< Return to Video

CIVIX Explains: Disinformation

  • 0:00 - 0:11
    ♪ (tiếng nhạc) ♪
  • 0:11 - 0:13
    [Thông tin lừa lọc]
  • 0:16 - 0:18
    Mọi thông tin sai đều là ô nhiễm.
  • 0:20 - 0:22
    Nhưng nếu một số thông tin giống rác,
  • 0:23 - 0:25
    thì một số lại là rác thải độc hại.
  • 0:26 - 0:30
    Thông tin lừa lọc làm bẩn môi trường
    mạng và đầu độc xã hội.
  • 0:32 - 0:34
    Thông tin lừa lọc là thông tin
    sai sự thật hoặc sai lệch
  • 0:34 - 0:36
    được phát tán để cố ý gây hại.
  • 0:37 - 0:40
    Thông tin đó cũng có thể được
    tạo ra để gây hoang mang
  • 0:40 - 0:43
    về việc liệu có thể biết được sự thật
    hay không.
  • 0:44 - 0:46
    Những người tạo ra và phát tán
    thông tin giả mạo
  • 0:46 - 0:49
    muốn thao túng suy nghĩ
    và hành động của người khác.
  • 0:49 - 0:52
    Thông tin giả mạc có thể được
    tạo ra bởi chính phủ nước khác,
  • 0:53 - 0:54
    các tổ chức trong nước
  • 0:55 - 0:57
    hoặc các nhóm cá nhân.
  • 0:57 - 0:59
    Thông tin đó được tạo ra để:
  • 0:59 - 1:01
    làm mất uy tín của cá nhân hay
    thông điệp của họ,
  • 1:04 - 1:07
    phân chia xã hội sâu hơn
    do gia tăng mâu thuẫn
  • 1:07 - 1:09
    giữa những người bất đồng
    quan điểm,
  • 1:10 - 1:14
    giảm niềm tin đối với các cơ quan dân chủ
    như truyền thông đại chúng và chính quyền
  • 1:14 - 1:17
    khiến người dân trở nên
    hoài nghi hoặc vô cảm,
  • 1:18 - 1:22
    cổ súy thuyết âm mưu sai lệch
    nghi ngờ sự chân thực của sự kiện có thật
  • 1:23 - 1:26
    hay ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.
  • 1:26 - 1:28
    Thông tin lừa lọc có thể bắt đầu
    trên bảng tin
  • 1:28 - 1:32
    là nơi những kẻ phá rối phát tán
    tin đồn nhảm về cá nhân,
  • 1:32 - 1:35
    sự kiện và vấn đề trên truyền thông xã hội
  • 1:36 - 1:38
    hay có thể được tạo ra
    ở những cơ sở phá rối
  • 1:39 - 1:41
    là nơi người ta được thuê
    để bịa ra các bài báo
  • 1:41 - 1:42
    trông như tin thật.
  • 1:44 - 1:45
    Làm sao điều này có thể?
  • 1:47 - 1:50
    Người tạo ra các thông tin lừa lọc
    biết cách thao túng
  • 1:50 - 1:52
    suy nghĩ của chúng ta và công nghệ
  • 1:52 - 1:55
    để phát tán thông tin sai sự thật
    và sai lệch.
  • 1:55 - 1:57
    Thông tin lừa lọc được tạo ra
    để nhắm tới cảm xúc của chúng ta,
  • 1:58 - 2:00
    làm cho chúng ta dễ chấp nhận
  • 2:00 - 2:02
    và chia sẻ với người khác.
  • 2:02 - 2:05
    Các câu chuyện và tuyên bố sai sự thật
    cũng chứa đựng phần nào sự thật
  • 2:06 - 2:08
    để khiến toàn bộ câu chuyện
    có vẻ đáng tin hơn.
  • 2:10 - 2:13
    Ảnh và meme có thể giúp phát tán
    thông tin lừa lọc nhanh hơn
  • 2:13 - 2:15
    vì mọi người ít thắc mắc
