< Return to Video

Lịch sử xấu xí: Thảm sát người Haiti năm 1937 - Edward Paulino

  • 0:08 - 0:12
    Khi các nhà sử học nói về
    tội ác của thế kỷ 20,
  • 0:12 - 0:18
    ta thường nghĩ đến những gì
    đã diễn ra trong và giữa hai Thế chiến.
  • 0:18 - 0:21
    Cùng với nạn diệt chủng người Armenia
    ở Thổ Nhĩ Kỳ,
  • 0:21 - 0:23
    vụ thảm sát Nam Kinh
    ở Trung Quốc,
  • 0:23 - 0:25
    và Đêm bạo động ở Đức,
  • 0:25 - 0:28
    nhưng có một chiến dịch
    thanh trừng sắc tộc thảm khốc khác
  • 0:28 - 0:33
    đã xảy ra trên một hòn đảo giữa
    Đại Tây Dương và biển Caribe.
  • 0:33 - 0:36
    Nguồn gốc của cuộc xung đột này
    là vào năm 1492,
  • 0:36 - 0:39
    khi Christopher Columbus
    phát hiện ra hòn đảo Caribe
  • 0:39 - 0:46
    sau này được đặt tên là Hispaniola,
    khơi làn sóng thuộc địa hóa của Châu Âu.
  • 0:46 - 0:51
    Người bản xứ Taíno trên đảo
    đã bị tàn sát bởi bạo lực và bệnh tật
  • 0:51 - 0:55
    còn Châu Âu thì nhập khẩu
    một lượng lớn nô lệ người Châu Phi
  • 0:55 - 0:58
    để làm việc cực nhọc
    tại các nông trang đường đầy lợi nhuận.
  • 0:58 - 1:01
    Đến năm 1777, hòn đảo bị chia cắt
  • 1:01 - 1:03
    phía Tây, người Pháp thống trị,
  • 1:03 - 1:06
    còn phía Đông
    do người Tây Ban Nha kiểm soát.
  • 1:06 - 1:11
    Năm 1804, sự nổi dậy hàng loạt của nô lệ
    đã giúp Haiti dành lại độc lập từ Pháp
  • 1:11 - 1:14
    và trở thành nước Cộng hòa
    của người da đen đầu tiên trên thế giới.
  • 1:14 - 1:17
    Nhưng quốc gia mới này
    đã phải trả giá đắt:
  • 1:17 - 1:22
    bị loại khỏi nền kinh tế thế giới
    và chịu nợ nần của các đế quốc trước đây.
  • 1:22 - 1:25
    Trong khi đó, nước Cộng hòa Dominica
    tuyên bố độc lập
  • 1:25 - 1:29
    khi lần đầu lật đổ sự cai trị của Haiti
    ở miền Đông Hispaniola
  • 1:29 - 1:32
    và sau đó là chủ nghĩa
    thực dân Tây Ban Nha và Mỹ.
  • 1:32 - 1:36
    Dù có sự chia sẻ, hợp tác lâu dài
    trong lịch sử của hai quốc gia này,
  • 1:36 - 1:40
    nhiều tầng lớp quý tộc Dominica
    vẫn coi Haiti như mối đe dọa chủng tộc
  • 1:40 - 1:46
    gây hại cho mối quan hệ thương mại
    và chính trị với các quốc gia phương Tây.
  • 1:46 - 1:48
    Những năm sau Thế chiến thứ I,
  • 1:48 - 1:51
    Mỹ chiếm cả hai phần của hòn đảo
  • 1:51 - 1:55
    để củng cố quyền lực ở bán cầu Tây
  • 1:55 - 1:59
    bằng cách tiêu diệt phe đối lập địa phương
    và thiết lập chính phủ thân Mỹ.
  • 1:59 - 2:03
    Sự chiếm đóng mang bản chất
    tàn bạo và phân biệt chủng tộc của Mỹ,
  • 2:03 - 2:06
    đặc biệt là dọc biên giới hẻo lánh
    Dominica - Haiti,
  • 2:06 - 2:11
    đã đặt nền móng cho sự tàn bạo khác
    lớn hơn sau khi Mỹ rút quân.
  • 2:11 - 2:15
    Năm 1930, tổng thống Dominica,
    Horacio Vásquez
  • 2:15 - 2:19
    bị chỉ huy quân đội
    Rafael Trujillo lật đổ.
  • 2:19 - 2:22
    Dù bản thân
    có một phần tư là người Haiti,
  • 2:22 - 2:26
    Trujillo coi sự hiện diện hai nền văn hóa
    ở vùng biên giới Haiti - Dominica
  • 2:26 - 2:28
    là mối đe dọa
    đối với quyền lực của ông ta.
  • 2:28 - 2:32
    và là đường thoát thân
    cho các nhà cách mạng chính trị.
  • 2:32 - 2:36
    Trong bài phát biểu hùng hồn
    ngày 2 tháng 10 năm 1937,
  • 2:36 - 2:39
    Trujillo khẳng định ý đồ của mình
    đối với khu vực.
  • 2:39 - 2:43
    Tuyên bố để bảo vệ nông dân Dominica
    khỏi trộm cắp và xâm lược,
  • 2:43 - 2:48
    Trujillo công khai giết chết
    300 người Haiti dọc biên giới
  • 2:48 - 2:53
    và hứa hẹn thứ được gọi là "cải chính" này
    sẽ còn tiếp tục.
  • 2:53 - 2:56
    Chỉ vài tuần sau đó,
    quân đội Dominica,
  • 2:56 - 2:58
    theo lệnh của Trujillo,
  • 2:58 - 3:02
    đã sát hại hàng ngàn
    đàn ông và phụ nữ Haiti,
  • 3:02 - 3:04
    thậm chí những đứa trẻ
    được sinh ra tại Dominica.
  • 3:04 - 3:07
    Quân đội nhắm vào
    người Haiti da đen,
  • 3:07 - 3:11
    dù nhiều người Dominica
    cũng có làn da sẫm màu.
  • 3:11 - 3:14
    Vài báo cáo nói rằng
    để phân biệt cư dân
  • 3:14 - 3:16
    của nước này với nước khác,
  • 3:16 - 3:21
    những kẻ giết người buộc nạn nhân
    nói từ "ngò tây" tiếng Tây Ban Nha.
  • 3:21 - 3:25
    Người Dominica phát âm là "perejil",
    với âm rung "r" theo tiếng Tây Ban Nha.
  • 3:25 - 3:31
    Tuy nhiên, ngôn ngữ chính của Haiti
    là Kreyol, không dùng âm rung khi đọc "r".
  • 3:31 - 3:33
    Vậy nếu người nào phải gắng gượng
    để đọc "perejil",
  • 3:33 - 3:37
    sẽ bị cho là người Haiti
    và bị giết chết ngay lập tức.
  • 3:37 - 3:41
    Các học bổng gần đây
    cũng yêu cầu bài kiểm tra như thế này
  • 3:41 - 3:44
    nhưng không phải để phân biệt
    người nào sẽ bị giết,
  • 3:44 - 3:48
    đặc biệt vì nhiều cư dân ở biên giới
    nói hai ngôn ngữ.
  • 3:48 - 3:52
    Chính phủ Dominca đã che đậy
    mọi tin tức về cuộc thảm sát:
  • 3:52 - 3:54
    thi thể bị vứt vào các khe núi,
  • 3:54 - 3:56
    dìm dưới sông,
  • 3:56 - 3:58
    hoặc đốt cháy để tiêu hủy chứng cứ.
  • 3:58 - 4:02
    Đây là lý do không ai biết chính xác
    số người bị giết,
  • 4:02 - 4:08
    dù con số ước tính lúc đó
    vào khoảng 4.000 đến 15.000 người.
  • 4:08 - 4:11
    Tuy nhiên, mức độ tàn sát
    là quá rõ ràng đối với nhiều nhà quan sát.
  • 4:11 - 4:15
    Đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica
    vào thời điểm đó đã ghi chép,
  • 4:15 - 4:19
    "Toàn bộ vùng biên giới Tây Bắc
    phía Dajabón
  • 4:19 - 4:22
    tuyệt nhiên không có người Haiti.
  • 4:22 - 4:28
    Những người thoát chết hoặc đã trốn qua
    biên giới hoặc còn ẩn trốn trong bụi rậm."
  • 4:28 - 4:31
    Chính phủ đã ra sức
    chối bỏ trách nhiệm
  • 4:31 - 4:34
    và đổ lỗi cho dân phòng,
  • 4:34 - 4:37
    nhưng Trujillo đã bị lên án
    trên toàn thế giới.
  • 4:37 - 4:39
    Cuối cùng, chính phủ Dominica
  • 4:39 - 4:45
    bị buộc phải trả chỉ 525.000$
    để bồi thường cho Haiti,
  • 4:45 - 4:48
    nhưng do quan liêu tham nhũng,
    hầu như không khoản tiền nào
  • 4:48 - 4:51
    đến được tay
    những người sống sót hay gia đình của họ.
  • 4:51 - 4:54
    Trujillo và không ai
    trong chính phủ của ông ta
  • 4:54 - 4:58
    bị trừng phạt vì tội ác
    chống lại nhân loại này.
  • 4:58 - 5:01
    Di tích của vụ thảm sát
    vẫn là một nguồn gây căng thẳng
  • 5:01 - 5:03
    giữa hai đất nước.
  • 5:03 - 5:07
    Các nhà hoạt động ở hai bên biên giới
    đã ra sức hàn gắn vết thương của quá khứ.
  • 5:07 - 5:10
    Nhưng chính phủ Dominica
    đã có chút động thái,
  • 5:10 - 5:14
    để tưởng niệm vụ thảm sát
    và các nạn nhân một cách chính thức.
  • 5:14 - 5:19
    Trong khi đó, ký ức về vụ tàn sát ở Haiti
    vẫn là một lời nhắc nhở lạnh người
  • 5:19 - 5:22
    về cách các nhà lãnh đạo hám quyền
    có thể thao túng người ta
  • 5:22 - 5:26
    vào cuộc chiến chống lại
    những láng giềng lâu đời của họ.
Title:
Lịch sử xấu xí: Thảm sát người Haiti năm 1937 - Edward Paulino
Description:

Xem bài học đầy đủ tại: https://ed.ted.com/lessons/ugly-history-the-1937-haitian-massacre-edward-paulino

Khi các nhà sử học nói về tội ác của thế kỷ 20, ta thường nghĩ đến những gì đã diễn ra trong và giữa hai Thế chiến. Nhưng hai tháng trước cuộc thảm sát Nam Kinh ở Trung Quốc, một năm trước Đêm bạo động ở Đức, một chiến dịch thanh trừng sắc tộc thảm khốc đã xảy ra trên một hòn đảo giữa Đại Tây Dương và biển Caribe. Edward Paulino sẽ nói chi tiết về cuộc thảm sát người Haiti năm 1937 này.

Bài học bởi Edward Paulino, hoạt họa bởi Tomás Pichardo-Espaillat.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:40

Vietnamese subtitles

Revisions