< Return to Video

Analyzing model in vertex form

  • 0:00 - 0:03
    Một vật thể được phóng từ một bệ phóng.
  • 0:03 - 0:07
    Độ cao của vật, tính theo mét, sau x giây sau khi phóng,
  • 0:07 - 0:11
    được tính theo phương trình sau: h(x) bằng -5
  • 0:11 - 0:14
    nhân x trừ 4 tất cả bình phương cộng 180.
  • 0:16 - 0:18
    Mọi khi, khi ta nói về giây hay thời gian,
  • 0:18 - 0:20
    chúng ta hay sử dụng biến t,
  • 0:20 - 0:22
    nhưng bây giờ ta hãy sử dụng x nha.
  • 0:22 - 0:26
    Hãy suy nghĩ việc gì sẽ xảy ra ở đây.
  • 0:26 - 0:27
    Hãy để mình vẽ nó.
  • 0:27 - 0:30
    Để mình vẽ một trục h đại diện cho độ cao.
  • 0:33 - 0:35
    Để mình vẽ tiếp một trục x.
  • 0:35 - 0:36
    Tại x bằng 0.
  • 0:40 - 0:41
    Chúng ta đang ở trên một bệ phóng,
  • 0:41 - 0:44
    nên chúng ta đã ở sẵn trên một độ cao.
  • 0:44 - 0:46
    Tại thời điểm x bằng 0.
  • 0:46 - 0:48
    Mình hay nói thời điểm t bằng 0,
  • 0:48 - 0:50
    nhưng tại thời điểm x bằng 0,
  • 0:50 - 0:51
    chúng ta đã ở sẵn trên một độ cao
  • 0:51 - 0:53
    vì chúng ta đang ở trên một bệ phóng.
  • 0:53 - 0:56
    Và chúng ta sẽ phóng cái này thẳng lên.
  • 0:56 - 1:00
    Và nó sẽ có quỹ đạo dạng parabol.
  • 1:00 - 1:02
    và nó sẽ là một parabol hướng xuống.
  • 1:02 - 1:03
    Bạn có thể nói: "Sal à, làm sao mà bạn biết
  • 1:03 - 1:06
    nó sẽ là parabol hướng xuống?"
  • 1:06 - 1:08
    Nó sẽ nhìn giống giống như vậy.
  • 1:08 - 1:10
    Mình đã không vẽ nó hoàn hảo lắm,
  • 1:10 - 1:12
    nhưng mà mong là bạn hiểu trọng điểm nhỉ.
  • 1:12 - 1:13
    Lý do mà mình biết nó sẽ là một parabol
  • 1:13 - 1:16
    và chính xác là parabol hướng xuống,
  • 1:16 - 1:18
    là vì khi bạn xem chuyện gì đang diễn ra ở đây.
  • 1:18 - 1:21
    Cái này được viết trong dạng cực trị nhưng nó là phương trình bậc hai.
  • 1:21 - 1:25
    Trong dạng cực trị, bạn có một cách biểu diễn mà x bình phương
  • 1:25 - 1:27
    và sau đó bạn nhân nó
  • 1:27 - 1:29
    với trừ 5 ở ngay đây.
  • 1:29 - 1:32
    Cái này cho chúng ta biết rằng parabol sẽ hướng xuống.
  • 1:32 - 1:34
    Nếu bạn muốn nhân cái này với
  • 1:34 - 1:36
    x trừ 4 tất cả bình phương
  • 1:36 - 1:37
    Vậy cái này sẽ là x bình phương cộng một số nào đó khác
  • 1:37 - 1:38
    Và khi bạn nhân đơn thức đó với -5
  • 1:38 - 1:40
    Kết quả cuối cùng bạn nhận được sẽ là -5 nhân x bình phương.
  • 1:44 - 1:46
    Vậy một lần nữa, đồ thị sẽ là một hình parabol hướng xuống
  • 1:46 - 1:49
    và sẽ nhìn như thế này.
  • 1:49 - 1:55
    Vậy chúng ta đã có trực quan như vậy.
  • 1:55 - 1:57
    Hãy xem xem chúng ta có thể trả lời những câu hỏi về nó không nào.
  • 1:57 - 1:59
    Câu đầu tiên mà mình muốn trả lời là cái bệ phóng cao bao nhiêu?
  • 1:59 - 2:01
    Bệ phóng cao bao nhiêu?
  • 2:04 - 2:05
    Và mình khuyến khích các bạn tạm dừng video
  • 2:07 - 2:09
    và tự mình suy nghĩ đáp án
  • 2:09 - 2:15
    là gì ở ngay đây nhé.
  • 2:15 - 2:18
    Bạn có thể nhận ra rằng,
  • 2:18 - 2:20
    là giá trị đó sẽ ở thời điểm bằng 0.
  • 2:20 - 2:24
    Và nếu bạn muốn tính xem bệ phóng cao bao nhiêu, bạn chỉ cần xem h(0) bằng mấy.
  • 2:24 - 2:27
    Vậy đó sẽ là -5
  • 2:27 - 2:30
    nhân trừ 4 bình phương
  • 2:32 - 2:34
    cộng 180. Mình chỉ đang thế x bằng 0 vào phương trình.
  • 2:34 - 2:37
    Vậy bây giờ -4 bình phương sẽ là 16.
  • 2:37 - 2:40
    -5 nhân 16 sẽ là -80.
  • 2:41 - 2:42
    cộng 180
  • 2:42 - 2:46
    thì kết quả sẽ bằng 100.
  • 2:46 - 2:49
    Vậy bệ phóng sẽ cao 100m.
  • 2:50 - 2:53
    Hãy nhớ rằng đơn vị chúng ta được cho sẽ là mét.
  • 2:54 - 2:57
    Câu hỏi tiếp theo mà mình có
  • 2:57 - 3:01
    sẽ là sau bao nhiêu giây thì vật thể đạt độ cao lớn nhất?
  • 3:02 - 3:04
    Vậy độ cao lớn nhất của chúng ta
  • 3:04 - 3:07
    nếu chúng ta đang nói về parabol hướng xuống
  • 3:07 - 3:09
    thì cực trị sẽ là độ cao lớn nhất của ta.
  • 3:09 - 3:13
    Vậy nên giá trị x ở đó
  • 3:14 - 3:18
    sẽ cho chúng ta biết bao lâu sau khi phóng thì
  • 3:21 - 3:24
    chúng ta sẽ đạt được độ cao lớn nhất.
  • 3:24 - 3:26
    Mình sẽ dùng màu khác để nó rõ hơn.
  • 3:26 - 3:31
    Vậy giá trị x ở đây là bao nhiêu?
  • 3:31 - 3:33
    Một lần nữa, bạn hãy dừng video và tự giải thử xem.
  • 3:33 - 3:37
    Vậy chúng ta đang cố gắng trả lời
  • 3:37 - 3:38
    bao lâu sau khi phóng
  • 3:39 - 3:40
    thì vật đạt được độ cao lớn nhất.
  • 3:44 - 3:46
    Thì đáp án sẽ là tọa độ x của cực trị.
  • 3:52 - 3:54
    Vậy làm sao để ta tìm được giá trị đó?
  • 3:54 - 3:56
    Thì phương trình bậc 2 này đã được viết sẵn dưới dạng cực trị
  • 3:56 - 4:00
    nên là việc tìm điểm cực trị ở ngay đây
  • 4:00 - 4:04
    sẽ trở nên dễ dàng.
  • 4:04 - 4:08
    Và để hiểu thật rõ điều đó thì chúng ta cần nhìn vào chính cấu trúc của phương trình.
  • 4:08 - 4:10
    Đó là một cách để tiếp cận vấn đề.
  • 4:10 - 4:11
    Vậy hãy xem chuyện gì đang diễn ra ở đây nhé.
  • 4:11 - 4:13
    Bạn có số 180 ở đây.
  • 4:13 - 4:15
    Sau đó bạn có đơn thức ở ngay đây.
  • 4:15 - 4:17
    Bất kỳ số nào bình phương lên cũng sẽ không âm.
  • 4:17 - 4:20
    Vậy x trừ 4 tất cả bình phương sẽ không âm.
  • 4:20 - 4:22
    Nhưng bạn đang nhân giá trị đó với -5.
  • 4:22 - 4:26
    Nên tất cả đơn thức này ở đây sẽ trở nên không dương.
  • 4:27 - 4:30
    Vậy đơn thức này sẽ không bao giờ tăng giá trị cho số 180.
  • 4:32 - 4:35
    Giá trị lớn nhất đạt được khi mà đơn thức ở đây bằng 0.
  • 4:35 - 4:37
    Và khi nào thì đơn thức sẽ bằng 0?
