Return to Video

Vì sao nên đọc Sylvia Plath? - Iseult Gillespie

  • 0:06 - 0:09
    "Từ đầu mỗi nhánh cây,
  • 0:09 - 0:11
    mọc một quả sung tím to,
  • 0:11 - 0:13
    một tương lai tuyệt diệu
    vẫy tay và nháy mắt...
  • 0:13 - 0:17
    nhưng chọn một nghĩa là
    đánh mất hết những quả còn lại,
  • 0:17 - 0:20
    và, khi tôi ngồi đó,
    không thể ra quyết định,
  • 0:20 - 0:23
    những quả sung bắt đầu khô héo
    và chuyển đen,
  • 0:23 - 0:27
    và, từng quả một,
    rơi bẹp xuống mặt đất nơi chân tôi."
  • 0:27 - 0:31
    Trong đoạn trích từ tác phẩm
    "Lọ chuông" của Sylvia Plath,
  • 0:31 - 0:34
    một thiếu nữ tưởng tượng
    một tương lai bất định -
  • 0:34 - 0:37
    và đề cập đến nỗi sợ
  • 0:37 - 0:41
    đưa ra những quyết định cai lầm
    khiến ta "tê liệt".
  • 0:41 - 0:43
    Dù đã xét đến những nghề nghiệp khác,
  • 0:43 - 0:45
    Plath lại theo con đường nghệ sĩ
  • 0:45 - 0:47
    mà thơ ca là tiếng gọi.
  • 0:47 - 0:49
    Với con mắt và ngòi bút
    sắc sảo của mình,
  • 0:49 - 0:51
    các đồ vật thường ngày trở thành
    những hình thù ám ảnh:
  • 0:51 - 0:54
    "một bức tượng mới
    trong một bảo tàng mới,"
  • 0:54 - 0:57
    một cái bóng trong gương,
    một thỏi xà bông.
  • 0:57 - 1:00
    Thông minh, sắc sảo,
    và cực kì dí dỏm,
  • 1:00 - 1:03
    Plath được chẩn đoán bị trầm cảm.
  • 1:03 - 1:06
    Bà dùng thơ ca để khám phá
    những hình thái tư tưởng
  • 1:06 - 1:08
    trong những ngôn từ thân mật nhất,
  • 1:08 - 1:11
    và những viễn cảnh
    hớp hồn của cảm xúc,
  • 1:11 - 1:15
    thiên nhiên, và nghệ thuật,
    liên tục cuốn hút và vang dội.
  • 1:15 - 1:18
    Trong tập thơ đầu tiên,
    "Người khổng lồ,"
  • 1:18 - 1:20
    bà miêu tả cảm xúc về hư vô:
  • 1:20 - 1:23
    "màu trắng: nó là màu của trí óc."
  • 1:23 - 1:26
    Cùng lúc, bà tìm thấy sự an ủi
    trong thiên nhiên,
  • 1:26 - 1:28
    từ "một làn sương xanh kéo dài mặt hồ,"
  • 1:28 - 1:31
    "những bông hoa trắng
    vươn lên và gục xuống,"
  • 1:31 - 1:34
    đến "những con vẹm tụ lại
    như những củ tỏi."
  • 1:34 - 1:37
    Sau "Người khổng lồ,"
    Plath xuất bản "Lọ chuông,"
  • 1:37 - 1:38
    tiểu thuyết duy nhất của bà,
  • 1:38 - 1:42
    hư cấu khoảng thời gian
    làm việc cho tạp chí Mademoiselle
  • 1:42 - 1:44
    lúc học đại học ở New York.
  • 1:44 - 1:46
    Cuốn sách theo chân nữ chính Esther
  • 1:46 - 1:49
    trải qua một giai đoạn
    trầm cảm nghiêm trọng,
  • 1:49 - 1:52
    nhưng cũng bao gồm những chi tiết
    cực vui nhộn và mô tả sắc sảo
  • 1:52 - 1:56
    về các bữa tiệc thời trang hợm hĩnh
    và những cuộc hẹn với đàn ông tẻ nhạt.
  • 1:56 - 1:59
    Chẳng lâu sau khi cho xuất bản
    cuốn "Lọ chuông,"
  • 1:59 - 2:02
    Plath tự tử ở tuổi 30.
  • 2:02 - 2:07
    Hai năm sau, tập thơ bà viết
    với bùng nổ sáng tạo
  • 2:07 - 2:09
    trong những tháng trước khi chết
  • 2:09 - 2:12
    được xuất bản dưới tên "Ariel."
  • 2:12 - 2:15
    Được xem là kiệt tác,
  • 2:15 - 2:17
    Ariel minh họa sự thật thà
    và trí tưởng tượng
  • 2:17 - 2:20
    mà Plath đã thu thập
    để nắm bắt nỗi đau của mình.
  • 2:20 - 2:23
    Trong số những bài thơ mạnh mẽ
    nhất của Ariel,
  • 2:23 - 2:28
    "Nàng Lazarus," Plath khám phá
    những mong muốn tự tử của mình,
  • 2:28 - 2:30
    một nhân vật trong kinh thánh
    đã sống lại từ cõi chết.
  • 2:30 - 2:35
    Bà viết, "và tôi là một người hay cười
    / chỉ mới 30 tuổi/
  • 2:35 - 2:38
    Và như một con mèo,
    tôi có chín mạng."
  • 2:38 - 2:41
    Nhưng bài thơ cũng
    là một minh chứng của sự sống còn:
  • 2:41 - 2:45
    Tôi đứng lên với mái tóc đỏ/
    Và tôi ăn đàn ông như không khí."
  • 2:45 - 2:49
    Ngôn ngữ thản nhiên này đã biến Plath
    thành một chuẩn mực quan trọng
  • 2:49 - 2:51
    cho nhiều độc giả và tác giả
  • 2:51 - 2:53
    tìm kiếm cách phá vỡ sự im lặng
  • 2:53 - 2:57
    quanh những vấn đề chấn thương,
    thất vọng, và giới tính.
  • 2:57 - 3:02
    "Ariel" cũng chứa đầy suy ngẫm
    về tình yêu tan vỡ và sáng tạo.
  • 3:02 - 3:06
    Đề bài thơ bắt đầu với
    "Ngưng trệ trong bóng tối/
  • 3:06 - 3:11
    Rồi một màu lam vô hình/
    Giữa những núi đá và khoảng cách."
  • 3:11 - 3:15
    Chúng tạo khung cảnh
    cho một chuyến cưỡi ngựa sáng sớm,
  • 3:15 - 3:19
    một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất
    của niềm vui tự do sáng tạo.
  • 3:19 - 3:22
    Nhưng nó cũng chứa đầy
    hình tượng kỳ lạ
  • 3:22 - 3:26
    như "tiếng khóc trẻ con
    tan chảy trong bức tường"
  • 3:26 - 3:29
    và "một con mắt đỏ,
    cái vạc buổi sáng sớm."
  • 3:29 - 3:31
    Sự tối tăm này âm hưởng suốt tập thơ,
  • 3:31 - 3:36
    gồm nhiều ám chỉ đến thảm sát Do thái
    và máy bay Kamikaze gây tranh cãi.
  • 3:36 - 3:41
    Cả vết tích của quãng thời gian tươi đẹp
    được miêu tả như giày vò tác giả:
  • 3:41 - 3:44
    "Chồng và con tôi cười
    trong bức ảnh gia đình.
  • 3:44 - 3:49
    Nụ cười của họ bám vào da tôi,
    những cái móc đang cười."
  • 3:49 - 3:53
    Sự bất mãn trong nhà
    và sự ngược đãi của chồng
  • 3:53 - 3:56
    là những chủ đề bất biến
    trong thơ văn về sau của Plath.
  • 3:56 - 3:59
    Sau cái chết của bà,
    hắn thừa hưởng đất đai,
  • 3:59 - 4:03
    và bị buộc tội hủy nhiều tác phẩm
    của Plath trước khi nó kịp xuất bản.
  • 4:03 - 4:07
    Bất chấp nhiều sự bỏ sót
    và cái chết không đúng lúc của bà,
  • 4:07 - 4:10
    điều đọng lại là một trong những
    khối tác phẩm tuyệt vời nhất
  • 4:10 - 4:12
    của thơ ca thế kỉ 20.
  • 4:12 - 4:15
    Dù tác phẩm có thể gây sửng sốt,
    giận dữ và tổn thương,
  • 4:15 - 4:18
    Plath lại để người đọc là nhân chứng,
  • 4:18 - 4:21
    không chỉ cho sự thật
    trong đời sống tâm lý của bà,
  • 4:21 - 4:27
    mà còn cả khả năng siêu hạng
    biểu lộ những điều không thể.
Title:
Vì sao nên đọc Sylvia Plath? - Iseult Gillespie
Speaker:
Iseult Gillespie
Description:

Xem bài giảng hoàn chỉnh tại: https://ed.ted.com/lessons/why-should-you-read-sylvia-plath-iseult-gillespie

Với con mắt và ngòi bút sắc sảo, Sylvia Plath biến những sự vật thường ngày thành những hình ảnh ám ảnh: một "pho tượng mới trong một nhà bảo tàng mới. một cái bóng trong gương, một thỏi xà bông." Những viễn cảnh hớp hồn và ngôn ngữ thản nhiên biến tác phẩm của bà thành chuẩn mực cho những người đọc tìm kiếm sự phá vỡ thinh lặng quanh những vấn đề về chấn thương, thất vọng, và giới tính. Iseult Gillespie chia sẻ điều khiến ngòi bút của Plath vẫn luôn cuốn hút.

Bìa học bởi Iseult Gillespie, đạo diễn bởi Sarah Saidan.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:30

Vietnamese subtitles

Revisions