-
(Chuông)
-
Thưa Thầy
Thưa Tăng thân
-
Con có hai câu hỏi.
-
Câu hỏi đầu tiên của con là:
-
Con là người cuối cùng trong
dòng dõi của tổ tiên con.
-
Và do vậy có rất nhiều sự đau khổ
cần được chuyển hoá,
-
nhưng con cũng đủ duyên may có
được điều kiện gặp gỡ Phật pháp,
-
và không phải đấu tranh để tồn tại.
-
Nên con có thể thực tập tu.
-
Bây giờ, con mới trở về từ
một chuyến đi dài,
-
và nhờ con đã đi một chuyến đi xa,
khi trở về con có thể nhìn thấy rõ ràng
-
những khổ đau đã được tích tụ
như thế nào trong gia đình mình,
-
thế hệ này qua thế hệ khác
qua những điều kiện lịch sử.
-
Con cố gắng chia sẻ với những bậc cao niên
để mong các cụ được nhẹ nhõm hơn.
-
Nhưng một số cụ rất cứng rắn.
-
Họ mang nhiều cơn giận.
-
Họ trở nên bất bình và rất tuyệt vọng.
-
Và dù cho con có một chút
thấu hiểu,
-
Con biết rằng mình chưa đủ vững chải
trong những trường hợp như vậy,
-
và con không biết thêm cách nào
để giúp đỡ họ.
-
Và con rất lo lắng,
bởi vì con đã nhìn thấy một số người,
-
trong thế hệ của ba mẹ con,
đã thoát khỏi cuộc chiến,
-
trở nên hoàn toàn mất trí
và thực sự huỷ hoại bản thân mình.
-
Đó là câu hỏi đầu tiên của con.
-
Và câu hỏi thứ hai của con là:
-
Tại sao trong truyền thống đạo Phật,
thậm chí cho đến ngày nay,
-
vẫn còn rất nhiều sự phân biệt đối xử
đối với phụ nữ?
-
Con xin cảm ơn.
-
(Sư cô Pine) Thưa Thầy, người bạn
của chúng ta có 2 câu hỏi.
-
Câu hỏi đầu tiên giống như là
-
câu hỏi của một người trẻ
về cách làm sao giúp đỡ ba mình.
-
Do đó người bạn trẻ của chúng ta đây cũng
nói là cô có thể thấy nhiều đau khổ,
-
không chỉ trong thế hệ của ba mẹ cô,
mà còn qua nhiều thế hệ của cha ông mình.
-
Cô muốn giúp đỡ họ,
nhưng nhận thấy rằng họ rất cố chấp,
-
bởi vì những nỗi đau quá lớn
mà họ đã trải qua trong chiến tranh.
-
Và họ tự huỷ hoại chính bản thân mình
bằng sự đau khổ dằn vặt trong tâm thức.
-
Cô muốn biết làm sao có thể tiếp cận họ,
-
làm sao cô có thể giúp họ
đi theo một phương hướng an lành hơn.
-
Và câu hỏi thứ hai là:
-
Vì sao vẫn có nhiều sự phân biệt đối xử
đối với phụ nữ trong đạo Phật?
-
Con có nghĩ rằng tại Làng Mai,
chúng ta phân biệt đối xử với người nữ?
-
Các sư cô và...
-
các thiền sinh nữ tại Làng Mai,
-
đóng góp một vai trò rất quan trọng...
-
trong việc tổ chức đời sống và
tu tập của Tăng thân
-
và sự tu tập của Tăng đoàn lớn hơn.
-
Và truyền thống Tỳ kheo Ni
vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia.
-
Có nhiều quốc gia đã mất đi
Tăng đoàn Tỳ kheo Ni
-
Điều đó không có nguyên do từ đạo Phật,
mà từ những người tu theo đạo Phật.
-
Họ đã cho phép hình thức phân biệt đối xử
từ ngoài xã hội
-
thâm nhập vào cộng đồng của mình.
-
Ở Thái Lan, ở Sri Lanka...
-
không còn Tăng đoàn Tỳ kheo Ni nữa.
-
Và nhiều người tại các quốc gia này đang
cố gắng khôi phục truyền thống Tỳ kheo Ni.
-
Do vì các Phật tử chưa
tu tập đủ giỏi.
-
Đó là lý do chúng ta phải làm tốt hơn
các thế hệ trước.
-
Và Thầy là một trong những người
đang cố gắng...
-
để khôi phục...
-
khôi phục tinh thần,
-
chính là cái ban đầu, nguyên thuỷ
căn nguyên của tinh thần đạo Phật,
-
bởi vì Đức Phật...
-
loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử.
-
Ngài tiếp nhận mọi loại người,
mọi chủng tộc, mọi đẳng cấp
-
vào trong tăng đoàn của người.
-
Và Ngài tiếp nhận...
-
nữ giới thành Tỳ kheo Ni.
-
Ngài là một nhà cách mạng thực sự
trong thời đại của Ngài.
-
Rất khó khăn, nhưng Ngài đã làm được.
-
Vậy nên chúng ta
là sự tiếp nối của Bụt,
-
phải nên tu tập đủ giỏi để
duy trì di sản của Ngài,
-
để bảo tồn di sản của Ngài.
-
Không có phân biệt đối xử!
-
Sự đau khổ thì tràn ngập.
-
Và có những người trong chúng ta...
-
bước ra từ cuộc chiến tranh Việt Nam,
-
đầy những vết thương.
-
Chúng ta đã thấy người anh,
người cha, mẹ, người chị của chúng ta
-
bị giết và huỷ hoại trong cuộc chiến.
-
Chúng ta nhìn thấy nhiều người
đã bị cầm tù
-
và tra tấn trong chiến tranh.
-
Ý thức hệ ngoại quốc, vũ khí ngoại quốc
-
được mang vào từ khắp nơi trên thế giới
-
để huỷ hoại, giết chóc chúng ta.
-
Và chúng ta bị dồn ép vào tình trạng
như vậy trong thời gian dài.
-
Và mỗi chúng ta, mỗi người Việt Nam
thuộc thế hệ tiếp theo
-
mang trong bản thân mình
nỗi đau khổ đó.
-
Và sau bốn mươi năm lưu vong,
-
Thầy có dịp về thăm nhà
một vài lần,
-
tổ chức các khoá tu để giúp
chữa lành các vết thương chiến tranh...
-
trong lòng người,
trong các thế hệ trẻ.
-
Thầy đã cố gắng hết sức,
-
và Thầy đã cố gắng làm với tư cách
là một Tăng thân, không phải một cá nhân.
-
Thầy trở về Việt Nam
không phải là một cá nhân,
-
mà là một cộng đồng.
-
300 thiền sinh đã cùng
về Việt Nam với Thầy
-
lần đầu tiên sau
40 năm lưu vong.
-
Đó là vào...
-
2005... phải không?
-
2005.
-
Chúng ta có hàng trăm tu sĩ
và cư sĩ thiền sinh đi cùng.
-
Và sự tu tập của chúng ta rất vững chắc.
-
Hãy hình dung...
-
một khách sạn tại Hà Nội,
-
nơi mọi người ở.
-
Công an chìm đến và quan sát chúng tôi,
bởi vì họ sợ chúng tôi.
-
Mỗi nơi chúng tôi đi,
họ đều theo sát.
-
Họ muốn biết những gì chúng tôi nói
với người khác, những gì chúng tôi làm.
-
Họ bị buộc phải cho phép
Thầy về thăm quê hương,
-
nhưng họ sợ...
-
rằng chúng ta nói một điều gì đó,
-
rằng chúng ta có thể kích động người dân
Việt Nam nói lên điều gì chống lại họ.
-
Và hàng trăm người chúng ta đã
tu tập vững chãi.
-
Và trong từng cách đi, cách thở
cách chúng ta ăn bữa sáng,
-
cách chúng ta tiếp xúc với
những người trong khách sạn
-
và với những người đến thăm,
bao gồm cả các công an chìm,
-
phản ánh sự tu tập của chúng ta.
-
Và khách sạn nơi chúng ta trú lại
trông như một trung tâm tu học.
-
Ở đó có chánh niệm.
Có hoà bình, tình anh em, chị em.
-
Và họ rất ấn tượng.
-
Và một lần chúng tôi thiền hành
quanh hồ Hoàn Kiếm.
-
Đó là lần đầu người dân
trong thành phố nhìn thấy
-
một số đông người như vậy
đi trong hoà bình, an lạc và hạnh phúc.
-
Họ rất ấn tượng với cảnh tượng này.
-
Nó có tác động lớn đến dân chúng.
-
Họ nhìn thấy các
thiền sinh tu học vững chắc.
-
Và chúng tôi có thể chia sẻ
sự tu học với rất nhiều người...
-
trong các buổi thuyết giảng công cộng
và trong các khoá tu học.
-
Và sau đó chúng tôi tổ chức...
-
các trai đàn chẩn tế.
-
Chúng tôi cầu nguyện cho hàng triệu người
đã chết đi trong chiến tranh.
-
Và hàng ngàn hàng ngàn người đã đến
và tu tập cùng chúng tôi,
-
và cùng nhau cầu nguyện.
-
Và cùng nhau chúng tôi phát nguyện
rằng sẽ không bao giờ
-
không bao giờ chúng tôi chấp nhận
một cuộc chiến tranh ý thức hệ,
-
và giết hại lẫn nhau bằng các vũ khí
ngoại quốc, các tư tưởng ngoại quốc như vậy nữa.
-
Và điều đó hoàn toàn có thể.
-
Do đó chúng ta đã tu tập là để giúp
hàn gắn vết thương cho toàn thể đất nước.
-
Vậy câu trả lời của Thầy là:
-
Để thành công...
-
trong nguyện vọng giúp đỡ
-
con phải ... làm điều đó cùng Tăng thân.
-
Con phải thuộc về Tăng thân.
-
Con cần có anh chị em
bạn đồng tu.
-
Chúng ta phải có đủ sức mạnh
để có thể xử lý các nỗi đau.
-
Có rất nhiều rác.
-
Và vì nhiều người trong chúng ta chưa biết
cách chuyển hoá rác thành những bông hoa,
-
sử dụng tốt chất liệu đau khổ
để tạo ra bình an và sự trị liệu,
-
chúng ta cần có Tăng thân
để giúp chúng ta làm điều đó.
-
Do vậy tự mình tu tập,
tự chuyển hoá bản thân đã là khó khăn,
-
huống là chuyển hoá cho người khác.
-
Đó là lý do...
-
Chúng ta phải biết, phải hiểu rằng
chúng ta cần cố gắng xây dựng Tăng thân,
-
có mặt cùng với Tăng thân,
đóng góp vào sự xây dựng Tăng thân.
-
Không có Tăng thân, con không thể làm
được nhiều sự chuyển hoá và trị liệu.
-
Ngay cả Đức Phật không thể làm nhiều
mà không có Tăng đoàn.
-
Và đó là lý do sau khi Thành đạo,
điều đầu tiên Ngài nghĩ đến,
-
là bắt đầu đi và tìm gặp
những thành viên trong Tăng đoàn của ngài.
-
Con cũng phải làm giống như vậy.
-
Và Thầy ý thức rõ điều này.
-
Thầy biết nếu trở về quê nhà một mình,
Thầy không thể làm gì cả.
-
Vậy nên Thầy đặt một điều kiện:
-
"Tôi sẽ về nếu các ông cho phép
tôi đi cùng Tăng thân của tôi."
-
Do đó cùng với Tăng đoàn chúng ta
có năng lượng tập thể đủ mạnh...
-
để chữa lành nỗi đau của chúng ta,
chuyển hoá nỗi đau của chúng ta.
-
Chúc con may mắn!
-
(Chuông)