Return to Video

Hành tinh cần gì để duy trì sự sống

  • 0:01 - 0:02
    Tôi rất vui khi được ở đây
  • 0:03 - 0:05
    Tôi rất vui khi các bạn ở đây
  • 0:05 - 0:07
    vì điều này khá là kì cục.
  • 0:07 - 0:10
    nhưng tôi mừng là chúng ta đều ở đây.
  • 0:10 - 0:13
    Và ở đây, ý tôi không phải là nơi này.
  • 0:15 - 0:16
    Hay chỗ này.
  • 0:17 - 0:18
    Mà là chính tại đây.
  • 0:18 - 0:19
    Ý tôi là Trái Đất.
  • 0:20 - 0:24
    ý tôi không phải nói về chúng ta,
    những người trong hội trường này,
  • 0:24 - 0:25
    mà là sự sống,
  • 0:25 - 0:27
    tất cả sự sống trên Trái Đất -
  • 0:27 - 0:32
    "tiếng cười"
  • 0:32 - 0:34
    từ đa bào cho đến đơn bào,
  • 0:34 - 0:37
    từ vi khuẩn đến nấm,
  • 0:37 - 0:38
    và cả gấu biết bay nữa.
  • 0:38 - 0:39
    (cười)
  • 0:42 - 0:43
    Điều thú vị là,
  • 0:43 - 0:46
    Trái Đất là nơi duy nhất mà
    chúng ta biết có sự sống tồn tại --
  • 0:46 - 0:48
    8,7 triệu loài.
  • 0:49 - 0:50
    Ta đã tìm kiếm ở nơi khác,
  • 0:50 - 0:52
    có thể chưa kĩ lưỡng
    như chúng ta đã có thể
  • 0:52 - 0:54
    nhưng vẫn tìm kiếm và
    chẳng phát hiện gì
  • 0:54 - 0:57
    Trái Đất là nơi duy nhất
    mà ta biết có sự sống tồn tại.
  • 0:57 - 0:59
    Trái Đất đặc biệt chứ?
  • 1:00 - 1:02
    Đây là câu hỏi mà tôi cần lời giải đáp
  • 1:02 - 1:03
    từ khi còn bé,
  • 1:03 - 1:05
    tôi đoán rằng 80% hội trường này,
  • 1:05 - 1:08
    cũng nghĩ vậy và
    muốn biết câu trả lời tương tự.
  • 1:09 - 1:11
    Để biết liệu có hành tinh nào khác
  • 1:11 - 1:13
    ngoài kia trong hệ mặt trời và hơn thế nữa
  • 1:13 - 1:15
    mà có thể duy trì sự sống,
  • 1:15 - 1:18
    bước đầu là tìm hiểu
    sự sống ở đây cần những gì.
  • 1:19 - 1:22
    Hóa ra, trong tất cả
    8.7 triệu loài,
  • 1:22 - 1:23
    nó chỉ cần ba điều.
  • 1:25 - 1:28
    Một là, tất cả sự sống
    trên Trái Đất cần năng lượng.
  • 1:28 - 1:31
    Những thực thể sống phức tạp như
    chúng ta hấp thụ năng lượng từ mặt trời,
  • 1:31 - 1:34
    nhưng sâu trong lòng đất
    chỉ có thể lấy
  • 1:34 - 1:35
    từ các thứ như phản ứng hóa học
  • 1:35 - 1:37
    Có rất nhiều nguồn năng lượng khác nhau
  • 1:37 - 1:39
    sẵn có trên mọi hành tinh.
  • 1:39 - 1:41
    Hai là,
  • 1:41 - 1:43
    mọi sự sống cần thức ăn
    hay chất dinh dưỡng.
  • 1:44 - 1:48
    đây có vẻ là một yêu cầu cao, đặc biệt
    nếu bạn muốn một quả cà chua ngon lành.
  • 1:48 - 1:50
    (cười)
  • 1:50 - 1:53
    Tuy nhiên, mọi sự sống trên Trái Đất
    đều lấy dinh dưỡng
  • 1:53 - 1:55
    chỉ từ sáu nguyên tố hóa học,
  • 1:55 - 1:58
    và các nguyên tố này có thể
    tìm thấy ở bất cứ hành tinh nào
  • 1:58 - 1:59
    trong hệ mặt trời của ta.
  • 2:01 - 2:04
    Vậy điều đó nghĩa điều quan trọng nhất,
  • 2:04 - 2:06
    khó nhất để có được
  • 2:06 - 2:08
    là nước, không phải sừng nai.
  • 2:08 - 2:10
    (cười)
  • 2:11 - 2:13
    mặc dù sừng nai cũng khá là ngầu.
  • 2:13 - 2:14
    (cười)
  • 2:14 - 2:20
    Không phải nước đóng băng, không phải
    nước ở dạng ga, mà nước ở thể lỏng.
  • 2:21 - 2:23
    Đó là những gì
    mà mọi sự sống cần để tồn tại.
  • 2:24 - 2:27
    Và nhiều thiên thể của hệ mặt trời
    không có nước ở dạng lỏng,
  • 2:27 - 2:29
    nên chúng ta sẽ không tìm ở đó.
  • 2:29 - 2:32
    Các thiên thể khác ở hệ mặt trời
    có thế chứa nhiều nước lỏng,
  • 2:32 - 2:33
    thậm chí nhiều hơn Trái Đất,
  • 2:33 - 2:36
    nhưng chúng bị mắc kẹt dưới lớp băng,
  • 2:36 - 2:38
    vì thế thật khó để tiếp cận hay lấy nó,
  • 2:38 - 2:41
    Thậm chí rất khó để biết
    liệu có sự sống ở đó không.
  • 2:41 - 2:44
    Vậy chúng ta chỉ còn
    vài thiên thế khác để nghiên cứu.
  • 2:44 - 2:47
    Vì thế hãy đơn giản hóa vấn đề.
  • 2:47 - 2:50
    Hãy chỉ nghĩ đến nước lỏng
    trên bề mặt một hành tinh.
  • 2:50 - 2:53
    Chỉ có ba thực thể
    trong hệ mặt trời để tìm hiểu,
  • 2:53 - 2:56
    khi nhắc đến nước lỏng
    trên bề mặt của một hành tinh,
  • 2:56 - 3:01
    theo thứ tự xa dần từ mặt trời,
    đó là: sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa.
  • 3:01 - 3:05
    Nếu bạn muốn một bầu khí quyển
    để nước có thể ở dạng lỏng
  • 3:05 - 3:07
    bạn phải rất cẩn thận
    với bầu khí quyển đó.
  • 3:07 - 3:10
    không thể có quá nhiều khí,
    quá dày hay quá nóng,
  • 3:10 - 3:13
    nếu như vậy sẽ giống như sao Kim,
  • 3:13 - 3:15
    và bạn không thể có được nước lỏng.
  • 3:15 - 3:19
    Nhưng nếu quá ít khí,
    quá mỏng hay quá lạnh,
  • 3:19 - 3:21
    mọi thứ sẽ giống như sao Hỏa, quá lạnh.
  • 3:22 - 3:24
    Vậy Kim Tinh quá nóng,
    Hỏa Tinh quá lạnh,
  • 3:24 - 3:26
    và Trái Đất thì vừa phải
  • 3:26 - 3:29
    Nhìn các bức ảnh phía sau tôi
    và các bạn sẽ thấy ngay
  • 3:29 - 3:32
    những nơi mà có
    sự sống tồn tại trong hệ mặt trời.
  • 3:32 - 3:34
    Đó là một vấn đề kiểu Goldilocks,
  • 3:34 - 3:36
    nó đơn giản đến nỗi
    một đứa trẻ cũng có thể hiểu.
  • 3:37 - 3:39
    Tuy nhiên,
  • 3:39 - 3:42
    tôi muốn nhắc các bạn hai điều
  • 3:42 - 3:45
    Từ câu chuyện Goldilocks
    mà chúng ta có thể không bận tâm nhiều
  • 3:45 - 3:47
    nhưng tôi lại nghĩ nó khá là liên quan.
  • 3:48 - 3:49
    Điều thứ nhất:
  • 3:50 - 3:53
    Nếu bát của gấu mẹ quá nguội
  • 3:54 - 3:56
    khi Goldilocks bước vào phòng,
  • 3:57 - 3:59
    liệu đó có nghĩa nó sẽ lạnh mãi như vậy?
  • 4:00 - 4:03
    Hay đó có thể là vừa đủ
    vào thời điểm khác?
  • 4:04 - 4:07
    Khi Goldilocks bước vào phòng
    để tìm ra câu trả lời
  • 4:07 - 4:09
    mà chúng ta có trong truyện.
  • 4:09 - 4:11
    Điều này cũng đúng với các hành tinh
  • 4:11 - 4:13
    Chúng không phải tĩnh vật.
    Chúng thay đổi.
  • 4:13 - 4:15
    Chúng biến đổi.
    Chúng tiến hóa.
  • 4:15 - 4:17
    và bầu khí quyển cũng vậy.
  • 4:17 - 4:18
    Để tôi cho các bạn một ví dụ.
  • 4:18 - 4:20
    Một bức ảnh
    ưa thích của tôi về Sao Hỏa.
  • 4:21 - 4:24
    Nó không có độ phân giải cao nhất ,
    cũng không sống động nhất.
  • 4:24 - 4:25
    Nó cũng không phải mới nhất,
  • 4:25 - 4:29
    nhưng nó cho thấy đáy sông
    cắt vào bề mặt của hành tinh;
  • 4:29 - 4:32
    Lòng sông được khắc chạm
    bởi dòng chảy của chất lỏng;
  • 4:34 - 4:38
    Mà mất hàng trăm hoặc hàng nghìn
    hay chục nghìn năm để hình thành.
  • 4:38 - 4:40
    Điều này không khả thi ở Sao Hỏa.
  • 4:40 - 4:43
    Bầu khí quyển sao Hỏa
    ngày nay quá mỏng và lạnh
  • 4:43 - 4:45
    để nước ổn định như một chất lỏng.
  • 4:45 - 4:49
    Hình ảnh này cho bạn biết
    khí quyển của sao Hỏa đã thay đổi,
  • 4:49 - 4:51
    rất nhiều.
  • 4:52 - 4:57
    Nó thay đổi từ trạng thái
    chúng ta định nghĩa là có thể định cư,
  • 4:57 - 5:00
    bởi ba điều kiện
    cho sự sống đã có từ lâu.
  • 5:01 - 5:03
    Vậy bầu không khí đó đã đi đâu
  • 5:03 - 5:06
    để cho nước có thể
    ở dạng lỏng trên bề mặt?
  • 5:06 - 5:09
    Một ý kiến cho rằng không khí
    thoát khỏi không gian
  • 5:09 - 5:12
    Các phân tử khí có đủ năng lượng để thoát
  • 5:12 - 5:14
    ra khỏi trọng lực của hành tinh
  • 5:14 - 5:16
    rời khỏi không gian,
    và không bao giờ trở lại
  • 5:16 - 5:19
    Và điều này xảy ra hầu hết với
    các thiên thể có khí quyển
  • 5:19 - 5:20
    Sao chổi có đuôi
  • 5:20 - 5:24
    đó là bằng chứng cho
    sự trốn thoát của không khí
  • 5:24 - 5:27
    nhưng sao Kim cũng có
    bầu khí quyển thoát ra theo thời gian
  • 5:27 - 5:29
    sao Hỏa và Trái Đất cũng vậy.
  • 5:29 - 5:32
    Đó chỉ còn là vấn đề về nhiệt độ và quy mô
  • 5:32 - 5:35
    Ta muốn biết lượng
    không khí đã rò rỉ qua thời gian
  • 5:35 - 5:37
    để có thể giải thích sự thay đổi này
  • 5:37 - 5:40
    Làm thế nào không khí
    lấy năng lượng để thoát ra?
  • 5:40 - 5:42
    Làm thế nào phân tử có
    đủ năng lượng để thoát
  • 5:42 - 5:45
    Có hai cách nếu chúng ta
    bớt đi vài thứ một chút.
  • 5:45 - 5:46
    Thứ nhất, ánh mặt trời
  • 5:46 - 5:50
    Ánh sáng tỏa ra từ mặt trời được hấp thụ
    bởi các phân tử khí
  • 5:50 - 5:51
    và sưởi ấm các phân tử.
  • 5:51 - 5:53
    Vâng, đúng là tôi đang nhảy, nhưng chúng
  • 5:53 - 5:55
    (cười)
  • 5:56 - 5:58
    Ôi ở đám cưới của tôi
    tôi còn không nhảy
  • 5:58 - 5:59
    (cười)
  • 5:59 - 6:02
    Chúng lấy năng lượng
    để trốn thoát và thoát khỏi
  • 6:02 - 6:05
    trọng lực của hành tinh
    chỉ bằng cách làm nóng
  • 6:05 - 6:08
    Cách thứ hai để lấy năng lượng
    là từ gió mặt trời.
  • 6:08 - 6:13
    Chúng là các phân tử, khối, vật chất
    bắn ra khỏi bề mặt mặt trời
  • 6:13 - 6:15
    và chúng bay tứ tung
    trong hệ mặt trời
  • 6:15 - 6:17
    với vận tốc 400 km/s
  • 6:17 - 6:20
    đôi khi nhanh hơn bão mặt trời
  • 6:20 - 6:23
    và chúng va chạm
    nhiều hành tinh trong không gian
  • 6:23 - 6:25
    về phía các hành tinh
    và bầu khí quyển của chúng
  • 6:25 - 6:27
    chúng có thể cung cấp năng lượng
  • 6:27 - 6:29
    cho các phân tử khí để thoát ra.
  • 6:29 - 6:31
    Đây là điều mà tôi quan tâm
  • 6:31 - 6:33
    vì nó liên quan đến khả năng cư trú
  • 6:33 - 6:37
    Tôi nói rằng có hai điều
    từ câu chuyện Goldiocks
  • 6:37 - 6:40
    tôi muốn các bạn chú ý và nhớ về nó
  • 6:40 - 6:42
    điều thứ hai thì hơi khó để hiểu
  • 6:42 - 6:45
    Nếu bát của gấu bố quá nóng,
  • 6:46 - 6:49
    bát của gấu mẹ thì quá nguội
  • 6:51 - 6:54
    không phải bát của gấu con còn lạnh hơn ư?
  • 6:55 - 6:57
    Nếu chúng ta nghĩ theo hướng đó?
  • 6:58 - 7:01
    Điều này bạn đã chấp nhận
    suốt cuộc đời của mình
  • 7:01 - 7:04
    khi bạn nghĩ về nó nhiều hơn
    nó không đơn giản đến vậy
  • 7:05 - 7:09
    Hiển nhiên khoảng cách giữa 1 hành tinh và
    mặt trời quyết định nhiệt độ hành tinh đó
  • 7:09 - 7:11
    Điều này chắc chắn tạo ra sự cư trú
  • 7:11 - 7:14
    nhưng vẫn còn nhiều thứ
    chúng ta nên quan tâm tới
  • 7:14 - 7:15
    Có thế chính những chiếc bát
  • 7:15 - 7:19
    lại giúp xác định kết quả câu chuyện
  • 7:19 - 7:20
    điều gì là vừa đủ
  • 7:21 - 7:24
    Tôi có thể nói cho bạn
    nhiều đặc điểm khác nhau
  • 7:24 - 7:25
    của ba hành tinh trên
  • 7:25 - 7:26
    ảnh hưởng đến khả năng cư trú
  • 7:26 - 7:29
    vì lí do cá nhân
    liên quan đến nghiên cứu của tôi
  • 7:29 - 7:33
    và sự thực là tôi đang đứng đây nhấp chuột
    còn bạn thì không
  • 7:33 - 7:34
    (cười)
  • 7:34 - 7:36
    Tôi muốn nói trong khoảng 1-2 phút
  • 7:36 - 7:37
    về từ trường
  • 7:38 - 7:40
    Trái Đất có, sao Kim và sao Hỏa thì không
  • 7:41 - 7:44
    Từ trường được sinh ra
    sâu trong lòng của một hành tinh
  • 7:44 - 7:48
    bằng cách dẫn điện các chất lỏng hỗn độn
  • 7:48 - 7:51
    tạo nên lớp từ trường lớn
    bao quang trái đất
  • 7:51 - 7:53
    Nếu bạn có la bàn
    bạn sẽ biết Bắc là hướng nào
  • 7:53 - 7:55
    Sao Kim, sao Hỏa không như thế
  • 7:55 - 7:56
    Nếu bạn dùng la bàn ở sao Kim và sao Hỏa
  • 7:57 - 7:58
    Chúc mừng, bạn đã bị lạc
  • 7:58 - 8:00
    (cười)
  • 8:00 - 8:02
    Điều này có ảnh hưởng tới sự cư trú?
  • 8:03 - 8:04
    Vậy, ảnh hưởng thế nào?
  • 8:05 - 8:08
    nhiều nhà khoa học cho rằng
    từ trường của 1 hành tinh
  • 8:08 - 8:10
    có chức năng là lá chắn cho khí quyển
  • 8:10 - 8:13
    làm chệch hướng các phân tử gió mặt trời
    ra khỏi hành tinh
  • 8:13 - 8:15
    trong hiệu ứng kiểu trường lực
  • 8:15 - 8:18
    liên quan tới điện tích
    của những phân tử này
  • 8:18 - 8:22
    Tôi muốn coi nó như là
    tấm kính chắn hắt hơi cho hành tinh
  • 8:22 - 8:24
    (cười)
  • 8:25 - 8:28
    vâng, nhiều đồng nghiệp của tôi
    sau khi xem sẽ nhận ra
  • 8:28 - 8:31
    đây là lần đầu tiên trong
    lịch sử con người
  • 8:31 - 8:33
    gió mặt trời được so sánh với nước mũi
  • 8:33 - 8:35
    (cười)
  • 8:37 - 8:40
    vậy tác động là Trái Đất
    có thể được bảo vệ
  • 8:40 - 8:42
    trong hàng tỷ năm
  • 8:42 - 8:44
    vì chúng ta có từ trường
  • 8:44 - 8:46
    Khí quyển không thể thoát được
  • 8:46 - 8:48
    sao Hỏa, mặt khác, không được bảo vệ
  • 8:48 - 8:50
    bởi vì không có từ trường
  • 8:50 - 8:52
    và qua hàng tỉ năm
  • 8:52 - 8:54
    có thể không khí đã bị hút đi
  • 8:54 - 8:57
    để giải thích sự thay đổi
    từ một tinh cầu có thể cư trú
  • 8:57 - 8:58
    sang hành tinh như ta biết ngày nay
  • 8:59 - 9:02
    Các nhà khoa học khác
    cho rằng từ trường
  • 9:02 - 9:04
    hoạt động giống chiếc buồm trên thuyền
  • 9:05 - 9:10
    cho phép hành tinh tương tác với
    năng lượng từ gió mặt trời nhiều hơn
  • 9:10 - 9:13
    là nó có thể tự mình tương tác
  • 9:13 - 9:16
    chiếc buồm này tích tụ năng lượng
    từ gió mặt trời
  • 9:16 - 9:18
    Từ trường có thể thu thập
    năng lượng từ gió mặt trời
  • 9:19 - 9:22
    cho phép càng nhiều sự thoát khí xảy ra
  • 9:22 - 9:24
    Ý kiến này cần được kiểm chứng
  • 9:24 - 9:26
    nhưng tác động và cách nó hoạt động
  • 9:26 - 9:27
    có vẻ rõ ràng
  • 9:27 - 9:28
    vì chúng ta biết rằng
  • 9:28 - 9:31
    năng lượng từ gió mặt trời
    được tích trữ vào khí quyển
  • 9:31 - 9:33
    trên Trái Đất
  • 9:33 - 9:35
    Năng lượng đó được dẫn
    dọc các đường sức từ
  • 9:35 - 9:36
    xuống các vùng cực
  • 9:36 - 9:39
    tạo nên cực quang tuyệt đẹp.
  • 9:39 - 9:41
    Nếu bạn từng thấy nó, quả là tuyệt vời
  • 9:41 - 9:43
    Chúng ta đã năng lượng đi vào
  • 9:43 - 9:46
    Ta đang cố tìm cách ước lượng xem có
    bao nhiêu phân tử ra ngoài
  • 9:46 - 9:49
    và từ trường có ảnh hướng
    tới điều này hay không
  • 9:51 - 9:53
    vậy tôi đã đặt ra vấn đề cho các bạn ở đây
  • 9:53 - 9:55
    mà vẫn chưa có hướng giải quyết
  • 9:55 - 9:56
    Ta chưa có câu trả lời
  • 9:57 - 9:59
    Chúng ta đang tiếp tục tìm
    Chúng ta tìm thế nào?
  • 9:59 - 10:01
    Chúng ta cho các tàu vũ trụ
    tới cả 3 hành tinh.
  • 10:01 - 10:03
    Một vài tàu đang vào quỹ đạo
  • 10:03 - 10:06
    có cả tàu MAVEN
    đang quay quanh sao Hỏa
  • 10:06 - 10:10
    thứ mà tôi liên quan và
    được trích ra ở đây,
  • 10:10 - 10:11
    từ ở trường đại học Colorado
  • 10:11 - 10:14
    Nó được thiết kế để
    đo lượng khí thoát ra
  • 10:14 - 10:16
    Ta có vài số liệu tương đồng
    ở sao Kim và Trái Đất
  • 10:17 - 10:19
    Khi đã có tất cả các số liệu
  • 10:19 - 10:22
    kết hợp chúng với nhau
    chúng ta có thể hiểu
  • 10:22 - 10:25
    bằng cách nào 3 hành tinh tác động với
    môi trường không gian
  • 10:25 - 10:26
    với khu vực xung quanh
  • 10:26 - 10:30
    và ta có thể biết được liệu từ
    trường có quan trọng đối với sự sống
  • 10:30 - 10:31
    hay không.
  • 10:31 - 10:33
    Khi đã có câu trả lời,
    tại sao ta nên quan tâm?
  • 10:33 - 10:34
    ý tôi là tôi quan tâm sâu sắc
  • 10:36 - 10:38
    cũng như về mặt kinh tế
    nhưng cũng sâu sắc
  • 10:38 - 10:40
    (cười)
  • 10:41 - 10:43
    Trước tiên, câu trả lời cho câu hỏi này
  • 10:43 - 10:45
    sẽ cho ta biết nhiều hơn về cả 3 hành tinh
  • 10:45 - 10:46
    sao Kim Trái Đất sao Hỏa
  • 10:46 - 10:49
    không những về cách chúng tương tác
    với môi trường ngày nay
  • 10:49 - 10:51
    mà cả cách đây hàng tỉ năm
  • 10:51 - 10:53
    liệu chúng có từng cư trú được
    hay không
  • 10:53 - 10:55
    Nó sẽ cho ta biết về bầu khí quyển
  • 10:55 - 10:57
    xung quanh và gần ta.
  • 10:57 - 10:59
    Hơn nữa, điều mà ta biết
    từ các hành tinh trên
  • 10:59 - 11:01
    có thể áp dụng ở bất cứ bầu khí quyển nào.
  • 11:02 - 11:05
    bao gồm cả những thiên thể
    ta đang quan sát quanh các vì sao
  • 11:05 - 11:07
    Ví dụ, tàu vũ trụ Kepler
  • 11:07 - 11:10
    được lắp ráp và điều khiển ở Boulder
  • 11:10 - 11:14
    theo dõi 1 vùng trời kích cỡ bằng con tem
  • 11:14 - 11:15
    đã được 2 năm.
  • 11:15 - 11:17
    con tàu tìm thấy được hàng nghìn hành tinh
  • 11:17 - 11:20
    với kích cỡ bằng con tem trên bầu trời
  • 11:20 - 11:24
    mà chúng ta cho rằng không khác mấy
    với vùng khác của bầu trời
  • 11:25 - 11:27
    Chúng ta đã đi qua 20 năm
  • 11:27 - 11:31
    từ không biết về bất cứ hành tinh nào
    ngoài hệ mặt trời
  • 11:31 - 11:32
    tới bây giờ, có rất nhiều hành tinh
  • 11:32 - 11:36
    mà chúng ta không biết
    phải nghiên cứu cái nào trước
  • 11:37 - 11:39
    mọi sự thúc đẩy đều có ích
  • 11:41 - 11:44
    thực tế, dựa vào sự theo dõi
    của tàu Kepler
  • 11:44 - 11:46
    và các quan sát khác,
  • 11:46 - 11:47
    giờ chúng ta tin rằng
  • 11:47 - 11:52
    Trong 200 tỉ ngôi sao trong
    riêng Dải Ngân hà thôi
  • 11:53 - 11:57
    trung bình, cứ 1 ngôi sao
    lại có 1 hành tinh
  • 11:59 - 12:00
    Thêm vào đó,
  • 12:00 - 12:06
    ước tính cho thấy
    ở đâu đó giữa 40 và 100 tỉ
  • 12:06 - 12:09
    trong hành tinh này chúng ta định nghĩa
    có thể cư trú được
  • 12:11 - 12:13
    chỉ ở dải ngân hà của ta thôi
  • 12:15 - 12:17
    Chúng ta theo dõi các hành tinh này
  • 12:17 - 12:19
    nhưng vẫn chưa biết hành tinh nào
    có thể sống được
  • 12:19 - 12:23
    giống như là bị mắc kẹt trong chấm đỏ này
  • 12:23 - 12:24
    (cười)
  • 12:24 - 12:25
    trên sân khấu này vậy.
  • 12:26 - 12:30
    biết rằng có thế giới khác ngoài kia
  • 12:31 - 12:34
    và cực kì muốn biết thêm về chúng
  • 12:35 - 12:39
    muốn tra hỏi chúng và tìm ra
    nếu có thể, một vài thứ
  • 12:39 - 12:41
    có gì đó giống bạn
  • 12:42 - 12:45
    bạn chưa thể làm thể,
    bạn vẫn chưa thể đi đến đó
  • 12:45 - 12:49
    và bạn phải sử dụng công cụ
    bạn phát triển quanh bạn
  • 12:49 - 12:50
    ở sao Kim Trái Đất sao Hỏa.
  • 12:50 - 12:53
    và bạn phải áp dụng chúng
    lên các trường hợp khác
  • 12:53 - 12:58
    và hy vọng mình đang tạo nên
    sự liên hệ hợp lý từ dữ liệu
  • 12:58 - 13:01
    rằng bạn có thể quyết định
    ứng viên phù hợp nhất
  • 13:01 - 13:03
    cho các hành tinh có thể cư trú
    hay không.
  • 13:04 - 13:07
    cuối cùng thì, tính đến giờ, ít nhất,
  • 13:07 - 13:10
    Trái Đất là chấm đỏ của chúng ta, ở đây
  • 13:10 - 13:14
    Đây là hành tinh duy nhất mà ta biết
    là có thể sinh sống được
  • 13:14 - 13:17
    mặc dù sẽ sớm thôi
    chúng ta sẽ biết hơn nữa
  • 13:17 - 13:20
    Nhưng hiện tại đây là
    hành tinh duy nhất có thể sống được
  • 13:20 - 13:21
    và nó là chấm đỏ của ta
  • 13:22 - 13:23
    Tôi rất vui vì chúng ta ở đây
  • 13:25 - 13:26
    Cám ơn.
  • 13:26 - 13:29
    (vỗ tay)
Title:
Hành tinh cần gì để duy trì sự sống
Speaker:
Dave Brain
Description:

" Sao Kim thì quá nóng, sao Hỏa thì quá lạnh, và Trái Đất thì vừa phải " - nhà khoa học hành tinh Dave Brain. Nhưng tại sao? Trong cuộc nói chuyện thú vị và hài hước này, Brain đã khám phá ra khoa học hấp dẫn đằng sau những điều cần cho hành tinh duy trì sự sống và tại sao loài người ở đúng nơi đúng thời điểm trong dòng thời gian của các hành tinh có sự sống.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:42

Vietnamese subtitles

Revisions