< Return to Video

Khoa học của thính giác - Douglas L. Oliver

  • 0:06 - 0:10
    Bạn đang nghe tiếng vỗ dịu êm
    của những con sóng biển,
  • 0:10 - 0:12
    tiếng mòng biển kêu từ xa.
  • 0:12 - 0:16
    Bỗng nhiên, một tiếng vo ve
    phá vỡ sự yên bình
  • 0:16 - 0:19
    và ngày càng gần hơn.
  • 0:19 - 0:22
    Và rồi...bộp!
  • 0:22 - 0:27
    Bạn kết liễu con muỗi phiền phức
    và sự yên lặng trở lại.
  • 0:27 - 0:32
    Làm thế nào bạn có thể nghe âm thanh từ xa
    và xác định chính xác mục tiêu?
  • 0:32 - 0:35
    Khả năng nhận biết âm thanh
    và xác định vị trí
  • 0:35 - 0:39
    là nhờ hệ thống thính giác,
  • 0:39 - 0:43
    gồm hai phần chính:
    tai và não.
  • 0:43 - 0:47
    Nhiệm vụ của tai là chuyển âm năng
    thành những tín hiệu thần kinh;
  • 0:47 - 0:52
    não nhận và xử lí thông tin
    mà tín hiệu chuyển tải.
  • 0:52 - 0:54
    Để hiểu cách thức nó hoạt động,
  • 0:54 - 0:58
    hãy theo dõi chặng đường
    một âm thanh đến tai.
  • 0:58 - 1:00
    Nguồn âm thanh tạo rung động
  • 1:00 - 1:03
    sóng âm truyền qua
    các phân tử khí,
  • 1:03 - 1:04
    chất lỏng,
  • 1:04 - 1:06
    hay chất rắn.
  • 1:06 - 1:08
    Nhưng ốc tai bên trong tai
    của chúng ta,
  • 1:08 - 1:12
    được bao phủ
    bởi dịch dạng nước muối.
  • 1:12 - 1:16
    Vậy, điều đầu tiên cần giải quyết là
    chuyển sóng âm,
  • 1:16 - 1:20
    đến từ mọi hướng,
    thành dao động trong dung dịch lỏng.
  • 1:20 - 1:24
    Đó là nhờ màng nhĩ
  • 1:24 - 1:27
    và các xương nhỏ ở tai giữa.
  • 1:27 - 1:30
    Chúng biến những rung động lớn
    của màng nhĩ
  • 1:30 - 1:34
    thành những sóng áp suất
    đến dung dịch trong ốc tai.
  • 1:34 - 1:35
    Đến ống tai,
  • 1:35 - 1:40
    âm thanh chạm vào màng nhĩ,
    làm màng nhĩ rung như mặt trống.
  • 1:40 - 1:44
    Màng nhĩ rung động làm giật xương búa,
  • 1:44 - 1:49
    xương búa chạm vào xương đe và
    dịch chuyển xương bàn đạp.
  • 1:49 - 1:53
    Dao động này đẩy dung dịch
    trong các ngăn dài của ốc tai.
  • 1:53 - 1:56
    Tại đây, rung động âm thanh,
  • 1:56 - 1:59
    cuối cùng, đã được chuyển
    thành rung động của dung dịch,
  • 1:59 - 2:03
    và di chuyển như một đợt sóng
    từ đầu này tới đầu kia của ốc tai.
  • 2:03 - 2:08
    Một mặt phẳng gọi là màng đáy
    trải dài theo ốc tai,
  • 2:08 - 2:12
    được lót bởi nhiều tế bào lông
    có thành phần đặc biệt.
  • 2:12 - 2:14
    được gọi là vi tiếp điểm,
  • 2:14 - 2:18
    di chuyển cùng với rung động
    của dịch ốc tai và màng đáy.
  • 2:18 - 2:22
    Dịch chuyển này tạo ra một tín hiệu
    di chuyển qua các tế bào lông,
  • 2:22 - 2:24
    đến thần kinh thính giác,
  • 2:24 - 2:28
    rồi về phía não,
    giải mã thành một âm thanh cụ thể.
  • 2:28 - 2:32
    Một âm thanh
    làm màng đáy rung động,
  • 2:32 - 2:34
    không làm dịch chuyển tất cả
  • 2:34 - 2:39
    mà chỉ một vài tế bào lông nhất định
    dựa trên tần số của âm thanh.
  • 2:39 - 2:42
    Đó là nhờ một số cấu tạo tuyệt vời.
  • 2:42 - 2:45
    Ở một đầu, màng đáy cứng
  • 2:45 - 2:51
    chỉ rung động với âm thanh
    có bước sóng ngắn, tần số cao.
  • 2:51 - 2:53
    Phần còn lại linh động hơn,
  • 2:53 - 2:58
    sẽ rung động với âm thanh
