  • 13:09 - 13:12
    Và những việc chúng ta sắp sửa làm, tôi tự tin rằng,
  • 13:12 - 13:15
    việc mà chúng ta cần làm đó là giảm đói nghèo, lao dịch nặng nhọc
  • 13:15 - 13:18
    và đói khổ trên toàn thế giới. Tôi tự tin rằng
  • 13:18 - 13:21
    chúng ta sẽ học cách sống nhẹ nhàng hơn trên hành tinh này.
  • 13:21 - 13:24
    Tôi hết sức tin tưởng rằng những gì chúng ta sẽ làm
  • 13:24 - 13:27
    với công cụ số sẽ có ảnh hưởng sâu sắc
  • 13:27 - 13:30
    và mang lại lợi ích đến mức vô hiệu hóa và chế giễu
  • 13:30 - 13:32
    mọi điều xảy ra trước đó.
  • 13:32 - 13:34
    Tôi sắp dành những lời nói cuối này cho một người đã có
  • 13:34 - 13:36
    chỗ ngồi đối diện với sự tiến bộ của công nghệ
  • 13:36 - 13:39
    người bạn cũ của chúng ta Ken Jennings. Tôi sẽ đi theo anh ấy.
  • 13:39 - 13:40
    Tôi sẽ nhắc lại những lời của anh
  • 13:40 - 13:44
    "Tôi, mình tôi, chào mừng tất cả những chúa tể máy tính mới."
    (cười)
  • 13:44 - 13:47
    Cảm ơn rất nhiều. (vỗ tay)
Title:
Andrew McAfee: Có phải robot đang lấy đi công việc của chúng ta?
Speaker:
Andrew McAfee
Description:

Robot và những thuật toán đang dần trở nên điêu luyện với những công việc như lắp ghép ô tô, viết báo, dịch thuật - những công việc mà trước đây đều đòi hỏi con người. Vậy chúng ta, loài người sẽ làm công việc gì? Andrew McAfee xem xét dữ liệu về thị trường lao động và nói rằng: Chúng ta vẫn chưa thấy gì. Nhưng sau đó ông lại lùi lại lịch sử và đi đến một quan điểm hết sức bất ngờ và độc đáo về điều gì sẽ diễn biến tiếp theo?
(Quay tại TEDxBoston.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:07
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Are droids taking our jobs?
Nguyen Minh Duc accepted Vietnamese subtitles for Are droids taking our jobs?
Nguyen Minh Duc edited Vietnamese subtitles for Are droids taking our jobs?
Nguyen Minh Duc edited Vietnamese subtitles for Are droids taking our jobs?
Nguyen Minh Duc edited Vietnamese subtitles for Are droids taking our jobs?
Nguyen Minh Duc edited Vietnamese subtitles for Are droids taking our jobs?
Thuy Duong Nguyen edited Vietnamese subtitles for Are droids taking our jobs?
Thuy Duong Nguyen edited Vietnamese subtitles for Are droids taking our jobs?
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions