< Return to Video

Creating elements from scratch | Computer Programming | Khan Academy

  • 0:01 - 0:03
    Ở video này, ta sẽ cùng
    tìm hiểu những kiến thức cơ bản
  • 0:03 - 0:06
    về jQuery và cách sử dụng
    công cụ này trên trang web.
  • 0:06 - 0:09
    Để sử dụng công cụ này, đầu tiên,
    ta cần thêm thư viện jQuery
  • 0:09 - 0:12
    bằng việc sử dụng thẻ ''script"
  • 0:12 - 0:16
    Trước đây, ta tạo các mã lập
    trình JavaScript trong thẻ ''script"
  • 0:16 - 0:20
    nhưng lần này ta sẽ thêm thuộc tính "src"
  • 0:20 - 0:24
    nhận một đường dẫn URL.
  • 0:24 - 0:26
    Vậy URL này nên là gì?
  • 0:26 - 0:29
    Nếu bạn lập trình ở
    trình soạn thảo riêng trên máy tính,
  • 0:29 - 0:30
    bạn có thể tải jQuery xuống
  • 0:30 - 0:33
    rồi nhập lệnh để kết nối với tệp jquery đó
  • 0:33 - 0:36
    bằng cách điền "jquery.js"
    vào thuộc tính "src".
  • 0:36 - 0:39
    Nhưng ta không làm được
    cách này trên Khan Academy.
  • 0:39 - 0:43
    Ở đây, ta cần điền một URL của jQuery
  • 0:43 - 0:46
    trên một máy chủ trực tuyến.
  • 0:46 - 0:50
    Ta có thể tìm được một danh sách
    các URL như vậy trên trang web jquery.com.
  • 0:50 - 0:53
    Sau khi tìm được URL,
    ta dán vào thuộc tính "src".
  • 0:53 - 0:54
    Được rồi.
  • 0:54 - 0:56
    Bây giờ, ta cần lưu ý một số điều sau
  • 0:56 - 0:58
    khi dùng URL jquery.
  • 0:58 - 1:02
    Thứ nhất, đường dẫn này
    cần bắt đầu bằng "https",
  • 1:02 - 1:05
    nghĩa là URL này an toàn.
  • 1:05 - 1:09
    Khan Academy chỉ cho phép
    dùng các nguồn an toàn
  • 1:09 - 1:11
    khi bạn đang thực hành
    lập trình trang web.
  • 1:11 - 1:14
    Đó cũng là điều bạn
    cần lưu ý khi lập trình nói chung.
  • 1:16 - 1:19
    Tiếp theo, điều thứ hai ta cần chú ý
    là URL này đang được đặt
  • 1:19 - 1:23
    trên một máy chủ của
    Google là googleapis.com.
  • 1:23 - 1:25
    Máy chủ này được gọi là CDN,
    viết tắt của từ
  • 1:25 - 1:28
    "content delivery network"
    (mạng phân phối nội dung).
  • 1:28 - 1:29
    Máy chủ này đã được tối ưu hóa
  • 1:29 - 1:33
    để chứa các tệp tin tĩnh
    như thư viện JavaScript
  • 1:33 - 1:35
    và cung cấp tệp tin nhanh chóng.
  • 1:35 - 1:38
    Máy chủ Google là một máy chủ đáng tin.
  • 1:38 - 1:41
    Nhìn chung, bạn nên
    tìm hiểu các máy chủ
  • 1:41 - 1:43
    mà bạn lấy nguồn tệp tin
  • 1:43 - 1:47
    để tránh những nguy cơ
    xấu ảnh hưởng tới trang web của bạn.
  • 1:47 - 1:50
    Thứ ba, trên URL này có số hiệu
  • 1:50 - 1:54
    thể hiện phiên bản là "2.1.4".
  • 1:54 - 1:57
    Ta hiểu rằng thư viện jQuery
    đang trong quá trình phát triển
  • 1:57 - 1:59
    và họ thường phát hành
    các phiên bản mới.
  • 1:59 - 2:02
    Trong số hiệu phiên bản, sự tăng lên
    của các chữ số ngoài cùng bên trái
  • 2:02 - 2:04
    thể hiện cho
    những thay đổi lớn và quan trọng.
  • 2:04 - 2:07
    Còn sự tăng lên của
    các chữ số ngoài cùng bên phải
  • 2:07 - 2:08
    đại diện cho các thay đổi nhỏ.
  • 2:08 - 2:11
    Vậy với số 2.1.4, ta đang
    sử dụng jQuery phiên bản 2
  • 2:11 - 2:13
    tương thích với các
    trình duyệt hiện đại
  • 2:13 - 2:15
    nhưng không hoạt động được
    trên Internet Explorer 8.
  • 2:15 - 2:16
    Với trang web của bạn,
  • 2:16 - 2:20
    bạn có thể chọn phiên bản
    để dùng tùy theo nhu cầu.
  • 2:20 - 2:23
    Được rồi. Vậy là chúng ta đã thêm jQuery.
  • 2:23 - 2:25
    Ta sẽ thực hiện bước tiếp theo
  • 2:25 - 2:28
    để sử dụng jQuery.
  • 2:30 - 2:33
    Mọi thư viện JavaScript
    đều có sẵn các hàm
  • 2:33 - 2:35
    và đặt tên cho các hàm đó.
  • 2:35 - 2:37
    Ta phải xem trong tài liệu tham khảo
  • 2:37 - 2:39
    để tìm ra tên của mỗi hàm
  • 2:39 - 2:42
    và chức năng tương ứng.
  • 2:42 - 2:45
    Thư viện jQuery có một hàm chính
  • 2:45 - 2:48
    với một cái tên rất ngắn.
  • 2:48 - 2:51
    Đó chỉ là ký hiệu đô la ($).
  • 2:51 - 2:52
    Vậy để dùng thư viện jQuery
  • 2:52 - 2:54
    ta nhập hàm bằng ký tự là "$"
  • 2:54 - 2:57
    theo sau là cặp dấu ngoặc đơn
  • 2:57 - 2:59
    và cuối cùng là dấu chấm phẩy.
  • 2:59 - 3:02
    Ta thấy rằng tên hàm ngắn như vậy
  • 3:02 - 3:06
    rất tiện khi ta sẽ cần
    gọi hàm đó nhiều lần.
  • 3:06 - 3:09
    Có rất nhiều thứ ta
    có thể truyền vào hàm này,
  • 3:09 - 3:11
    nhưng trong video giới thiệu này,
  • 3:11 - 3:15
    ta sẽ thử truyền vào chuỗi ký tự là "h1".
  • 3:16 - 3:18
    Như vậy, với câu lệnh này,
  • 3:18 - 3:20
    ta đang yêu cầu jQuery tham chiếu đến
  • 3:20 - 3:23
    tất cả các phần tử "h1" trên trang web
  • 3:23 - 3:28
    và trả lại kết quả là một
    đối tượng tập hợp jQuery.
  • 3:28 - 3:31
    Sau đó, ta có thể gọi các phương thức
  • 3:31 - 3:33
    lên đối tượng jQuery
  • 3:33 - 3:37
    để thực hiện thao tác với
    tất cả phần tử "h1" được tham chiếu.
  • 3:37 - 3:40
    Ví dụ như ta cần thay đổi
    văn bản bên trong của phần tử,
  • 3:40 - 3:43
    ta có thể dùng hàm "text"
  • 3:43 - 3:46
    và truyền vào nội dung ta cần thay đổi.
  • 3:47 - 3:51
    Bạn có thể quan sát thấy
    sự thay đổi trên khung kết quả.
  • 3:51 - 3:53
    Và đó là một số kiến thức cơ bản về jQuery.
  • 3:53 - 3:57
    Vậy vừa rồi, ta đã đưa
    thư viện jQuery vào thẻ ''script",
  • 3:57 - 4:00
    yêu cầu jQuery tham chiếu đến
    các phần tử "h1" trên trang web
  • 4:00 - 4:04
    và thay đổi nội dung văn bản trong "h1".
  • 4:04 - 4:06
    Trong các video tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu
  • 4:06 - 4:08
    nhiều kiến thức chi tiết hơn
  • 4:08 - 4:11
    về cách chọn và thao tác với các phần tử
  • 4:11 - 4:14
    bằng jQuery để phản hồi
    hoạt động của người dùng trên trang
  • 4:14 - 4:19
    hoặc tạo các hiệu ứng hoạt hình thú vị.
Title:
Creating elements from scratch | Computer Programming | Khan Academy
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Khan Academy
Duration:
04:19

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions