Cuộc đấu tranh của chúng ta cho quyền người khuyết tật - và tại sao chúng ta vẫn chưa hoàn thành
-
0:01 - 0:04Tôi sinh năm 1947,
đã rất lâu trước đây, -
0:05 - 0:09và khi tôi 18 tháng tuổi,
Tôi mắc bệnh bại liệt. -
0:10 - 0:13Tôi ở trong lồng phổi nhân tạo
khoảng ba tháng -
0:13 - 0:15và ra vào bệnh viện khoảng ba năm.
-
0:16 - 0:19Bây giờ, chúng tôi có rất nhiều
hàng xóm trong vùng Brooklyn, -
0:19 - 0:23và một vài người trong số họ
đã rất tích cực giúp đỡ cha mẹ tôi. -
0:23 - 0:27Một vài người trong số họ
lại thực sự sợ bị lây bệnh, -
0:27 - 0:30và họ thậm chí không dám đi
qua trước cửa nhà chúng tôi. -
0:30 - 0:33Họ đã phải đi ngang qua đường.
-
0:34 - 0:39Tôi nghĩ đó là thời gian khi
gia đình tôi bắt đầu nhận ra -
0:39 - 0:41khuyết tật có nghĩa là gì
với một số người: -
0:41 - 0:42nỗi sợ hãi.
-
0:43 - 0:47Và một điều không chắc rằng
tôi có thể sống ở nhà, -
0:47 - 0:51mặc dù tôi đã không biết về điều này
cho đến khi tôi 36 tuổi. -
0:51 - 0:54Tôi đã có cuộc trò chuyện
với cha mình vào một đêm, -
0:54 - 0:57và ông nói, "Con biết không,
khi con hai tuổi, -
0:57 - 0:59một trong các bác sĩ đã gợi ý
với mẹ con và cha -
0:59 - 1:02để con sống trong một
cơ sở chuyên biệt, -
1:02 - 1:05để họ có thể tiếp tục
cuộc sống của mình -
1:05 - 1:06và nuôi con của họ
-
1:06 - 1:11và đại loại giải quyết xong với
tất cả những thứ liên quan đến khuyết tật. -
1:11 - 1:15Tôi đã không tin cha mình,
không phải vì ông là kẻ nói dối, -
1:15 - 1:18mà là tôi chưa bao giờ
nghe về chuyện này, -
1:18 - 1:20và thực tế là mẹ tôi
đã công nhận điều đó. -
1:20 - 1:22Bà đã không bao giờ
muốn nói với tôi. -
1:22 - 1:27Nhưng thực tế, tôi không biết tại sao
tôi đã rất ngạc nhiên bởi chuyện này, -
1:27 - 1:30vì khi tôi năm tuổi,
-
1:30 - 1:34và mẹ tôi, giống như những bà mẹ
và ông bố khác ở khắp nước Mỹ, -
1:34 - 1:37đã đưa tôi đến trường để đăng ký học,
-
1:37 - 1:41bà đẩy xe lăn của tôi tới trường
nơi không xa nhà chúng tôi, -
1:41 - 1:44kéo xe lăn lên các bậc thềm tới trường,
-
1:44 - 1:46và chúng tôi được chào đón
bởi hiệu trưởng. -
1:46 - 1:48Không thực sự chào đón.
-
1:48 - 1:53Nhưng hiệu trưởng đã nói, không,
tôi không thể đến trường đó -
1:53 - 1:56vì nó không hỗ trợ người khuyết tật.
-
1:56 - 1:58Nhưng ông nói chúng tôi
không cần lo lắng, -
1:58 - 2:03vì Hội đồng giáo dục sẽ cử
một giáo viên tới nhà tôi. -
2:03 - 2:05Và họ đã làm thế
-
2:05 - 2:09cho khoảng hai tiếng rưỡi
-
2:09 - 2:10một tuần.
-
2:10 - 2:11(Khán giả thì thầm)
-
2:11 - 2:13Nhưng như cử chỉ đẹp,
-
2:13 - 2:16họ cử thêm một nhà vật lý trị liệu
-
2:16 - 2:19người dạy tôi những
kỹ năng cơ bản nhất -
2:19 - 2:21của việc thêu chữ thập.
-
2:21 - 2:23(Cười)
-
2:23 - 2:24Tôi không thêu hôm nay.
-
2:24 - 2:26(Cười)
-
2:26 - 2:30Tôi đã không đến trường trong
một tòa nhà xây dựng thực sự -
2:30 - 2:32cho đến khi tôi chín tuổi,
-
2:32 - 2:35và sau đó tôi ở trong các lớp
với những trẻ khuyết tật -
2:35 - 2:39trong một trường mà có
chủ yếu trẻ không khuyết tật. -
2:39 - 2:40Và trong các lớp học của tôi,
-
2:41 - 2:44có những học sinh ở tuổi 21.
-
2:45 - 2:47Và sau đó, sau tuổi 21,
-
2:47 - 2:50họ đến một nơi gọi là
hội thảo cho người khuyết tật -
2:50 - 2:52với công việc phục dịch
-
2:52 - 2:55mà không kiếm được gì hoặc
dưới mức lương tối thiểu. -
2:55 - 2:59Tôi đã hiểu được sự kỳ thị.
-
2:59 - 3:01Cha mẹ tôi cũng đã hiểu được sự kỳ thị.
-
3:01 - 3:04Cha mẹ tôi đến từ Đức.
-
3:04 - 3:08Họ là người Đức gốc Do Thái
đã rời đi vào thập niên 1930, -
3:08 - 3:10chạy khỏi nạn diệt chủng Holocaust.
-
3:10 - 3:13Cha mẹ tôi lạc mất gia đình
và họ mất đi cha mẹ mình. -
3:13 - 3:17Cả cha và mẹ tôi đã mất cha mẹ
trong nạn diệt chủng Holocaust. -
3:17 - 3:19Và vì thế họ nhận ra
-
3:19 - 3:21rằng họ không thể im lặng
-
3:21 - 3:24vì những thứ sai trái đến với tôi
trong cuộc đời tôi. -
3:25 - 3:26Không phải chỉ cá nhân tôi,
-
3:26 - 3:29mà cả những thứ xung quanh tôi.
-
3:29 - 3:32Họ biết rằng vì tôi sử dụng xe lăn,
-
3:32 - 3:36không trường cấp ba nào ở New York,
hay trong toàn bộ thành phố, -
3:36 - 3:38có hỗ trợ cho xe lăn,
-
3:38 - 3:40vì vậy những gì cho rằng xảy đến
-
3:40 - 3:44là tôi sẽ quay trở lại giáo dục tại nhà
-
3:44 - 3:46cùng với rất nhiều học sinh khác.
-
3:46 - 3:51Cha mẹ tôi đã nhóm hợp lại
với những cha mẹ khác. -
3:51 - 3:53Họ đi tới Hội đồng giáo dục
-
3:53 - 3:58và họ yêu cầu Hội đồng giáo dục tạo ra
một số trường cấp ba có thể tiếp cận được. -
3:58 - 4:00Và họ đã làm vậy.
-
4:00 - 4:02Vì vậy tôi và nhiều học sinh khác
-
4:02 - 4:06cuối cùng có thể đến trường cấp ba,
một trường cấp ba bình thường, -
4:06 - 4:08và có các lớp học bình thường.
-
4:09 - 4:11Vậy chuyện gì xảy ra tiếp theo?
-
4:11 - 4:15Tôi đã học được nhiều hơn về
sự kỳ thị là thế nào, -
4:15 - 4:19và quan trọng, tôi biết được rằng tôi cần
trở thành người ủng hộ của chính mình. -
4:20 - 4:23Tôi đã vào trường đại học,
Đại học Long Island, -
4:23 - 4:26và tôi luôn muốn trở thành một giáo viên,
-
4:26 - 4:31tôi học chuyên ngành phụ và
tham gia tất cả các khóa học tương ứng, -
4:31 - 4:35sau đó khi đến thời điểm để tôi
có một chứng nhận, -
4:35 - 4:38tôi phải làm một bài thi viết,
-
4:38 - 4:39một bài thi nói,
-
4:39 - 4:41và một bài kiểm tra sức khỏe.
-
4:41 - 4:45Tại thời điểm đó, cả ba bài thi này
-
4:45 - 4:48đều được đưa ra ở những khu nhà
không hỗ trợ người khuyết tật, -
4:48 - 4:52tôi có những người bạn mà
đưa tôi lên xuống các bậc thang -
4:53 - 4:54cho những kỳ thi này,
-
4:54 - 4:56không phải trong xe lăn gắn máy.
-
4:56 - 4:57(Cười)
-
4:57 - 4:58Trong một chiếc xe lăn thường.
-
4:59 - 5:02Nhưng tôi đã vượt qua bài thi nói.
-
5:02 - 5:04Tôi đã vượt qua bài thi viết.
-
5:05 - 5:09Bài thi sức khỏe của tôi
là một thứ hoàn toàn khác. -
5:10 - 5:13Một trong những câu hỏi đầu tiên
bác sĩ đã hỏi tôi -
5:13 - 5:18là liệu tôi có thể cho cô xem
cách tôi đi đến nhà tắm. -
5:20 - 5:22Tôi lúc đó 22 tuổi
-
5:22 - 5:24và bạn biết khi bạn đến
bất cứ buổi phỏng vấn nào, -
5:24 - 5:28bạn nghĩ về tất cả các loại câu hỏi
mà người ta có thể hỏi bạn? -
5:28 - 5:29(Cười)
-
5:29 - 5:31Câu này không trong số đó.
-
5:32 - 5:34Và tôi đã rất kinh ngạc
-
5:34 - 5:36vì tôi nghe nói rằng
-
5:36 - 5:39không có người khuyết tật nào
đang sử dụng xe lăn -
5:39 - 5:41là giáo viên ở New York,
-
5:41 - 5:45nên mỗi bước đi dọc con đường mà
tôi đang kỳ vọng là điều gì đó rất tệ. -
5:45 - 5:47Nên tôi đã nói với cô,
-
5:47 - 5:50nó có phải là một yêu cầu
giáo viên phải cho sinh viên xem -
5:50 - 5:51cách đi tới nhà tắm không?
-
5:52 - 5:54Nếu là vậy, tôi có thể làm điều đó.
-
5:55 - 5:58Và không có gì ngạc nhiên,
-
5:58 - 5:59tôi bị trượt
-
5:59 - 6:02vì tôi đã không vượt qua
bài kiểm tra sức khỏe. -
6:02 - 6:05Lý do chính thức mà
tôi bị từ chối công việc -
6:05 - 6:12là chứng liệt của
di chứng bại liệt - Tôi xin lỗi. -
6:12 - 6:17Liệt cả hai chân, di chứng
của bệnh bại liệt. -
6:17 - 6:19Thật tình, tôi đã không biết
từ "di chứng" nghĩa là gì, -
6:19 - 6:22nên tôi đã xem một từ điển,
và nó có nghĩa là "bởi vì". -
6:23 - 6:26Tôi bị từ chối giấy cấp bằng
vì tôi không thể đi. -
6:27 - 6:29Vậy tôi sẽ phải làm gì?
-
6:29 - 6:32Đây là thời gian thực sự
quan trọng trong đời tôi. -
6:32 - 6:34vì nó có thể là lần đầu tiên
-
6:34 - 6:39tôi có thể thách thức
cơ chế này, chính tôi, -
6:39 - 6:42và dù tôi đang làm việc với rất nhiều
bạn khác cũng bị khuyết tật -
6:43 - 6:45những người đang khích lệ tôi
tiến về phía trước, -
6:45 - 6:48thì nó vẫn khá đáng sợ.
-
6:48 - 6:49Nhưng tôi thực sự rất may mắn.
-
6:49 - 6:54Tôi có một người bạn là một sinh viên
khuyết tật ở Đại học Long Island -
6:54 - 6:57và cũng là cộng tác viên tại
tờ " Thời báo New York" -
6:57 - 6:59và khi anh có thể trở thành
một phóng viên -
7:00 - 7:03để viết một bài thực sự tốt
về những gì đã xảy ra -
7:03 - 7:06và tại sao anh nghĩ
những gì đã xảy ra là sai trái. -
7:07 - 7:11Ngày tiếp theo có một bài xã luận
ở tờ "Thời báo New York" -
7:11 - 7:14với tựa đề "Con người
và Hội đồng giáo dục" -
7:14 - 7:17và tờ "Thời báo New York"
đã ra mặt hỗ trợ -
7:17 - 7:19cho việc tôi lấy bằng giảng dạy.
