< Return to Video

5 cách để nhận biết tin giả

  • 0:00 - 0:02
    [Tất cả những câu chuyện này đều là giả]
  • 0:02 - 0:06
    [Cập nhật: Tàu Amtrak trật ray không gây
    tai nạn, người đàn ông Hồi giáo bị bắt]
  • 0:06 - 0:10
    [Tin hay không: phát hiện cá mập
    trên cao tốc ở Houston, Texas #BãoHarvey]
  • 0:11 - 0:16
    [Sô-cô-la đang trên đà tuyệt chủng
    trong 40 năm tới]
  • 0:16 - 0:19
    [Nhà báo này dạy học sinh cách
    nhận biết tin giả]
  • 0:19 - 0:20
    [Damaso Reyes
    Dự án Biết Đọc Báo]
  • 0:23 - 0:26
    Chúng ta đều phải trở thành
    những thám tử công nghệ
  • 0:27 - 0:28
    [Đây là những lời khuyên từ anh]
  • 0:29 - 0:30
    Điều đầu tiên là:
  • 0:30 - 0:32
    Những thông tin này đến từ đâu?
  • 0:33 - 0:35
    Có rất nhiều trang tin giả
  • 0:35 - 0:39
    cố tạo đường link URL gần giống với
  • 0:39 - 0:41
    đường link URL của một tòa soạn bạn biết
  • 0:42 - 0:43
    hoặc thường theo dõi.
  • 0:44 - 0:47
    Suy cho cùng, cách tốt nhất để xem
  • 0:47 - 0:49
    một trang báo có đáng tin hay không
  • 0:49 - 0:52
    là đọc nội dung của nó.
  • 0:52 - 0:54
    Không chỉ một bài báo
  • 0:54 - 0:56
    mà cả những nội dung khác
    và đánh giá xem:
  • 0:56 - 0:57
    Trang này có đạt tiêu chuẩn
  • 0:57 - 0:59
    về chất lượng tin tức hay không?
  • 0:59 - 1:00
    [2. Tiêu đề bài báo có trung lập không?]
  • 1:00 - 1:04
    [Cấn sa phi y tế chính thức được
    hợp pháp hóa tại California - Trung lập]
  • 1:04 - 1:08
    [Rocker người Ireland của nhóm U2 tiếp tay
    giới quan chức để loại bỏ tổng thống]
  • 1:08 - 1:09
    [Không trung lập]
  • 1:11 - 1:13
    Nếu bài báo khiến bạn rất tức giận,
  • 1:13 - 1:14
    hoặc rất buồn bã,
  • 1:14 - 1:16
    hoặc bài viết khiến bạn bật cười,
  • 1:16 - 1:18
    thì đó là một tín hiệu không tốt,
  • 1:18 - 1:20
    vì bài báo này đang đi đường tắt
  • 1:20 - 1:23
    qua tư duy logic
    và khả năng suy nghĩ của bạn.
  • 1:23 - 1:24
    [3. Ai viết nó?]
  • 1:26 - 1:28
    Tôi có thể tìm ra tác giả bài viết đó,
  • 1:28 - 1:31
    tôi có thể thấy những bài khác của họ.
  • 1:32 - 1:33
    Bài viết đó có đề tác giả không?
  • 1:33 - 1:35
    Bởi vì, đó là một mẹo quan trọng
  • 1:35 - 1:37
    để giúp chúng ta xác định xem
  • 1:37 - 1:39
    mẩu tin này
  • 1:39 - 1:42
    có thật và có đáng tin hay không.
  • 1:42 - 1:46
    [4. Nguồn tin của bài báo là đâu?]
  • 1:46 - 1:48
    Nếu tôi đọc một bài rằng:
  • 1:48 - 1:50
    "Các nhà khoa học nói
  • 1:50 - 1:52
    bánh sô-cô-la khiến bạn thông minh hơn"
  • 1:52 - 1:54
    Vậy, nhà khoa học nào?
  • 1:54 - 1:56
    và, chính xác là họ đã nói gì?
  • 1:56 - 1:57
    Một trong những cách
  • 1:57 - 1:59
    mà tin đồn lan truyền đó là
  • 1:59 - 2:00
    rất nhiều người cùng
  • 2:00 - 2:02
    lặp đi lặp lại một thông tin,
  • 2:02 - 2:04
    nhưng chẳng ai chứng thực nó cả.
  • 2:04 - 2:06
    Các nhà báo dựa vào
  • 2:06 - 2:07
    những nguồn tin chất lượng cao
  • 2:07 - 2:08
    như các chuyên gia,
  • 2:08 - 2:10
    bạn biết đến thông tin này qua đâu?
  • 2:10 - 2:11
    tại sao bạn biết
  • 2:11 - 2:13
    rằng thông tin này là đúng?
  • 2:13 - 2:15
    [5. Những hình ảnh này
    có chính xác không?]
  • 2:16 - 2:18
    Ai đó chụp một tấm ảnh
  • 2:18 - 2:20
    từ 3 năm trước và bảo rằng,
  • 2:20 - 2:21
    "Điều này đang diễn ra ngay bây giờ".
  • 2:21 - 2:23
    Chúng ta thấy điều này quá nhiều
  • 2:23 - 2:25
    trong những trận bão
    áp thấp nhiệt đới gần đây.
  • 2:25 - 2:28
    [Gia đinh ở Houston tránh bão Harvey
    bằng tủ lạnh]
  • 2:30 - 2:33
    Chỉ một lần tìm kiếm ngược bằng hình ảnh
    trên Google
  • 2:33 - 2:35
    có thể cho bạn biết nơi mà hình ảnh đó
  • 2:35 - 2:36
    đã xuất hiện trước đây
  • 2:36 - 2:38
    và ai là người đã chia sẻ chúng,
  • 2:38 - 2:39
    [Tháng 5, 2016]
  • 2:39 - 2:41
    Điều này có thể cho bạn
    những tips quan trọng
  • 2:41 - 2:42
    để xem xem
  • 2:42 - 2:44
    hình ảnh này có phải của họ hay không
  • 2:44 - 2:46
    hay hình ảnh này có đang được
  • 2:46 - 2:47
    đặt trong văn cảnh ban đầu hay không
  • 2:50 - 2:52
    Đây là những gì chúng ta phải làm
  • 2:52 - 2:54
    chúng ta cần đào sâu hơn
  • 2:54 - 2:55
    sâu hơn dòng tweet ban đầu
  • 2:55 - 2:56
    mà bảo bạn bánh sô-cô-la
  • 2:56 - 2:57
    làm bạn thông minh hơn.
  • 2:58 - 3:01
    Dịch bởi Phạm Thị Như Hòa
Title:
5 cách để nhận biết tin giả
Description:

Dự án News Literacy (tạm dịch: Biết Đọc Báo) hướng dẫn trẻ em cách đánh giá độ đáng tin cậy của những thông tin trên mạng.

Đây là 5 mẹo để nhận biết tin giả từ Damaso Reyes, một trong những nhà điều hành của dự án, người đã dạy rất nhiều những lớp học giúp trẻ em nhận biết thông tin.

ĐĂNG KÝ KỆNH :https://goo.gl/kdDpXu

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Misinformation and Disinformation
Duration:
03:10

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions