Hành trình truy tìm nước sạch của một nhà khoa học trẻ
-
0:00 - 0:05Mỗi mùa hè gia đình tôi đều đi
du lịch xuyên thế giới, -
0:05 - 0:07vượt 3000 dặm
-
0:07 - 0:10để đến Ấn Độ - đất nước đa dạng văn hóa.
-
0:11 - 0:15Ấn Độ luôn nổi tiếng với độ ẩm và
cái nóng cháy bỏng của nó. -
0:16 - 0:20Với tôi, cứu cánh duy nhất khỏi cái nóng
là uống thật nhiều nước. -
0:21 - 0:22Khi ở Ấn Độ,
-
0:22 - 0:27bố mẹ tôi luôn nhắc rằng chỉ được uống
nước đã đun sôi hoặc đóng chai, -
0:27 - 0:30Bởi vì khác với ở Mỹ
-
0:30 - 0:34tôi chỉ cần mở một vòi nước bất kỳ
là có nước sạch uống được, -
0:34 - 0:37thì ở Ấn Độ, nước thường bị nhiễm bẩn.
-
0:37 - 0:39Vậy nên bố mẹ tôi muốn đảm bảo rằng
-
0:39 - 0:41Nước chúng tôi uống là an toàn.
-
0:42 - 0:45Tuy nhiên, tôi sớm nhận ra rằng
-
0:45 - 0:48không phải ai cũng may mắn
-
0:48 - 0:50được hưởng nước sạch như chúng tôi.
-
0:51 - 0:55Trên những con phố đông đúc của Ấn Độ
trước cửa nhà ông bà tôi, -
0:55 - 0:58tôi đã thấy mọi người xếp hàng dài
-
0:58 - 1:00dưới ánh nắng gay gắt
-
1:00 - 1:02đổ đầy nước từ một cái vòi vào xô.
-
1:03 - 1:05Tôi thậm chí còn nhìn thấy những đứa trẻ
-
1:05 - 1:08bằng tuổi tôi
-
1:08 - 1:10đổ đầy những chai nhựa
-
1:10 - 1:14bằng nước bẩn từ rãnh bên đường.
-
1:15 - 1:17Nhìn những đứa trẻ đó
-
1:17 - 1:19phải uống thứ nước
-
1:19 - 1:22mà tôi còn không dám chạm vào vì quá bẩn
-
1:22 - 1:24đã thay đổi thế giới quan của tôi.
-
1:25 - 1:29Khó lòng chấp nhận sự bất công này
-
1:29 - 1:32khiến tôi khao khát muốn tìm 1 giải pháp
-
1:32 - 1:34cho vấn đề nước sạch trên thế giới.
-
1:35 - 1:38Tôi muốn biết tại sao bọn trẻ đó
thiếu nước, -
1:38 - 1:41một thành phần thiết yếu của cuộc sống.
-
1:41 - 1:43Và tôi đã biết rằng
chúng ta đang đối diện -
1:43 - 1:46Với khủng hoảng nước toàn cầu.
-
1:47 - 1:49Có một sự thật bất ngờ rằng,
-
1:49 - 1:53nước chiếm 75% diện tích trái đất
-
1:53 - 1:57Nhưng chỉ có 2,5% trong số đó là nước ngọt
-
1:57 - 2:01và ít hơn 1% nguồn cung nước ngọt
của Trái Đất -
2:01 - 2:03là có sẵn cho con người sử dụng
-
2:04 - 2:05Dân số tăng trưởng,
-
2:05 - 2:08cùng sự phát triển công nghiệp
và kinh tế, -
2:08 - 2:11khiến nhu cầu nước sạch của chúng ta
gia tăng, -
2:11 - 2:14trong khi nguồn cung nhanh chóng cạn kiệt.
-
2:16 - 2:18Theo Tổ chức Y tế Thế giới,
-
2:18 - 2:22660 triệu người khắp thế giới
-
2:22 - 2:25không thể tiếp cận nguồn nước sạch.
-
2:26 - 2:29Đây là một nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu -
2:29 - 2:32cho trẻ dưới 5 tuổi
ở các nước đang phát triển, -
2:32 - 2:36và UNICEF ước tính có khoảng 3000 trẻ
-
2:36 - 2:39chết mỗi ngày
bởi các bệnh liên quan đến nước. -
2:40 - 2:44Vậy nên sau khi trở về nhà vào mùa hè
năm tôi lên lớp 8, -
2:44 - 2:47tôi quyết định kết hợp ước vọng
-
2:47 - 2:49giải quyết cuộc khủng hoảng nước toàn cầu
-
2:49 - 2:51với đam mê khoa học của mình.
-
2:51 - 2:54Và tôi cho rằng điều nên làm nhất
-
2:54 - 2:58chính là biến gara nhà tôi thành một
phòng thí nghiệm. -
2:59 - 3:01(Tiếng cười)
-
3:01 - 3:05Thật ra, lúc đầu tôi định biến phòng bếp
thành phòng thí nghiệm, -
3:05 - 3:08nhưng bố mẹ tôi không chịu
và đá tôi ra ngoài. -
3:09 - 3:14Tôi có đọc rất nhiều bài viết về
những nghiên cứu liên quan đến nước, -
3:14 - 3:17và học được rằng hiện nay
tại các quốc gia đang phát triển, -
3:17 - 3:19Có phương pháp bằng năng lượng mặt trời
-
3:19 - 3:22hay SODIS, được dùng để xử lý nước.
-
3:23 - 3:28Trong SODIS, các chai nhựa trong chứa
nước bị nhiễm khuẩn -
3:28 - 3:31được phơi nắng từ 6 đến 8 giờ.
-
3:32 - 3:34Tia bức xạ UV có trong ánh nắng
-
3:34 - 3:37sẽ phá hủy cấu trúc ADN
của vi sinh vật gây bệnh -
3:37 - 3:39và khử trùng nước.
-
3:40 - 3:44Mặc dù SODIS rất dễ áp dụng
và tiết kiệm năng lượng -
3:44 - 3:46vì nó chỉ sử dụng năng lượng mặt trời,
-
3:46 - 3:47nó rất chậm,
-
3:47 - 3:50có thể mất tới 2 ngày nếu trời nhiều mây.
-
3:51 - 3:54Nên để đẩy nhanh quá trình SODIS,
-
3:54 - 3:57một phương pháp mới gọi là quang xúc tác
-
3:57 - 3:59gần đây được đưa vào sử dụng.
-
4:00 - 4:02Vậy 'quang xúc tác' chính xác là gì?
-
4:03 - 4:04Cùng phân tích nào:
-
4:04 - 4:05'quang'nghĩa là từ mặt trời
-
4:05 - 4:08và 'xúc tác' là một chất
dùng để đẩy nhanh phản ứng. -
4:09 - 4:11Vậy điều mà phương pháp này làm
-
4:11 - 4:14chỉ là đẩy nhanh quá trình
khử trùng bằng năng lượng mặt trời. -
4:15 - 4:19Khi ánh nắng
tiếp xúc một chất xúc tác quang hóa -
4:19 - 4:22như là TiO2, hay còn gọi titanium điôxít,
-
4:22 - 4:26sẽ tạo ra các gốc oxy tự do,
-
4:26 - 4:30như supeoxit, hydro peoxit
và hydroxyl. -
4:31 - 4:33Các gốc tự do này
-
4:33 - 4:36có khả năng loại bỏ vi khuẩn
và các chất hữu cơ -
4:36 - 4:39và rất nhiều chất gây ô nhiễm
trong nước uống. -
4:40 - 4:43Nhưng không may thay,
có vài nhược điểm -
4:43 - 4:47trong cách SODIS quang xúc tác
hiện nay được thực hiện. -
4:48 - 4:51Cách họ làm là bọc các chai nhựa trong
-
4:51 - 4:54với một lớp chất quang xúc tác.
-
4:55 - 4:58Nhưng các chất quang xúc tác
như titanium đioxit -
4:59 - 5:01được sử dụng rộng rãi trong kem chống nắng
-
5:01 - 5:03để chắn các tia UV.
-
5:03 - 5:06Nên khi các chất này được
bọc bên trong chai nhựa, -
5:06 - 5:09chúng cũng chặn lại một số tia UV
-
5:09 - 5:12và làm giảm hiệu quả của quá trình.
-
5:13 - 5:15Đồng thời, vỏ bọc từ chất quang xúc tác
-
5:15 - 5:18cũng không dính chặt vào thành chai lắm,
-
5:18 - 5:22nên một phần sẽ hòa vào nước
và con người sẽ uống phải. -
5:23 - 5:25Cho dù chất TiO2 là vô hại,
-
5:25 - 5:28thì cách này sẽ không hiệu quả
nếu bạn uống chất xúc tác -
5:28 - 5:30vì bạn cần bổ sung nó
-
5:30 - 5:32sau vài lần sử dụng.
-
5:32 - 5:36Vậy nên mục tiêu của tôi
là vượt qua nhược điểm -
5:36 - 5:38của các phương pháp lọc nước hiện thời
-
5:38 - 5:40và tạo ra một phương pháp lọc nước
-
5:40 - 5:44an toàn, bền vững, không tốn kém,
và thân thiện với môi trường. -
5:45 - 5:48Thứ ban đầu tôi tạo cho
hội chợ khoa học lớp 8 -
5:48 - 5:53giờ phát triển thành
hỗn hợp chất quang xúc tác để lọc nước. -
5:53 - 5:57Hỗn hợp này gồm titanium đioxit
và xi măng -
5:58 - 6:02và có thể định hình thành một số
hình dáng khác nhau -
6:02 - 6:06nên rất linh hoạt khi sử dụng.
-
6:06 - 6:08Ví dụ, bạn có thể tạo thành một cây gậy
-
6:08 - 6:12để đặt vào trong chai nước
dùng cho cá nhân -
6:13 - 6:17hay tạo một bộ lọc xốp để lọc nước
cho cả gia đình. -
6:18 - 6:21Bạn thậm chí có thể bọc bên trong
một thùng nước -
6:21 - 6:23để lọc một lượng nước lớn
-
6:23 - 6:26cho nhiều người sử dụng
trong thời gian dài. -
6:28 - 6:30Quá trình tạo ra hỗn hợp này
-
6:30 - 6:32không hề dễ dàng.
-
6:32 - 6:35Bạn biết đấy, tôi không được tiếp cận
một phòng thí nghiệm tối tân. -
6:35 - 6:39Tôi mới chỉ 14 tuổi khi bắt tay làm việc,
-
6:39 - 6:41nhưng tôi đã không cho phép tuổi tác
ngăn cản tôi -
6:41 - 6:44theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học
-
6:44 - 6:47và tìm ra giải pháp
cho khủng hoảng nước toàn cầu. -
6:48 - 6:52Nước không chỉ là một loại dung môi.
-
6:52 - 6:54Nước là một quyền của con người.
-
6:55 - 6:56Và chính bởi vì vậy,
-
6:56 - 7:01tôi đã làm việc cho
dự án hội chợ khoa học này từ năm 2012 -
7:01 - 7:04để mang nó từ phòng thí nghiệm
vào thế giới thực. -
7:04 - 7:07Và mùa hè này, tôi đã thành lập
Catalyst for World Water, -
7:07 - 7:13một doanh nghiệp xã hội nhằm thúc đẩy
các giải pháp cho khủng hoảng nước. -
7:13 - 7:15(Vỗ tay)
-
7:20 - 7:24Một giọt nước không làm nên điều gì,
-
7:24 - 7:27nhưng nếu nhiều giọt chung tay,
-
7:27 - 7:29chúng có thể duy trì sự sống
trên hành tinh này. -
7:30 - 7:34theo nguyên lí nhiều giọt nước gộp vào
mới thành đại dương, -
7:34 - 7:36tôi tin rằng chúng ta cũng cần chung tay
-
7:36 - 7:38để giải quyết vấn đề toàn cầu này.
-
7:39 - 7:40Xin cảm ơn.
-
7:40 - 7:42(Vỗ tay)
-
7:44 - 7:45Xin cảm ơn.
-
7:45 - 7:47(Vỗ tay)
- Title:
- Hành trình truy tìm nước sạch của một nhà khoa học trẻ
- Speaker:
- Deepika Kurup
- Description:
-
Deepika Kurup đã quyết tâm tìm ra giải pháp cho khủng hoảng nước toàn cầu từ khi 14 tuổi, sau khi cô chứng kiến trẻ con ở phía ngoài nhà ông bà cô ở Ấn Độ uống thứ nước bẩn đến mức không nên chạm vào. Nghiên cứu của cô bắt đầu trong nhà bếp - và cuối cùng đã dẫn đến một giải thưởng khoa học danh giá. Hãy xem xem nhà khoa học trẻ tuổi này đã phát triển một phương pháp lọc nước không tốn kém, hiệu quả cao và thân thiện với môi trường như thế nào.
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 07:59
![]() |
Ha Hien accepted Vietnamese subtitles for A young scientist's quest for clean water | |
![]() |
Ha Hien edited Vietnamese subtitles for A young scientist's quest for clean water | |
![]() |
Ha Hien edited Vietnamese subtitles for A young scientist's quest for clean water | |
![]() |
Ha Hien edited Vietnamese subtitles for A young scientist's quest for clean water | |
![]() |
Ha Hien edited Vietnamese subtitles for A young scientist's quest for clean water | |
![]() |
Lam Tran edited Vietnamese subtitles for A young scientist's quest for clean water | |
![]() |
Lam Tran edited Vietnamese subtitles for A young scientist's quest for clean water | |
![]() |
Lam Tran edited Vietnamese subtitles for A young scientist's quest for clean water |