-
7:19 - 7:23(Vỗ tay)
-
7:23 - 7:24Cùng ngày hôm đó,
-
7:24 - 7:29tôi nhận được cuộc gọi từ một luật sư
đang viết cuốn sách về quyền công dân. -
7:29 - 7:32Và ông đã gọi để phỏng vấn tôi,
-
7:32 - 7:35và tôi cũng đang phỏng vấn ông.
-
7:35 - 7:36Ông đã không biết điều đó.
-
7:36 - 7:39Và cuối buổi trò chuyện, tôi nói,
-
7:39 - 7:43"Liệu ông có sẵn lòng đại diện cho tôi?
tôi muốn kiện Hội đồng giáo dục." -
7:43 - 7:44Và ông đồng ý.
-
7:44 - 7:50Giờ đây, đôi khi tôi nói rằng những
ngôi sao đã xếp hàng quanh phiên tòa ấy, -
7:50 - 7:53vì chúng tôi có một thẩm phán tuyệt vời:
-
7:53 - 7:59thẩm phán nữ Mỹ Phi đầu tiên --
-
7:59 - 8:00(Cười)
-
8:00 - 8:03Constance Baker Motley.
-
8:03 - 8:09(Vỗ tay)
-
8:09 - 8:13Và bà biết sự kỳ thị khi bà thấy nó.
-
8:13 - 8:15(Cười)
-
8:15 - 8:19Bà mạnh mẽ kêu gọi Hội đồng giáo dục
-
8:19 - 8:23cho tôi một bài kiểm tra sức khỏe khác,
-
8:23 - 8:24và họ đã làm vậy.
-
8:24 - 8:27Và tôi nhận được bằng của mình,
-
8:27 - 8:29trong khi mất một vài tháng
-
8:29 - 8:32để tôi thực sự có được đề xuất
công việc từ một hiệu trưởng, -
8:32 - 8:36Cuối cùng tôi đã có việc và bắt đầu
giảng dạy mùa thu đó -
8:36 - 8:39trong trường mà tôi đã đến học,
-
8:39 - 8:40lớp hai.
-
8:41 - 8:43Vậy rồi--
-
8:43 - 8:46(Vỗ tay)
-
8:46 - 8:48Đó là một buổi hội thảo Ted khác.
-
8:48 - 8:49(Cười)
-
8:49 - 8:53Nhưng tôi biết cũng như bạn bè tôi,
-
8:54 - 8:56và những người tôi không biết
khắp đất nước này, -
8:56 - 8:59rằng chúng tôi phải là những người
ủng hộ chính mình, -
8:59 - 9:04rằng chúng tôi cần chiến đấu
chống lại quan điểm của người khác -
9:04 - 9:07rằng nếu bạn bị khuyết tật,
bạn cần được chữa trị, -
9:07 - 9:10rằng sự bình đằng không phải là
một phần của sự công bằng. -
9:10 - 9:13Và chúng tôi đã học được từ
cuộc vận động quyền công dân -
9:13 - 9:15và từ cuộc vận động
về quyền phụ nữ. -
9:16 - 9:19Chúng tôi đã học từ họ về
chủ nghĩa hoạt động của họ -
9:19 - 9:21và khả năng của họ để đến với nhau,
-
9:21 - 9:23không chỉ để thảo luận vấn đề
-
9:24 - 9:25mà còn thảo luận các giải pháp.
-
9:25 - 9:30Và những gì được tạo ra chúng tôi gọi là
Cuộc vận động quyền người khuyết tật. -
9:31 - 9:34Tôi muốn nói với bạn
một vài điều khó hiểu. -
9:35 - 9:37Bạn nghĩ có bao nhiêu người
-
9:38 - 9:42điều phối giao thông ở đại lộ Madison
-
9:42 - 9:44trong suốt giờ cao điểm ở New York?
-
9:44 - 9:46Bạn có đoán được không? Bao nhiêu?
-
9:46 - 9:48(Khán giả hét câu trả lời)
-
9:49 - 9:51Năm mươi.
-
9:52 - 9:53Một người có thể quá ít.
-
9:54 - 9:55Năm mươi người.
-
9:55 - 9:58Và không có xe tuần tra
hỗ trợ người khuyết tật, -
9:58 - 10:01họ đã phải tìm cách
xoay sở với chúng tôi. -
10:01 - 10:03(Cười)
-
10:03 - 10:05(Vỗ tay)
-
10:05 - 10:08Nhưng hãy để tôi nói
cho bạn một điều khác. -
10:08 - 10:12Có bao nhiêu người điều phối
xe buýt ở New York -
10:12 - 10:16khi họ từ chối để bạn lên
vì bạn ngồi xe lăn? -
10:17 - 10:19Một. Đó là câu trả lời đúng.
-
10:20 - 10:22Vậy bạn phải làm gì
-
10:22 - 10:24di chuyển xe lăn của mình --
-
10:24 - 10:27(Cười)
-
10:27 - 10:31trượt vào đúng nơi
ngay trước bậc lên xuống -
10:31 - 10:35và đẩy một chút xuống phía dưới,
-
10:35 - 10:36và sau đó xe buýt không thể chạy.
-
10:36 - 10:40(Cười)
-
10:40 - 10:44Bất cứ ai trong các bạn muốn
học cách làm điều đó, -
10:44 - 10:45nói với tôi sau buổi này.
-
10:45 - 10:47(Cười)
-
10:47 - 10:53Năm 1972, tổng thống Nixon phủ quyết
đạo luật tái hòa nhập cộng đồng. -
10:54 - 10:56Chúng tôi đã chống đối.
Ông đã ký phê chuẩn nó. -
10:57 - 11:02Sau đó các quy định cần được
ban hành để thi hành luật đó -
11:02 - 11:05đã không được ký thông qua.
-
11:05 - 11:07Chúng tôi biểu tình.
Chúng đã được ký thông qua. -
11:08 - 11:12Và khi những người Mỹ với đạo luật
về người khuyết tật, ADA, -
11:12 - 11:15Tuyên ngôn giải phóng nô lệ
của chúng tôi, -
11:15 - 11:20được xem như không được thông qua
ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ, -
11:20 - 11:24những người khuyết tật từ
khắp nước Mỹ tập hợp lại với nhau -
11:24 - 11:28và họ bò lên các bậc của trụ sở
Quốc hội Hoa Kỳ. -
11:30 - 11:32Đó là một ngày kỳ diệu,
-
11:32 - 11:36Thượng viện và Hạ viện đã
thông qua đạo luật ADA. -
11:37 - 11:42Và sau đó tổng thống Bush
đã ký đạo luật ADA. -
11:42 - 11:44Đó là một bức ảnh tuyệt vời.
-
11:44 - 11:48Tổng thống Bush ký đạo luật ADA
trên thảm cỏ Nhà Trắng. -
11:48 - 11:50Đó là một ngày tuyệt diệu,
-
11:50 - 11:52và có khoảng 2.000 người ở đó.
-
11:53 - 11:57Đó là ngày 26 tháng 7 năm 1990.
-
11:58 - 12:01Và một trong những lời phát biểu
nổi tiếng nhất trong bài diễn văn của ông -
12:01 - 12:07là "Hãy để những bức tường ngăn cách
đáng hổ thẹn này sụp đổ." -
12:08 - 12:10Với bất cứ ai trong phòng này
-
12:10 - 12:14người 50 tuổi hoặc nhiều hơn, có thể
hay thậm chí 40 hoặc nhiều hơn, -
12:14 - 12:17bạn có nhớ thời kỳ không có
những bờ dốc trên đường phố, -
12:17 - 12:19khi xe buýt không hỗ trợ
người khuyết tật, -
12:19 - 12:21khi tàu hỏa không hỗ trợ
người khuyết tật, -
12:21 - 12:25nơi mà nhà vệ sinh không có lối đi
cho xe lăn ở các siêu thị mua sắm, -
12:25 - 12:28nơi bạn không có một người
phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, -
12:28 - 12:32hay chú thích, hoặc chữ nổi
hoặc bất cứ loại hỗ trợ khác. -
12:32 - 12:34Những điều này đang thay đổi,
-
12:34 - 12:37và chúng đang truyền
cảm hứng cho thế giới. -
12:37 - 12:42Và những người khuyết tật khắp thế giới
muốn có luật như của chúng tôi, -
12:42 - 12:44và họ muốn những luật đó có hiệu lực.
-
12:45 - 12:47Và những gì chúng ta
vừa thấy được gọi là -
12:47 - 12:51Hiệp ước về Quyền cho
những người khuyết tật. -
12:51 - 12:55Nó là một hiệp ước được
thông qua năm 2006. -
12:55 - 12:59Nó đang tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm.
-
12:59 - 13:03Hơn 165 quốc gia
tham gia hiệp ước này. -
13:04 - 13:08Đây là hiệp ước nhân quyền
quốc tế đầu tiên -
13:08 - 13:11dành hoàn toàn cho người khuyết tật.
-
13:12 - 13:16Nhưng tôi rất buồn khi phải nói rằng
Thượng viện Mỹ của chúng ta -
13:16 - 13:21đã không đề xuất tới tổng thống
để phê chuẩn hiệp ước này. -
13:21 - 13:24Chúng ta đã ký nó năm 2009,
-
13:24 - 13:28nhưng nó vẫn chưa có hiệu lực
cho đến khi được phê chuẩn, -
13:28 - 13:31và tổng thống -- không tổng thống nào
có thể phê chuẩn một hiệp ước -
13:31 - 13:33mà không có sự đồng ý
của Thượng viện. -
13:35 - 13:38Chúng tôi cảm thấy thực sự cần thiết
-
13:38 - 13:42rằng Thượng viện Mỹ cần
làm công việc của mình, -
13:42 - 13:46rằng Thượng viện cần để chúng ta
có thể như những người Mỹ -
13:46 - 13:51không chỉ có khả năng hỗ trợ người
khuyết tật và chính phủ khắp thế giới -
13:51 - 13:55biết về công việc tốt đẹp
mà chúng ta đang làm, -
13:55 - 13:57mà nó thực sự quan trọng
-
13:57 - 14:01rằng người khuyết tật
cũng có những cơ hội -
14:01 - 14:04để du lịch, học tập và
làm việc ở nước ngoài -
14:04 - 14:07như bất cứ ai trong nước ta.
-
14:07 - 14:11Và khi nhiều nước không có
cùng luật như chúng ta -
14:11 - 14:14và không làm nó có hiệu lực
nếu họ có nó, -
14:14 - 14:17cơ hội cho người khuyết tật
vẫn bị hạn chế nhiều hơn. -
14:18 - 14:20Khi tôi đi ra nước ngoài,
-
14:20 - 14:23tôi luôn gặp những phụ nữ khuyết tật,
-
14:23 - 14:25và những phụ nữ đó
kể cho tôi những câu chuyện -
14:25 - 14:29về việc họ trải qua bạo lực
và chiếm đoạt như thế nào -
14:29 - 14:33và nhiều trường hợp
những dạng bạo lực này -
14:33 - 14:39đến từ thành viên gia đình
và những người họ biết, -
14:39 - 14:41những người mà có thể
đang làm việc cho họ. -
14:41 - 14:45Và những vụ việc này thường
không được xét xử. -
14:45 - 14:47Tôi gặp những người khuyết tật
-
14:47 - 14:51những người được mời làm việc
bởi các doanh nghiệp -
14:51 - 14:55vì họ sống trong một đất nước
nơi có một chế độ hạn mức, -
14:55 - 14:57và để tránh bị phạt,
-
14:57 - 15:00họ sẽ thuê bạn
-
15:00 - 15:01và sau đó nói với bạn,
-
15:01 - 15:03"Bạn không cần đến làm việc
-
15:03 - 15:06vì chúng tôi thực sự
không cần bạn trong nhà máy." -
15:07 - 15:09Tôi đã thăm các cơ sở
-
15:09 - 15:13nơi có mùi hôi hám nồng nặc
-
15:13 - 15:16để trước khi bạn mở cửa
phương tiện của bạn, -
15:16 - 15:18bạn gần như bị đẩy lùi lại,
-
15:18 - 15:21và khi vào trong những cơ sở này
-
15:21 - 15:26nơi mọi người nên sống trong
cộng đồng với những hỗ trợ tương ứng -
15:26 - 15:29và nhìn mọi người gần như trần trụi,
-
15:29 - 15:32những người dùng chất hóa học
-
15:32 - 15:34và những người đang sống
cuộc đời tuyệt vọng. -
15:35 - 15:40Có những thứ mà Mỹ cần làm
nhiều hơn để sửa đổi nó. -
15:41 - 15:44Chúng ta biết sự kỳ thị
khi chúng ta thấy nó, -
15:44 - 15:46và chúng ta cần cùng nhau chống lại nó.
-
15:47 - 15:50Vậy chúng ta có thể làm gì cùng nhau?
-
15:51 - 15:54Tôi khuyến khích tất cả các bạn nhận ra
-
15:54 - 15:59rằng khuyết tật là gia đình bạn có thể
tham gia bất cứ lúc nào trong đời. -
16:00 - 16:05Tôi muốn xem bằng các cánh tay
bao nhiêu người ở đây từng gẫy xương? -
16:07 - 16:12Và sau đó, như bạn trở về hôm nay,
tôi muốn bạn có thể viết một vài câu -
16:12 - 16:15về những gì thời gian đó
giống như đối với bạn, -
16:15 - 16:18vì tôi thường nghe mọi người nói,
-
16:18 - 16:21"Bà biết đấy, tôi không thể làm
điều này hay làm điều kia. -
16:21 - 16:25Mọi người nói với tôi theo cách khác.
Họ hành động khác đối với tôi." -
16:25 - 16:29Và đó là những gì tôi thấy
và những người khuyết tật khác thấy -
16:29 - 16:31trong những bức thư gửi nhanh.
-
16:32 - 16:34Nhưng chúng ta trong căn phòng này,
-
16:34 - 16:37những người nghe và xem
bài hội thảo Ted này -- -
16:38 - 16:41chúng ta có thể cùng nhau
tạo ra sự khác biệt. -
16:41 - 16:44Chúng ta có thể cùng nhau
lên tiếng cho công lý. -
16:44 - 16:47Chúng ta có thể cùng nhau giúp
thay đổi thế giới này. -
16:48 - 16:51Cảm ơn. Tôi phải đi bắt xe buýt đây.
-
16:51 - 16:57(Vỗ tay)
- Title:
- Cuộc đấu tranh của chúng ta cho quyền người khuyết tật - và tại sao chúng ta vẫn chưa hoàn thành
- Speaker:
- Judith Heumann
- Description:
-
Bốn thập kỷ trước, Judith Heumann đã giúp dẫn dắt một cuộc kháng nghị gọi là
Khu vực 504 chỗ ngồi -- nơi các nhà hoạt động cho quyền người khuyết tật đã chiếm giữ một tòa nhà liên bang trong gần một tháng, yêu cầu các hỗ trợ cho người khuyết tật tốt hơn. Trong bài diễn thuyết đầy cảm hứng này, Heumann kể những câu chuyện phía sau cuộc kháng nghị -- và nhắc chúng ta rằng, 40 năm rồi, vẫn còn những công việc để tiếp tục làm. - Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDTalks
- Duration:
- 17:10
![]() |
Ai Van Tran approved Vietnamese subtitles for Our fight for disability rights -- and why we're not done yet | |
![]() |
Ai Van Tran edited Vietnamese subtitles for Our fight for disability rights -- and why we're not done yet | |
![]() |
Tien Thuy accepted Vietnamese subtitles for Our fight for disability rights -- and why we're not done yet | |
![]() |
Ai Van Tran rejected Vietnamese subtitles for Our fight for disability rights -- and why we're not done yet | |
![]() |
Hoang Huynh accepted Vietnamese subtitles for Our fight for disability rights -- and why we're not done yet | |
![]() |
Hoang Huynh edited Vietnamese subtitles for Our fight for disability rights -- and why we're not done yet | |
![]() |
Huong Pham edited Vietnamese subtitles for Our fight for disability rights -- and why we're not done yet | |
![]() |
Huong Pham edited Vietnamese subtitles for Our fight for disability rights -- and why we're not done yet |