Làm thế nào để lên tiếng khi bạn cảm thấy mình không thể? | Adam Galinsky | TEDxNewYork
-
0:08 - 0:11Nói lên ý kiến của mình là một việc khó.
-
0:12 - 0:16Tôi đã thực sự hiểu điều này
chính xác vào một tháng trước. -
0:16 - 0:20Khi tôi và vợ mình lên chức bố mẹ.
-
0:20 - 0:22Đó là một khoảnh khắc tuyệt vời.
-
0:22 - 0:27Một khoảnh khắc phấn khởi và hân hoan
nhưng cũng đáng sợ và kinh hãi. -
0:27 - 0:32Nó trở nên đặc biệt đáng sợ
khi chúng tôi trở về nhà từ bệnh viện. -
0:32 - 0:35Chúng tôi không chắc rằng,
liệu cậu con trai nhỏ của chúng tôi -
0:35 - 0:38có đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ hay không?
-
0:38 - 0:41Chúng tôi muốn gọi điện cho bác sĩ.
-
0:41 - 0:44Nhưng cũng không muốn để lại
ấn tượng ban đầu xấu, -
0:44 - 0:46hay bị xem như là một đôi bố mẹ thần kinh.
-
0:46 - 0:49Nên chúng tôi đã chờ đợi trong lo lắng.
-
0:49 - 0:51Ngày tiếp theo, kho chúng tôi đến
chỗ bác sĩ, -
0:51 - 0:56cô ấy ngay lập tức đưa chúng tôi sữa bột
vì bé bị mất khá nhiều nước trong cơ thể. -
0:56 - 0:58Bây giờ bé đã ổn
-
0:58 - 1:01và cô ấy cam đoan rằng
chúng tôi luôn luôn có thể liên lạc cô ấy. -
1:01 - 1:04Đáng lẽ tôi nên liên lạc cho cô ấy
vào hôm đó -
1:04 - 1:06nhưng tôi không làm.
-
1:06 - 1:09Nhưng đôi khi chúng ta lại lên tiếng
vào những lúc không cần thiết. -
1:09 - 1:14Tôi đã học được điều đó hơn 10 năm trước
khi tôi làm người anh sinh đôi thất vọng. -
1:14 - 1:16Anh ấy là một nhà làm phim tài liệu.
-
1:16 - 1:20Và lúc tác phẩm đầu tay của anh
nhận được lời đề nghị từ nhà phân phối. -
1:21 - 1:25Anh ấy đã phấn khởi và định chấp nhận.
-
1:25 - 1:30Nhưng là một nhà nghiên cứu đàm phán,
tôi nhất quyết đòi anh ấy thương lượng giá -
1:30 - 1:33và tôi đã giúp chuẩn bị nó.
-
1:33 - 1:37Nó rất hoàn hảo.
Một sự sỉ nhục hoàn hảo. -
1:37 - 1:41Nhà phân phối đã cảm thấy bị sỉ nhục.
Họ đã hủy lời đề nghị. -
1:41 - 1:43Và anh trai tôi đã mất đi cơ hội đó.
-
1:44 - 1:47Sau đó, tôi đã hỏi tất cả mọi người
về tình huống khó xử này -
1:47 - 1:51rằng khi nào họ có thể
giành quyền lợi cho mình? -
1:51 - 1:55khi nào họ có thể đưa ra ý kiến?
khi nào họ có thể đặt câu hỏi? -
1:57 - 2:00Hàng loạt các câu trả lời khác nhau
được đưa ra -
2:00 - 2:03nhưng chúng lại tạo nên
một bức tranh hoàn chỉnh. -
2:03 - 2:06"Liệu tôi có thể bắt bẻ sếp
khi họ phạm sai lầm?" -
2:06 - 2:10"Liệu tôi có thể đương đầu với
đồng nghiệp mà cứ ngáng chân tôi?" -
2:10 - 2:13"Liệu tôi có thể nổi giận với
những trò đùa quá lố của bạn tôi?" -
2:13 - 2:18"Liệu tôi có thể bày tỏ sự tự ti của mình
với người mà tôi yêu nhất?" -
2:18 - 2:21Từ những trải nghiệm trên,
tôi nhận ra rằng -
2:21 - 2:25Mỗi người chúng ta đều có một
"giới hạn hành vi có thể chấp nhận được". -
2:25 - 2:30Đôi khi chúng ta quá mạnh mẽ,
chúng ta ép buộc bản thân mình quá nhiều. -
2:30 - 2:32Đó là điều đã xảy ra với anh tôi.
-
2:32 - 2:37Anh ấy vẫn thương lượng
dù việc đó nằm ngoài phạm vi chấp nhận. -
2:37 - 2:38Nhưng đôi lúc ta quá yếu đuối.
-
2:38 - 2:40Đó là điều đã xảy ra với vợ chồng tôi.
-
2:41 - 2:43Và "giới hạn" này,
-
2:43 - 2:46khi ta nằm trong phạm vi của nó
ta sẽ được thưởng, -
2:46 - 2:50khi ta bước ra khỏi phạm vi đó
ta sẽ bị chỉ trích theo nhiều cách. -
2:50 - 2:53Ví dụ như bị sa thải, bị hạ thấp
hoặc tới mức bị tẩy chay, -
2:53 - 2:56hoặc chúng ta sẽ mất cơ hội tăng lương,
thăng tiến, hoặc một giao dịch. -
2:57 - 3:01Bây giờ, chúng ta cần biết trước tiên là
"giới hạn" của mình như thế nào? -
3:02 - 3:06Nhưng điều quan trọng là
"giới hạn" là không cố định. -
3:06 - 3:08Nó thực sự rất biến động.
-
3:08 - 3:12Nó mở rộng và thu hẹp
tùy thuộc vào hoàn cảnh. -
3:12 - 3:17Và điều trọng yếu hơn cả quyết định nó
-
3:17 - 3:18chính là sức mạnh của bạn.
-
3:18 - 3:21Sức mạnh quyết định "giới hạn" của bạn.
-
3:21 - 3:22Vậy sức mạnh là gì?
-
3:22 - 3:24Sức mạnh đến từ nhiều dạng.
-
3:24 - 3:27Trong đàm phán, nó là một dạng của
các sự lựa chọn. -
3:27 - 3:30Vì anh tôi không có sự lựa chọn khác.
Anh ấy thiếu đi sức mạnh. -
3:30 - 3:33Còn nhà phân phối lại có rất nhiều.
Nên họ có sức mạnh. -
3:33 - 3:36Hoặc đôi khi thấy lạ lẫm với
một đất nước như một người nhập cư, -
3:36 - 3:38hoặc lạ lẫm với một tổ chức mới,
-
3:38 - 3:41hoặc lạ lẫm với một trải nghiệm mới
như vợ chồng tôi khi lên chức bố mẹ. -
3:41 - 3:43Đôi khi trong chỗ làm,
-
3:43 - 3:45hoặc giữa một người cấp trên
và một người cấp dưới. -
3:45 - 3:47Đôi khi trong các mối quan hệ,
-
3:47 - 3:50trong đó một người được đầu tư hơn
người khác. -
3:50 - 3:52Điều quan trọng là
-
3:52 - 3:55khi chúng ta có nhiều sức mạnh,
"giới hạn" đó rất lớn. -
3:56 - 3:58Chúng ta tự do hơn khi hành xử.
-
3:59 - 4:01Nhưng khi chúng ta thiếu sức mạnh,
"giới hạn" nhỏ đi. -
4:02 - 4:04Chúng ta bị hạn chế hơn.
-
4:04 - 4:07Vấn đề là lúc "giới hạn" đó nhỏ đi
-
4:07 - 4:11thì sẽ nảy sinh ra trường hợp
"tiến thoái lưỡng nan do thiếu sức mạnh". -
4:12 - 4:14Trường hợp này xảy ra khi
-
4:14 - 4:17nếu chúng ta không lên tiếng
thì không được chú ý, -
4:18 - 4:20nhưng khi lên tiếng thì bị chỉ trích.
-
4:20 - 4:23Bây giờ, nhiều bạn đã nghe cụm từ
"tiến thoái lưỡng nan", -
4:23 - 4:26và đã liên kết nó với một vấn đề khác,
đó là giới tính. -
4:26 - 4:28Trong trường hợp đó,
-
4:28 - 4:33phụ nữ không lên tiếng thì bị lờ đi,
lên tiếng thì bị chỉ trích. -
4:33 - 4:38Điều quan trọng là phụ nữ cũng có
nhu cầu được lên tiếng như đàn ông, -
4:38 - 4:41nhưng họ bị ngăn cản để làm điều đó.
-
4:41 - 4:44Tuy nhiên, nghiên cứu của tôi
cho thấy hơn hai thập kỷ qua, -
4:44 - 4:48những gì trông như sự khác biệt giới tính
-
4:48 - 4:53không là trường hợp "tiến thoái lưỡng nan"
do giới tính, mà do thiếu hụt sức mạnh. -
4:53 - 4:55Sự khác biệt đó
-
4:55 - 4:58thường chỉ là vẻ ngụy trang của
sự khác biệt về sức mạnh. -
4:58 - 5:00Thông thường, ta nghĩ khác biệt
-
5:00 - 5:02giữa đàn ông và phụ nữ
-
5:02 - 5:04là do yếu tố sinh học gây ra,
-
5:04 - 5:07về cơ bản là do giới tính khác nhau.
-
5:07 - 5:12Nhưng qua nhiều bài nghiên cứu,
tôi tìm ra một lời giải thích tốt hơn -
5:12 - 5:15cho vấn đề khác biệt giới tính
chính là sức mạnh. -
5:16 - 5:22"Tiến thoái lưỡng nan do thiếu sức mạnh"
có nghĩ là -
5:22 - 5:26khi "giới hạn" của ta hẹp,
ta thiếu sức mạnh, -
5:26 - 5:29khi "giới hạn" của ta hẹp,
tình thế "tiến thoái lưỡng nan" dễ xảy ra. -
5:29 - 5:32Vì vậy, chúng ta cần tìm cách
để mở rộng "giới hạn". -
5:32 - 5:33Trong hơn hai thập kỷ gần đây,
-
5:33 - 5:37tôi và đồng nghiệp đã tìm thấy
hai điều thực sự quan trọng. -
5:37 - 5:41Thứ nhất, bạn cho rằng mình mạnh mẽ.
-
5:41 - 5:45Thứ hai, người khác cho rằng bạn mạnh mẽ.
-
5:45 - 5:49Khi tôi thấy mình mạnh mẽ,
tôi cảm thấy tự tin, không sợ hãi, -
5:49 - 5:51và "giới hạn" của tôi được mở rộng.
-
5:51 - 5:56Khi người khác thấy tôi mạnh mẽ,
họ làm cho "giới hạn" của tôi lớn hơn. -
5:56 - 6:01Cho nên, ta cần các công cụ để mở rộng
"giới hạn hành vi có thể chấp nhận được". -
6:01 - 6:03Tôi sẽ cung cấp các công cụ đó hôm nay.
-
6:03 - 6:05Nêu ý kiến là một việc đầy mạo hiểm.
-
6:06 - 6:10Nhưng những công cụ này sẽ làm
giảm thiểu rủi ro của nó. -
6:10 - 6:16Công cụ đầu tiên được đúc kết từ
các cuộc đàm phán. -
6:16 - 6:17Và một phát hiện quan trọng:
-
6:18 - 6:21Trung bình, phụ nữ đưa ra
những lời đề nghị ít tham vọng hơn, -
6:21 - 6:25và nhận được kết quả kém hơn đàn ông
ở trên bàn đàm phán. -
6:25 - 6:28Nhưng Hannah Riley Bowles
và Emily Amanatullah -
6:28 - 6:30đã phát hiện một trường hợp,
-
6:30 - 6:34trong đó, phụ nữ nhận kết quả tương tự
như đàn ông và cũng đầy tham vọng. -
6:34 - 6:38Đó là khi họ ủng hộ người khác.
-
6:38 - 6:40Khi đó,
-
6:40 - 6:45họ phát hiện ra "giới hạn" của họ
và mở rộng nó trong tâm trí họ. -
6:45 - 6:47Họ trở nên quyết đoán hơn.
-
6:47 - 6:50Trường hợp này đôi khi được gọi là
"tác động của gấu mẹ". -
6:51 - 6:53Như một con gấu mẹ bảo vệ con,
-
6:53 - 6:57khi chúng ta ủng hộ ai đó,
ta có thể tìm ra tiếng nói của mình. -
6:57 - 7:00Nhưng đôi lúc,
chúng ta phải ủng hộ cho chính mình. -
7:01 - 7:02Vậy, bằng cách nào?
-
7:02 - 7:06Một trong những công cụ quan trọng nhất
mà ta có, để ủng hộ chính mình -
7:06 - 7:08chính là "chọn quan điểm".
-
7:08 - 7:11Nó rất đơn giản.
-
7:11 - 7:16Nó chỉ đơn giản là nhìn thế giới
qua con mắt của người khác. -
7:16 - 7:20Đó là một trong những công cụ
quan trọng nhất để mở rộng "giới hạn". -
7:20 - 7:24Khi tôi đứng trên quan điểm của bạn
và nghĩ về những gì bạn thực sự muốn, -
7:24 - 7:27có nhiều khả năng bạn sẽ cho tôi
những gì tôi thực sự muốn. -
7:29 - 7:30Nhưng vấn đề nằm ở đây:
-
7:30 - 7:32"Chọn quan điểm" là một việc khó.
-
7:32 - 7:34Hãy làm một thí nghiệm nhỏ.
-
7:34 - 7:39Tôi muốn tất cả các bạn để tay như vậy,
đưa ngón tay lên. -
7:39 - 7:45Và vẽ lên trán một chữ "E" in hoa
nhanh nhất có thể. -
7:47 - 7:48Okay.
-
7:48 - 7:51Kết quả là chúng ta có thể vẽ
bằng hai cách. -
7:51 - 7:54Thí nghiệm này ban đầu được thiết kế
để kiểm tra "chọn quan điểm". -
7:54 - 7:57Tôi sẽ cho bạn xem 2 bức ảnh
của một người với chữ "E" trên trán. -
7:57 - 8:00Cựu sinh viên của tôi, Erica Hall.
-
8:00 - 8:04Bạn có thể thấy bên trái
là chữ "E" được viết đúng. -
8:04 - 8:07Chữ "E" này được tôi vẽ nên
người khác nhìn vào sẽ thấy đúng chiều. -
8:07 - 8:09Đó chính là "chọn quan điểm" "E",
-
8:09 - 8:12vì chữ "E" này giống chữ "E" bình thường
từ góc nhìn người khác. -
8:12 - 8:16Nhưng chữ "E" bên phải
là chữ "E" chỉ chú ý đến bản thân. -
8:16 - 8:18Chúng ta thường trở nên cá nhân hoá
-
8:18 - 8:21và đặc biệt trở nên cá nhân hoá
trong cơn khủng hoảng. -
8:21 - 8:23Tôi muốn kể cho bạn nghe
câu chuyện về nó. -
8:23 - 8:26Một người đàn ông đi vào
ngân hàng ở Watsonville, California. -
8:27 - 8:30Anh ta nói: "Đưa tao 2,000 đô la
-
8:30 - 8:32hoặc tao sẽ gài bom nổ tung nơi này".
-
8:32 - 8:35Người quản lý đã không đưa anh ta tiền.
-
8:35 - 8:38Cô ấy lùi lại một bước
và đặt mình vào hoàn cảnh của anh ta. -
8:38 - 8:41Cô nhận thấy điều gì đó rất quan trọng.
-
8:41 - 8:44Anh ta đã đòi một khoản tiền nhất định.
-
8:44 - 8:48Nên cô hỏi: "Tại sao anh đòi 2,000 đô la?"
-
8:48 - 8:53Anh ta trả lời: "Bạn tao sẽ bị đuổi đi
trừ khi tao lập tức đưa nó 2,000 đô la". -
8:53 - 8:56Cô nói: "Ồ, anh không muốn cướp ngân hàng.
-
8:56 - 8:58Anh chỉ muốn đi vay".
-
8:58 - 8:59(Cười to)
-
8:59 - 9:00"Đến văn phòng của tôi
-
9:00 - 9:02và chúng ta có thể hoàn thành thủ tục".
-
9:02 - 9:03(Cười to)
-
9:03 - 9:09Việc "chọn quan điểm" nhanh chóng của cô
đã ngăn chặn một vụ khủng bố. -
9:09 - 9:11Khi đứng trên góc độ của người khác,
-
9:11 - 9:16nó cho phép ta trở nên đầy tham vọng
và quyết đoán, nhưng vẫn được yêu thích. -
9:16 - 9:19Một cách nữa để trở nên quyết đoán
nhưng vẫn được yêu thích, -
9:20 - 9:22Đó là thể hiện sự linh hoạt.
-
9:23 - 9:27Hãy tưởng tượng bạn là nhân viên bán xe
và bạn muốn bán cho ai đó một chiếc. -
9:27 - 9:31Bạn sẽ có khả năng bán được xe
nếu bạn cung cấp cho họ hai lựa chọn. -
9:31 - 9:33Hãy nói rằng, lựa chọn A:
-
9:33 - 9:3624,000 đô la cho chiếc xe này
và bảo hành 5 năm. -
9:36 - 9:38Hoặc lựa chọn B:
-
9:38 - 9:4123,000 đô la và bảo hành 3 năm.
-
9:41 - 9:44Nghiên cứu của tôi cho thấy,
khi để người khác chọn giữa các lựa chọn, -
9:44 - 9:46nó làm giảm sự phòng bị của họ,
-
9:46 - 9:49và họ có khả năng đồng ý
lời đề nghị của bạn. -
9:49 - 9:52Điều này không chỉ có tác dụng với
người bán, mà còn với phụ huynh. -
9:53 - 9:54Khi cháu gái tôi lên bốn,
-
9:54 - 9:57con bé kháng cự việc mặc quần áo
và từ chối mọi thứ. -
9:57 - 10:00Nhưng sau đó chị dâu của tôi
đã có một ý tưởng tuyệt vời. -
10:00 - 10:03"Chuyện gì xảy ra nếu tôi cho
con bé lựa chọn?" -
10:03 - 10:05"Áo này hay áo kia?"
"Okay, áo kia" -
10:05 - 10:07"Quần này hay quần kia?"
"Okay, quần kia" -
10:07 - 10:08Và nó thực sự hiệu quả.
-
10:08 - 10:12Con bé mặc quần áo một cách nhanh chóng
mà không phản kháng. -
10:12 - 10:15Khi tôi hỏi mọi người khắp thế giới,
-
10:15 - 10:18khi nào bạn thấy thoải mái khi lên tiếng?
Câu trả lời số một là: -
10:18 - 10:21"Khi tôi nhận được sự ủng hộ từ khán giả"
-
10:21 - 10:23"Khi tôi có đồng minh"
-
10:23 - 10:26Vậy, chúng ta muốn có đồng minh.
-
10:27 - 10:28Làm sao làm được điều đó?
-
10:29 - 10:31Một trong các cách là trở thành "gấu mẹ".
-
10:31 - 10:35Khi chúng ta ủng hộ cho người khác,
ta mở rộng "giới hạn" trong mắt mình -
10:35 - 10:38và cả trong mắt người khác
nhưng cũng kiếm được đồng minh mạnh mẽ. -
10:39 - 10:43Một cách khác để có đồng minh mạnh mẽ,
đặc biệt là người có vị trí cao, -
10:44 - 10:46chính là xin họ lời khuyên.
-
10:46 - 10:49Khi ta xin lời khuyên từ người khác,
-
10:50 - 10:54họ thích ta vì chúng ta tâng bốc họ
và thể hiện sự khiêm nhường của mình. -
10:54 - 10:58Cách này cũng hiệu quả khi giải quyết
một tình huống khó xử khác. -
10:58 - 11:00Tình huống "tiến thoái lưỡng nan"
khi tự đề cử. -
11:01 - 11:02Tình huống này
-
11:02 - 11:05có nghĩa là nếu chúng ta
không giới thiệu thành tích của mình -
11:05 - 11:09thì không ai chú ý đến,
nếu giới thiệu, thì không được yêu thích. -
11:09 - 11:12Nhưng nếu chúng ta xin lời khuyên
về thành tích của mình, -
11:12 - 11:17ta có thể trở thành người có năng lực
trong mắt họ, nhưng cũng được yêu thích. -
11:18 - 11:19Nó có uy lực rất lớn.
-
11:20 - 11:22Và nó vẫn có hiệu quả khi sắp xảy ra.
-
11:23 - 11:27Đã có nhiều lần trong cuộc sống,
tôi được cho biết trước -
11:27 - 11:31rằng có một người thiếu sức mạnh
được khuyên để đến xin lời khuyên của tôi. -
11:31 - 11:33Và tôi muốn bạn để ý đến 3 điều:
-
11:34 - 11:37Thứ nhất, tôi đã biết
họ sẽ đến tìm tôi xin lời khuyên; -
11:37 - 11:39Thứ hai, tôi đã thực sự nghiên cứu
-
11:40 - 11:43về lợi ích chiến lược
của việc xin lời khuyên; -
11:43 - 11:45và thứ ba, nó vẫn có hiệu quả!
-
11:46 - 11:49Tôi đứng trên quan điểm của họ,
tôi trở nên đầu tư hơn cho những cuộc gọi, -
11:49 - 11:53tôi tận tâm với họ hơn,
vì họ đã xin tôi lời khuyên. -
11:53 - 11:57Bây giờ, thời điểm chúng ta
thấy tự tin hơn khi nói lên ý kiến -
11:57 - 11:59là lúc chúng ta có chuyên môn.
-
11:59 - 12:02Chuyên môn cho chúng ta sự tín nhiệm.
-
12:02 - 12:05Khi ta có nhiều sức mạnh,
đồng nghĩa với việc ta đã có uy tín. -
12:05 - 12:07Ta chỉ cần thêm bằng chứng tốt.
-
12:07 - 12:10Khi ta thiếu sức mạnh,
ta không có sự tín nhiệm, -
12:10 - 12:12chúng ta cần bằng chứng vượt trội.
-
12:12 - 12:15Một trong những cách
chúng ta có thể được xem như -
12:15 - 12:18một chuyên gia là bằng việc
thấu hiểu và thể hiện niềm đam mê. -
12:19 - 12:23Tôi muốn vài ngày tới, mọi người
hãy đến nhà một người bạn, -
12:23 - 12:27và nói với họ: "Tôi muốn nghe
bạn nói về một niềm đam mê của mình". -
12:28 - 12:30Đã có người khắp nơi trên thế giới
làm theo, -
12:30 - 12:34và tôi hỏi họ: "Bạn đã chú ý điều gì
-
12:34 - 12:36khi người khác thể hiện sự đam mê?".
-
12:36 - 12:38Và câu trả lời luôn giống nhau.
-
12:38 - 12:40"Đôi mắt họ sáng lên và mở lớn hơn."
-
12:40 - 12:43"Họ cười, một nụ cười to rạng rỡ."
-
12:43 - 12:44"Họ cứ luôn quơ tay;
-
12:44 - 12:47Tôi phải cúi nhanh xuống
vì tay họ quơ trúng tôi." -
12:47 - 12:49"Họ lên giọng và nói nhanh hơn."
-
12:49 - 12:50(Cười to)
-
12:50 - 12:52"Họ nghiêng người về tôi
như thể đang kể bí mật." -
12:53 - 12:57Sau đó, tôi nói: "Lúc ấy, bạn thế nào?"
-
12:58 - 13:02Họ nói: "Mắt tôi sáng lên,
tôi cười, tôi nghiêng người về phía họ." -
13:02 - 13:04Khi thấu hiểu, thể hiện
niềm đam mê bản thân -
13:04 - 13:08chúng ta có thêm can đảm
trong mắt mình để lên tiếng, -
13:08 - 13:11nhưng đồng thời cũng có được
sự cho phép của người khác để lên tiếng. -
13:12 - 13:17Thấu hiểu, thể hiện đam mê bản thân
cũng hiệu quả khi chúng ta yếu đuối. -
13:18 - 13:22Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều bị chỉ trích
khi rơi nước mắt tại nơi làm việc. -
13:22 - 13:25Nhưng Lizzy Wolf đã chỉ ra rằng
-
13:25 - 13:29khi chúng ta bày tỏ những cảm xúc
mãnh liệt như niềm đam mê, -
13:29 - 13:35sự chỉ trích ấy biến mất.
-
13:36 - 13:40Tôi muốn kết thúc bằng vài lời
mà người bố quá cố của tôi đã nói -
13:40 - 13:42tại hôn lễ người anh song sinh tôi.
-
13:42 - 13:43Đây là hình của chúng tôi.
-
13:45 - 13:47Bố tôi là nhà tâm lý học như tôi,
-
13:47 - 13:52nhưng tình yêu và đam mê thực sự của ông
là điện ảnh, như anh tôi. -
13:52 - 13:55Vì thế, ông đã viết bài phát biểu
cho hôn lễ anh tôi -
13:55 - 13:58về vai trò của chúng ta
trong tác phẩm kịch nói. -
13:58 - 14:01Ông nói: "khi con càng tiếp xúc nhiều hơn,
thì con càng trở nên tốt hơn -
14:01 - 14:04trong việc phát triển và làm phong phú
buổi biểu diễn. -
14:04 - 14:09Những người giữ vai trò của mình, làm việc
để phát triển buổi biểu diễn của mình. -
14:09 - 14:12trưởng thành, thay đổi
và phát triển bản thân. -
14:12 - 14:16Biểu diễn hết sức và những ngày
con trải qua sẽ tràn ngập niềm vui." -
14:16 - 14:18Những gì bố tôi đã nói
-
14:18 - 14:22có nghĩa là tất cả chúng ta đều có
"giới hạn" và vai trò nhất định. -
14:22 - 14:26Nhưng ông cũng nói giống với
điều trọng yếu tôi đã nói nãy giờ. -
14:26 - 14:31Những vai trò và "giới hạn" không ngừng
mở rộng và phát triển. -
14:32 - 14:34Cho nên, khi cần thiết,
-
14:34 - 14:38hãy là một con "gấu mẹ" hung dữ
và một người đi tìm lời khuyên khiêm tốn. -
14:39 - 14:43Hãy có những bằng chứng vượt trội
và đồng minh mạnh mẽ. -
14:43 - 14:46Hãy nhiệt huyết khi đặt mình
vào quan điểm người khác. -
14:46 - 14:48Nếu bạn sử dụng các công cụ trên
-
14:48 - 14:51- mỗi người và tất cả các bạn
có thể sử dụng chúng - -
14:51 - 14:55bạn sẽ mở rộng
"giới hạn hành vi có thể chấp nhận được" -
14:55 - 14:58và hầu hết những ngày tháng của bạn
sẽ tràn ngập niềm vui. -
14:59 - 15:00Cám ơn các bạn.
-
15:00 - 15:02(Vỗ tay)
- Title:
- Làm thế nào để lên tiếng khi bạn cảm thấy mình không thể? | Adam Galinsky | TEDxNewYork
- Description:
-
Chắc hẳn chúng ta đã từng có những khoảnh khắc mà thật khó để nói ra ý kiến của mình - cho dù là trong công việc, trong những mối quan hệ, hay với một người xa lạ ở nơi công cộng. Sau đây, nhà tâm lý học kinh tế Adam Galinsky sẽ trình bày nghiên cứu của mình và chia sẻ những lời khuyên hữu ích về việc làm thế nào để nói lên quan điểm của mình vào lúc quan trọng nhất, và làm thế nào để bênh vực cho người khác khi họ cần.
Cuộc diễn thuyết này được trình bày tại một sự kiện TEDx, được dựng theo kiểu hội nghị TED nhưng bởi sự tổ chức độc lập của một cộng đồng địa phương. Tìm hiểu thêm tại http://ted.com/tedx
- Video Language:
- English
- Team:
closed TED
- Project:
- TEDxTalks
- Duration:
- 15:03
![]() |
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for How to speak up when you feel like you can’t | Adam Galinsky | TEDxNewYork | |
![]() |
Duc Hoang accepted Vietnamese subtitles for How to speak up when you feel like you can’t | Adam Galinsky | TEDxNewYork | |
![]() |
Duc Hoang edited Vietnamese subtitles for How to speak up when you feel like you can’t | Adam Galinsky | TEDxNewYork | |
![]() |
Vy Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to speak up when you feel like you can’t | Adam Galinsky | TEDxNewYork | |
![]() |
Vy Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to speak up when you feel like you can’t | Adam Galinsky | TEDxNewYork | |
![]() |
Vy Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to speak up when you feel like you can’t | Adam Galinsky | TEDxNewYork | |
![]() |
Vy Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to speak up when you feel like you can’t | Adam Galinsky | TEDxNewYork | |
![]() |
Vy Nguyen edited Vietnamese subtitles for How to speak up when you feel like you can’t | Adam Galinsky | TEDxNewYork |