< Return to Video

Ung thư phát triển trong cơ thể như thế nào? - Ivan Seah Yu Jun

  • 0:07 - 0:11
    Sự tấn công của ung thư
    thường bắt đầu từ một khối u đơn lẻ
  • 0:11 - 0:14
    ở một khu vực nhất định
    trong cơ thể.
  • 0:14 - 0:15
    Nếu khối u không bị loại bỏ,
  • 0:15 - 0:19
    ung thư có thể lan sang
    bộ phận bên cạnh,
  • 0:19 - 0:23
    thậm chí tới những nơi xa hơn,
    như não chẳng hạn.
  • 0:23 - 0:26
    Làm thế nào
    ung thư di chuyển tới chỗ mới
  • 0:26 - 0:30
    và tại sao một vài bộ phận lại
    thường bị tấn công hơn những phần khác?
  • 0:30 - 0:35
    Quá trình ung thư lan rộng trong cơ thể
    được gọi là di căn.
  • 0:35 - 0:40
    Nó bắt đầu khi tế bào của khối u ban đầu
    lấn chiếm sang mô bình thường.
  • 0:40 - 0:42
    Khi tế bào phát triển,
  • 0:42 - 0:46
    chúng phát tán qua 1 trong 3
    con đường di căn phổ biến:
  • 0:46 - 0:50
    transcoelomic (khoang phúc mạc), lymphatic
    (bạch cầu) hay hematogenous (máu).
  • 0:50 - 0:55
    Ở đường phúc mạc, tế bào bệnh
    xuyên qua bề mặt bao phủ
  • 0:55 - 0:57
    các khoang trong cơ thể.
  • 0:57 - 1:00
    Những bề mặt này
    được gọi là màng bụng
  • 1:00 - 1:03
    và có chức năng
    ngăn cách các khoang trong cơ thể.
  • 1:03 - 1:06
    Ví dụ như tế bào bệnh
    của buồng trứng,
  • 1:06 - 1:10
    di chuyển theo khoang phúc mạc,
    nối buồng trứng với gan,
  • 1:10 - 1:13
    dẫn tới di căn
    trên bề mặt của gan.
  • 1:13 - 1:19
    Sau đó, tế bào ung thư tấn công mạch máu
    khi di chuyển theo đường máu.
  • 1:19 - 1:22
    Vì mạch máu
    có mặt ở hầu hết các nơi,
  • 1:22 - 1:26
    tế bào bệnh tận dụng điều này để
    đi tới những phần xa nhất của cơ thể.
  • 1:26 - 1:31
    Cuối cùng, di căn qua bạch cầu xuất hiện
    khi ung thư tấn công hạch bạch huyết,
  • 1:31 - 1:35
    và di chuyển tới những bộ phận khác
    qua hệ thống bạch cầu.
  • 1:35 - 1:38
    Vì hệ thống này
    đi qua nhiều bộ phận,
  • 1:38 - 1:41
    nó đồng thời cung cấp
    một mạng lưới lớn cho ung thư.
  • 1:41 - 1:45
    Thêm nữa, mạch bạch huyết lại đổ vào
    hệ tuần hoàn máu,
  • 1:45 - 1:49
    cho phép tế bào bệnh phát tán
    qua con đường máu.
  • 1:49 - 1:53
    Khi tới địa điểm mới,
    tế bào lại bắt đầu quá trình sinh sôi,
  • 1:53 - 1:57
    và tạo ra những khối u nhỏ
    được gọi là tiểu di căn.
  • 1:57 - 2:00
    Những khối u nhỏ này phát triển
    thành khối u trưởng thành,
  • 2:00 - 2:03
    và hoàn thiện quá trình di căn.
  • 2:03 - 2:07
    Các loại ung thư khác nhau
    có những khu vực di căn đặc trưng.
  • 2:07 - 2:11
    Ví dụ, ung thư tuyến tiền liệt
    thường di căn đến xương,
  • 2:11 - 2:14
    còn ung thư đại tràng
    thường di căn đến gan.
  • 2:14 - 2:17
    Nhiều giả thuyết được đưa ra
    để giải thích
  • 2:17 - 2:20
    đặc điểm di căn
    của tế bào bệnh.
  • 2:20 - 2:23
    Nổi bật là 2 giả thuyết
    mâu thuẫn nhau.
  • 2:23 - 2:25
    Stephen Paget,
    bác sĩ phẫu thuật người Anh
  • 2:25 - 2:29
    đưa ra giả thuyết hạt giống và đất.
  • 2:29 - 2:32
    Giả thuyết này cho rằng
    tế bào ung thư rất dễ chết
  • 2:32 - 2:35
    ở môi trường vi mô
    không phù hợp,
  • 2:35 - 2:39
    do đó chúng chỉ di căn
    tới nơi có đặc tính tương tự.
  • 2:39 - 2:44
    Tuy nhiên, James Ewing, giáo sư
    bệnh lý học đầu tiên ở đại học Cornell,
  • 2:44 - 2:46
    đã phản bác học thuyết
    hạt giống và đất,
  • 2:46 - 2:50
    và cho rằng điểm di căn
    được xác định bởi
  • 2:50 - 2:56
    vị trí của mạch máu và mạch bạch huyết
    chảy tới khối u sơ khai.
  • 2:56 - 3:00
    Bệnh nhân có khối u sơ khai
    có mạch máu chảy tới phổi
  • 3:00 - 3:03
    cuối cùng sẽ dẫn đến
    di căn tới phổi.
  • 3:03 - 3:07
    Ngày nay, chúng ta đều biết
    cả 2 giả thuyết đều có những điểm đúng.
  • 3:07 - 3:10
    Và câu chuyện về di căn
    còn phức tạp hơn rất nhiều
  • 3:10 - 3:13
    so với cả 2 giả thuyết được đưa ra.
  • 3:13 - 3:15
    Những nhân tố như
    đặc điểm của tế bào ung thư,
  • 3:15 - 3:19
    và tính hiệu quả của hệ miễn dịch
    trong việc phá hủy tế bào ung thư,
  • 3:19 - 3:23
    cũng có vai trò
    quyết định thành công của việc di căn.
  • 3:23 - 3:28
    Không may, nhiều câu hỏi về di căn,
    ngày nay, vẫn chưa có câu trả lời.
  • 3:28 - 3:31
    Hiểu về cơ chế chính xác
    là chìa khóa quan trọng
  • 3:31 - 3:34
    để tìm ra cách
    chữa bệnh ung thư cấp tiến hơn.
  • 3:34 - 3:37
    Bằng nghiên cứu cả gen
    và nhân tố môi trường
  • 3:37 - 3:40
    - những yếu tố liên quan
    tới sự thành công của ung thư-
  • 3:40 - 3:43
    chúng ta có thể xác định chính xác
    cách kết thúc quá trình đó.
  • 3:43 - 3:46
    Cuộc chiến chống lại ung thư
    là cuộc chiến lâu dài,
  • 3:46 - 3:51
    và các nhà khoa học đang cố gắng
    phát triển phương pháp mới chống di căn.
  • 3:51 - 3:53
    Nghiên cứu mới đây
    là liệu pháp miễn dịch,
  • 3:53 - 3:57
    một phương thức bao gồm
    sử dụng sức mạnh của hệ miễn dịch
  • 3:57 - 3:59
    để phá hủy tế bào di căn.
  • 3:59 - 4:02
    Việc này có thể
    được thực hiện theo nhiều cách,
  • 4:02 - 4:07
    như huấn luyện tế bào miễn dịch
    nhận biết tế bào ung thư bằng vaccine.
  • 4:07 - 4:09
    Sự phát triển và hoạt động
    của tế bào miễn dịch
  • 4:09 - 4:13
    có thể được thúc đẩy bằng cách
    tiêm interleukin nhân tạo,
  • 4:13 - 4:17
    chất hóa học thường được tiết ra
    bởi tế bào miễn dịch.
  • 4:17 - 4:20
    Hai phương pháp điều trị này
    chỉ là phần nổi của tảng băng.
  • 4:20 - 4:24
    Với nỗ lực hợp tác nghiên cứu của
    chính phủ, công ty và các nhà khoa học,
  • 4:24 - 4:28
    có lẽ ta sẽ ngăn chặn được
    quá trình di căn.
Title:
Ung thư phát triển trong cơ thể như thế nào? - Ivan Seah Yu Jun
Description:

Xem bài giảng đầy đủ tại: http://ed.ted.com/lessons/how-does-cancer-spread-through-the-body-ivan-seah-yu-jun

Ung thư thường bắt đầu bằng một khối u tại một khu vực nhất định trong cơ thể. Nếu khối u không được loại bỏ, ung thư có thể lan rộng tới những cơ quan lân cận và thậm chí cách xa xuất phát điểm của nó, như não chẳng hạn. Vậy, làm thế nào ung thư di chuyển tới những khu vực mới và tại sao một vài bộ phận lại thường bị tấn công hơn những bộ phận khác? Ivan Seah Yu Jun sẽ giải thích 3 loại di căn phổ biến của ung thư.

Bài giảng bởi Ivan Seah Yu Jun, minh họa bởi Andrew Foerster.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:44

Vietnamese subtitles

Revisions