    có bước sóng dài, tần số thấp.
  • 2:58 - 3:00
    Do đó, tiếng kêu của mòng biển
    và con muỗi
  • 3:00 - 3:04
    làm rung động
    những phần khác nhau của màng đáy,
  • 3:04 - 3:06
    giống như chơi những phím khác nhau
    trên piano.
  • 3:06 - 3:09
    Đó chưa phải
    là tất cả những gì xảy ra.
  • 3:09 - 3:13
    Não cũng có một nhiệm vụ quan trọng khác:
  • 3:13 - 3:16
    là xác định vị trí
    của âm thanh từ đâu đến.
  • 3:16 - 3:20
    Để làm điều này, nó so sánh âm thanh
    đến từ hai bên tai
  • 3:20 - 3:22
    để xác định nguồn âm thanh
    trong không gian.
  • 3:22 - 3:27
    Một âm thanh từ trước mặt
    sẽ đến cả hai tai cùng một lúc
  • 3:27 - 3:31
    và có cùng cường độ.
  • 3:31 - 3:34
    Một âm thanh tần số thấp
    đến từ một phía
  • 3:34 - 3:39
    sẽ đến tai gần hơn
    trước vài micro giây so với tai còn lại.
  • 3:39 - 3:43
    Và âm thanh có tần số cao
    sẽ nghe có vẻ dữ dội hơn ở tai gần hơn
  • 3:43 - 3:46
    vì bị đầu của bạn
    chặn giữa tai kia.
  • 3:46 - 3:50
    Những dải thông tin này đến
    những phần đặc biệt của thân não
  • 3:50 - 3:54
    thân não phân tích sự khác biệt thời gian
    và cường độ giữa hai tai.
  • 3:54 - 3:59
    Chúng gửi kết quả của quá trình
    phân tích đến vỏ não thính giác.
  • 3:59 - 4:02
    Giờ, não có tất cả
    những thông tin cần thiết:
  • 4:02 - 4:05
    những đặc điểm hoạt động
    cho ta biết đó là âm thanh gì
  • 4:05 - 4:08
    và vị trí ở đâu trong không gian.
  • 4:08 - 4:11
    Không phải ai
    cũng có thể nghe bình thường.
  • 4:11 - 4:15
    Mất khả năng nghe là bệnh kinh niên
    phổ biển thứ ba trên thế giới.
  • 4:15 - 4:17
    Tiếp xúc với những âm thanh lớn
  • 4:17 - 4:20
    và một số loại thuốc
    có thể làm chết các tế bào lông,
  • 4:20 - 4:23
    ngăn những tín hiệu truyền từ tai đến não.
  • 4:23 - 4:28
    Những bệnh như xơ cứng xương
    làm đông cứng những xương nhỏ trong tai
  • 4:28 - 4:30
    làm chúng không thể rung động.
  • 4:30 - 4:33
    Với chứng ù tai,
    não bộ hoạt động kì quặc
  • 4:33 - 4:37
    khiến chúng ta nghe thấy
    một âm thanh vốn dĩ không tồn tại.
  • 4:37 - 4:41
    Nhưng trên hết, thính giác vẫn là
    hệ thống kì diệu và thông thái.
  • 4:41 - 4:45
    Tai là một phần tinh chỉnh
    của bộ máy sinh học
  • 4:45 - 4:48
    giải mã những rung động hỗn tạp
    từ môi trường xung quanh
  • 4:48 - 4:52
    thành những xung điện chính xác
  • 4:52 - 4:57
    để phân biệt tiếng vỗ tay, nước chảy,
    tiếng thở dài và tiếng ruồi kêu.
Title:
Khoa học của thính giác - Douglas L. Oliver
Speaker:
Douglas L. Oliver
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/the-science-of-hearing-douglas-l-oliver

Khả năng nhận biết âm thanh và xác định vị trí của nó là nhờ hệ thống thính giác. Nó gồm hai phần chính: tai và não. Nhiệm vụ của tai là chuyển âm năng thành những tín hiệu thần kinh; nhiệm vụ của não là nhận và xử lí thông tin mà những tín hiệu đó chuyển tải. Để hiểu được quá trình này, Douglas L. Oliver theo dõi chặng đường của một âm thanh đến tai.

Bài giảng bởi Douglas L. Oliver, hoạt hình bởi Cabong Studios.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:18

Vietnamese subtitles

Revisions