-
Hôm nay, ta sẽ tìm hiểu về cách tách phép cộng hai chữ số.
-
Phương pháp này rất hữu ích.
-
Nếu bạn tách đúng cách
-
ta sẽ tìm tổng dễ hơn.
-
Hãy nhìn vào câu hỏi đầu tiên này.
-
Lindsay không biết kết quả của 39 cộng 61 bằng bao nhiêu?
-
Giúp Lindsay bằng cách chọn phép cộng có tổng
-
bằng 39 cộng 61.
-
Hãy nhìn vào các đáp án dưới đây.
-
Đáp án thứ nhất là 30 cộng 60
-
cộng 90 cộng 10.
-
Và thầy khuyến khích các em nên dừng đoạn video này
-
và thử tự giải bài toán.
-
Như vậy, ở đáp án đầu tiên
-
số 3 này lấy ở đâu?
-
30, là 3 chục,
-
và thầy có 3 chục ở đây
-
trong 39.
-
Số 3 ở hàng chục, tức là 30.
-
Ta có 60.
-
Số này lấy từ đâu?
-
Ta lấy từ số 61,
-
số 6 ở hàng chục,
-
tức là 6 chục hay 60.
-
Sau đó, ta có 90.
-
Số 90 này có từ đâu?
-
Ta không biết số 90 này lấy từ đâu.
-
Bạn có thể nói
-
có số 9 ở đây mà
-
nhưng số 9 này ở hàng đơn vị,
-
không phải ở hàng chục.
-
Đây là 9, không phải 90.
-
Ta cũng có 1 đơn vị ở đây.
-
Ta hoàn toàn không có 90
-
hay 1 chục.
-
Như vậy điều này thì có lý
-
Nếu đáp án ghi 9
-
thay vì 90
-
và ghi 1
-
thay vì 1 chục,
-
phép tính sẽ hợp lý hơn
-
vì 9 và 1 ở hàng đơn vị.
-
Nhưng đáp án không ghi như vậy.
-
Đáp án không ghi là 30 cộng 60 cộng 9 cộng 1
-
mà ghi 30 cộng 60 cộng 90 cộng 10.
-
Vậy đáp án này không đúng.
-
Đáp án tiếp theo,
-
chúng ta có 30 cộng 60 cộng 9 cộng 1.
-
Như đã phân tích, đây là đáp án hợp lý
-
vì chúng ta có
-
30 cộng 9,
-
bằng 39.
-
Và 60 cộng 1
-
bằng 61.
-
Tương đương với đề bài.
-
Lí do tại sao việc tách phép cộng như này rất hữu ích
-
là bởi ta sẽ tính nhẩm dễ hơn
-
30 cộng 60 tức là
-
3 chục cộng 6 chục sẽ bằng 9 chục.
-
Như vậy tổng 2 số hạng này,
-
là 90.
-
Sau đó 9 cộng 1
-
bằng 10.
-
90 cộng 10,
-
kết quả là 100.
-
Mặc dù bài toán không yêu cầu ta tìm tổng
-
mà chỉ yêu cầu
-
tìm đáp án có cùng kết quả với đề bài,
-
đây chắc chắn là đáp án đúng.
-
Chỉ có 1 đáp án đúng
-
vậy ta đã giải xong bài toán rồi đó.
-
Nhưng ta cũng có thể tiếp tục chứng minh đáp án này sai.
-
Ta có 9 cộng 1,
-
và 3 cộng 6.
-
Ta nhìn số 3 ở đề bài
-
số 3 này không đại diện cho 3,
-
mà là 3 chục, hoặc 30.
-
Vậy đáp án cần ghi là 30.
-
Và đây là 6 chục,
-
không phải 6 đơn vị
-
vậy đáp án nên ghi là 60.
-
Nhưng ta thấy, đáp án không ghi như vậy.
-
Vậy, ta loại đáp án này.
-
Hãy cùng làm một bài khác!
-
Tìm phép cộng có tổng bằng 41 cộng 57?
-
Đáp án ở đây không ghi số
-
mà ghi chữ chục và đơn vị.
-
Ta hãy quan sát
-
và phân tích các đáp án trước nhé.
-
Số 41, ta có 4 ở hàng chục
-
sẽ là 4 chục.
-
Và ở hàng đơn vị ta có 1.
-
Ta viết cộng 1 đơn vị.
-
Tổng là 41.
-
Tiếp theo, số hạng 57
-
57 có hàng chục
-
là 5
-
như vậy, ta viết cộng 5 chục,
-
và ở hàng đơn vị thầy có 7,
-
ta viết cộng 7 đơn vị
-
Bây giờ, hãy xem đáp án nào
-
tương tự với đáp án mình đã phân tích ra.
-
Đáp án đầu tiên
-
chúng ta có 4 chục,
-
và 1 đơn vị
-
4 chục và 1 đơn vị.
-
4 chục và 1 đơn vị,
-
là 41, giống như đề bài.
-
4 chục cộng 1 đơn vị bằng 41.
-
Sau đó, ta có
-
5 chục và 7 đơn vị.
-
5 chục và 7 đơn vị.
-
Như vậy, đáp án đầu tiên giống với đáp án ta đã phân tích,
-
chỉ khác thứ tự.
-
Nếu ta viết,
-
4 chục cộng 5 đơn vị
-
cọng 1 đơn vị cộng 7 đơn vị.
-
Đáp án đúng là đáp án thứ nhất.
-
Vậy ta đã giải xong bài toán.
-
Nhưng hãy xem những đáp án khác
-
để xem tại sao các đáp án đó lại sai.
-
Ở đáp án hai, ta đã biết nguồn gốc của 4 chục
-
nhưng sau đó, ta thấy cộng 1 chục.
-
Ta có 1 ở đề bài nhưng 1 ở đây là 1 đơn vị
-
không phải 1 chục.
-
Như vậy, đáp án này không đúng.
-
Tiếp theo, đáp án ghi cộng 5 đơn vị.
-
Theo đề bài, ta thấy đây là 5 chục
-
không phải 5 đơn vị.
-
Viết như vậy là không đúng.
-
Đáp án thứ 3 ghi 4 đơn vị.
-
Đề bài có số 4
-
nhưng 4 ở hàng chục
-
đây là 4 chục.
-
Sau đó, đáp án ghi cộng 5 đơn vị
-
trong khi đề bài ghi 5 ở hàng chục
-
tức là 5 chục.
-
Đáp án cần ghi là 5 chục
-
ở đây cũng cần ghi là 5 chục.
-
Tóm lại, đáp án đầu tiên là đáp án đúng.