    về hình ảnh hơn
  • 2:15 - 2:17
    là về lời lẽ.
  • 2:18 - 2:20
    Mọi người trở thành
    đối tượng của thông tin lừa lọc
  • 2:20 - 2:23
    do bản chất hoặc niềm tin
    của chúng ta.
  • 2:23 - 2:26
    Internet cho phép phát tán
    thông điệp đi xa và nhanh,
  • 2:26 - 2:29
    nhất là khi bạn biết
    cách tạo nội dung gây bão.
  • 2:31 - 2:32
    Trên truyền thông xã hội,
  • 2:32 - 2:35
    thuật toán máy tính ấn định
    người dùng xem gì ở bảng tin bạn bè.
  • 2:35 - 2:38
    Các thuật toán này hiển thị
    nội dung phổ biến.
  • 2:40 - 2:43
    Người tạo thông tin lừa lọc có thể
    cố tình làm tăng độ phổ biến của một ý tưởng
  • 2:44 - 2:45
    bằng cách sử dụng bot,
  • 2:46 - 2:49
    chương trình máy tính đăng tải,
    thích và chia sẻ tự động.
  • 2:50 - 2:54
    Tài khoản bot có thể làm sự việc
    giống như nhiều người đang trò chuyện về điều gì đó
  • 2:54 - 2:55
    khi mà thực ra là không phải thế.
  • 2:56 - 2:58
    Mục đích là gây ảnh hưởng đến cuộc trò chuyện
  • 2:58 - 3:00
    bằng cách cổ súy vài ý tưởng nào đó
    hoặc chỉ trích ý tưởng khác.
  • 3:01 - 3:05
    Khi người ta trông thấy, chia sẻ
    và tương tác với các bài đăng giả mạo,
  • 3:05 - 3:07
    các bài đăng sẽ trở nên phổ biến thật sự.
  • 3:08 - 3:10
    Thông tin lừa lọc bị
    phát tán theo cách này
  • 3:10 - 3:13
    có thể thu hút sự chú ý
    của các tổ chức thông tin hợp pháp.
  • 3:14 - 3:17
    Các nhà báo có thể đưa ra các câu chuyện
    phát tán hơn nữa—
  • 3:17 - 3:19
    chiến thắng của những kẻ gây rối.
  • 3:20 - 3:23
    Có nhiều người ngoài kia
    muốn thao túng suy nghĩ của bạn,
  • 3:24 - 3:28
    gồm từ chính trị gia đến nhà quảng cáo,
    đến bạn bè và gia đình.
  • 3:29 - 3:33
    Cần phải biết còn có
    các thế lực có tổ chức trên mạng
  • 3:33 - 3:36
    muốn làm sai lệch, gây hoang mang
    hoặc thuyết phục bạn
  • 3:37 - 3:39
    và có thể các động cơ của họ
    không rõ ràng.
  • 3:40 - 3:41
    Vậy, bạn có thể làm gì?
  • 3:42 - 3:45
    Bước đầu tiên có ích
    là đánh giá cảm xúc của bạn.
  • 3:46 - 3:50
    Câu chuyện hay bài đăng có khiến bạn
    tức giận hoặc háo hức chia sẻ không?
  • 3:51 - 3:54
    Đây là lúc cần dừng lại
    và tìm hiểu đôi chút.
  • 3:54 - 3:56
    Nguồn thông tin có uy tín không?
  • 3:57 - 3:59
    Nội dung có thật không hay sai lệch?
  • 3:59 - 4:01
    Nguồn khác nói gì?
  • 4:03 - 4:04
    Dừng lại và kiểm tra
  • 4:05 - 4:06
    để bạn không bị xỏ mũi.
  • 4:08 - 4:09
  • 4:10 - 4:13
  • 4:13 - 4:15
  • 4:16 - 4:18
  • 4:18 - 4:20
Title:
CIVIX Explains: Disinformation
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
CIVIX
Duration:
04:21

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions