< Return to Video

Bạn sẽ bất ngờ nếu biết lạc đà thực chất đến từ đâu

  • 0:01 - 0:03
    Đây là một câu chuyện
  • 0:03 - 0:05
    về cách chúng ta nhìn nhận sự việc.
  • 0:06 - 0:08
    Câu chuyện về người phụ nữ này,
  • 0:09 - 0:11
    tên cô ấy là Natalia Rybczynski.
  • 0:11 - 0:13
    Cô là nhà cổ sinh vật học,
  • 0:13 - 0:17
    công việc của cô chủ yếu là đào bới
    những thứ đã chết từ lâu.
  • 0:17 - 0:18
    (Băng ghi âm) Natalia Rybczynski:
    Vâng, tôi có nghe ai đó
  • 0:18 - 0:20
    gọi mình là
    "Tiến sĩ của những thứ đã chết"
  • 0:20 - 0:21
    Latif Nasser: Và tôi nghĩ
    cô ấy thực sự thú vị
  • 0:21 - 0:22
    vì nơi mà cô đào được những thứ đó lên
  • 0:22 - 0:29
    ở tận lãnh nguyên Canadian hẻo lánh
    của vùng Bắc Cực.
  • 0:30 - 0:33
    Một ngày mùa hè năm 2006,
  • 0:33 - 0:36
    cô đang khai quật
    ở khu vực Fyles Leaf Bed,
  • 0:36 - 0:41
    cách cực Bắc từ chưa đến 10 vĩ độ.
  • 0:41 - 0:44
    (Băng ghi âm) NR : Thực ra thì
    không thú vị mấy
  • 0:44 - 0:48
    vì bạn phải đi bộ suốt cả ngày dài
    với ba lô, GPS,
  • 0:48 - 0:52
    sổ ghi chép, và thu gom bất kì thứ gì
    có khả năng là hóa thạch.
  • 0:52 - 0:54
    LN: Tình cờ, cô để ý có thứ gì đó.
  • 0:54 - 0:57
    (Băng ghi âm) NR: Nó có màu sắt gỉ,
  • 0:57 - 0:59
    kích thước bằng lòng bàn tay.
  • 0:59 - 1:01
    Nó nằm đó ngay trên mặt đất.
  • 1:01 - 1:04
    LN: Lúc đầu, cô cho rằng
    đó chỉ là một mẩu gỗ nhỏ,
  • 1:04 - 1:07
    bởi nó giống thứ mà người ta đã tìm thấy
  • 1:07 - 1:08
    trước đây ở Flyes Leaf Bed --
  • 1:08 - 1:10
    những phần khác nhau của cây thời tiền sử.
  • 1:10 - 1:13
    Nhưng tối hôm đó, lúc quay trở lại chỗ cắm trại ...
  • 1:13 - 1:15
    (Băng ghi âm): ... Tôi lấy kính lúp ra,
  • 1:15 - 1:17
    để quan sát nó kĩ hơn và phát hiện
  • 1:17 - 1:20
    cái đó hình như không có vân gỗ.
  • 1:20 - 1:21
    Có lẽ là thứ gì đó còn sót lại,
  • 1:21 - 1:24
    nhưng nó thực sự giống như là ...
  • 1:24 - 1:25
    xương.
  • 1:25 - 1:28
    LN: Cho nên, hơn 4 năm tiếp theo,
  • 1:28 - 1:31
    cô đã đến khu vực đó rất nhiều lần,
  • 1:31 - 1:36
    và cuối cùng thu thập được
    tổng cộng 30 mảnh xương tương tự,
  • 1:36 - 1:38
    đa số chúng đều rất nhỏ.
  • 1:39 - 1:40
    (Băng ghi âm) NR: Chúng không nhiều lắm,
  • 1:40 - 1:43
    vừa đủ
    đựng trong một chiếc túi Ziploc nhỏ.
  • 1:43 - 1:46
    LN: Và cô cố xếp chúng lại với nhau
    như chơi trò xếp hình.
  • 1:47 - 1:48
    nhưng công việc khá là khó khăn.
  • 1:48 - 1:51
    (Băng ghi âm) NR: Chúng vỡ ra
    thành vô vàn những mảnh nhỏ,
  • 1:51 - 1:53
    tôi phải dùng đến
    cát và mát tít,
  • 1:53 - 1:56
    và chúng nhìn không được đẹp mắt cho lắm.
  • 1:56 - 1:58
    Cuối cùng, chúng tôi phải dùng đến
  • 1:58 - 2:00
    máy quét mặt 3 chiều.
  • 2:00 - 2:02
    LN: Ồ
  • 2:02 - 2:03
    NR: Đúng vậy
  • 2:03 - 2:04
    (Tiếng cười)
  • 2:04 - 2:05
    LN: Hóa ra, dùng máy móc
  • 2:05 - 2:07
    thì công việc
    nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
  • 2:07 - 2:08
    (Băng ghi âm) NR: Giống như là phép màu vậy
  • 2:08 - 2:09
    khi tất cả chúng đều khớp với nhau.
  • 2:09 - 2:11
    LN: Làm sao bạn chắc rằng mình đã
  • 2:11 - 2:14
    xếp chúng lại với nhau một cách chính xác?
  • 2:14 - 2:16
    Liệu có khả năng bạn xếp lại
    bằng một cách khác
  • 2:16 - 2:19
    và thành ra một con vẹt đuôi dài
    hay thứ gì khác chẳng hạn?
  • 2:19 - 2:20
    (Tiếng cười)
  • 2:20 - 2:24
    (Băng ghi âm) NR: Không,
    chúng tôi đã làm được.
  • 2:24 - 2:28
    LN: Thứ mà cô tìm được
    là một đoạn xương ống chân,
  • 2:28 - 2:32
    đặc biệt, nó là của
    một loài động vật có vú móng chẻ,
  • 2:32 - 2:35
    như bò hay cừu.
  • 2:35 - 2:37
    Nhưng không thể nào là hai loài trên.
  • 2:37 - 2:39
    Vì mẩu xương rất lớn.
  • 2:40 - 2:41
    (Băng ghi âm) NR: Mẫu xương này
    có kích thước khổng lồ.
  • 2:41 - 2:44
    Loài này chắc chắn phải rất to lớn.
  • 2:44 - 2:47
    LN: Vậy có thể là con gì?
  • 2:47 - 2:50
    Bế tắc, cô đưa một trong những mảnh xương
  • 2:50 - 2:52
    cho vài đồng nghiệp ở Colorado xem,
  • 2:52 - 2:54
    và họ có một sáng kiến.
  • 2:54 - 2:56
    (Băng ghi âm) NR: Chúng tôi dùng cưa
  • 2:56 - 2:59
    khía ở bên cạnh mẩu xương,
  • 2:59 - 3:03
    và thật thú vị, có mùi phát ra từ đó.
  • 3:07 - 3:09
    LN: Nó có mùi giống như thịt cháy.
  • 3:09 - 3:12
    Đó chính là mùi mà Natalia ngửi thấy
  • 3:12 - 3:13
    khi cắt hôp sọ
  • 3:13 - 3:16
    trong phòng thí nghiệm giải phẫu tổng hợp:
  • 3:16 - 3:17
    collagen.
  • 3:17 - 3:20
    Collagen là chất
    tạo nên cấu trúc xương của chúng ta.
  • 3:20 - 3:22
    Thường thì qua nhiều năm,
  • 3:22 - 3:23
    chúng sẽ phân hủy.
  • 3:23 - 3:25
    Nhưng trong trường hợp này,
  • 3:25 - 3:26
    Bắc Cực có chức năng
    như một cái tủ đông khổng lồ
  • 3:26 - 3:28
    giúp bảo quản collagen.
  • 3:28 - 3:32
    Một hay hai năm sau đó,
    Natalia tham dự hội thảo ở Bristol,
  • 3:32 - 3:35
    cô đã gặp một đồng nghiệp tên là Mike Buckley.
  • 3:35 - 3:41
    Anh ta đang thử nghiệm một phương pháp mới gọi là lấy dấu collagen
  • 3:41 - 3:45
    Thì ra các loài động vật khác nhau sẽ có cấu trúc collagen
  • 3:45 - 3:46
    khá là khác nhau,
  • 3:46 - 3:49
    nên nếu bạn có mẫu collegen của một mẩu xương không rõ nguồn gốc,
  • 3:49 - 3:51
    bạn có thể so sánh nó với mẫu collagen của những loài đã biết rồi,
  • 3:51 - 3:54
    và biết đâu chúng lại khớp nhau.
  • 3:55 - 3:58
    Nên cô gửi cho đồng nghiệp một vài mẩu xương
  • 3:58 - 3:59
    bằng đường hàng không của FedEx Express.
  • 3:59 - 4:03
    (Băng ghi âm) NR: Tôi muốn theo dấu nó. Nó khá là quan trọng mà.
  • 4:03 - 4:04
    (Tiếng cười)
  • 4:04 - 4:05
    LN: Anh tiến hành kiểm tra,
  • 4:05 - 4:10
    so sánh nó với 37 mẫu collagen của các loài động vật đương đại đã được biết đến.
  • 4:11 - 4:12
    Và, đã có kết quả trùng khớp.
  • 4:13 - 4:17
    Thì ra mẩu xương 3,5 triệu năm tuổi
  • 4:17 - 4:21
    mà Natalia đào được ở vùng cao Bắc Cực
  • 4:22 - 4:23
    thuộc về...
  • 4:24 - 4:25
    một con lạc đà.
  • 4:25 - 4:27
    (Tiếng cười)
  • 4:27 - 4:31
    (Thu âm) NR: Lúc đó tôi nghĩ rằng, cái gì? Thật đáng ngạc nhiên nếu nó là sự thật
  • 4:31 - 4:34
    LN: Vì thể, họ kiểm tra rất nhiều mảnh xương khác,
  • 4:34 - 4:36
    và có được cùng một kết quả tương tự với từng mẩu.
  • 4:36 - 4:42
    Tuy nhiên, dựa vào kích thước mẩu xương tìm thấy
  • 4:42 - 4:48
    thì con lạc đà này lơn hơn gấp 30% so với lạc đà ngày nay.
  • 4:48 - 4:51
    Vậy nên nó phải cao tầm 2,7 mét
  • 4:51 - 4:52
    nặng gần 1 tấn
  • 4:52 - 4:54
    (Phản ứng của khán giả)
  • 4:54 - 4:55
    Chính xác thì,
  • 4:55 - 4:58
    Natalia đã tìm thấy một con lạc đà Bắc Cực khổng lồ.
  • 4:58 - 5:00
    (Tiếng cười)
  • 5:02 - 5:05
    Khi bạn nghe thấy từ "lạc đà"
  • 5:05 - 5:09
    điều thoáng qua trong đầu có thể một trong những trường hợp sau,
  • 5:09 - 5:13
    Lạc đà hai bứu ở Trung và Đông Á
  • 5:13 - 5:16
    Cũng có thể là loài hay xuất hiện trên các bưu thiếp
  • 5:16 - 5:20
    lạc đà một bứu
  • 5:20 - 5:22
    sinh vật đặc hữu của sa mạc--
  • 5:22 - 5:27
    di chuyển qua những nơi nóng bỏng, đầy cát như Trung Đông hay sa mạc Sahara
  • 5:27 - 5:28
    có một cái bứu vĩ đại trên lưng
  • 5:28 - 5:31
    để trữ nước cho những cuộc du hành dài trên sa mạc,
  • 5:31 - 5:34
    có bàn chân to, rộng để vượt qua những đụn cát.
  • 5:35 - 5:41
    Thì làm thế quái nào mà một trong số chúng lại xuất hiện ở vùng cao Bắc Cực?
  • 5:42 - 5:45
    Trước phát hiện của Natalia, đã từ lâu các nhà khoa học
  • 5:45 - 5:47
    đã biết rằng
  • 5:47 - 5:53
    Thực ra, lạc đà có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.
  • 5:53 - 5:58
    (Nhạc : The Star-Spangled Banner)- Quốc Ca Hoa Kỳ
  • 5:58 - 6:00
    (Tiếng cười)
  • 6:00 - 6:01
    Chúng bắt nguồn từ đây.
  • 6:02 - 6:06
    Từ 45 triệu năm trước, gần 40 kể từ khi lạc đà xuất hiện
  • 6:06 - 6:10
    chúng ta chỉ có thể tìm thấy chúng ở Bắc Mỹ,
  • 6:10 - 6:13
    có khoảng 20 loài lạc đà khác nhau hay có lẽ hơn thế.
  • 6:13 - 6:16
    (Thu âm) LN: Nếu tôi xếp chúng thành một đường thẳng thì chúng có khác nhau không?
  • 6:16 - 6:19
    NR: Vâng, kích cỡ cơ thể của chúng khác nhau.
  • 6:19 - 6:20
    Chúng ta có một loài có cổ rất dài
  • 6:21 - 6:23
    nó có giống như hưu cao cổ.
  • 6:23 - 6:26
    LN: Một số thì có mõm giống cá sấu.
  • 6:26 - 6:30
    (Thu âm) NR: Loài sơ khai đầu tiên có hình dáng rất nhỏ
  • 6:30 - 6:33
    đa số có kích thước bằng loài thỏ
  • 6:33 - 6:35
    LN: Cái gì? Lạc đà nhỏ bằng thỏ?
  • 6:35 - 6:37
    (Thu âm) NR: Loài xuất hiện đầu tiên.
  • 6:37 - 6:39
    nên chắc chắn bạn không nhận ra chúng được đâu.
  • 6:39 - 6:41
    LN: Chúa ơi, tôi muốn một con lạc đà thỏ.
  • 6:41 - 6:43
    (Thu âm) NR: Tôi biết, tuyệt cú mèo đúng không?
  • 6:43 - 6:45
    (Tiếng cười)
  • 6:45 - 6:47
    LN: Khoảng 3 đến 7 triệu năm trước,
  • 6:47 - 6:50
    một nhánh lạc đà di chuyển đến Nam Mỹ,
  • 6:50 - 6:53
    nơi chúng tiến hóa thành lạc đà không bướu và lạc đà Alpaca,
  • 6:53 - 6:56
    và một nhánh khác vượt eo biển Bering
  • 6:56 - 6:58
    đến Châu Á và Châu Phi.
  • 6:58 - 7:00
    Và khoảng cuối kỉ băng hà cuối cùng,
  • 7:00 - 7:03
    Lạc đà Bắc Mỹ tuyệt chủng.
  • 7:04 - 7:06
    Các nhà khoa học đã biết rõ điều này,
  • 7:06 - 7:12
    nhưng không có bất kì sự giải thích về việc tại sao Natalia tìm thấy chúng ở một nơi rất xa phía Bắc.
  • 7:12 - 7:17
    tại sao sự cách biệt nhiệt độ rất lớn giữa vùng cực và sa mạc Sahara mà chúng lại sống được.
  • 7:17 - 7:20
    Công bằng mà nói thì,
  • 7:20 - 7:21
    cách đây 3,5 triệu năm
  • 7:21 - 7:25
    Nhiệt độ Bắc Cực trung bình ấm hơn 22 độ C so với bây giờ.
  • 7:25 - 7:28
    nên có cả rừng lá kim phương Bắc
  • 7:28 - 7:32
    giống như Yukon và Siberia ngày nay.
  • 7:33 - 7:37
    Nhưng vẫn có 6 tháng mùa đông
  • 7:37 - 7:39
    hồ nước đóng băng.
  • 7:39 - 7:40
    và bão tuyết.
  • 7:40 - 7:44
    Có cả một ngày 24 giờ đều là bóng tối
  • 7:44 - 7:47
    Vậy, làm sao ... làm sao?
  • 7:47 - 7:51
    Làm sao một trong nhưng siêu sao của sa mạc Sahara
  • 7:51 - 7:54
    lại có thể tồn tại trong điều kiện Bắc Cực?
  • 7:54 - 7:57
    (Tiếng cười)
  • 7:57 - 8:01
    Natalia và đồng nghiệp của cô đã tìm ra đáp án.
  • 8:02 - 8:04
    Thật là một đáp án tuyệt vời.
  • 8:05 - 8:11
    Chuyện gì xảy ra nếu các đặc điểm ta cho rằng giúp lạc đà thích nghi
  • 8:11 - 8:13
    với các địa điểm như Sahara,
  • 8:13 - 8:17
    thực chất có liên quan đến việc giúp chúng sống qua những ngày đông?
  • 8:17 - 8:22
    Chuyện gì xảy ra nếu bàn chân rộng không những giúp chúng di chuyển trên đụn cát,
  • 8:22 - 8:25
    mà còn trên cả tuyết, giống như đôi giày tuyết vậy?
  • 8:26 - 8:29
    Nếu cái bứu, thông tin quá bất ngờ với tôi,
  • 8:29 - 8:31
    không chứa nước mà dự trữ chất béo--
  • 8:31 - 8:33
    (Tiếng cười)
  • 8:33 - 8:36
    để giúp chúng trải qua 6 tháng đông dài,
  • 8:36 - 8:38
    khi thức ăn khan hiếm?
  • 8:38 - 8:42
    Mà chỉ sau đó, rất lâu sau khi vượt eo biển
  • 8:42 - 8:46
    thì chúng mới biến đổi đặc điểm thích ích với mùa đông trên cơ thể cho phù hợp với môi trường hoang mạc?
  • 8:46 - 8:50
    Ví như, bứu trên lưng lại giúp ích cho chúng ở vùng khí hậu nóng hơn,
  • 8:50 - 8:53
    vì chứa tất cả mỡ tại một điểm,
  • 8:53 - 8:55
    bạn biết mà, như đeo một cái túi chứa chất béo trên lưng,
  • 8:55 - 8:58
    đồng nghĩa với việc bạn không cần cách nhiệt
  • 8:58 - 9:00
    trên những bộ phận khác trên cơ thể.
  • 9:00 - 9:02
    điều đó giúp tản nhiệt dễ dàng hơn.
  • 9:03 - 9:05
    Đó là một ý tưởng điên rồ,
  • 9:05 - 9:11
    có lẽ đó là bằng chứng cho cách mà lạc đà thích nghi với môi trường đặc trưng ở sa mạc
  • 9:11 - 9:15
    và cũng chứng minh cho việc làm sao chúng thích khi với vùng cao Bắc Cực trong quá khứ.
  • 9:16 - 9:20
    Tôi không phải người đầu tiên kể câu chuyện này.
  • 9:20 - 9:25
    Những người khác cũng đã nói đến nó như một minh chứng cho sự kì diệu của sự phát triển sinh học.
  • 9:25 - 9:28
    hay cho đó là chìa khóa đến sự biến đổi khí hậu trong tương lai
  • 9:29 - 9:31
    Nhưng tôi thích câu chuyện này vì lí do hoàn toàn khác.
  • 9:32 - 9:35
    Với tôi, đây là câu chuyện về chúng ta,
  • 9:35 - 9:37
    về cách chúng ta nhìn thế giới
  • 9:37 - 9:39
    và cách nhìn đó thay đổi như thế nào.
  • 9:40 - 9:43
    Tôi được đào tạo để trở thành sử gia.
  • 9:43 - 9:47
    Và tôi biết rằng thực ra rất nhiều nhà khoa học cũng là nhà sử học.
  • 9:47 - 9:49
    Họ hiểu được quá khứ.
  • 9:49 - 9:54
    Họ biết được lịch sử thành thành vũ trụ, của hành tinh chúng ta về cả cuộc sống trên quả đất này
  • 9:55 - 9:56
    Với tư cách là nhà sử học,
  • 9:56 - 10:01
    bạn bắt đầu với việc nghĩ đến cách nào mà câu chuyện diễn ra.
  • 10:01 - 10:04
    (Thu âm)NR: Chúng tôi tạo nên câu chuyện và bám theo nó,
  • 10:04 - 10:05
    giống như việc lạc đà ở sa mạc, phải không?
  • 10:05 - 10:06
    Một câu chuyện thật tuyệt vời!
  • 10:06 - 10:08
    Nó áp dụng hoàn toàn với ý tưởng này.
  • 10:08 - 10:10
    Rõ ràng, nó vẫn luôn tồn tại.
  • 10:10 - 10:14
    LN: Nhưng bất kì lúc nào, bạn cũng có thể tìm ra một ít bằng chứng.
  • 10:14 - 10:17
    Bạn có thể biết được những điều rất nhỏ
  • 10:17 - 10:21
    sẽ khiến bạn thay đổi mọi thứ mà bạn nghĩ là bạn biết.
  • 10:21 - 10:24
    Như trong câu chuyện này, nhà khoa học tìm thấy một mảnh vỡ
  • 10:25 - 10:26
    mà cô tưởng là mẫu gỗ,
  • 10:26 - 10:31
    vì thế mà khoa học trở nên hoàn toàn mới lạ và lí thuyết bất thường
  • 10:31 - 10:35
    về tại sao những sinh vật hoang đường của tiến sĩ Seuss
  • 10:35 - 10:37
    lại có có dáng vẻ như vậy.
  • 10:37 - 10:42
    Đối với tôi, thì nó đã đảo ngược hoàn toàn cách nghĩ của tôi về lạc đà.
  • 10:42 - 10:46
    Từ một sinh vật đặc hữu
  • 10:46 - 10:49
    chỉ thích ứng đối với một loại môi trường nhất định,
  • 10:49 - 10:54
    chỉ có thể thấy ở Sahara, lại trở thành một nhân vật du hành thế giới,
  • 10:54 - 10:57
    và xuất hiện ở một nơi nào khác.
  • 10:58 - 11:04
    (Vỗ tay)
  • 11:14 - 11:16
    Đây là Azuri.
  • 11:17 - 11:19
    Chào Azuri, mày khỏe không?
  • 11:19 - 11:22
    Vâng, hôm nay tôi dẫn đến một cô bạn lạc đà.
  • 11:22 - 11:24
    (Tiếng cười)
  • 11:24 - 11:28
    Azuri đang trong kì nghỉ sau buổi biểu diễn của cô
  • 11:28 - 11:31
    ở trung tâm hòa nhạc Radio City.
  • 11:31 - 11:33
    (Tiếng cười)
  • 11:33 - 11:34
    Đây không phải là chuyện đùa mà.
  • 11:35 - 11:36
    Sao cũng được --
  • 11:36 - 11:41
    Thực chất, sự hiện diện của Azuri là nhân chứng sống nhắc nhở chúng ta rằng
  • 11:41 - 11:45
    thế giới quanh vô cùng năng động.
  • 11:45 - 11:50
    Nó đòi hỏi chúng ta năng lực tái thích nghi và tưởnng tượng.
  • 11:50 - 11:54
    (Tiếng cười)
  • 11:54 - 11:56
    Phải không, Azuri?
  • 11:56 - 12:02
    Chúng ta chỉ là một mảnh vỡ của mẩu xương nhỏ
  • 12:02 - 12:04
    để nhìn thế giới một cách mới mẻ
  • 12:05 - 12:06
    Cảm ơn vì đã lắng nghe
  • 12:06 - 12:13
    (Vỗ tay)
Title:
Bạn sẽ bất ngờ nếu biết lạc đà thực chất đến từ đâu
Speaker:
Latif Nasser
Description:

Lạc đà thích nghi rất tốt với điều kiện sa mạc. Thật khó có thể tưởng tưởng nó có thể sống được ở nơi khác. Nhưng sẽ thế nào nếu quan điểm chúng ta áp đặt lên chúng lại hoàn toàn sai? Nhưng nếu đặc điểm chúng như chân, bướu, mắt to lại có liên hệ đến một khí hậu và thời gian khác? Trong buổi nói chuyện hôm nay, khách mời Latif Nasser kể với chúng ta một câu chuyện đáng kinh ngạc về một mẩu hóa thạch kì lạ, nhỏ bé đã đảo ngược cách nhìn của anh về lạc đà và về thế giới xung quanh.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:27

Vietnamese subtitles

Revisions