  • 4:39 - 4:41
    Thì cách để mà đơn thức bằng 0
  • 4:41 - 4:44
    là x trừ 4 cũng phải bằng 0
  • 4:44 - 4:46
    và cách duy nhất để x trừ 4 bằng 0
  • 4:46 - 4:49
    là x bằng 4.
  • 4:49 - 4:50
    Chỉ cần nhìn vào
  • 4:50 - 4:51
    thì mình cũng có thể biết
  • 4:51 - 4:52
    cách để đơn thức bằng 0
  • 4:52 - 4:54
    là x phải bằng 4.
  • 4:54 - 4:56
    Vậy số 4 sẽ nằm ở đó.
  • 4:56 - 5:00
    Nếu mình viết h(4)
  • 5:01 - 5:03
    thì đơn thức này sẽ bằng 0
  • 5:03 - 5:07
    và cuối cùng mình sẽ còn lại 180.
  • 5:07 - 5:09
    Bạn có rồi đó.
  • 5:09 - 5:11
    Độ cao lớn nhất sẽ là 180,
  • 5:11 - 5:15
    và nó diễn ra 4 giây sau khi phóng.
  • 5:15 - 5:18
    Bây giờ câu hỏi cuối cùng mà mình sẽ hỏi bạn là bao lâu sau khi phóng thì độ cao chúng ta đạt được sẽ là 0?
  • 5:18 - 5:26
    Vậy với giá trị nào của x thì độ cao của chúng ta bằng 0?
  • 5:27 - 5:32
    Thì để biết được giá trị đó, chúng ta phải giải phương trình khi h(x) = 0.
  • 5:32 - 5:35
    Hoặc ta có thể viết h(x) thành -5 nhân với x trừ 4 tất cả bình phương
  • 5:35 - 5:39
    cộng 180 bằng 0.
  • 5:41 - 5:43
    Và một lần nữa,
  • 5:43 - 5:45
    hãy dừng video và thử xem bạn có giải được không.
  • 5:45 - 5:47
    Được rồi, chúng ta sẽ trừ 180 ở hai vế.
  • 5:47 - 5:50
    Ta sẽ có -5 nhân với x trừ 4 bình phương sẽ bằng -180.
  • 5:50 - 5:52
    Ta sẽ chia cả hai vế cho -5.
  • 5:55 - 5:59
    Ta sẽ có x trừ 4 tất cả bình phương sẽ bằng 36.
  • 6:02 - 6:05
    Để mình kéo xuống chút xíu.
  • 6:05 - 6:06
    Và sau đó, ta có thể lấy
  • 6:09 - 6:11
    căn bậc hai và trừ căn bậc hai.
  • 6:11 - 6:12
    Mình đoán mình có thể làm vậy.
  • 6:12 - 6:15
    Vậy điều đó sẽ cho ta x trừ 4
  • 6:15 - 6:17
    bằng 6
  • 6:17 - 6:21
    hoặc x trừ 4 sẽ bằng -6.
  • 6:21 - 6:24
    Vậy trong trường hợp này, cộng 4 cả hai vế,
  • 6:24 - 6:26
    ta có x bằng 10
  • 6:26 - 6:28
    hoặc bạn cộng 2 vế ở bên này,
  • 6:28 - 6:33
    bạn có x bằng -2. Bây giờ, chúng ta đang xử lý đại lượng thời gian
  • 6:33 - 6:34
    nên là -2 sẽ là trong quá khứ
  • 6:34 - 6:36
    và chúng ta còn chưa ngồi trên bệ phóng này nữa.
  • 6:36 - 6:38
    Vật này chắc đang phóng ngược về quá khứ
  • 6:38 - 6:39
    nhưng đó không phải là giá trị x mà chúng ta đang xem xét.
  • 6:43 - 6:46
    Chúng ta đang muốn tìm giá trị x dương và giá trị đó ở ngay đây.
  • 6:46 - 6:50
    Đó là khi x bằng 10. 10 giây sau khi phóng,
  • 6:50 - 6:53
    thì độ cao của chúng ta sẽ bằng 0.
  • 6:53 - 6:55
    Mặt đất ở độ cao 0 mét,
  • 6:55 - 6:57
    thì mình đoán đó là mực nước biển,
  • 6:57 - 7:01
    đó là khi vật của chúng ta đáp xuống đất.
Title:
Analyzing model in vertex form
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Khan Academy
Duration:
07:03

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions